TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG
HỢP
GENERAL WORLD NEWS
Rút một lá bài Tarot để xem cơ may nào sẽ đến với mình trong nửa tháng còn lại
RUAN XING NF | 16/12/2018 08:36
Để biết may mắn niềm vui nào sẽ đến với mình trong tương lai, hãy lật một lá bài Tarot ngay!
Vận may thường đến vào những lúc chúng ta không ngờ đến. Đôi khi bởi quá bất ngờ và không có sự chuẩn bị kỹ càng nên chúng ta thường bỏ qua mà không tận dụng hết được cơ hội quý giá. Hãy lật ngay một lá bài Tarot, bạn sẽ biết may mắn nào sẽ đến với mình, từ đó có sự chuẩn bị đón nhận tốt nhất.
Các bạn có thể đọc thêm về những bài Tarot, dự đoán tương lai tại đây.
|
|
|
|
|
BBC Stringer Admits Channel Craving Any Proof of Russian "Role" in Paris Rallies
© AFP 2018 / Abdulmonam Eassa
MOSCOW (Sputnik) - A BBC stringer has admitted that the broadcaster is in the search of any proof of Russia’s alleged role in the "Yellow Vests" protests in Paris, demanding that its journalists seek any leads that would point to Moscow, a correspondence obtained by Sputnik showed.
Sputnik has obtained the correspondence of the BBC journalist, who wrote a message to one of the stringers covering Yellow Vest demonstrations in Paris, trying to find out whether Russia had something to do with the protests in the French capital. The stringer, in turn, explained that she had not seen any Russians at the protests.
The BBC stringer was not satisfied with such an answer.
"Well, maybe some Russian businesses are capitalizing quite well on it [protests] [smiling emoji]. Maybe, they [protesters] are eating cutlets en masse [smiling emoji]?" the BBC correspondent went on.
The stringer has only laughed in response.
© SPUTNIK / EVGENIA FILIMIANOVA
The news comes as French Foreign Minister Jean-Yves Le Drian said on December 9 that the French Secretariat-General for National Defense and Security (SGDSN) was looking into media reports about Russia's alleged meddling in the rallies.
It followed The Times’ reports that hundreds of allegedly Russia-linked Twitter accounts were found fueling the "Yellow Vests" protests by posting pictures of injured protesters and retweeting posts connected to the unrest.
In response, the Kremlin has stressed that Russia considers the protests as France’s internal affair, and called claims of Russia's alleged involvement slander.
US Warns Syrian Opposition, FSA not to Back Turkey's Planned Op Against YPG
© REUTERS / Murad Sezer
The warning comes after Turkish President Recep Tayyip Erdogan said that Ankara was ready to launch an operation in Syria's Manbij against the Kurdish People's Protection Units (YPG) "in a few days" if the US does not order them to withdraw from the area.
US intelligence and diplomatic officials have urged the Free Syrian Army (FSA) and National Coalition for Syrian Revolutionary and Opposition Forces (SMDK) not to support the planned Turkish military operation against the Kurdish People's Protection Units (YPG) east of the Euphrates River.
Turkey's Anadolu news agency cited a number US officials as saying in a message that any participation by SMDK or FSA in the operation is "an attack on the United States and the Coalition Forces", which may lead to "direct confrontation" with them.
"That will fully destroy" the relations between the US, SMDK and FSA, Washington warned.
The US officials also recalled the interaction of the US military with the Syrian Democratic Forces (SDF), insisting that the group "cannot be attacked without aggression and confrontation with Coalition Forces and US forces and advisers."
"When elephants dance, you must stay away from the dance floor," they noted.
The remarks came after Turkish President Recep Tayyip and his US counterpart Donald Trump discussed Ankara's future military operation in eastern Syria over the phone.
Erdogan shared with Trump his concerns over the YPG's growing military presence, supported by the United States, as the two leaders agreed to coordinate military actions on the Turkish-Syrian border.
Earlier, the Turkish President signalled Ankara's readiness to launch an operation against the YPG "in a few days" if the United States does not withdraw them from the area.
The past few years have seen friction emerge between Turkey and the US, in part due to Ankara's concerns over US support for the YPG, viewed by the Turkish authorities as an affiliate of the Kurdistan Workers’ Party (PKK), blacklisted as a terrorist organisation in Turkey, the US and the EU.
© REUTERS / BARIS KADIRHAN/DEPO PHOTOS
Moreover, Ankara has repeatedly accused Washington of failing to fulfil its promises regarding the withdrawal of the YPG from Syria's Manbij, something that Turkey claims threatens its national security. Earlier this year, Ankara conducted an offensive against the Kurdish militia in Syria's northern border city of Afrin.
In late March, Trump announced that the US would be withdrawing from Syria "very soon", a statement that came at odds with previous remarks by senior Pentagon and State Department officials who said that US armed forces would preserve an open-ended presence in Syria.
© REUTERS / Murad Sezer
The warning comes after Turkish President Recep Tayyip Erdogan said that Ankara was ready to launch an operation in Syria's Manbij against the Kurdish People's Protection Units (YPG) "in a few days" if the US does not order them to withdraw from the area.
US intelligence and diplomatic officials have urged the Free Syrian Army (FSA) and National Coalition for Syrian Revolutionary and Opposition Forces (SMDK) not to support the planned Turkish military operation against the Kurdish People's Protection Units (YPG) east of the Euphrates River.
Turkey's Anadolu news agency cited a number US officials as saying in a message that any participation by SMDK or FSA in the operation is "an attack on the United States and the Coalition Forces", which may lead to "direct confrontation" with them.
"That will fully destroy" the relations between the US, SMDK and FSA, Washington warned.
The US officials also recalled the interaction of the US military with the Syrian Democratic Forces (SDF), insisting that the group "cannot be attacked without aggression and confrontation with Coalition Forces and US forces and advisers."
"When elephants dance, you must stay away from the dance floor," they noted.
The remarks came after Turkish President Recep Tayyip and his US counterpart Donald Trump discussed Ankara's future military operation in eastern Syria over the phone.
Erdogan shared with Trump his concerns over the YPG's growing military presence, supported by the United States, as the two leaders agreed to coordinate military actions on the Turkish-Syrian border.
Earlier, the Turkish President signalled Ankara's readiness to launch an operation against the YPG "in a few days" if the United States does not withdraw them from the area.
The past few years have seen friction emerge between Turkey and the US, in part due to Ankara's concerns over US support for the YPG, viewed by the Turkish authorities as an affiliate of the Kurdistan Workers’ Party (PKK), blacklisted as a terrorist organisation in Turkey, the US and the EU.
© REUTERS / BARIS KADIRHAN/DEPO PHOTOS
In late March, Trump announced that the US would be withdrawing from Syria "very soon", a statement that came at odds with previous remarks by senior Pentagon and State Department officials who said that US armed forces would preserve an open-ended presence in Syria.
Boeing mở nhà máy tại Trung Quốc giữa lúc căng thẳng thương mại
Anh Minh | 16/12/2018 04:14 PM
Hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã khai trương nhà máy hoàn thiện dòng máy bay 737, một dự án đầu tư mang tính chiến lược với mục tiêu vượt lên đối thủ truyền kiếp Airbus tại một trong những thị trường hàng đầu thế giới, mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hạ nhiệt.
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới nhân dịp này làm lễ bàn giao chiếc máy bay đầu tiên thuộc dòng máy bay bán chạy Boeing 737 được hoàn thiện tại nhà máy ở Chu San, cách Thượng Hải 290km, cho hãng hàng không Air China.
Boeing và Airbus đã không ngừng mở rộng hoạt động tại Trung Quốc, tranh giành các hợp đồng mới tại một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới, dự kiến vượt qua Mỹ để trở thành thị trường số một trong thập kỷ tới.
Boeing đã đầu tư khoảng 33 triệu USD trong năm ngoái để chiếm cổ phần chi phối trong một liên doanh với Tập đoàn sản xuất máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) và giành quyền xây dựng trung tâm hoàn thiện máy bay, với các xưởng lắp ráp nội thất và sơn.
Hãng máy bay có trụ sở tại Chicago này đã giao ¼ số máy bay họ sản xuất trong năm ngoái cho các khách hàng Trung Quốc, một thị trường mà họ dự báo cần đến 7.700 máy bay mới trong vòng 20 năm tới, trị giá 1.200 tỷ USD.
Tuy nhiên, các căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã “phủ bóng đen” lên lễ khai trương nhà máy của Boeing, khi Mỹ đưa ra thời hạn 90 ngày để Trung Quốc hoàn tất thực hiện các yêu cầu của phía Mỹ, nếu không muốn bị áp thuế.
Tòa án Mỹ tuyên Obamacare vi hiến: "Quả bom" chính trị với ông Trump
N. Thương | 16/12/2018 20:23
Thẩm phán liên bang Reed O'Connor ở tòa Texas ngày 14-12 đã phán quyết Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA) từ thời cựu Tổng thống Obama, hay còn gọi là Obamacare, là vi hiến. Tổng thống Donald Trump cho rằng đây là tin tức tuyệt vời cho nước Mỹ.
Tuy nhiên, các quy tắc của Obamacare vẫn sẽ được giữ nguyên hiệu lực cho tới khi phiên phúc thẩm tòa Tòa Tối cao Mỹ diễn ra.
Theo các chuyên gia pháp lý, số phận của Obamacare khó lòng được định đoạt trước năm 2020 nên nhiều khả năng đây sẽ là một trong những nhân tố quyết định - hay nói như trang Bloomberg - phán quyết đó không khác gì một quả "bom chính trị" quăng vào chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.
Ngay sau khi có phán quyết, phía Đảng Dân chủ đã lập tức lên tiếng cảnh báo rằng hàng triệu người Mỹ sẽ đối mặt nguy cơ không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ do phía Đảng Cộng hòa đang đòi vô hiệu nhiều nội dung quan trọng của đạo luật Obamacare.
Dù đạo luật vốn đã gây tranh cãi từ khi được đưa vào áp dụng vào năm 2010 nhưng một số điều khoản của nó vẫn rất phổ biến ở những vùng vừa phản đối mạnh mẽ Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 vừa qua.
Lãnh đạo đảng Dân chủ ở Hạ viện Nancy Pelosi chỉ trích phán quyết này là "tàn khốc" và khiến những người thu nhập thấp khó có điều kiện tiếp cận những chương trình chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền.
Trong khi đó, Tổng thống Trump viết trên trang Twitter của ông rằng: "Chà, không có gì ngạc nhiên, Obamacare đã bị tuyên vi hiến. Tin tuyệt vời cho nước Mỹ".
Tuy nhiên, ông Andy Slavitt, cựu giám đốc điều hành các Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid, nhận định:
"Khi ông Trump nói rằng đây là tin tuyệt vời cho nước Mỹ, ông ấy đã quên mất rằng chính những vấn đề về chăm sóc y tế là nguyên nhân khiến Đảng Cộng hòa thất thế trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua.
Thay vì để cho vết thương đó hàn gắn, ông ấy lại biến vấn đề chăm sóc sức khỏe thành cuộc chiến chính trước thềm 2020 và đồng thời khiến cả phe Cộng hòa và Thượng viện đối mặt những nguy cơ lớn".
Ngay cả Quản trị viên đương nhiệm của các Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid – bà Seema Verma- cũng nhanh chóng nhấn mạnh trên Twitter của bà rằng đạo luật Obamacare hiện tại vẫn có hiệu lực và "mọi khả năng trao đổi vẫn đang để ngỏ".
Kết quả đợt bầu cử giữa kỳ vừa qua cho thấy chăm sóc sức khỏe là vấn đề được người dân Mỹ quan tâm hàng đầu và Đảng Dân chủ là đảng được người dân tin tưởng hơn để giải quyết vấn đề này.
Đảng Dân chủ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Đảng Cộng hòa đang nỗ lực loại bỏ những điều khoản "bảo vệ những người khó có khả năng mua bảo hiểm do bệnh trạng sẵn có từ trước" (chẳng hạn như điều khoản cấm các hãng bảo hiểm từ chối người có sẵn bệnh).
Trong khi đó Đảng Cộng hòa lại tỏ ra chật vật khi đối mặt vấn đề này trong suốt chiến dịch bầu cử. Một đồng minh có tiếng tăm của ông Trump ở Đảng Cộng hòa tỏ ra quan ngại rằng vấn đề chăm sóc sức khỏe có thể sẽ là "gót chân Achilles" của ông Trump khi tái tranh cử vào năm 2020.
Cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa David Jolly cũng nhận định: "Về phương diện chăm sóc y tế, tôi không chắc là phía Đảng Cộng hòa có biết được họ đang đấu tranh cho điều gì hay không nữa.
Chống đối Obamacare vốn đã trở thành một phản ứng chính thống của Đảng Cộng hòa nhưng rồi họ lại tốn cả 6 tháng qua chỉ để nói rằng họ sẽ bảo vệ những người đã có sẵn bệnh trước khi mua bảo hiểm. Cho nên khó mà nói rằng phán quyết tuyên Obamacare vi hiến vừa qua của Tòa liên bang là một chiến thắng của họ".
Ngay sau khi có phán quyết từ Tòa Texas, cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã lên tiếng. Hôm 15-12, ông viết trong lời kêu gọi người dân đăng ký mua bảo hiểm rằng:
"Phán quyết là như thế nhưng chính thức có hiệu lực thì phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, do vậy trước mắt luật vẫn sẽ giữ nguyên như thế. Việc mở đăng ký bảo hiểm vẫn tiến hành như kế hoạch và cách tốt nhất để đáp trả những người đang cố tước đoạt chế độ bảo hiểm khỏi bạn là hãy đi đăng ký để được hưởng bảo hiểm!"
Điều tra nóng lên, thân tín của TT Trump vội đổi phe, thoát thân trước khi "chìm xuồng"
Thi Anh | 16/12/2018 12:55
Theo truyền thông, ngày càng có nhiều đồng minh và người từng ủng hộ ông Trump rời bỏ hoặc "đổi phe".
Những người từng ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang giao nộp bằng chứng và tìm cách thoát thân sau khi xuất hiện thông tin về việc các nhà điều tra đã nắm được bản kê khai thuế của ông Trump, cũng như có được sự hợp tác của các luật sư, nhân viên tài chính và "bạn làm ăn" cũ của gia đình ông Trump.
Trong khi cuộc điều tra nhằm vào những hoạt động tài chính của ông Trump và gia đình ông được đẩy mạnh sau chiến thắng của Đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 11/2018, ngày càng có nhiều đồng minh và người ủng hộ lãnh đạo Mỹ "đổi phe", Sputnik cho hay.
Sau sự ra đi gần đây của nhiều nhân vật cấp cao do ông Trump bổ nhiệm: John F. Kelly với vị trí Chánh văn phòng Nhà Trắng, Nikki Haley với vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và Jeff Sessions với vị trí Tổng chưởng lý, nhiều thành viên nội các thân cận cùng nhiều giám đốc truyền thông đang gia nhập vào đội ngũ của những người quay lưng với Tổng thống Mỹ.
The Hill đưa tin: Hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke thông báo, ông sẽ từ chức trong bối cảnh xuất hiện những cáo buộc liên tiếp về hành vi vi phạm đạo đức và sử dụng phi pháp ngân sách liên bang để chi trả cho các cuộc đi chơi của gia đình Trump sau chưa đầy 2 năm trong nhiệm kỳ.
Trước đó, cựu đồng minh của ông Trump, Chris Christie đã từ chối vị trí Chánh văn phòng Nhà Trắng theo lời đề nghị của ông Trump. Ngay cả lựa chọn đầu tiên của ông Trump để thay thế Kelly - Chánh văn phòng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence Nick Ayers - cũng nói không.
Trong khi đó, yếu nhân ngành xuất bản David Pecker của tập đoàn truyền thông American Media Inc., người từng giúp ông Trump dập tắt nhiều đồn đại xung quanh các bê bối tình ái - bỗng nhiên "đổi lòng" và quyết định làm chứng lời khai cho cựu luật sư của ông Trump, Michael Cohen.
Ông Cohen vừa bị kết án 3 năm vì lừa dối ủy ban Thượng viện và phạm tội gian lận ngân hàng, vi phạm quy định tài chính khi vận động tranh cử và gian lận thuế, Miami Herald cho biết.
Lựa chọn mới đây của ông Trump cho vị trí Chánh văn phòng Nhà Trắng, Mick Mulvaney, từng nói rằng mình không thích ông Trump khi ông còn là ứng cử viên Tổng thống, chỉ 2 tuần trước cuộc bầu cử 2016. Chuyện ông Mulvaney ở lại vị trí này bao lâu thì vẫn còn phải bàn.
NYT: Vụ bà Mạnh Vãn Chu làm mất mặt ông Tập, đẩy Bắc Kinh vào thế "chiếu dưới" trước Mỹ
Lưu Bình | 15/12/2018 12:07
Vụ CFO Huawei Mạnh Vãn Chu gặp rắc rối pháp lý tại Canada là một thử thách chính trị dành cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - theo đánh giá của tờ New York Times (Mỹ).
Một số người Trung Quốc đang yêu cầu tẩy chay các sản phẩm của Mỹ - bên đề nghị Canada tiến hành bắt giữ và dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, trong khi những người khác lại đang lo ngại về những khoản đầu tư của họ vào Mỹ.
Chính những mâu thuẫn đan xen về mặt cảm xúc này đã cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tìm kiếm lợi thế công nghệ đã bị chế ngự. Những động thái mới nhất của chính quyền tổng thống Donald Trump là bất thường và mang nhiều động cơ chính trị.
Các công tố viên Canada cho biết, nữ giám đốc tài chính (CFO) của Huawei bị cáo buộc liên quan đến một âm mưu lừa đảo các tổ chức tài chính và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Dù bà Mạnh đã được tại ngoại ở Vancouver, các rắc rối pháp lý vẫn chưa dừng lại.
Các nhà phân tích nhận định, điều này không giống như vòng thuế quan mới hay những lời lẽ cứng rắn hơn từ các quan chức Mỹ, việc bắt giữ bà Mạnh dường như là một cách thể hiện rất sâu sắc và đầy đủ sự cạnh tranh ngày càng tăng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, và có khả năng buộc ông Tập Cận Bình phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Mỹ.
Nữ giám đốc 46 tuổi là một thành viên quan trọng của Huawei. Bà là một trong những nữ doanh nhân xuất sắc nhất Trung Quốc - đi khắp thế giới và thông thạo tiếng Anh, là người thừa kế của một công ty công nghệ toàn cầu mà cả người dân Trung Quốc lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc đều tự hào.
Ban lãnh đạo Trung Quốc rơi vào thế khó xử
Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver vào ngày 1/12. Vào thời điểm bà bị giam giữ, sự kiện này đã dẫn đến sự tức giận và khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc rơi vào thế khó xử.
Theo NYT, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với áp lực mâu thuẫn - một mặt, cần phải thể hiện sức mạnh, có thể là thực hiện biện pháp trả đũa chống lại Mỹ, và mặt khác phải đối diện với cục diện căng thẳng trong nỗ lực kết thúc chiến tranh thương mại với Washington.
"Vụ bắt giữ bà Mạnh sẽ có tác động rất lớn ở Trung Quốc," Tao Jingzhou, một luật sư doanh nghiệp tại Bắc Kinh cho biết.
Theo ông, người giàu Trung Quốc từ lâu đã cảm thấy lo lắng về sự an toàn và giàu có của họ ở Mỹ. "Nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi các vụ kiện liên quan đến tham nhũng và vi phạm luật pháp ngoài lãnh thổ, tình trạng này sẽ gia tăng."
NYT đánh giá, vụ Huawei không thể thách thức vị thế lãnh đạo của ông Tập, nhưng những chính sách, đường hướng và giải pháp của ban lãnh đạo Trung Quốc trong vấn đề kinh tế cũng như quan hệ với Mỹ đã vấp phải chỉ trích từ nội bộ.
Giống như làn sóng "xét lại" từng bùng lên khi Trung Quốc mới bị Mỹ áp thuế quan trong thương chiến, những quan điểm phê bình hiện nay cho rằng những chính sách mà ông Tập thúc đẩy nhằm thực hiện mục tiêu "Giấc mộng phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại" đang thể hiện tham vọng quá lớn - điều khiến chính quyền ông Trump lo ngại và phát động chiến tranh thương mại ban đầu.
Với vụ bà Mạnh Vãn Chu bị bắt, ông Tập sẽ phải đối mặt với càng nhiều áp lực hơn. Vụ việc xảy ra sau khi lãnh đạo Mỹ-Trung ăn tối cùng nhau tại Buenos Aires và thỏa thuận "ngừng bắn" trong chiến tranh thương mại.
Các trợ lý của tổng thống Mỹ cho biết, ông Trump không biết về vụ bắt bà Mạnh vào thời điểm đó, tuy nhiên một số người Trung Quốc nói rằng chính phía Washington cố ý không nêu vấn đề trên tại hội nghị thượng đỉnh. Đó là một sự mất mặt đối với ông Tập Cận Bình. Có lẽ đó là điều mà những người theo phái diều hâu ở Washington cố ý khiến Bắc Kinh cảm thấy khó xử.
Mỹ muốn biến vụ Huawei thành "điển hình"?
Theo NYT, vụ bà Mạnh cũng được nhiều nhà phân tích tin là dấu hiệu Mỹ đẩy mạnh ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Ông Deng Yuwen, cựu phó tổng biên tập tạp chí Study Times - cơ quan của Trường đảng trung ương Trung Quốc - nhận định, trong khi vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung khởi động và thời hạn chỉ còn 75 ngày, vụ việc của CFO Huawei có thể trở thành lý do để luồng quan điểm bảo thủ trong giới tinh hoa Trung Quốc nổi lên chống lại sự nhượng bộ của nước này trước Washington.
"Nếu Washington đưa vụ Huawei để xây dựng thành một điển hình, các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ của Trung Quốc và quân đội sẽ tỏ ra rất bất mãn, chính điều đó sẽ khiến họ càng khó thỏa hiệp với Mỹ hơn", ông nói.
"Trong ngắn hạn, Mỹ có thể được hưởng lợi từ việc đánh quân bài này, nhưng nó sẽ không tồn tại lâu dài", ông Đặng nói thêm.
Chỉ đạo các địa phương hoãn chiến lược ‘Made in China 2025’, phải chăng Trung Quốc đã thay đổi?
Thanh Tuấn | 16/12/2018 11:41 AM
Chính phủ Trung Quốc vừa có động thái bất ngờ khi chỉ đạo các chính quyền địa phương ngừng nỗ lực theo đuổi kế hoạch “Made in China 2025” nữa. Phải chăng động thái này báo hiệu Trung Quốc đang thay đổi chiến lược?
“Động thái nhỏ, tín hiệu to” là câu nói được một số nhà phân tích nhắc tới sau thông tin Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các địa phương trên toàn quốc không nỗ lực theo đuổi kế hoạch “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025), báo hiệu một sự “xuống thang” trong cuộc đối đầu căng thẳng với Mỹ.
Cùng với sáng kiến “Vành đai, Con đường”, chiến lược “Made in China 2025” chính là một trong những tâm điểm gây tranh cãi, xung đột giữa Washington và Bắc Kinh thời gian qua. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tỏ rõ quyết tâm, bằng hàng loạt biện pháp, nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc mà có thể thách thức vị thế của Mỹ hiện nay, trong đó “Made in China 2025” chính là mục tiêu trực diện nhất.
“Made in China 2025” là một sáng kiến nhằm đưa Trung Quốc bắt kịp với các đối thủ trên toàn cầu trong các lĩnh vực kinh tế then chốt và đã được giới chức Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ kể từ khi sáng kiến này được Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra hồi năm 2015. Chiến lược này đóng vai trò then chốt trong mục tiêu biến Trung Quốc thành một siêu cường toàn cầu vào năm 2050 và có khả năng cạnh tranh cao hơn trong những lĩnh vực như tự động hóa, máy bay và xe hơi năng lượng sạch. Kế hoạch này được Chủ tịch Tập Cận Bình đặt nhiều kỳ vọng, qua đó biến Trung Quốc từ “công xưởng thế giới” thành một trung tâm công nghệ toàn cầu.
Giữa lúc cuộc chiến thương mại leo thang chóng mặt, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã bất ngờ đạt được một “thỏa thuận đình chiến” tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 1/12 ở Argentina. Đây được xem như là chiếc phao cứu sinh đối với Trung Quốc trong lúc nước này đang chới với.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, những nỗ lực công khai của Bắc Kinh trong việc sử dụng nguồn lực và sự hỗ trợ của nhà nước để thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nước đã phát triển khiến phương Tây cảnh giác và vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Mỹ. Áp lực ngày càng lớn của cuộc chiến thương mại đã buộc Bắc Kinh phải hành động?
Trong một bản hướng dẫn mới gửi đến các chính quyền cơ sở đầu tuần này, Chính phủ Trung Quốc đã bỏ cụm từ “Made in China 2025”, thay vào đó, Quốc Vụ viện kêu gọi có thêm nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong các chỉ đạo chính sách những năm qua, Chính phủ Trung Quốc luôn thành lập một khoản quĩ đặc biệt dành cho chiến lược “Made in China 2025” và chỉ đạo các địa phương nên ưu tiền nguồn lực tài chính cho những dự án và doanh nghiệp phục vụ chiến lược này.
Thậm chí, trong chỉ đạo chính sách năm 2017 và ngay đầu năm 2018, Chính phủ Trung Quốc còn công bố một danh sách các địa phương đạt “thành tích vượt trội” trong việc thúc đẩy chiến lược “Made in China 2025”.
Theo giới quan sát, đây là động thái khá bất ngờ, song không rõ đó có phải là một chiến lược tuyên truyền của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại với Mỹ hay không, và động thái này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã hoàn toàn chấm dứt chiến lược “Made in China 2025”.
Trả lời phỏng vấn của kênh CNBC, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 12/12 cũng nói rằng động thái trên là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã giảm nhẹ chiến lược “Made in China 2025”, song còn quá sớm để khẳng định chiến lược này đã bị khai tử.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Ảnh: Bưu điện New York
Bộ trưởng Wilbur Ross nêu rõ: "Chúng tôi kịch liệt phản đối việc sử dụng các biện pháp không hợp lý và không đúng đắn, chẳng hạn như đánh cắp bí mật công nghệ, buộc phải chuyển giao công nghệ hoặc các biện pháp tương tự. Chúng tôi sẵn sàng cạnh tranh và đối đầu với họ nếu đó là một sân chơi công bằng".
Cũng như Bộ trưởng Ross, nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ cũng bày tỏ nghi ngờ về kế hoạch mới của Bắc Kinh, một số người cho rằng đây có thể chỉ là chiêu trò đánh lạc hướng của Trung Quốc.
Jeremie Waterman, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc của Hội kinh doanh Mỹ, bày tỏ hy vọng kế hoạch mới của Trung Quốc không chỉ là những lời nói sáo rỗng, mang tính tuyên truyền, mà là "những biện pháp điều chỉnh cụ thể, liên quan đến trợ cấp, đề ra tiêu chuẩn và thu mua".
Sếp Lầu Năm Góc "lảng" 2 công hàm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga
K.M | 16/12/2018 02:12 PM
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, tướng Sergei Shoigu đã chuyển hai thông điệp tới người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis nhưng không có phản hồi.
Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, công hàm được chuyển qua tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Nga.
Trong công hàm đầu tiên của Nga thể hiện mối quan ngại sâu sắc đối với các mâu thuẫn của người Kurd-Arab đang gia tăng trong lãnh thổ do Mỹ kiểm soát ở phía đông Euphrates, Syria . Trong công hàm thứ hai, ông Shoigu đã mời ông Mattis thảo luận về những bất đồng về việc tuân thủ Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn INF .
"Tuy nhiên, sau 3 ngày, thậm chí không có một phản ứng chính thức đối với đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga từ Bộ Quốc phòng Mỹ. Tất cả những điều này cho thấy sự miễn cưỡng của phía Mỹ trong cuộc đối thoại có luận chứng và hợp lý với Nga nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại về đảm bảo an ninh khu vực và toàn cầu" - ông Konashenkov tuyên bố.
Ukraine cảnh báo "lạnh gáy" về mưu tính của Nga: 6 năm nữa, Châu Âu sẽ có "biến động" cực lớn
Hồng Anh | 14/12/2018 07:00 PM
Quan chức Ukraine cáo buộc phía Nga đang mưu tính cho một cuộc chiến tranh thế giới mới, với Kiev là "bàn đạp" đầu tiên trong kế hoạch này...
Hãng thông tấn UNIAN (Ukraine) dẫn lời ông Valentyn Petrov, người đứng đầu bộ phận An ninh Thông tin tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, cho biết Nga đang mưu tính cho một cuộc chiến tranh thế giới mới có nguy cơ bùng nổ trong vòng 6 năm tới.
Đánh giá về tình trạng leo thang căng thẳng giữa hai nước sau những động thái được phía Kiev cho là "gây hấn" gần đây của phía Nga, ông Petro khẳng định rằng Ukraine không phải là mục tiêu cuối cùng của Nga, mà chỉ là một "bàn đạp" trong kế hoạch tấn công quy mô lớn của Nga, với phạm vi "trải dài từ Biển Bắc tới Syria".
"Quả thực, chúng ta có thể kết luận rằng [phía Nga] đang tiến hành chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới", ông Petrov nói.
Theo ông này, cuộc xung đột vũ trang toàn cầu nói trên có khả năng sẽ xảy ra trong vài năm tới:
"Kế hoạch tái vũ trang của các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Nga, đều có hạn chót từ 2023-2025. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm nữa - hoặc thậm chí là sớm hơn thế, thế giới hoàn toàn có thể sẽ phải chứng kiến một cuộc xung đột [vũ trang] toàn cầu bùng nổ".
Vị quan chức Ukraine dự đoán rằng, trong viễn cảnh của một cuộc thế chiến giả định, "nếu được củng cố sức mạnh bằng các nguồn tài nguyên của Ukraine, thì nước Nga sẽ trở thành một thế lực hoàn toàn khác biệt".
Bên cạnh đó, ông Petrov cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng không chỉ các quan chức Ukraine nghĩ tới viễn cảnh ấy, mà hiện nay giới tinh hoa và chính trị gia phương Tây cũng dần hiểu được rằng Kiev cần sự hỗ trợ và hậu thuẫn của họ.
Theo đó, ông Petrov cho rằng năm 2019 sẽ là thời điểm đặc biệt quan trọng và nhạy cảm đối với Ukraine, khi nước này tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống và quốc hội. Đây chính là thời điểm chuyện nội bộ của Kiev dễ bị các thế lực bên ngoài can thiệp.
"Rõ ràng là đối thủ của chúng tôi [ám chỉ Nga] sẽ cố gắng lợi dụng điều này. Họ đã lật "lá bài quân sự" - triển khai các đơn vị quân đội dọc khu vực biên giới. Đội quân đó thực sự rất đáng gờm, và [Nga] không chỉ định tấn công một mình Ukraine, mà còn dự định sẽ đi xa hơn, từ Ukraine, qua Belarus, tới những các nước Baltic và Ba Lan...", ông Petrov nhận định.
Vị quan chức Ukraine nhấn mạnh rằng phía Nga sẽ tìm cách can thiệp vào tình hình Ukraine vào thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống bằng nhiều cách, đặc biệt là các chiến dịch tấn công mạng và thông tin, tuy nhiên các lực lượng của Ukraine đã sẵn sàng đối diện với điều này.
Khi được hỏi về việc phát triển công nghệ - kĩ thuật quân sự mới, ông Petrov đã tiết lộ rằng"các tổ hợp phòng không, tên lửa chiến thuật, và tổ hợp chống hạm mới" hiện đang được Kiev nghiên cứu và phát triển, đồng thời khẳng định Ukraine đang ngày càng mạnh mẽ và sẵn sàng cho những thử thách sắp tới.
"Chúng tôi đang từng bước thay đổi và trở nên mạnh mẽ hơn", vị quan chức kết luận.
Mỹ hợp tác với các quốc gia EU chống lại 'sự xâm lược' của Nga
Thanh Huyền | 16/12/2018 03:08 PM
Ngày 15/12, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với các nước châu Âu như một mặt trận thống nhất chống lại "sự xâm lược" của Nga trong tranh chấp với Ukraine trên biển Đen.
"Mỹ sẽ tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm về hành động của nước này ở Biển Đen. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Âu và nhằm tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại 'sự xâm lược'", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, bình luận về vụ việc.
Mỹ cũng hoan nghênh quyết định của Hội đồng châu Âu về việc gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Đồng thời, Mỹ ủng hộ lập trường của EU, rằng hành động của Nga đối với các tàu Ukraine ở Biển Đen hôm 25/11 vi phạm luật pháp quốc tế.
Mỹ cũng hoan nghênh những nỗ lực của EU nhằm hỗ trợ các khu vực của Ukraine bị ảnh hưởng tiêu cực bởi "sự can thiệp của Nga ở Biển Azov".
“Mỹ hoan nghênh các bước đi gần đây của EU và các quốc gia thành viên để buộc Nga phải chịu trách nhiệm đối với về hành vi 'xâm lược Ukraine'.” thông cáo hôm thứ Bảy viết.
Sự việc căng thẳng xảy ra sau khi Nga nổ súng và bắt giữ ba tàu hải quân Ukraine trong một vụ việc mà Moscow và Kiev đổ lỗi cho nhau, làm dấy lên những lo ngại về một cuộc xung đột quy mô lớn.
Sự lựa chọn bất ngờ của Putin cho người đứng đầu cơ quan tình báo
Tùng Dương | 16/12/2018 09:08
Lần đầu tiên trong lịch sử Nga hiện đại, một sĩ quan hải quân được bổ nhiệm đứng đầu cơ quan tình báo quân sự lừng danh GRU.
Ngày 10/12/2018, các nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Phó đô đốc Igor Kostyukov, Anh hùng Liên bang Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục ( Tình báo ) Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga (GRU). Trước khi được bổ nhiệm vị trí cao nhất ở GRU, ông Kostyukov giữ chức Phó Tổng cục trưởng thứ nhất GRU.
Ông Igor Olegovich Kostyukov từng giữ Quyền Tổng cục trưởng GRU sau khi Đại tướng Igor Korobov, Tổng cục trưởng GRU qua đời ngày 21/11/2018.
Phó đô đốc Igor Olegovich Kostyukov sinh ngày 21/2/1961, được đào tạo về hải quân, tốt nghiệp Học viện Ngoại giao quân sự, sau đó phục vụ tại GRU theo kênh tùy viên quân sự.
Ông đã trực tiếp tham gia chỉ huy chiến dịch quân sự của Nga ở Syria và năm 2017 đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Nga và huy hiệu công tích đặc biệt “Sao vàng” vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng, được tặng thưởng các huân chương “Vì công lao với Tổ quốc” hạng IV, “Danh dự”, Aleksandr Nevsky, “Dũng cảm”, “Quân công”, Huy chương “Vì lòng can đảm”.
Ngày 29/12/2016, ông Kostyukov bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ vì “các hành động phá hoại dân chủ ở Mỹ" và ngày 20/9/2018 bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt "vì can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016".
GRU là cơ quan tình báo quân sự Nga, có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về tình hình chính trị-quân sự xung quanh nước Nga, dự báo tình hình, kịp thời báo cáo cho lãnh đạo chính trị cấp cao Liên bang Nga và lãnh đạo, chỉ huy quân đội Nga về các mối đe dọa hiện thực và tiềm tàng đối với lợi ích và an ninh quốc gia.
Năm 2010, tình báo quân sự Nga đã được đổi tên từ Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu (GRU) thành Tổng cục Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga (GU).
Tháng 11/2018, GRU kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Tại lễ kỷ niệm, Tổng thống Putin đã đề nghị cơ quan tình báo quân sự Nga lấy lại tên cũ GRU.
Thổ Nhĩ Kỳ nổ tiếng súng khai trận, Mỹ lập thêm đồn
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu pháo kích vào các cứ điểm người Kurd ở miền Đông, trong khi Mỹ tiếp tục có những động thái cứng rắn.
Trong ngày 15/12, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào YPG ở vùng ngoại ô Kobane là Zawar Maghar.
Kobane là một thành phố nằm ngay sát biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc phía Đông sông Euphrates.
Cuộc tấn công này được đánh giá là tiếng súng đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông, vốn đã được Tổng thống Erdogan tuyên bố vài ngày trước trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn.
Hiện chưa có bất kỳ báo cáo thương vong nào từ cuộc tấn công vào Kobane.
Ngoài ra, các thành phố đang trong sự tranh giành như Manbij ở bờ Tây Euphrates cũng được đặt trong tình trạng báo động giao tranh khẩn cấp. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã chuẩn bị 15.000 quân để thực hiện các chiến dịch quân sự này.
Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung tại một căn cứ Bắc Syria |
Đáp lại các cuộc tấn công từ Thổ Nhĩ Kỳ, thông tin từ South Front, ngày 15/12, Lực lượng bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) đã tổ chức 2 cuộc tấn công nhằm vào vị trí các lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Afrin, miền Bắc Syria.
Các cuộc tấn công này được tổ chức bằng pháo hạng nặng và các hành động đột kích bằng mìn tự chế. Ít nhất 2 chiến binh thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tử vong và 5 tay súng khác bị thương nặng.
Ngoài ra, YPG cũng rải rác đột kích vào các vị trí của một số quân đoàn thân Thổ Nhĩ Kỳ ở làng Dersiwan và Nebi Houri trong vài ngày qua làm 4 chiến binh tử vong và 5 người khác bị thương.
Afrin là một thành phố nằm ở phía Bắc tỉnh Aleppo. Nơi này đang bị sự tranh giành kiểm soát của cả lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, quân đội chính phủ Syria và YPG.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tuyên bố yêu cầu Mỹ chấm dứt sự hậu thuẫn với YPG vì đó là hành động hỗ trợ khủng bố, làm ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh. Tuy nhiên, Washington đang bỏ ngoài tai những đe dọa này.
Xe quân sự của Mỹ hành quân về một căn cứ gần Raqqa |
Quân đội Mỹ ghi nhận đã thiết lập thêm 2 căn cứ ở tỉnh Raqqa của Syria gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn cũng lập tức có động thái điều binh đến các căn cứ mới thành lập này.
Như vậy, trong vài ngày từ sau lời đe dọa mở các chiến dịch quy mô lớn nhằm vào Đông Euphrates, Mỹ đã xây dựng ít nhất 3 căn cứ mới ở khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria.
Lầu Năm Góc cũng phát đi thông tin sẽ trừng phạt và đáp trả nếu các hành động quân sự đơn phương của Ankara làm tổn thương đến lính Mỹ ở Syria.
Quân chính phủ Syria thiệt hại nặng trước phiến quân ở khu phi quân sự Idlib
Ngày 14/12, quân nổi dậy Syria đã bắn pháo cối vào các khu vực Beyt-Siwan, Akch-Baer, Safsafa và Basharfa thuộc tỉnh Latakia, khu vực Zor-Mahruka, Abu-Dali và Achan ở tỉnh Hamaư, Tall-Mamo thuộc tỉnh Aleppo và các vùng ngoại ô phía tây nam và quận Sukkari ở Aleppo.
Hậu quả, 2 binh sĩ quân chính phủ Syria đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong các vụ tấn công của phe nổi dậy nhằm vào Tall-Mamo. Còn trong vụ tấn công về phía khu vực ngoại ô tây nam Aleppo, 1 binh sĩ Syria đã thiệt mạng”, Sputnik dẫn lời người đứng đầu Trung tâm Tái hòa giải Syria của Nga Sergei Solomatin hôm 15/12.
|
Minh Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét