TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019



LÁ SỐ TỬ VI CỦA TỔNG THỐNG DONALD JOHN TRUMP

 

Donald John Trump Cung Mệnh có Chánh Tinh: Thái Dương & Thái Âm đắc địa tọa thủ đồng cung lại may mắn có Phụ Tinh: Quốc Ấn & Thiếu Âm là người có thiên mệnh làm Nguyên Thủ Quốc Gia. Ngoài ra nhờ Cung Phúc Đức có rất nhiều sao rất tốt: Thiên Cơ & Cụ Môn & Hóa Quyền & Đào Hoa & Nguyệt Đức thành thử luôn luôn được Ơn Trên phù hộ  và nhờ đức của Mẹ mà hưởng uy quyền phú quý suốt đời

 


Lượt xem: 21600
Astrology.vn - Mệnh an tại Sửu/Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau.
http://astrology.vn/images/tu_vi/astrology.vn_tu_vi_3.png
Nhật là Thái Dương, là mặt trời. Nguyệt là Thái Âm, là mặt trăng. Hai vầng Nhật Nguyệt là 2 trong 14 chính tinh của khoa Tử Vi. Những đặc tính của Nhật Nguyệt rất thực tế. Mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất đối với quả đất của chúng ta cho nên người có Thái Dương thủ Mệnh là người rất năng động. Dù nam hay nữ tính tình cũng có phần nóng nảy.
Từ cổ chí kim mặt trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân cho nên người có Thái Âm thủ Mệnh thường mang tính đa sầu, đa cảm. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn bản chất của mỗi sao trước khi có cái nhìn khái quát về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
Thái Dương thuộc nam đẩu tinh, hành Hỏa, miếu địa ở Tỵ, Ngọ tức là mặt trời vào lúc giữa trưa, và vượng địa ở Dần, Mão, tức là mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí trên, Thái Dương chủ về sự thông minh, lòng nhân đức, tài lộc và uy quyền. Thái Dương rất hợp với người Dương Nam, Dương Nữ, và những người sinh vào ban ngày.
Thái Âm thuộc bắc đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Dậu, Tuất, Hợi, là lúc mặt trăng tỏa sáng nửa đêm, vượng địa ở hai cung Thân (lúc trăng mới mọc), và Tí (lúc trăng sắp tàn) Ở những vị trí miếu vượng, Thái Âm là sự nhân từ, tánh đa sầu, đa cảm và lãng mạn, có khiếu về văn chương, nghệ thuật. Đồng thời Thái âm cũng chủ sự giàu có về điền sản như nhà cửa, đất đai…Thái Âm đặc biệt phò trì cho người Âm Nam, Âm Nữ, những người mạng Mộc, Thủy, và người sinh vào ban đêm, nhất là sinh vào những đêm trăng tròn 15, 16 thì càng tuyệt hảo.
Trong cơ thể, Nhật Nguyệt tượng trưng cho đôi mắt. Trong gia đình, Thái Dương là ông, là cha, là chồng, Thái Âm là bà, là Mẹ, là vợ…Điều này rất rõ khi cung hạn có Nhật hay Nguyệt tọa thủ thì những gì xảy ra trong hạn đó không những là cho chính bản thân của mình mà còn nói lên những sự việc xảy ra cho chồng, cho vợ, cha mẹ, ông bà của đương số nữa. Sự biểu tượng này cũng nói lên tình cảm hay sự gần gũi mật thiết trong cuộc sống giữa người con đối với cha hay mẹ. Chẳng hạn, khi chúng ta thấy lá số của một người có Thái Dương thủ Mệnh thì người này chịu ảnh hưởng tánh tình của cha nhiều hơn, có thể sẽ nối nghiệp cha, hoặc có thể vì hoàn cảnh, đương số sẽ sống gần gũi và hợp với cha nhiều hơn là với mẹ.
Khi nói đến hai sao Nhật Nguyệt, khoa Tử Vi có một nguyên tắc mà chúng ta thường nghe là: “Chính bất như chiếu” nghĩa là: Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh. Điều này nghĩ cũng hợp lý, rất thực tế. Chẳng hạn như chúng ta đặt một ngọn đèn ngay trước mặt mà đọc sách thì ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ làm cho mắt bị chói và mau mỏi mệt hơn là để ngọn đèn chiếu lên chụp đèn, hay chiếu vào tường rồi phản chiếu vào trang sách.
Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi đi sâu vào trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung. Trong 12 cung của lá số, bộ Nhật Nguyệt chỉ đồng cung ở hai vị trí Sửu, Mùi tạo nên một mẫu người khá đặc biệt gọi là mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, khi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Đó chính là nét đặc thù đầu tiên của mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
“Những người bất hiển công danh
Cũng bởi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.”
Ý nghĩa thật quá rõ ràng: Những người có Mệnh an tại Sửu/Mùi, có Nhật Nguyệt tọa thủ thì một đời công danh cũng như sự nghiệp khó lòng được như ý. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ bàn đến sau.
Mệnh an tại Sửu/Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau như đã nói ở trên. Vì vậy người Nhật Nguyệt Đồng Lâm có trí nhớ kém và thường hay có những quyết định lầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Nhật-Nguyệt là biểu tượng của ngày và đêm, và cũng là biểu tượng của Âm và Dương trong vũ trụ cho nên người có Nhật Nguyệt thủ hay chiếu Mệnh thường có năng khiếu về ngành điện tử, điện toán, vi tính v.v…
Nhật - Nguyệt đồng cung cũng như Nhật Thực, Nguyệt Thực là khoảng thời gian mà ánh sáng và bóng tối hòa lẫn với nhau, trắng đen lẫn lộn, và như chúng ta thường gọi là lúc tranh tối tranh sáng. Bởi thế, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị những chứng nhức đầu kinh niên, căng thẳng thần kinh, dễ bị xúc động, và chắc chắn một điều là hai mắt kém, có nhiều bệnh tật khi còn bé.
Riêng đối với phái nữ, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng dữ dội hơn những người khác. Và họ thường hay bị những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh khí huyết.
Nếu nói như vậy, Mệnh có Nhật-Nguyệt đồng thủ tại Sửu/Mùi thì đây không phải là một cách tốt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như sau:
1. Mệnh có Nhật Nguyệt tọa thủ tại Sửu/Mùi mà có Tuần án ngữ, và được các văn tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Quang Quí, Thai Tọa, Đào Hồng Hỷ hội hợp thì trở nên tốt. Đây là số của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm ngành truyền thông, hay là giới văn nghệ sĩ danh tiếng và có địa vị trong giới văn chương, nghệ thuật.
2. Mệnh có Nhật Nguyệt đồng thủ tại Sửu Mùi, có Hóa Khoa, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu, hay hợp chiếu thì lại trở nên tốt đẹp. Công danh sự nghiệp vững vàng, có quyền cao chức trọng trong xã hội.
Tóm lại, ngoài hai trường hợp vừa nêu trên, Nhật Nguyệt Đồng Lâm ở Sửu/Mùi thì cuộc đời cũng được cơm no áo ấm nhưng đây là mẫu người bất đắc chí, có khả năng mà không gặp được thời vận điển hình như nhà thơ Tú Xương ngày trước.
Cũng là Nhật-Nguyệt đồng cung, nhưng đúng với nguyên tắc căn bản mà chúng ta đề cập ở trên “Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh” Như vậy nếu Mệnh an ở Sửu được Nhật Nguyệt đồng cung ở Mùi xung chiếu thì chắc chắn tốt hơn Nhật-Nguyệt tọa thủ tại Mệnh. Và phú Tử Vi cũng khẳng định điều này: “Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.” Trong trường hợp này nếu Mệnh có Tuần án ngữ để giữ ánh sáng của Nhật-Nguyệt, và có Hóa Kỵ thủ Mệnh như vầng mây ngũ sắc làm tăng thêm độ sáng cho Nhật-Nguyệt. Được cách này, công danh phú quý càng rực rỡ và bền vững hơn.
Như vậy, khi nói đến mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp. Nếu Nhật-Nguyệt đồng thủ Mệnh thì cuộc đời được mô tả khái quát như câu:“Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật-Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi”; nếu Nhật-Nguyệt đồng cung xung chiếu Mệnh thì công danh sự nghiệp chắc chắn sẽ trong tầm tay.
Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm giống nhau ở chỗ mắt yếu, nhức đầu kinh niên, thần kinh dễ rối loạn, trí nhớ kém, phái nữ thường bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Năng khiếu nổi bật nhất của họ là văn chương và nghệ thuật.

Hành: Thổ
Loại: Quý Tinh
Đặc Tính: Quan lộc, Công dan, Ấn tín, quyền uy, quý hiển
Tên gọi tắt thường gặp: Ấn

Phụ Tinh. Một trong 4 sao của cách Binh Hình Tướng Ấn (Phục Binh, Thiên Hình, Tướng Quân, Quốc Ấn). Quốc Ấn tượng trưng cho ấn của vua ban, bằng sắc được ân thưởng. Do đó, Quốc ấn có nghĩa công danh nhiều nhất.

Ý Nghĩa Quốc Ấn Ở Cung Mệnh

Tính Tình:

Quốc ấn chỉ người có phong độ trượng phu, tác phong quân tử. Đức độ này do giai cấp, quyền tước, chức vị, phẩm hàm mà có, không hẳn do bản tính, nết hạnh cơ hữu.

Công Danh Tài Lộc Phúc Thọ:
·        Có uy quyền, tước vị, huy chương Người có ấn ở Mệnh thường làm chính thức, có quyền vị. 
·       Gìn giữ được uy quyền chức vị 
·       Đỗ đạt, có khoa bảng, bằng sắc. Học trò có ấn thì thi đỗ cao, nếu thêm cát tinh như Cáo, Khoa, Xương Khúc, Long Phượng thì có khen tặng của Hội đồng Khoa hay được phong áo mũ trong lễ phát bằng phát thưởng rỡ ràng. Chức quyền ở đây không hẳn chỉ có ý nghĩa quyền binh mà có thể có nghĩa trên địa hạt khác như văn hóa (việc gia nhập Hàn Lâm Viện cũng là một hình thái của Quốc Ấn).
Ấn tượng trưng cho giai cấp thượng lưu. Lúc chết có thể được phong thần hoặc được lưu danh, người đời cúng bái, phụng thờ. Những ý nghĩa này chỉ có khi ấn không bị Tuần, Triệt án ngữ.

Những Bộ Sao Tốt
·       Ấn, Cáo: được phong chức, ban quyền, tặng huy chương, hoặc được lên chức.
·       Ấn, Binh, Tướng, Hình: quyền uy võ nghiệp hiển đạt, sĩ quan tham mưu xuất sắc.
·       Ấn, Tướng, Tam Hóa: gặp vận hội may mắn lớn về quan trường, được hiển đạt về công danh, làm chức rất to.

Sao Thiếu Âm

Hành: Thủy
Loại: Thiện Tinh
Đặc Tính: Nhân hậu, từ thiện, giải trừ được bệnh tật, tai nạn nhỏ.

Phụ tinh. Sao thứ 4 trong 12 sao thuộc vòng sao Thái Tuế theo thứ tự: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.


Vị Trí Đắc Địa Của Thiếu Âm
·       Sao Thiếu Âm đắc địa theo các vị trí đắc địa của Nhật, Nguyệt tức là: Từ Thân đến Tý. Chỉ khi nào đắc địa, sao này mới có ý nghĩa. Nếu ở hãm địa thì vô dụng.
·       Đặc biệt Thiếu Dương đắc địa và đồng cung với Nhật, Thiếu Âm đắc địa và đồng cung với Nguyệt, ý nghĩa càng rực rỡ hơn, ví như mặt trời, mặt trăng đều có đôi, cùng tỏa ánh sáng song song.
·       Nếu đắc địa mà không đồng cung với Nhật, Nguyệt, chỉ hội chiếu với Nhật, Nguyệt thì cũng sáng lạn, nhưng dĩ nhiên là không sáng sủa bằng vị trí đồng cung đắc địa.
Ý Nghĩa Của Thiếu Âm

Thiếu Âm là cát tinh, nên có ý nghĩa tốt nếu đắc địa.
·       Thông minh.
·       Vui vẻ, hòa nhã, nhu.
·       Nhân hậu, từ thiện. Ý nghĩa nhân hậu này tương tự như ý nghĩa của 4 sao Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Nguyệt Đức. Do đó, nếu đi kèm với các sao này, ý nghĩa nhân đức càng thịnh hơn.
·       Giải trừ được bệnh tật, tai họa nhỏ. Giá trị cứu giải của Thiếu Âm tương đương với giá trị cứu giải của Tứ Đức. Đặc biệt là khi hội họp với Hóa Khoa, hoặc đồng cung, hoặc xung chiếu, Thiếu Âm và Thiếu Dương kết hợp thành bộ sao gia tăng phúc thọ, cứu khốn phò nguy giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
·       Thiếu Âm gặp sao tốt thì làm tốt thêm, gặp sao xấu thì vô dụng.

Sao Thiên Hình

Hành: Hỏa
Loại: Hung tinh
Đặc Tính: Cô khắc, hình thương, tai vạ, yểu vong
Tên gọi tắt thường gặp: Hình

Phụ Tinh. Phân loại theo tính chất là Hình Tinh. Sao này là sao xấu. Một trong 4 sao của cách Binh Hình Tướng Ấn (Phục Binh, Thiên Hình, Tướng Quân, Quốc Ấn). Cũng là 1 trong 4 sao của cách Hình Riêu Không Kiếp (Thiên Hình, Thiên Riêu, Địa Không, Địa Kiếp).


Vị Trí Ở Các Cung
·       Đắc địa: Dần, Thân, Mão Dậu.
·       Hãm địa: Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi.
Ý Nghĩa Thiên Hình Ở Cung Mệnh

Tính Tình

Sao Thiên Hình ở Mệnh là người trực tính, nóng nảy, ngay thẳng, đoan chính, có năng khiếu phán xét tinh vi, phân xử tỉ mỉ, công bình, quả cảm, hay giúp đỡ bênh vực người cô thế, bị ức hiếp, gặp chuyện bất công hay bất bình lộ diện.

Công Danh Tài Lộc
·       Thiên Hình trước hết là một sao võ cách, chủ về quân sự, binh quyền, sát phạt. Thiên Hình được ví như thanh kiếm, tượng trưng cho uy quyền, cho khả năng chế tài. Do đó, nếu đắc địa thì Thiên Hình chỉ sự tài giỏi, sự thao lược, hiển đạt về võ nghiệp. Đó là trường hợp của bộ sao Binh, Hình, Tướng, Ấn rất uy dũng, chủ mọi sự liên quan đến binh quyền, sát phạt, chỉ huy, lãnh đạo quân sự.
·       Nếu là thẩm phán thì đương sự có thể là thẩm phán quân đội ở Tòa Án Mặt Trận hay Tòa Án Binh.
·       Ngoài ra, nếu Thiên Hình đi với bộ sao y sĩ (Tướng Y, Cơ Nguyệt, Đồng Lương ...) thì là bác sĩ giải phẩu hay châm cứu.
·       Nếu ở vị trí đắc địa (Dần, Thân, Mão, Dậu) thì rất anh hùng trong nghiệp võ, có công trạng lớn, nổi danh trong nghiệp võ hay trong cách thẩm phán, y sĩ, nhất là Hình ở Dần.

Sao Phá Toái

Hành: Hỏa
Loại: Hung Tinh
Đặc Tính: Phá hoại, thất bại, hao tán của cải


Ý Nghĩa Phá Toái Ở Cung Mệnh

Tính Tình
·       Ương ngạnh, cứng cổ, ngoan cố, ngang ngược, táo bạo.
·       Phá tán, hao hụt.
·       Gây trở ngại cho mọi công việc.
·       Mau chán nản, thiếu bền chí.
Ý Nghĩa Phá Toái Với Các Sao Khác
·       Lưu Hà, Phá Toái, Phá Quân đồng cung: Mệnh có cách này gọi là Phá Toái Quân Lưỡng Phủ, rất uy hùng, hiển đạt về võ nghiệp, có nhiều chiến tích.
·       Phá Toái đi với Khoa, Quyền: Tốt.

Sao Suy

Hành: Thủy
Loại: Hung Tinh
Đặc Tính: Sự sa sút, yếu đuối

Phụ Tinh. Sao thứ 6 trong 12 sao thuộc vòng sao Trường Sinh theo thứ tự: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.


Ý Nghĩa Suy Ở Cung Mệnh

Sao Suy ở Mệnh là người có tài khéo, thích hợp với ngành có sự tỉ mỉ, chính xác, có hoa tay. Sao Suy còn chủ sự suy yếu, sa sút, không thành đạt, yếu đuối về thể xác, bất định, hay lo, đưa đến lao tổn.

Sao Bệnh Phù

Hành: Thổ
Loại: Bại Tinh
Đặc Tính: Bệnh tật, đau yếu, buồn rầu

Phụ tinh. Sao thứ 9 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.


Ý Nghĩa Của Sao Bệnh Phù

Bệnh Phù là sao chỉ sự đau yếu, bệnh tật, buồn rầu vì bệnh tật. Đây là bệnh của người suy nhược toàn diện, kém ăn, kém ngủ, kém nghỉ ngơi, thiếu bồi dưỡng, thông thường thể hiện bằng sự dễ nhiễm lạnh, sổ mũi, nhức đầu,"nắng không ưa, mưa không chịu".

Mặt khác, vì là sao nhỏ, cho nên có thể bệnh hoạn không nặng lắm, tuy có thể kéo dài. Vì vậy, về mặt tướng mạo, sắc diện, da dẻ không hồng hào, xanh xao, vàng vọt. Về mặt tâm lý, tinh thần người có sao Bệnh Phù không phấn chấn, tráng kiện, không thích hoạt động.


Không có nhận xét nào: