TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

    GENERAL WORLD NEWS


Dallas12 tháng 10 năm 2018
THƯ MỜI
Lễ tưởng niệm và tri ân Thượng nghị sĩ John McCain 
Kính gởi:       .............................................................................
                                                    - Qúy  Đồng Hương
                                                    - Qúy Cộng Đồng
                                                    - Qúy Hội Đoàn
Kính thưa Qúy vị.
      Thượng nghị sĩ John McCain  đã đột ngột qua đời ngày 25/8/2018, để lại bao thương tiếc đau buồn của mọi giơí trong công chúng Hoa Kỳ, trong đó có cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt .
     Chưa có một chính trị gia nào của nước Mỹ gần gủi với cộng đồng Việt Nam hơn Thượng nghị sĩ John McCain. Vì trong suốt 35 năm qua trong cương vị Dân biểu và thượng nghị sĩ, ông đã chiến đấu như một chiến sĩ ở nghị trường, cương quyết và không khoan nhượng để bảo vệ quyền lơị của nước Mỹ và những lý tưởng cao cả đã làm nên nước Mỹ vĩ đại .
 Là cưụ tù binh trong chiến tranh Việt Nam. Thượng nghị sĩ John McCain hiểu hơn ai hết những khổ đau và áp bức mà nhân dân Việt Nam đã chịu đựng sau cuộc chiến.
          Do đó bằng những nổ lực lập pháp khó khăn Thượng nghị sĩ John McCain đã góp phần thông qua các đạo luật nhằm cứu vớt những người tị nạn Cọng sản tại Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam.
Vì thế hàng trăm nghìn đồng bào Việt Nam đã được đặt chân đến nước Mỹ thông qua  các chương trình:
·        Định cư các cựu Tù nhân chính trị  H.O
·        Amerasian Home Coming act  dành cho con em cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam
·        ODP ra đi có trật tự dành cho thân nhân công dân Hoa Kỳ
·        Tu chánh án MCCain, định cư con H.O trên 21 tuổi
Sự quan tâm tranh đấu của Thượng nghị sĩ John McCain, đã giúp cho hàng trăm ngàn gia đình Việt Nam được thay đổi số phận, bước từ trong bóng tối của độc tài và nghèo đói ra ánh sáng tự do và thịnh vượng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
          Ngày 2-12-2018 đánh dấu 100 ngày tạ thế của Thượng nghị sĩ John McCain.
Trân trọng kính mời quý đồng hương quá bước đến tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ tại ArlingTon lúc 10Am để cùng tỏ lòng tôn kính và biết ơn cố Thượng nghị sĩ John McCain, một người Mỹ với trái tim Việt Nam, không bao giờ quên những nổi đau của người Việt. Một dân tộc luôn đặt ơn nghĩa lên trên hết.                                                                  
Trân trọng kính mời.  
                                                                                 Trưởng Ban Tổ Chức
                                                                                       
                                                                                          Nguyễn Hân      
 Tel : 214 662 0851, Email: HannguyenUSV@yahoo.com
Sau lễ tưởng niệm và tri ân sẽ có phần văn nghệ và ăn trưa do BS Đàng Thiện Hưng yểm trợ.
Địa chỉ hành lễ : Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ  3600W.Arkansas LN Arlington TX 76015

 Thời gian: 10Am chủ nhật ngày 2 tháng 12 năm 2018

                                   THÀNH VIÊN BAN TỔ CHỨC                                                     
       - Trung tá: Huỳnh Kim Hiếu                         - Ông: Bùi Quang Thống
       -  Ông: Hoàng Như Bá                                   - Bà : Angie HoQuang
       -  Bà : Nguyễn Hữu Đoan Trang                    - Ông: Phan Ngọc Thach
       -  Ông: Thái Hóa Lọc                                     - Ông : Mai Văn Đức
       - Ông Đinh Quan Hưng                                 - Ông : Nguyễn Văn Lập
       - Ông : Lê Thành                                            -  Ông : Hoàng Lê
       - Ông: Nguyễn Thơ Sinh

Washington Post: Ông Trump có thể là tổng thống trung thực nhất lịch sử hiện đại

Washington Post: Ông Trump có thể là tổng thống trung thực nhất lịch sử ...

TT TDonald Trump trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc
Washington Post nổi tiếng là một tờ báo chống Trump, nhưng ngày 11/10, chính tờ này đã đăng một bài viết với tiêu đề:“Donald Trump có thể là vị tổng thống trung thực nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại”.
Nhà báo Marc A. Thiessen, tác giả bài báo, cho rằng khi nói đến việc giữ lời hứa – phong vũ biểu thực tế về tính trung thực của một tổng thống – ông Trump là một hình ảnh trung thực.
“Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã làm chính xác những gì ông đã hứa”, ông Thiessen nhận xét. Và ông liệt kê những việc mà ông Trump đã làm theo lời hứa tranh cử:
– Ông Trump đã giữ lời hứa của mình về việc di chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem, một điều mà 3 người tiền nhiệm của ông đều đã hứa nhưng không làm (1).
– Ông hứa sẽ “nghiền nát và tiêu diệt IS”, và hai năm sau, ông đang trên đà xóa bỏ quyền lực thực tế của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
– Ông hứa sẽ áp đặt lệnh cấm du lịch đối với các quốc gia mà ông thấy có thể đặt ra mối đe dọa khủng bố, và sau nhiều sửa đổi, phiên bản cuối cùng của lệnh cấm đã được Tòa án Tối cao ban hành.
TT Trump ký luật cải cách thuế trị giá 1.5 nghìn tỷ đô la trong Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc ở Washington vào ngày 22//12/2017
– Ông hứa sẽ trừng phạt Syria nếu chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học trên con người, và không giống như người tiền nhiệm Obama, ông đã theo đuổi điều đó – không phải một mà là hai lần.
– Tổng thống Trump đã cam kết đề cử các thẩm phán Tòa án Tối cao “có quan điểm như Thẩm phán [Antonin] Scalia”, và Neil M. Gorsuch cùng Brett M. Kavanaugh đang ngồi trên tòa án tối cao.
– Ông Trump cũng cam kết sẽ lấp đầy các tòa án phúc thẩm liên bang với các thẩm phán trẻ theo xu hướng bảo thủ (2), và cho đến nay Thượng viện đã xác nhận 29 thẩm phán như vậy – nhiều hơn bất kỳ Tổng thống gần đây vào thời điểm gần 2 năm cầm quyền.
– Ông Trump đã thề sẽ vượt qua các cải cách thuế lịch sử, và ông đã ký bản sửa đổi lớn đầu tiên về mã số thuế trong ba thập kỷ.
– Ông đã tuyên bố sẽ cải cách thủ tục hành chính, bằng một chính sách nghiêm ngặt là khi đưa ra 1 quy định hành chính mới, phải bỏ được 2 quy định hiện hành. Nhờ đó, trong năm đầu tiên ông đã giúp chính phủ tiết kiệm được 8.1 tỷ USD chi phí hành chính, và đang trên đà đạt được thêm 9.8 tỷ đô la trong năm nay.
– Trong chiến dịch tranh cử, ông nói với cử tri người Mỹ gốc Phi: “Bạn phải mất thứ gì? . . . Tôi sẽ nói thẳng. Tôi sẽ mang lại công ăn việc làm”. Và hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi chạm mức thấp nhất từng được ghi nhận, và cải cách thuế của ông bao gồm một điều khoản tạo ra các “khu vực cơ hội” nhằm mang lại sức sống cho các thị trấn khó khăn và các cộng đồng nội thị.
– Ông Trump cũng hứa sẽ hủy kế hoạch năng lượng sạch của Tổng thống Barack Obama, rút ​​khỏi Hiệp ước khí hậu Paris, phê chuẩn các đường ống dẫn Keystone XL và Dakota Access, và mở Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực để thăm dò dầu mỏ. Ông đã hoàn thành tất cả những cam kết đó.
– Về thương mại, ông đã giữ lời hứa rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và áp đặt mức thuế đối với thép và nhôm. Ông cũng cam kết đàm phán lại NAFTA và Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn Quốc – và gần đây đã ký các thỏa thuận mới với Mexico, Canada (USMCA) và Hàn Quốc.
– Ông cam kết áp đặt thuế quan đối với Tàu Cộng để buộc Bắc Kinh phải mở cửa thị trường và ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của họ. Hiện ông Trump đang đi theo cam kết đó, ông đang làm chính xác những gì ông đã nói.
TT Trump thường nói Tập cận Bình al2 bạn tôi: Nhưng quyền lợi Tổ Quốc nước Mỹ trên tình bạn
– Tổng thống cam kết tăng chi tiêu quốc phòng và hoạt động giao hàng. Ông cam kết sẽ mang lại các công việc ngành sản xuất, và công việc ngành sản xuất đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 thập kỷ qua.
– Ông đã cam kết sẽ ký “Quyền được Thử” để cho phép những người Mỹ đang chết vì các căn bệnh hiểm nghèo được thử nghiệm các phương pháp điều trị mới. Đến nay, ông đã ký quyền này.
– Ông cam kết sẽ đối phó với dịch Opioid và sẽ sớm ký một gói dự thảo luật lưỡng đảng sâu rộng về Opioid thành luật.
– Những trường hợp ông Trump đã không giữ lời hứa, chẳng hạn như xây dựng bức tường Mexico hoặc bãi bỏ chương trình Obamacare, là do những cản trở bên ngoài chứ không phải do ông thiếu cố gắng.
Chỉ trong một vài trường hợp hiếm hoi, ông đã đảo ngược lời hứa lúc tranh cử – chẳng hạn thừa nhận rằng mình đã sai khi hứa sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Thiessen cho biết ông rất vui vì ông Trump đã bỏ lời hứa này.
Ông Thiessen cho rằng mặc dù ông Trump có khuynh hướng thổi phồng những việc mình làm. Chẳng hạn, ông nói mình đã “ban hành các cải cách và cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử Mỹ”, nhưng thực ra nó chỉ lớn thứ tám.
Tuy nhiên, rõ ràng ông đã rất để tâm hoàn thành những lời hứa của mình. Một lời ông nói ra, người dân Mỹ có thể tin tưởng rằng khả năng cao nó sẽ thành hiện thực, đây là một điều chưa từng có với những Tổng Thống tiền nhiệm.
“Thực tế là, trong 2 năm đầu tiên của mình, ông Trump đã lập một kỷ lục đáng chú ý về giữ lời hứa của tổng thống”, nhà báo Thiessen kết luận. 
Chú thích
(1). Bill Clinton năm 1992 nói rằng “Jerusalem vẫn là thủ đô của Israel và phải tồn tại như một thành phố không thể chia rẽ và có thể tiếp cận được đối với tất cả”. Năm 2000, ông Bush hứa: “Ngay khi tôi nhậm chức, tôi sẽ cử đại sứ Hoa Kỳ đến thành phố Israel đã chọn làm thủ đô của nó”. Năm 2008, ông Obama cũng cho biết: “Tôi tiếp tục nói rằng Jerusalem sẽ là thủ đô của Israel. Tôi đã nói điều này trước đây và tôi sẽ nói lại nữa”.
https://www.realclearpolitics.com/video/2017/12/08/president_trump_tweets_montage_of_past_presidents_supporting_jerusalem_as_capital_of_israel.html
(2). Ở Mỹ, một người theo chủ nghĩa bảo thủ được hiểu là người có quan niệm: Xã hội phải sống có đạo đức, được dẫn dắt bởi truyền thống và tôn giáo, không phải bởi thị trường tự do. Xã hội phải có tôn ti trật tự, thứ bậc, ai cũng biết vai trò và trách nhiệm của mình. Nhà nước thì phải hạn chế can thiệp kinh tế (để đảm bảo tự do kinh tế cho người ta sở hữu và phát triển tài sản của mình), nhưng về mặt xã hội, lại cần can thiệp nhiều để giữ gìn truyền thống, trật tự và đạo đức – chẳng hạn như cấm văn hóa phẩm đồi trụy, chống nạo phá thai, cổ súy hôn nhân bền vững và chung thủy v.v.
https://www.britannica.com/topic/conservatism

Tổng thống Trump: 289 thành tựu sau 20 tháng cầm quyền, lời hứa bền vững!

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Danh sách những thành tựu của Tổng thống Donald Trump đã vượt qua thành tích của cựu Tổng thống Ronald Reagan, và tăng gấp đôi so với những gì ghi nhận được trong năm đầu tiên làm tổng thống, đây được xem là một bệ phóng vững chắc cho ông Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.
Hai năm trước, vào thời điểm tranh cử lịch sử, bằng những bài diễn văn vận động cử tri trên khắp nước Mỹ, ông Trump đã bày tỏ hy vọng về một chiến thắng sẽ tiếp thêm sinh lực cho cử tri đảng Cộng hòa. Và giờ đây, sau 20 tháng đương nhiệm, chính quyền Trump đã được ghi nhận công lao đáng nể với 289 thành tích trong 18 lĩnh vực, theo Washington Examiner.
Tổng thống Donald Trump diễn thuyết trong một cuộc mít-tinh tại Southaven, vào ngày 2/10/2018. (Ảnh: Charlotte Cuthbertson / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Danh sách thành tựu của ông Trump bao gồm 173 chiến thắng tầm cỡ, đơn cử như việc tăng thêm 4 triệu việc làm cho người dân Mỹ, cùng với 116 chiến thắng khác khiêm tốn hơn.
Grover Norquist, Chủ tịch của Americans for Tax Reform – một nhóm bảo thủ bảo vệ người nộp thuế Mỹ, nói: “Những thành công của Trump trong việc cắt giảm thuế và chi phí quản lý, tái thiết quân đội, đầy lùi nguy cơ chiến tranh và thay đổi tòa án, không thua kém gì so với những thành tựu mà các đời tổng thống trước đó của Đảng Cộng Hòa đạt được”.
Ông Trump đã có những thành tựu đáng chú ý trong việc đặt nền móng hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên (Ảnh: Getty Images)
Trong khi danh sách thành tựu của năm đầu liệt kê nhiều đề xuất và những dự luật đang trong quá trình thực thi, danh sách năm thứ hai kể tên hàng chục thành quả đã đạt được, đạo luật đã ký và các điều lệ đã được thi hành.
Tổng thống Trump ký đạo luật ủy quyền quốc phòng trị giá 716 tỷ USD ngày 13/8/2018 ở Fort Drum, N.Y. (Ảnh: Carolyn Caster / AP)
“Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo thực sự độc đáo trong lịch sử nước Mỹ. Ông ấy là người con của quận Queens, người đã trở thành một nhà lãnh đạo tiên phong trong giới doanh nhân quốc tế và thu về hàng tỉ USD bằng cách làm được những điều mà không một ai nghĩ rằng ông ấy có thể làm được”, ông John McLaughlin, Chuyên gia về khảo sát dân ý trong cuộc tranh cử năm 2016 của ông Trump cho biết.
Tổng thống Trump được đánh giá là người có sách lược cứng rắn với Trung Quốc hơn so với những người tiền nhiệm của ông (Ảnh: Getty Images)
“Họ bảo rằng ông ấy không thể làm tổng thống, không thể vượt mặt giới thống trị, và ông ấy đã làm được. Trong hai năm, tầng lớp đi đầu [tại Washington] luôn nói rằng ông ấy không thể làm được gì. Mặc kệ những lời họ nói, ông ấy đã thành công. Ông ấy chưa bao giờ rút lui, và sẽ không nghỉ ngơi. Ông ấy đã chiến thắng”, ông John nói thêm.
Tổng thống Trump đã chứng tỏ bản thân bằng những thành công trong việc giữ vững lời hứa mà ông đã đưa ra khi tranh cử. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Nỗ lực của Tổng thống Donald Trump đang được chứng minh qua những thay đổi rõ nét của nền kinh tế những năm gần đây và các thành tựu nổi bật nhất từ trước đến nay. Nhờ vào các chính sách linh hoạt và có phần mềm mỏng hơn, niềm tin của các doanh nghiệp Mỹ đối với nền kinh tế nước nhà đang dần mạnh mẽ hơn trong suốt 18 năm qua.
Theo ông Larry Kudlow – Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, cố vấn kinh tế cấp cao nhất của ông Trump, quan điểm của tổng thống là tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng nhất có thể để doanh nghiệp làm ăn và phát triển. Cũng nhờ vào chủ trương cắt giảm thuế, lợi nhuận của giới kinh doanh Mỹ đang tiến gần tới mức kỷ lục tính từ năm ngoái.
Nước Mỹ đã có những bước trở mình mạnh mẽ dưới thời Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty Images)
Trong tờ Washington Post Friday, nhà báo Marc Thiessen, phát ngôn viên của cựu Tổng thống Bush đã thừa nhận những thành tựu mà ông Trump đạt được và nói rằng Tổng thống Trump đã chứng tỏ bản thân bằng những thành công trong việc giữ vững lời hứa mà ông đã đưa ra khi tranh cử.
Ông viết: “Thực tế là, trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Trump đã lập một kỷ lục đáng nể về khả năng giữ lời hứa của tổng thống”.
Inline image
Bài viết của tờ Washington Examiner đã được Tổng thống Trump chia sẻ lên trang Twitter cá nhân với lời bình luận: “HỨA ĐƯỢC, LÀM ĐƯỢC!”
Dưới đây là một phần trong danh sách 289 thành tựu của Tổng thống Donald Trump trong 20 tháng cầm quyền, do tờ Washington Examiner công bố:
Tăng trưởng kinh tế
  • Tăng trưởng kinh tế đạt 4,2% trong quý II năm 2018.
  • Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, tăng trưởng được dự đoán sẽ vượt quá 3% so với năm dương lịch.
Việc làm
  • 4 triệu việc làm mới đã được tạo ra kể từ thời điểm tranh cử.
  • Tổng số người Mỹ nhận được việc làm cao nhất trong lịch sử Mỹ.
  • Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần năm thập kỷ.
  • Chuỗi tăng trưởng việc làm tích cực dài nhất nền kinh tế Mỹ từng ghi nhận
  • Lần đầu tiên thị trường việc làm ghi nhận tỉ lệ cung cao hơn so với tỉ lệ cầu.
  • Tính đến tháng 5/2018, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi đạt 5,9%, người Mỹ gốc Tây Ban Nha là 4,5% và người Mỹ gốc châu Á là 2%, tất cả đều đạt mức thấp nhất trong lịch sử.
  • Tỉ lệ nữ giới thất nghiệp tháng 5/2018 ở mức thấp nhất trong gần 65 năm vào mức 3,6%
  • Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp giảm còn 9,2%, đạt mức thấp nhất từ năm 1966
  • Tỉ lệ cựu chiến binh thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ khi giảm còn 3% vào tháng 7/2018.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ học vấn thấp (không có bằng cấp 3) đạt mức thấp kỷ lục.
  • Tỷ lệ người tàn tật không có việc làm đạt mức thấp nhất trong lịch sử.
  • Thăm dò cho thấy 85% công nhân tin rằng cuộc sống của họ đang đi “đúng hướng”, 68 % được tăng lương.
  • Năm ngoái, mức độ hài lòng với công việc giữa các công nhân Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2005.
  • Gần 2/3 người Mỹ cho rằng lúc này là thời điểm tốt để tìm một công việc chất lượng.
Thu nhập của người Mỹ
  • Thu nhập trung bình của hộ gia đình tăng lên 61,372 USD trong năm 2017, ở mức cao sau suy thoái.
  • Tiền lương tăng 3,3% trong giai đoạn 2016-2017, cao nhất trong một thập kỷ.
  • Hội đồng Cố vấn Kinh tế phát hiện rằng bồi thường tiền lương thực tế đã tăng 1,4% trong năm qua.
  • Khoảng 3,9 triệu người không còn phải lĩnh tiền trợ cấp thực phẩm
  • Thu nhập trung bình cho người Mỹ gốc Tây Ban Nha tăng 3,7% và vượt qua 50.000 USD lần đầu tiên trong lịch sử.
  • Quyền sở hữu nhà của người gốc Tây Ban Nha ở mức cao nhất trong gần một thập kỷ.
  • Tỷ lệ người nghèo gốc Phi và gốc Tây Ban Nha đạt mức thấp nhất từng được ghi nhận.
Chỉ số lạc quan về kinh tế
  • 95% các nhà sản xuất Mỹ lạc quan về tương lai, cao nhất từ trước tới nay.
  • Niềm tin tiêu dùng ở mức cao nhất trong 18 năm.
  • Niềm tin vào nền kinh tế ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ, với 51% đánh giá nền kinh tế là tốt hay tuyệt vời.
Doanh nghiệp Mỹ
  • Cắt giảm thuế thu hút đầu tư tăng cao. Hơn 450 tỷ USD đầu tư nước ngoài đã đổ trở lại Mỹ, với hơn 300 tỷ USD trong quý I năm 2018.
  • Doanh số bán lẻ tăng mạnh. Số liệu của Bộ Thương mại từ tháng 8 cho thấy doanh số bán lẻ tăng 0,5% trong tháng 7 năm 2018, tăng 6,4% so với tháng 7/2017.
  • Năng suất lao động cao nhất trong hơn ba năm.
  • Các nhà sản xuất thép và nhôm đang mở cửa trở lại.
  • Ba chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ (Dow Jones, S & P 500 và NASDAQ) đều đạt mức cao kỷ lục.
Phát triển nhân lực
  • Thành lập một Hội đồng Quốc gia cho Lao động Mỹ, tập trung phát triển chiến lược quốc gia về đào tạo và tái đào tạo lao động Mỹ cho các ngành công nghiệp có nhu cầu cao.
  • Các nhà tuyển dụng đã ký kết “Cam kết với Lao động Mỹ”, đào tạo hơn 4,2 triệu nhân công và sinh viên.
  • Ủy quyền hơn 1 tỷ USD cho các tiểu bang mỗi năm để tài trợ các chương trình giáo dục hướng nghiệp và đào tạo tay nghề.
  • Mở rộng cơ hội học nghề cho sinh viên và người đi làm.
Cắt giảm quy định
  • Cắt giảm quy định và thủ tục hành chính trên quy mô lớn.
  • Tiết kiệm được một khoản 8 tỉ USD trong năm 2017 sau khi cắt giảm các quy định chính phủ.
  • Sử dụng Đạo luật Đánh giá Quốc hội để bãi bỏ quy định hơn gấp nhiều lần trong lịch sử.
Cắt giảm thuế
  • Hoàn thành cắt giảm thuế và cải cách với quy mô lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ thông qua đạo luật Việc làm và Giảm thuế
  • Giảm thuế suất thuế doanh nghiệp của Mỹ từ mức cao nhất trong thế giới phát triển, cho phép các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh và giành chiến thắng. Các doanh nghiệp nhỏ hiện có thể khấu trừ 20% thu nhập kinh doanh của họ.
  • 90% lao động được kỳ vọng sẽ tăng lương nhờ cắt giảm thuế, theo Bộ Tài chính.
  • Hơn 6 triệu lao động đã được tăng lương, thưởng và phúc lợi khác nhờ cắt giảm thuế.
  • Hơn 100 công ty tiện ích đã giảm giá điện, khí đốt hoặc nước nhờ Luật cắt giảm thuế và việc làm.
  • 89% công ty có kế hoạch tăng bồi thường lao động nhờ việc cắt giảm thuế.
Đối ngoại
  • Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem.
  • Rút khỏi thỏa thuận Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt.
  • Hội nghị thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un, đặt nền móng hòa bình và phi hạt nhân hóa cho bán đảo Triều Tiên.
  • Áp đặt biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với các nhà độc tài Venezuela.
  • Đáp trả hành vi sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Syria nhắm vào dân thường.
  • Ban hành chính sách mới đối phó với Cuba, đòi hỏi chính quyền Cuba phải chịu trách nhiệm với hành vi áp bức và xâm phạm nhân quyền.
  • Tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq.
  • Giải cứu hàng chục tù nhân chính trị Mỹ bị các chính phủ nước ngoài giam giữ.
  • Hành động chống lại các âm mưu xấu xa của Nga, bao gồm nỗ lực can thiệp các cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
  • Giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2028 ở Los Angeles.
  • Liên minh Mỹ-Canada-Mexico đăng cai tổ chức World Cup 2026.
Quốc phòng
  • Tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng đạt 700 tỷ USD cho năm 2018 và 716 tỷ USD cho năm 2019.
  • Tăng lương quân sự cao nhất trong gần một thập kỷ.
  • Ban hành Đánh giá chung về Tình trạng Hạt Nhân.
  • Tuyên bố chiến lược an ninh quốc gia “Nước Mỹ trên hết”.
  • Khởi động một Lực lượng Không gian như một nhánh mới của quân đội và khởi động lại Hội đồng Không gian Quốc gia.
  • Thúc đẩy tất cả đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng chi tiêu quốc phòng.
Thương mại
  • Thương lượng để đạt được các thỏa thuận thương mại tốt hơn, hướng đến thương mại tự do, công bằng và đảm bảo lợi ích song phương.
  • Mỹ – EU phối hợp hướng đến mục tiêu không thuế quan, không rào cản phi thuế quan và không trợ cấp
  • Thỏa thuận với EU để tăng xuất khẩu năng lượng của Hoa Kỳ sang châu Âu.
  • Kiến nghị WTO vì hệ thống giải quyết tranh chấp bất công, cải thiện quyền lợi của Mỹ trong việc ban hành luật thương mại công bằng.
  • Lần lượt đạt được hoặc triển khai đàm phán thương mại mới với Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu.
  • Đàm phán thành công Thỏa thuận Thương mại Mỹ-Mexico-Canada lịch sử để thay thế NAFTA.
  • Bảo đảm 250 tỷ USD cho các giao dịch đầu tư và thương mại mới ở Trung Quốc và 12 tỷ USD ở Việt Nam.
  • Thành lập một nhóm công tác thương mại và đầu tư với Vương quốc Anh, đặt nền tảng cho thương mại sau Brexit.
  • Ban hành mức thuế nhôm và thép để bảo vệ các nhà sản xuất của Mỹ và tăng cường an ninh quốc gia.
  • Trực tiếp đối đầu với hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc sau nhiều năm tìm kiếm biện pháp, bao gồm áp thuế trừng phạt, tiến hành điều tra các hoạt động lấy trộm chất xám và công nghệ Mỹ.
  • Rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tránh tổn hại đến ngành sản xuất trong nước.
  • Trợ cấp thiệt hại cho nông dân do chiến tranh thương mại với số tiền 12 tỷ USD.
Pháp luật
  • Trong năm đầu nhậm chức, nhiều thẩm phán Tòa án Mỹ được bổ nhiệm hơn bao giờ hết.
  • Đề cử Thẩm phán Tòa án tối cao kiên định tuân theo hiến pháp, hoàn thành xác nhận Thẩm phán Tòa án tối cao đối với ông Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh.
  • Ký sắc lệnh hành chính, đẩy mạnh tấn công tổ chức tội phạm và buôn bán ma túy.
Đẩy mạnh cuộc chiến chống Opioids
An ninh biên giới và xuất nhập cảnh
  • Truy quét băng đảng tội phạm xuyên quốc gia MS-13 để bảo vệ an ninh cộng đồng và dân chúng.
  • Đẩy mạnh tấn công các vụ buôn lậu ma túy khu vực biên giới.
Năng lượng
  • Xuất khẩu than tăng hơn 60% trong năm 2017.
  • Sản lượng dầu đạt mức cao nhất trong lịch sử nước Mỹ.
  • Hoa Kỳ hiện là nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.
  • Trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lần đầu tiên trong sáu thập kỷ qua.
  • Rút khỏi hiệp định Chống biến đổi khí hậu Paris gây tổn thương cho ngành sản xuất của Mỹ, tránh phải bỏ ra 6 nghìn tỷ USD chi trả cho hơn 6,5 triệu người thất nghiệp.
  • Hành động để đẩy nhanh việc xác định và khai thác các khoáng chất quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng kinh tế của quốc gia.
  • Cải cách Tiêu chuẩn Chất lượng Không khí Môi trường Bao quanh Quốc gia, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất Mỹ.
  • Đề xuất mở rộng khoan ngoài khơi như là một phần của chiến lược năng lượng toàn diện
  • Ký hợp đồng cho thuê 31,2 triệu ha ở ngoài khơi Vịnh Mexico để dò tìm năng lượng
  • Thúc đẩy EU tăng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Hoa Kỳ.
  • Cấp giấy phép cho Đường ống dẫn New Burgos vượt qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Cho lưu thông dầu qua đường ống, loại bỏ các hàng rào pháp lí với Đường ống Dakota và Đường ống Keystone XL do người Canada sở hữu, qua đó mở rộng mạng lưới vận chuyển dầu vốn đã khổng lồ của nước Mỹ.
  • Khai trương Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Alaska để thăm dò năng lượng.
Minh Hạnh

Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất kiểu này thì Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?

Lê Thanh Hải | 21/10/2018 11:26 AM
Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất kiểu này thì Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?

Theo Rabobank, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế của chính quốc gia này vào suy thoái nếu họ tiếp tục đi theo lộ trình tăng lãi suất hiện tại của mình.

Một bản tóm tắt của phiên họp ngày 25 và 26 tháng 9 của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đề cập đến sự sẵn sàng tiếp tục tăng dần lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ đã được công bố vào hôm thứ Tư vừa qua.
Bất chấp những lời chỉ trích dữ dội đang diễn ra từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Fed vẫn tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Hồi đầu tháng này, ông Trump cho rằng Fed đang trở nên "điên khùng", rồi công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell, và khẳng định rằng lãi suất cao hơn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế.
Trong chương trình "Street Signs" của CNBC vào hôm thứ Năm vừa qua, Lyn Graham Taylor, chiến lược gia cao cấp chuyên về thu nhập cố định tại Rabobank, phát biểu rằng ông Trump có thể có lý.
"Chúng tôi nghĩ rằng Fed cuối cùng sẽ đẩy nước Mỹ vào suy thoái bằng cách đi theo lộ trình tăng lãi suất này", chuyên gia phân tích nói.
Lãi suất liên bang, thước đo giúp chỉ ra chi phí vay trên khắp nền kinh tế Mỹ, đã được nâng lên mức từ 2% đến 2,25% vào ngày 26 tháng 9 năm 2018. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất trong năm nay, ba đợt tăng trong năm 2019 và một đợt vào năm 2020.
Graham-Taylor cho biết ông dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái ở Mỹ trong vòng "vài năm tới" và các nhà nghiên cứu tại ngân hàng của ông đã căn cứ điều này trên sự đi ngang của đường cong lợi suất.
Một đường cong lợi suất phẳng xảy ra khi lợi suất trên nợ dài ngày hơn giảm xuống mức gần với mức của các trái phiếu ngắn ngày hơn. Nó có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự tin trong trung và dài hạn của một nền kinh tế.
Trong những tuần gần đây, đường cong lợi suất đã thực sự dốc lên nhưng Graham-Taylor nói rằng trong trường hợp này điều đó là liên quan đến sự bất ổn, chứ không phải là do niềm tin của nhà đầu tư trong tương lai.
Chuyên gia phân tích này cho rằng với chỉ hai đợt tăng lãi suất nữa thì có lẽ cũng sẽ là "tăng quá mức" và điều đó đủ để kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế.

Tổng thống Trump muốn một phụ nữ tiếp quản vị trí đại sứ mới tại LHQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Bảy, ông muốn chọn một người phụ nữ để tiếp quản vai trò đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc sau khi Nikki Haley từ chức, theo The Guardian.
Đại sứ Mỹ tại LHQ, Nikki Haley, cựu thống đốc bang South Carolina, đã khiến nhiều người ngạc nghiên khi bất ngờ tuyên bố hồi đầu tháng này rằng cô sẽ nghỉ việc vào cuối năm nay.
Nhiều suy đoán nổi lên sau đó, xoay quanh việc liệu ông Trump có bổ nhiệm con gái mình, Ivanka, vào vị trí này hay không. Tuy nhiên, Tổng thống Trump thừa nhận ông cần phải cân nhắc vì sẽ bị cáo buộc là “gia đình trị” nếu chọn Ivanka, dù ông đánh giá con gái mình “sẽ rất xuất sắc” trong vai trò này.
Cùng ngày, con gái tổng thống, Ivanka Trump, đã viết trên Twitter: “Thật vinh dự được phục vụ trong Nhà Trắng cùng với nhiều đồng nghiệp tuyệt vời và tôi biết rằng Tổng thống sẽ đề cử một người đáng kính thay thế cho Đại sứ Haley. Sự thay thế đó sẽ không phải là tôi”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/10 tiết lộ ông sẽ xem xét việc lựa chọn Dina Powell, cựu cố vấn Nhà Trắng hiện làm việc trong ban điều hành ngân hàng Goldman Sachs, làm đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc tiếp theo.
Hôm thứ Bảy, nói chuyện với các phóng viên ở Elko, Nevada sau một cuộc mít tinh, tổng thống cho biết ông đang phỏng vấn ba phụ nữ và hai người đàn ông cho vị trí này và sẽ “chọn được một người sớm thôi”.
Khi được hỏi: “Ông có muốn đó là một người phụ nữ không?”
Ông bảo có, những cũng bổ sung thêm rằng “Tôi sẽ chọn ra người tốt nhất. Chúng tôi đang phỏng vấn năm người, ba phụ nữ, hai người đàn ông. Tôi nghĩ tôi có thể thích điều đó, nhưng chúng ta sẽ thấy”.
Minh Hạnh

TT Trump bất ngờ "đánh úp" Moskva, nghị sĩ Nga phản pháo: Mỹ đừng mơ chiếm thế thượng phong!

Hồng Anh | 21/10/2018 13:24
TT Trump bất ngờ đánh úp Moskva, nghị sĩ Nga phản pháo: Mỹ đừng mơ chiếm thế thượng phong!
Ảnh: Daily Express.

Trước đây, Tổng thống Putin từng tuyên bố đanh thép rằng Nga sẽ đáp trả "tương xứng và tức thì" nếu Mỹ đơn phương rút khỏi INF. Liệu kịch bản Chiến tranh Lạnh có lặp lại?

Mỹ muốn lôi kéo Nga chạy đua vũ trang
Hôm thứ 7 (20/10 - theo giờ Washington), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ tuyên bố đơn phương rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), được kí kết giữa Mỹ và Liên Xô từ năm 1987.
Lí do được ông Trump đưa ra là Nga đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận kiểm soát hạt nhân trên trong nhiều năm qua, và Mỹ sẽ không tiếp tục làm ngơ để Nga tiếp tục những hành động đó.
Bên cạnh đó, ông Trump còn khẳng định đây là động thái quan trọng nhằm giúp Mỹ chống lại những "mối đe dọa" ngày càng gia tăng từ phía Nga và Trung Quốc. Vị Tổng thống Mỹ cho biết tình hình hiện nay là "không thể chấp nhận được", do đó Mỹ "buộc phải phát triển các loại vũ khí này [vũ khí hạt nhân tầm trung]".
"Chúng ta có hẳn một khoản tiền khổng lồ để 'thử nghiệm' với quân đội", ông Trump tuyên bố.
Phát biểu trên được ông chủ Nhà Trắng đưa ra trong một buổi họp báo hậu tiếp xúc cử tri tại bang Nevada, sau khi có các thông tin cho rằng cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đang cố gắng thuyết phục Tổng thống rút Mỹ khỏi hiệp ước INF.
Các nhà lập pháp Nga đã phản ứng gay gắt trước quyết định của Tổng thống Mỹ.
"Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) của Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là điều bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi hy vọng rằng lẽ phải sẽ chiến thắng.
Rõ ràng Mỹ không hề có bằng chứng cho thấy Nga vi phạm các điều khoản trong hiệp ước này", ông Frants Klintsevich, một thành viên của Ủy ban Quốc phòng thuộc Thượng viện Nga, khẳng định với Sputnik.
Ông này cũng nhấn mạnh rằng quyết định rút khỏi INF của ông Trump sẽ gây tổn hại đối với các đồng minh châu Âu của Mỹ.
"[Mỹ] muốn kéo chúng tôi, giống như Liên Xô trước kia, vào một cuộc chạy đua vũ trang. Họ sẽ không đạt được mục đích đó. Tôi chắc chắn rằng Nga sẽ nỗ lực đảm bảo an ninh quốc gia trong bất cứ hoàn cảnh nào", ông Klintsevich nói.
Ngày hôm nay (21/10), ông Alexey Pushkov, một nghị sĩ khác của Thượng viện Nga, cũng đã đáp trả quyết định của Tổng thống Mỹ trên tài khoản Twitter cá nhân.
Trong đó, ông đã chỉ trích việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận INF là đòn giáng mạnh tay thứ 2 vào sự ổn định toàn cầu, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống Tên lửa Đạn đạo (ABM) hồi năm 2001.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định Nga sẽ không khai hỏa vũ khí hạt nhân nhằm vào các nước khác, mà chỉ sử dụng nó để ngăn chặn đòn tấn công của các bên gây hấn. Nhắc lại phát biểu của Tổng thống Putin, nghị sĩ Pushkov cho biết điều đó đồng nghĩa với việc Nga sẽ không cho phép Mỹ chiếm thế thượng phong về vũ khí hạt nhân.
"Mỹ đang đẩy thế giới về thời Chiến tranh Lạnh", ông Pushkov kết luận.
TT Trump bất ngờ đánh úp Moskva, nghị sĩ Nga phản pháo: Mỹ đừng mơ chiếm thế thượng phong! - Ảnh 2.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Xô viết Mikhail Gorbachev kí kết Hiệp ước INF năm 1987. Ảnh: Reuters.
Nga sẽ đáp trả tương xứng?
Hiệp ước INF được kí kết giữa Mỹ và Liên Xô năm 1987, với mục đích loại bỏ các tên lửa đạn đạo và hành trình hạt nhân phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Tuy nhiên, theo RT, thỏa thuận INF không ảnh hưởng tới các loại tên lửa phóng từ trên biển và máy bay - lĩnh vực Mỹ có lợi thế chiến lược hơn Liên Xô vào thời điểm đó. Bởi vậy, INF được coi là một cử chỉ thiện chí của Liên Xô đối với Mỹ.
Ngoài ra, một vấn đề lớn khác của INF là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như đồng minh Anh, Pháp của Mỹ, hay Trung Quốc, không tham gia hiệp ước này.
Trước đây, Nga từng cam kết sẽ tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của INF, với điều kiện Mỹ cũng phải hành động tương tự.
Tổng thống Putin đã tuyên bố đanh thép rằng "Nga sẽ đáp trả tương xứng và tức thì" nếu Mỹ đơn phương rút khỏi INF như kịch bản năm xưa với thỏa thuận ABM.
Hai nước Nga-Mỹ từng nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm các điều khoản của INF.
Cụ thể, phía Washington cho rằng Moskva đã bí mật phát triển các loại tên lửa tầm trung, đặc biệt dành cho hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M được triển khai ở biên giới phía Tây nước Nga. Phía Moskva thì chỉ trích việc Washington lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore, có khả năng đánh chặn các tên lửa phóng từ ngoài khơi, tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

Phạm Hà | 21/10/2018 07:02 AM
Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)

Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga đã vi phạm thỏa thuận INF trong nhiều năm và Mỹ sẽ không để các hoạt động vi phạm tiếp tục.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/10 cho biết sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), vì Nga đã vi phạm thỏa thuận này. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ không đề cập rõ những vi phạm đó là gì.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 km tới 5.500 km). Trong những năm gần đây, Nga và Mỹ thường xuyên tranh cãi về việc thực hiện INF và cáo buộc nhau phá vỡ thoả thuận.
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga đã vi phạm thỏa thuận này trong nhiều năm và Mỹ sẽ không để các hoạt động vi phạm tiếp tục. Mỹ sẽ phải phát triển các loại vũ khí này, nếu Nga và Trung Quốc tiếp tục sở hữu hay phát triển các vũ khí này. Trung Quốc hiện không phải là một bên của Hiệp ước.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm 20/10 bắt đầu chuyến thăm 4 nước Nga, Azerbaijan, Armenia và Gruzia.
Trong chặng dừng chân đầu tiên tới Nga, dự kiến ông Bolton sẽ có cuộc gặp với các quan chức Nga vào thời điểm mối quan hệ hai nước đang xấu đi, liên quan đến cuộc chiến Syria, Ukraina, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và cuộc bầu cử giữa nhiệm kì sắp tới tại Mỹ./.

Chiến tranh giả tưởng Nga - Mỹ năm 2019: Hậu quả khôn lường và đặc biệt thảm khốc


Chiến tranh giả tưởng Nga - Mỹ năm 2019: Hậu quả khôn lường và đặc biệt thảm khốc
Ảnh: © Reuters / STR New

Ngay từ đầu, chiến trường sẽ chứng kiến những cảnh tượng thảm khốc khi cả hai bên Nga - Mỹ đồng loạt "xả" toàn bộ vũ khí hủy diệt quy mô lớn.

Dưới đây là bài phân tích của tác giả Mikhail Khodarenok, nhà bình luận quân sự của trang Gazeta.ru, về viễn cảnh chiến tranh giữa Mỹ - Nga vào năm 2019:
Chiến tranh Nga - Mỹ sẽ xảy ra?
Theo một cuộc khảo sát mới đây, gần nửa số quân đội Mỹ tin rằng Mỹ sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lớn trong năm tới giữa bối cảnh Moskva và Bắc Kinh đang trở thành "mối đe dọa tiềm tàng". Nhưng liệu có cơ sở nào cho mối lo ngại này hay không?
Dù có tới 46% binh sĩ và chỉ huy Mỹ thừa nhận về khả năng chiến tranh nhưng số liệu không chỉ ra rằng Mỹ và Nga sẽ chiến tranh dưới hình thức nào. Khảo sát cũng không đưa ra phân tích cụ thể về mâu thuẫn vũ trang chiến lược tiềm tàng giữa Moskva và Washington.
Quân đội Mỹ không đề cập tới ba yếu tố quan trọng nhất của mọi cuộc chiến: mục đích, cách thức và phương tiện để đạt được mục đích. Về cơ bản, họ nghĩ rằng chiến tranh sắp xảy ra, nhưng họ không biết đó là cuộc chiến như thế nào.
Mặc dù căng thẳng giữa Mỹ - Nga ngày càng có xu hướng leo thang nhưng cả Washington lẫn Moskva đều chưa từng đề cập tới việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt được những mục tiêu về chính trị hay quân sự.
Có vẻ như mối quan hệ song phương của hai nước đã "chạm đáy" trong thời gian gần đây. Tuy vậy, trong vòng một năm tới, sẽ không có mâu thuẫn về mặt lý tưởng, kinh tế hay lãnh thổ nào đủ lớn để kích động một cuộc chiến toàn diện và có quy mô lớn.
Những mâu thuẫn vũ trang hiện tại (từ vùng Viễn Đông cho tới Phương Tây) sẽ không đủ để Mỹ - Nga có lí do chiến tranh lẫn nhau.
Chiến tranh giả tưởng Nga - Mỹ năm 2019: Hậu quả khôn lường và đặc biệt thảm khốc - Ảnh 1.
TT Putin: Kẻ nào tấn công hạt nhân Nga, kẻ đó sẽ phải chết không kịp hối hận!
Tình hình hiện tại ở Syria là bằng chứng cho thấy rằng Moskva và Washington đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo tránh "dẫm vào chân nhau". Bên cạnh đó, cả Nga lẫn Mỹ đều không đủ khả năng để đặt ra các mục tiêu chính trị, quân sự vững chắc chỉ trong một vài tuyên bố ngắn ngủi.
Ngoài ra, cũng cần hiểu rằng chiến tranh không thể "đột ngột bùng phát" và việc chuẩn bị tham chiến cũng tiêu tốn nhiều thời gian.
Thậm chí kể cả khi hai quốc gia bắt đầu "nạp đạn" nhanh nhất có thể, thì công đoạn này cũng tiêu tốn ít nhất 6 tháng để hoàn thành. Và, xét trên hệ thống tình báo hiện đại cấp cao ngày hôm nay, việc "che giấu" quá trình chuẩn bị tham chiến ở quy mô lớn là bất khả thi.
Cuối cùng, Moskva và Washington không thể nào phát động chiến tranh với những lực lượng binh sĩ "đang sống trong thời bình". Đó sẽ là một ván cược với rủi ro quá lớn cho cả hai bên.
Trong khi đó, không có thông tin tình báo hiện đại nào cho thấy Nga - Mỹ đã bắt đầu triển khai lực lượng quân đội với mục đích chiến lược. Điều đó có nghĩa rằng chiến tranh quy mô lớn gần như chắc chắn không xảy ra trong tương lai gần.
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Quân đội Nga thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu thanh tại Bắc Cực.
00:00:37
Quân đội Nga thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu thanh tại Bắc Cực.
Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ tới một trận chiến giả tưởng giữa Mỹ và Nga, thì có khả năng rất cao đó là một cuộc chiến hạt nhân dai dẳng.
Ngay từ đầu, chiến trường sẽ chứng kiến những cảnh tượng thảm khốc khi cả hai bên đồng loạt "xả" toàn bộ vũ khí hủy diệt quy mô lớn - chủ yếu là kho vũ khí hạt nhân chiến lược, kéo theo hậu quả kinh hoàng không chỉ đối với người dân ở Nga - Mỹ, mà còn đối với tất cả các quốc gia khác trên thế giới.
Cả Phương Tây và Phương Đông đều hiểu điều này rất rõ. Hồi tháng 9, chuyên gia cấp cao Andrew Lewis thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington cho rằng với sự ra đời của vũ khí hạt nhân, các cường quốc lớn đã học cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp.
Ngoài ra, chiến tranh giữa các quốc gia giàu có và có kho vũ trang lớn đã trở nên đắt đỏ và ngày càng mạo hiểm.
Theo ông Lewis, "nước Mỹ tự nhận ra rằng trong thế giới hiện đại, quyền lực mềm của Mỹ đang dần yếu đi và sức mạnh quân sự cũng không còn hiệu quả như trước". Các quốc gia mới nổi đang trở thành thách thức đối với Mỹ trong các lĩnh vực kinh tế, tầm ảnh hưởng quốc tế và vai trò lãnh đạo ở quy mô khu vực.
Trong bối cảnh ấy, đối thủ của Washington sẽ tận dụng mọi cơ hội có được từ công nghệ thông tin để làm tổn hại Mỹ. Ông cho rằng đây là loại mâu thuẫn mới với yếu tố chủ chốt là thông tin và hậu quả về mặt nhận thức.
Đối với cuộc bỏ phiếu do tờ Military Times tổ chức, chúng ta nên nhớ rằng không cuộc bỏ phiếu nào được thực hiện trong quân đội mà không có sự đồng thuận của các sĩ quan cấp cao và chính phủ. Trong nhiều trường hợp, kết quả của bỏ phiếu đã được định sẵn.

Tuy nhiên, kết quả lần này có lẽ chỉ nhằm "thêm dầu vào lửa" cho mối quan hệ Nga - Mỹ và không có thêm mục đích nào khác. Dù sao đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên coi cuộc bỏ phiếu là dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ sắp gây chiến trong tương lai gần.

Nga chỉ trích Mỹ thêu dệt thông tin can thiệp bầu cử

Lê Ánh | 21/10/2018 12:29 AM
Nga chỉ trích Mỹ thêu dệt thông tin can thiệp bầu cử
Thứ tưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Reuters/TTXVN

Ngày 20/10, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Mỹ đang thêu dệt thông tin nhằm tạo cớ để trừng phạt Moskva, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội một công dân Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Trong thông báo mới đưa ra, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Mỹ đang thêu dệt chứng cứ để một lần nữa áp đặt các biện pháp trừng phạt tồi tệ nhằm vào Moskva.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Washington đang dùng lại chiêu bài cáo buộc Nga can thiệp các cuộc bầu cử tại Mỹ sau khi liên tục đưa ra những cáo buộc vô căn cứ kiểu này trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 khi tỷ phú Donald Trump bất ngờ giành chiến thắng trước chính trị gia kỳ cựu Hilary Clinton.
Ông Ryapkov cũng cho rằng một số chính trị gia tại Mỹ đang bắt đầu "một chiến dịch vu khống đáng xấu hổ" để giành lợi thế chính trị, đồng thời gia tăng áp lực với Nga. Moskva cảnh báo Washington sẽ chỉ nhận lại sự phản kháng quyết liệt hơn nếu tiếp tục thể hiện thái độ thù địch.
Trước đó, ngày 19/10, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc công dân Nga Elena Alekseevna Khusyaynova, 44 tuổi, ở thành phố Saint Petersburg, đã tham gia một chiến dịch nhằm truyền bá những tin tức giả mạo ảnh hưởng tới cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ Mỹ vào tháng 11 tới.
Theo đó, bà Khusyaynova quản lý tài chính cho một công ty mà Washington cáo buộc là tài trợ cho các hoạt động gây ảnh hưởng nước ngoài vào Mỹ, trong đó có hoạt động quảng cáo trên truyền thông xã hội, mua tên miền Internet và đăng tin tức trên mạng xã hội.
Công ty này thuộc sở hữu của Yevgeny V. Prigozhin, một nhân vật chính trị người Nga từng bị giới chức Washington buộc tội can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Cáo buộc trên được công bố trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ. Kết quả bầu cử sẽ quyết định liệu đảng Dân chủ có giành được quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện từ tay đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump hay không.

Tín hiệu mới về thượng đỉnh Trump - Putin lần 2 giữa lúc Mỹ nhăm nhe ra đòn thách thức

Thanh Hà | 21/10/2018 08:55 AM
Tín hiệu mới về thượng đỉnh Trump - Putin lần 2 giữa lúc Mỹ nhăm nhe ra đòn thách thức
Lãnh đạo Nga-Mỹ tại thượng đỉnh ở Helsinki. Ảnh: Tass.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể gặp nhau tại Paris hoặc Buenos Aires vào tháng 11 - TASS dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ trong cuộc họp ngày 19.10.

"Có một vài khả năng, trong đó có hội nghị G-20 ở Buenos Aires hoặc lễ duyệt binh mừng ngày đình chiến ở Paris. Hội nghị thượng đỉnh G-20 có lẽ là có khả năng cao hơn. Và lời mời của Tổng thống Trump mời ông Putin đến thăm Washington, DC vẫn còn" - quan chức Mỹ nói.
Lễ duyệt binh mừng ngày đình chiến, được Pháp tổ chức nhằm kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất vào 11.11 tới. Trong khi đó, hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Argentina vào ngày từ 30.11 - 1.12.
Trước đó, trong chương trình "Bolshaya Igra" của đài truyền hình One Channel, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, điện Kremlin không loại trừ khả năng về cuộc họp mới giữa ông Vladimir Putin và ông Donald Trump trong tương lai gần.
"Có một số sự kiện mang tầm quốc tế dự kiến cả ông Vladimir Putin và ông Donald Trump sẽ cùng tham dự. Cho dù đó là sự kiện kỷ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất tại Paris vào tháng 11 hoặc hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina hay các sự kiện khác, trong bất kỳ trường hợp nào, hai tổng thống sẽ cùng hiện diện tại đó" - ông Peskov nói.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn điện Kremlin, đề xuất tổ chức một cuộc họp song phương hiện vẫn chưa được bên nào đề cập tới, kể cả Washington lẫn Mátxcơva. Ông cũng khẳng định, cho tới nay chưa có sự chuẩn bị nào được thực hiện cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
"Chúng ta hãy chờ nội dung mà Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton sẽ chuyển từ ông Donald Trump đến ông Vladimir Putin. Có lẽ sau đó chúng tôi sẽ có một số thông tin mới" - ông Peskov nói.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton thăm Nga trong ngày 20.10 và dự kiến có cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev.
Trong chia sẻ trên Twitter, cố vấn của ông Donald Trump cho biết sẽ tiếp tục trao đổi các vấn đề đã bắt đầu từ hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ hồi tháng 7 ở Helsinki.
Theo AFP, chuyến đi Nga của ông John Bolton diễn ra trong bối cảnh có thông tin Washington muốn rút khỏi một hiệp ước vũ khí hạt nhân quan trọng.
Tờ New York Times cho biết, chính quyền ông Donald Trump có kế hoạch thông báo cho các nhà lãnh đạo Nga về việc chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kéo dài 3 thập kỷ.
Tờ báo cho biết, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận được ký năm 1987.
Quan hệ Mỹ-Nga đang bị căng thẳng vì những cáo buộc Mátxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, cũng như căng thẳng về sự ủng hộ của Nga đối với chính phủ Syria và cuộc xung đột ở Ukraina. Tuy nhiên, Washington cần sự hỗ trợ từ Mátxcơva trong việc thông qua các nghị quyết về vấn đề Syria, gây sức ép với Iran và Triều Tiên.

Lần đầu đối mặt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nga đã nói với nhau những gì?

Anh Tuấn | 21/10/2018 07:59
Lần đầu đối mặt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nga đã nói với nhau những gì?
Bộ trưởng Mỹ James Mattis bắt tay người đồng cấp Nga Sergei Shoigu tại Singapore.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã gặp gỡ người đồng cấp người Nga Sergei Shoigu lần đầu tiên vào ngày 20/10. Sau khi bắt tay nhau, hai người đã nói về rất nhiều đề tài an ninh khác nhau.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, ông Shoigu và ông Mattis đã trò chuyện với nhau bên lề diễn đàn về an ninh được tổ chức tại Singapore, có sự tham gia của các Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN. Hai người đã gặp nhau khi chuẩn bị có bài phát biểu tại phòng hội nghị lớn.
Được biết, ông Mattis đã bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc đối với những nạn nhân của vụ xả súng tại một trường cao đẳng công nghệ tại thành phố Kerch, thuộc bán đảo Crimea.
Vào ngày 17/10, một sinh viên 18 tuổi đã xuất hiện tại khu vực trường học cùng với một khẩu súng đã bắn hạ 20 người, phần lớn trong số này là những bạn học đồng trang lứa.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ông Mattis nói rằng người Mỹ hiểu rõ những nỗi đau mà người Nga phải chịu đựng bởi đây là điều đã xảy ra khá nhiều lần ở Mỹ.
Ông Shoigu đã cảm ơn ông Mattis vì thông điệp của ông, đồng thời nhấn mạnh những vụ xả súng như vụ ở Crimea đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và các nước trên thế giới cần phải nỗ lực để ngăn chặn chúng.
Bộ trưởng quốc phòng hai nước đến nay vẫn chưa có cuộc hội đàm chính thức nào, song trước đó Lầu Năm Góc đã bày tỏ mong muốn tổ chức hoạt động này. Vào tháng 7, ông Mattis cho biết ông đang “xem xét” gặp gỡ người đồng cấp của Nga, song không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Cả ông Shoigu và ông Mattis đều là những người biết đến với tư tưởng cứng rắn và không ngần ngại có những phát biểu đanh thép.
Ông Mattis đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin có ý định nhằm “phá vỡ NATO” và “hủy hoại uy tín của Hoa Kỳ” trên thế giới. Đáp lại, ông Shoigu cũng chỉ trích Mỹ đã “cố ý” gây ra căng thẳng giữa hai nước và coi Nga là “mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ”.

Mỹ: Phát hiện hơn 60 thi thể trẻ sơ sinh và thai nhi giấu trong nhà tang lễ

Cao Lực | 21/10/2018 11:54 AM
Mỹ: Phát hiện hơn 60 thi thể trẻ sơ sinh và thai nhi giấu trong nhà tang lễ
Nhà tang lễ Perry, TP Detroit - nơi cảnh sát phát hiện hơn 60 thi thể của trẻ sơ sinh và thai nhi. Ảnh: AP

Cảnh sát Mỹ cho biết họ đã phát hiện thi thể của hơn 60 trẻ sơ sinh và thai nhi giấu tại một nhà tang lễ ở TP Detroit, bang Michigan.

Cảnh sát TP Detroit cho biết họ đã phát hiện khoảng 36 thi thể trong các hộp không được đông lạnh và 27 thi thể trong một tủ đông tại nhà tang lễ Perry.
"Đây là điều cực kỳ đáng lo. Tôi chưa từng chứng kiến vụ việc tương tự trong gần 42 sự nghiệp của mình" – Cảnh sát trưởng Detroit, ông James Craig, chia sẻ với các phóng viên hôm 19-10.
Nhà tang lễ Perry hiện vẫn chưa bình luận về vụ việc. Các nhà điều tra đang làm việc để xác minh danh tính và tuổi của hơn 60 thi thể trẻ sơ sinh và thai nhi nói trên.
Cơ quan phụ trách Cấp phép và Các vấn đề pháp lý Michigan (MDLRA) trong một tuyên bố cho biết họ đã tước giấy phép hoạt động và đóng cửa nhà tang lễ Perry sau vụ việc.
Trước đó khoảng 1 tuần, giới chức TP Michigan, bang Indiana, cũng phát hiện thi thể của 11 em bé trong tình trạng phân hủy nặng tại nhà tang lễ Cantrell.
Vụ việc cũng đang được điều tra trong khi nhà tang lễ này cũng đã bị đóng cửa vì nhiều sai phạm, trong đó có không đạt chuẩn vệ sinh. Tại nhà tang lễ này, các nhà điều tra phát hiện nhiều thi thể không được bảo quản trong tủ đông và nhiều thi thể bị phân hủy nghiêm trọng.
Cảnh sát trưởng Detroit, ông Craig, cho biết họ vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy 2 vụ này có liên quan đến nhau. Cũng theo ông Craig, các nhà điều tra cấp thành phố, bang và liên bang đang bàn bạc về việc thành lập lực lượng điều tra sai phạm trong vấn đề bảo quản thi thể người.

Ngộ nhận tầm quan trọng của mình, Châu Âu đe dọa Nga "quá đà": Sai lầm lớn?

Đại sứ Trần Đức Mậu | 21/10/2018 06:59 AM
Ngộ nhận tầm quan trọng của mình, Châu Âu đe dọa Nga quá đà: Sai lầm lớn?
Ảnh minh họa: Getty

Tham gia CoE và PACE có lợi cho Nga nhưng nếu ra khỏi hai thể chế này thì Nga cũng chẳng bị hại đáng kể gì. Nga có thể bất chấp CoE và PACE nhưng không có trường hợp ngược lại.

Vai trò quan trọng của Nga
Mối quan hệ giữa Nga và Hội đồng Châu Âu (CoE) tiếp tục xấu thêm rõ rệt. Nhiều chính khách và chức sắc cao cấp ở Nga đã phê phán mạnh mẽ những động thái mới đây nhất từ phía CoE và Hội đồng Nghị viện của CoE (PACE), bảo vệ việc ngừng thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính của Nga trong tư cách là thành viên của CoE và PACE, cảnh báo rằng Nga có thể sẽ ngưng đọng tư cách thành viên này và thậm chí còn doạ sẽ ra khỏi CoE và PACE.
CoE được thành lập năm 1949, hiện quy tụ được tất cả các quốc gia châu Âu và có sự tham gia của Mỹ. Mãi mấy thập kỷ sau, Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) mới được thành lập, cũng với sự tham gia của các quốc gia châu Âu cùng với Mỹ và Canada.
Ở cả hai thể chế này, Nga đều đóng vai trò quan trọng đến mức nếu không còn sự tham gia và hợp tác xây dựng của Nga thì vai trò của cả hai trên mọi phương diện chính sách đối với châu Âu đều bị hạn chế rất đáng kể.
Cội rễ lịch sử của cả hai tổ chức này đều làm cho mối quan hệ giữa họ với Liên Xô trước đây và Nga ngày nay nhìn bề ngoài thì bình thường như giữa tổ chức và các thành viên khác, nhưng trong thực chất là cuộc hôn nhân của lý trí cũng như xưa nay luôn ở trong tình trạng "giận thì giận mà thương thì thương".
Ngộ nhận tầm quan trọng của mình, Châu Âu đe dọa Nga quá đà: Sai lầm lớn? - Ảnh 1.
Với tỷ trọng khoảng 7%, Nga thuộc diện những nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho CoE. Ảnh minh họa: LaPresse
Lần "giận nhau" này liên quan đến chính biến ở Ukraine. Năm 2014, sau khi Nga tiếp nhận Crimea, PACE đã truất quyền biểu quyết của Nga trong các lần biểu quyết về các quyết định của CoE và PACE.
Nga đáp trả lại bằng việc giảm một phần ba nghĩa vụ đóng góp tài chính cho CoE. Với tỷ trọng khoảng 7%, Nga thuộc diện những nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho CoE. Phần giảm đóng góp của Nga tương đương với ngân sách hoạt động thường niên của PACE.
Không có gì là khó hiểu khi CoE phê phán và trừng phạt Nga bởi CoE luôn đồng điệu với EU, NATO và OSCE trong quan hệ với Nga. Nhưng biện pháp đáp trả của Nga cũng không có gì là khó hiểu.
Một khi đã đối xử với Nga như thế thì CoE và PACE không thể đòi hỏi Nga phải làm như không có chuyện gì xảy ra về phương diện đóng góp tài chính theo nghĩa vụ của thành viên.
Giọt nước tràn ly
Năm nay, Nga đã cùng một số thành viên khác đưa ra nghị quyết sửa đổi quy định lâu nay về quyền biểu quyết trong CoE và PACE với mục đích là để từ năm 2019 Nga lại có quyền biểu quyết như mọi thành viên khác.
CoE và PACE đã dụng thủ thuật quy trình và kỹ thuật để trì hoãn việc biểu quyết về dự thảo nghị quyết này sau đầu năm 2019 khiến Nga sớm nhất cũng phải từ năm 2020 mới có thể có lại được những quyền chính đáng cũ.
Tổng thư ký CoE lại còn doạ sẽ khai trừ Nga ra khỏi CoE nếu Nga không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đóng góp tài chính của thành viên.
Giọt nước làm tràn cốc đối với Nga chính là đấy.
Vì thế phía Nga mới khẳng định lại là không đóng góp tài chính cho CoE. Vì thế Nga mới doạ là sẽ ngưng đọng tư cách thành viên của Nga và thậm chí ra khỏi CoE chứ không để bị CoE khai trừ. Ở đây có chuyện một bên đã quá đà và một phía không còn kiên nhẫn nữa, một bên ngộ nhận về tầm quan trọng của mình và một phía sử dụng đến cùng vị thế và lợi thế của mình.
Tham gia CoE và PACE đương nhiên có lợi cho Nga nhưng nếu ra khỏi hai thể chế này thì Nga cũng chẳng bị hại đáng kể gì. Nga có thể bất chấp CoE và PACE nhưng không có trường hợp ngược lại.
Ngộ nhận tầm quan trọng của mình, Châu Âu đe dọa Nga quá đà: Sai lầm lớn? - Ảnh 3.
Ở châu Âu gần như chuyện nào cũng có chút liên quan đến Nga và CoE cũng như PACE không thể hoạt động thành công và hiệu quả nếu không có sự tham gia một cách xây dựng của Nga và lại càng không thể được thế nếu bị Nga chống đối. 
Việc CoE và PACE làm găng quá hoá đứt dây này là kết quả của việc lý trí bị tình cảm làm cho lu mờ và lệch lạc trong CoE và PACE.
Ngưng đọng tư cách thành viên hay ra khỏi CoE và PACE trên thực tế không khác biệt cơ bản gì như từ năm 2014 đến nay đối với Nga, nhưng lại sẽ làm cho cả CoE lẫn PACE trở thành tổ chức và thể chế khác trước.
Ở bên kia Đại Tây Dương, nước Mỹ dưới thời của ông Donald Trump cứ dần rút khỏi hết tổ chức và thoả thuận đa phương quốc tế này đến cái khác. Nhưng hành động này của Mỹ không ảnh hưởng đến an ninh và ổn định, phát triển và quan hệ giữa các quốc gia ở châu Âu.
Nga mà hành xử như Mỹ thì hệ luỵ và hậu quả sẽ vô cùng tai hại đối với châu Âu, tới sự tồn tại và tương lai của CoE và PACE.

Nga bố trí S-300 ở vị trí hiểm bên trong Syria, cảnh cáo Israel

Vân Anh | 21/10/2018 02:02 PM
Nga bố trí S-300 ở vị trí hiểm bên trong Syria, cảnh cáo Israel
Nga dự định bố trí S-300 gần căn cứ không quân T-4 ở Syria. Ảnh: Zaman Al Wasl

Nga dự định bố trí hệ thống tên lửa phòng không S-300 gần căn cứ không quân T-4 ở Syria như một tín hiệu cảnh cáo Israel, do nước này đã 3 lần tấn công căn cứ sa mạc từ tháng 8.

Một nguồn thạo tin nói với tờ Zaman al-Wasl, các máy móc thiết bị kỹ thuật nặng của Ngađã bắt đầu thiết lập căn cứ quân sự ở phía tây căn cứ không quân Tiyas, còn được gọi là T-4, từ giữa tháng 10.
Nga tìm cách bảo vệ 200 quân nhân và trực thăng tấn công tại căn cứ không quân T-4 trong sa mạc Syria.
Hồi đầu tháng 10, Nga bàn giao S-300 cho Syria , bất chấp lo ngại của Mỹ và Israel rằng việc bán vũ khí này sẽ đối đầu với Tel Aviv và làm leo thang chiến tranh Syria.
Nga quyết định cung cấp S-300 cho Syria sau khi cáo buộc Israel gián tiếp gây ra vụ bắn rơi máy bay Il-20 của Nga ở Syria.
Trong khi đó, liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu cũng đã thiết lập căn cứ quân sự mới cho binh lính Pháp ở tỉnh Raqqa - nguồn tin địa phương cho biết hôm 19.10.
Lực lượng Pháp sẽ đóng quân ở phía bắc trung tâm thành phố khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu đã đào chiến hào quanh căn cứ.
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad giành lại quyền kiểm soát gần 2/3 lãnh thổ Syria và quyết tâm lấy lại nốt vùng lãnh thổ còn lại nằm trong tay người Kurd.

Cuộc chiến Syria đã khiến hơn 360.000 người thiệt mạng, hàng triệu người phải di dời kể từ năm 2011.

Cô gái 28 tuổi muốn tái định hình chính trị Afghanistan

Hoàng Cường | 20/10/2018 09:59 P
Cô gái 28 tuổi muốn tái định hình chính trị Afghanistan
Shahrukhi nói chuyện với nhóm cử tri nữ về tầm quan trọng của cuộc bầu cử

Khi Shahba Shahrukhi nói với cha mẹ rằng cô có ý định ra tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc hội Afghanistan vào ngày 20-10 - cuộc bầu cử đầu tiên tại nước này trong 8 năm - họ đã cười. “Không, con không đùa”, cô nói với họ, giọng chắc nịch, “Con phải ra tranh cử”.

Cần luồng sinh khí mới
Khi cha mẹ nhận thấy con gái có thái độ nghiêm túc, họ nhanh chóng ngừng cười và cấm cô làm như vậy. Nhưng, lần đầu tiên trong đời, nhà tâm lý học 28 tuổi từ chối nghe theo lời cha mẹ. “Tôi biết tôi phải làm điều này để cho những người phụ nữ khác biết rằng bạn có thể là một nhà lãnh đạo và bạn có thể chiến đấu. Đất nước này cần luồng sinh khí mới”, Shahrukhi, người đang chạy đua tranh cử ở quê nhà Samangan, một tỉnh phía Bắc Afghanistan, chia sẻ.
Là người phụ nữ đầu tiên trong gia đình đã tốt nghiệp đại học, Shahrukhi cam kết thúc đẩy giáo dục ở phụ nữ, điều mà cô gọi là “vết thương lớn nhất của Afghanistan”.
Theo Ủy ban Bầu cử độc lập, Shahrukhi nằm trong số 16% ứng cử viên đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Ở một đất nước vẫn còn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cuộc bầu cử được xem là một cuộc trưng cầu dân ý về việc phụ nữ Afghanistan được coi trọng như thế nào trong xã hội.
Cuộc bầu cử Quốc hội bị trì hoãn trong thời gian dài của Afghanistan diễn ra trong bối cảnh nhóm phiến quân Taliban duy trì kiểm soát hơn 40% diện tích lãnh thổ nước này và số dân thường thiệt mạng đã lên tới 8.050 người trong 9 tháng đầu năm nay.
Cuộc bầu cử lần này sẽ là thước đo đối với sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội. Hồi năm 2013, Quốc hội Afghanistan đã thông qua một đạo luật giảm tỷ lệ ghế hội đồng tỉnh dành cho phụ nữ từ 25% xuống 20%. “Đôi khi có vẻ như Chính phủ không nghĩ rằng Taliban là kẻ thù chính của nhân dân. Thay vào đó, phụ nữ vẫn được coi là kẻ thù số một”, Lima Ahmad, một nhà nghiên cứu tại trường Cao đẳng Quốc phòng NATO, nhận định.
Gần 17 năm sau cuộc can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan nhằm lật đổ Taliban và “giải phóng” phụ nữ Afghanistan, vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo sự công bằng của phụ nữ Afghanistan trong xã hội.
Thúc đẩy sự thay đổi
Đối với Shahrukhi và các nữ ứng viên khác, cải cách giáo dục là ưu tiên ở một đất nước ước tính khoảng 2/3 bé gái Afghanistan vẫn không được đi học. Sakena Yacoobi, nhà hoạt động giáo dục nổi tiếng và là Giám đốc điều hành CEO của Học viện Nghiên cứu Afghanistan, bày tỏ lo ngại về sự suy giảm nguồn lực từ cộng đồng quốc tế dành cho Afghanistan, nhất là khi Tổng thống Donald Trump tập trung vào chính sách “Nước Mỹ trên hết”.
Hiện Afghanistan vẫn còn nhiều việc phải làm để giảm tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ vẫn còn cao, gần 87% phụ nữ nước này từng bị lạm dụng. Mặc dù Tổng thống Ashraf Ghani thường xuyên tuyên bố thực hiện chính sách không khoan nhượng đối với hành vi bạo lực phụ nữ, nhưng các nhà hoạt động cho rằng điều đó là chưa đủ.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Afghanistan lần này, dự kiến có khoảng 9 triệu cử tri, trong đó có 3 triệu cử tri là nữ giới, đi bỏ phiếu để bầu chọn 249 nghị sĩ trong cơ quan lập pháp của quốc gia Nam Á với nhiệm kỳ 5 năm, cũng như bầu chính quyền địa phương các cấp.

Người Việt chi 3 - 4 tỉ usd hàng năm cho con du học

Ái Vi | 20/10/2018 11:29 PM
Người Việt chi 3 - 4 tỉ usd hàng năm cho con du học
Đại học Quốc gia Seoul - Ảnh: Asian Times

Các số liệu thống kê chính thức cũng cho thấy sinh viên Việt Nam là nhóm sinh viên ngoại quốc phát triển nhanh nhất tại Hàn Quốc.

Theo Viện Giáo dục Quốc tế - một bộ phận của Bộ Giáo dục Hàn Quốc - trong năm 2017 có tới 15.000 sinh viên nước ngoài đến từ Việt Nam. Con số này gấp 3 lần so với thống kê hồi năm 2015.
Tính tới tháng 4 năm nay, các trường đại học tại Hàn Quốc ghi nhận có 142.205 sinh viên quốc tế, tăng 14,8% so với năm 2017. Nhiều nhất vẫn là sinh viên Trung Quốc với 68.256 người, chiếm 48,2% tổng số sinh viên nước ngoài.
Việt Nam có số sinh viên nước ngoài đông thứ 2 sau Trung Quốc, hiện có 27.061 người, chiếm 19% tổng số sinh viên nước ngoài. Theo hãng thông tấn Yonhap dự báo thì số sinh viên Việt Nam dự kiến sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2020.
Theo Asian Times, Bộ trưởng giáo dục Việt Nam Phùng Xuân Nhạ cho biết người Việt Nam dành gần 3 - 4 tỉ USD hàng năm để gửi con đi du học nước ngoài.
Ngoài các nước châu Á, sinh viên Việt Nam cũng đang gia tăng ở Mỹ. Trong năm học 2016-2017, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trong các nước có sinh viên nước ngoài theo học tại Mỹ, theo báo Sài Gòn Giải Phóng.


Mỹ định gửi tàu chiến tuần tra eo biển Đài Loan, thách thức Trung Quốc

Thiên Hà | 20/10/2018 23:59
Mỹ định gửi tàu chiến tuần tra eo biển Đài Loan, thách thức Trung Quốc

Mỹ đang xem xét thực hiện một chiến dịch mới với việc đưa các tàu chiến tuần tra ngang qua eo biển Đài Loan, nhằm thách thức Trung Quốc, theo một quan chức Mỹ nói với Reuters.

Reuters nhận định, nếu chuyện này diễn ra, Mỹ sẽ khẳng định cam kết tuần tra tự do hàng hải của mình trong khu vực, nhưng đồng thời sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc lên một mức cao hơn.
Hải quân Mỹ từng thực hiện một nhiệm vụ tương tự hồi tháng 7 và việc tiếp tục đưa tàu chiến đi ngang eo biển Đài Loan sẽ là một hành động mới cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump ủng hộ sự tự trị của Đài Loan.
Quan chức giấu tên từ chối bình luận về vụ việc cũng như cho hay rằng hiện một hành động như vậy chưa được lên kế hoạch chính xác diễn ra vào lúc nào.
Trung Quốc luôn coi đảo Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời và hiện đang thực hiện nhiều áp lực lên hòn đảo để khẳng định chủ quyền của mình. Trung Quốc cũng từng thể hiện mối quan hệ chính sách của Mỹ với Đài Loan, trong một cuộc đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tại Singapore hồi tuần này.
Mỹ dù vẫn tiếp tục ủng hộ Đài Loan, nhưng vẫn giải thích với Trung Quốc rằng chính sách của họ với vấn đề Đài Loan chưa có thay đổi, Mỹ vẫn không thực sự công nhận tính độc lập của hòn đảo này.
"Bộ trưởng Wei đã đưa ra sự lo ngại về chính sách của chúng tôi với vấn đề Đài Loan. Bộ trưởng (Mattis) đã trấn an Bộ trưởng Wei rằng chúng tôi không thay đổi chính sách Đài Loan, chúng tôi vẫn tuân thủ chính sách Một Trung Quốc", Randall Schriver Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương cho biết về cuộc trao đổi của ông Mattis với ông Wei Fenghe hôm 18.10.
Washington không có mối quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có hiệp định bảo vệ an ninh cho hòn đảo và là nguồn cung vũ khí chính cho hòn đảo này. Lầu Năm Góc cho hay Mỹ đã bán cho Đài Loan 15 tỉ USD vũ khí kể từ năm 2010 tới nay.


'Cầu nối' giúp Mỹ và Trung Quốc giải quyết bất đồng thương mại

H.Thủy (TTXVN) | 21/10/2018 08:26 AM
'Cầu nối' giúp Mỹ và Trung Quốc giải quyết bất đồng thương mại
Một thỏa thuận về có thể giúp giảm bớt căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: AP

Tại Hội thảo kỹ thuật ngành dầu khí 2018 do Hiệp hội dầu mỏ Mỹ - Trung Quốc (CAPA) tổ chức, giới chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng một thỏa thuận về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể giúp giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, giữa bối cảnh tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Theo đó, ông Langtry Meyer, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty Texas LNG, nhận định rằng LNG có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm một giải pháp cho những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông giải thích rằng Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ cũng lại là một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất toàn cầu. Ông Meyer cho rằng nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, và Mỹ có đủ khí đốt tự nhiên để kéo dài khai thác trong hơn 90 năm nữa.
Chính vì vậy, ông Meyer kêu gọi hai nước hợp tác hơn nữa trong việc buôn bán khí đốt tự nhiên, vốn cũng phục vụ cho lợi ích của cả hai nền kinh tế. Ông nhấn mạnh rằng đây cũng là cơ hội để Mỹ giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông Steven Lewandowski, một quan chức cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit có trụ sở tại London (Vương quốc Anh), cho biết rằng các biện pháp thuế quan do Mỹ và Trung Quốc tiến hành có những tác động liên đới đối với niềm tin của nhà đầu tư và giá trị các tài sản trên thị trường. Chúng cũng có tầm quan trọng tương đương những hiệu ứng đối với hoạt động thương mại.
Ông Lewandowski nói rằng với tình hình “sức khỏe” hiện tại của kinh tế Mỹ, các biện pháp thuế quan được đưa ra không đúng lúc bởi lẽ những tác động tiêu cực sẽ vượt quá những lợi ích thương mại mà chúng mang lại. Chuyên gia này khẳng định rằng các biện pháp trả đũa của Mỹ sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Còn đối với Trung Quốc, ông Lewandowski cho rằng các biện pháp thuế sẽ tác động đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo hai cách: cản trở hoạt động xuất khẩu và làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này.

Nhà báo Washington Post chết tại lãnh sự quán: Tổng thống Trump không hài lòng với cách xử lý của Ả Rập Xê Út

Phương Anh | 21/10/2018 10:26 AM
Nhà báo Washington Post chết tại lãnh sự quán: Tổng thống Trump không hài lòng với cách xử lý của Ả Rập Xê Út
Hình ảnh CCTV cho thấy nhà báo Jamal Khashoggi vào lãnh sự quán ngày 2/10. (Ảnh: AP)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 cho biết ông không hài lòng với cách Ả Rập Xê Út đang xử sự trước cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, cho rằng nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp.

Ả Rập Xê Út ngày 20/10 nói ông Khashoggi, nhà báo Wahington Post và Thái tử Mohammed bin Salman, đã chết trong một vụ ẩu đả bên trong lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Riyadh dù vậy không đưa ra bằng chứng nào cho lời tường thuật trái ngược với tuyên bố ban đầu nói ông Khashoggi đã rời lãnh sự quán cùng ngày 2/10 khi ông đến lấy giấy tờ thủ tục kết hôn.
Trả lời tại Nevada về việc một số quan chức Ả Rập Xê Út bị sa thải vì cái chết của nhà báo, ông Trump nói không hài lòng cho đến khi tìm ra câu trả lời. “Đây là bước lớn đầu tiên, là một khởi đầu tốt, nhưng tôi muốn có câu trả lời.” – ông nói.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ ông Khashoggi, nhà bình luận viết bài cho Washington Post, đã bị giết bên trong lãnh sự quán bởi một đội điệp vụ Ả Rập Xê Út và nghi rằng thi thể ông đã bị chia nhỏ.
Tổng thống Trump nói có thể Thái tử Mohammed không biết về tình huống xung quanh cái chết của Khashoggi – một người Ả Rập Xê Út và là cư dân tại Mỹ. Ông cũng nói dường như không ai biết thi thể nhà báo này ở đâu, và không ai từ chính quyền Mỹ nhìn thấy video hay ghi chép ghi âm những gì xảy ra bên trong.
Trong khi đó Đức và Pháp ngày 20/10 cho rằng lời giải thích của Ả Rập Xê Út về vụ Khashoggi là chưa hoàn chỉnh.
  • Vụ nhà báo thiệt mạng: Quốc vương Ả Rập Saudi ra tay "dẹp loạn"

    Hải Ngọc | 21/10/2018 10:55
    Vụ nhà báo thiệt mạng: Quốc vương Ả Rập Saudi ra tay dẹp loạn
    Liệu Quốc vương Salman (phải) có bảo vệ con trai mình, Thái tử Mohammed bin Salman, hay không? (Ảnh: REUTERS)

    Phải mất 17 ngày Ả Rập Saudi mới thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã thiệt mạng trong lãnh sự quán nước này ở TP Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ.

    Là người chống đối Thái tử Mohammed bin Salman hàng đầu, nhà báo Khashoggi mất tích sau khi vào lãnh sự quán nói trên hôm 2-10. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ ông đã bị giết và phi tang xác.
    Sau nhiều ngày bác bỏ, Riyadh hôm 20-10 cho hay ông Khashoggi thiệt mạng trong một vụ ẩu đả bên trong lãnh sự quán. Liền đó, Quốc vương Salman cách chức 5 quan chức, bao gồm Saud al-Qahtani (cố vấn hoàng gia được xem là cánh tay mặt của Thái tử Mohammed) và Ahmed Asiri (phó giám đốc tình báo).
    Năm nguồn tin có quan hệ với hoàng gia Ả Rập Saudi tiết lộ với Reuters rằng tình hình dầu sôi lửa bỏng tới mức buộc Quốc vương Salman phải đích thân can thiệp. Hôm 11-10, ông phái cố vấn tin tưởng nhất - Hoàng tử Khaled al-Faisal, đồng thời là thống đốc Mecca - bay đến Istanbul.
    Sau chuyến đi của Hoàng tử Khaled, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi đồng ý lập nhóm điều tra chung, còn nhà vua ra lệnh cơ quan công tố trong nước mở cuộc điều tra.
    Với việc phái cánh tay mặt có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan "ra trận", Quốc vương Salman đã chính tay cứu vãn vụ việc - theo một doanh nhân Ả Rập Saudi thân cận với hoàng gia.
    Vốn giao việc điều hành đất nước cho Thái tử Mohammed từ đầu năm 2015, ban đầu quốc vương không hay biết vụ việc. Mọi việc lộ ra khi vụ mất tích trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, khiến tất cả kênh truyền hình Ả Rập lẫn Saudi mà nhà vua thường xem đều đưa tin.
    Theo các nguồn tin, việc Quốc vương Salman ra mặt cho thấy sự bất mãn trong hoàng gia dành cho cách điều hành của thái tử đang tăng lên.
    Năm nay 33 tuổi, Thái tử Mohammed đã áp dụng hàng loạt cải cách xã hội và kinh tế nhưng ông cũng không ngần ngại trấn áp phe đối lập, thanh trừng nội bộ hoàng gia... Vụ việc liên quan tới nhà báo Khashoggi lần này còn khiến các đồng minh châu Âu đặt dấu chấm hỏi về uy tín của thái tử.
    Điển hình là hàng loạt quan chức tài chính và doanh nghiệp quốc tế - bao gồm Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde, các bộ trưởng tài chính Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Giám đốc điều hành Cơ quan xếp hạng tín nhiệm JP Morgan (Mỹ) Jamie Dimon và chủ tịch hãng ô tô Ford Bill Ford... - hủy tham dự hội nghị đầu tư cấp cao của Ả Rập Saudi, dự kiến diễn ra từ ngày 23 tới 25-10.
    Tuy nhiên, chính phản ứng của Mỹ góp phần buộc nhà vua can thiệp. "Khi tình hình vượt ngoài kiểm soát và Mỹ gầm gừ, Thái tử Mohammed phải nhờ tới cha. Ban đầu ông ta và các trợ lý cứ nghĩ vụ việc sẽ trôi qua nhưng họ đã tính sai" - một nguồn tin kể.
    Nổi tiếng là sẵn sàng trừng phạt các hoàng tử "lạc đường" nhưng chưa rõ vị vua 82 tuổi có xuống tay với thái tử hay không. "Kể cả đó là người con được yêu thích, nhà vua vẫn phải suy xét thấu đáo vì sự sống còn của hoàng gia" - một nguồn tin khác nhận xét.

    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành "Macau thu nhỏ"

    Tất Đạt | 21/10/2018 07:29
    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành Macau thu nhỏ
    Hơn 30 sòng bạc đã mọc lên tại Sihanoukville, Campuchia. Ảnh minh họa: CNA

    Hàng trăm hộ gia đình Campuchia kinh doanh nhỏ đã phải đóng cửa. Nhiều hộ bị chủ nhà cắt hợp đồng cho thuê bởi những doanh nhân người Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao gấp 5 lần.

    Sihanoukville từng là một thành phố nhỏ ở vùng tây nam Campuchia, là địa điểm ưa thích của khách du lịch bộ hành vì những bãi biển tuyệt vời nơi đây.
    Nhưng trong hai năm vừa qua, ở khu vực này, hơn 30 sòng bạc do người Trung Quốc điều hành đã mọc lên, 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện.
    Nhờ sáng kiến "Vành đai Con đường", Sihanoukville - một thành phố với diện tích chỉ bằng 1/10 Singapore - ngày nay đã trở thành một "Macau thu nhỏ". Số khách du lịch, đầu tư nước ngoài và kinh tế bùng nổ với tốc độ chưa từng thấy.
    Nhưng không phải ai cũng hài lòng với sự thay đổi này.
    Chủ nhà hàng Vuth Ung than phiền rằng công việc kinh doanh của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi du khách và các nhà đầu tư Trung Quốc thích ăn uống tại nhà hàng mới mở do người Trung Quốc quản lí.
    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành Macau thu nhỏ - Ảnh 1.
    Chủ nhà hàng Vuth Ung than phiền rằng công việc kinh doanh của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: CNA
    "Họ muốn đem mọi lợi nhuận quay trở lại cho người Trung Quốc," ông Ung phàn nàn.
    Theo SCMP, đầu tư của Trung Quốc đã biến Sihanoukville thành một "Macau thu nhỏ". Nơi này hiện không chỉ có các sòng bạc lớn mà còn có những khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng người địa phương.
    Nhưng ở ngay giữa lòng thành phố, các doanh nghiệp của người Campuchia đang phải nỗ lực hết sức để không lâm vào cảnh phá sản do sự cạnh tranh khốc liệt từ công ty Trung Quốc.
    Tình hình xã hội bất ổn
    Hàng trăm hộ gia đình Campuchia kinh doanh nhỏ đã phải đóng cửa trong năm qua. Nhiều hộ bị chủ nhà cắt hợp đồng cho thuê bởi những doanh nhân người Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao gấp 5 lần.
    Chưa dừng ở đó, doanh nghiệp địa phương cũng mất đi những khách hàng truyền thống - các du khách phương Tây tới đây với mục đích trải nghiệm bãi biển, tắm nắng và thưởng thức không khí trong lành.
    Làn sóng khách du lịch Trung Quốc đã đẩy giá khách sạn lên gần 3 lần so với trước đây. Năm ngoái, có khoảng 12.000 du khách Trung Quốc, gấp 4 lần so với những năm trước.
    Vì không muốn chi tiêu quá nhiều cho hoạt động du lịch đắt đỏ, các du khách phương Tây đã ngừng tới Sihanoukville. Những chủ doanh nghiệp và kinh doanh nhà hàng như ông Ung lâm vào cảnh khốn đốn.
    Hai năm trước, nhà hàng của ông Ung là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất Sihanoukville; ngày hôm nay, không còn du khách nào tới đây nữa. Ông Ung cho rằng người Trung Quốc đã gây ra chuyện này.
    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành Macau thu nhỏ - Ảnh 2.
    Nhà hàng vắng vẻ của ông Vuth Ung. Ảnh: CNA
    Phía bên kia đường, ông Liu Hu - một chủ quán ăn Trung Quốc - lại chuyên về ẩm thực Sơn Tây, ít chua và ít ngọt hơn các món Khmer của dân địa phương.
    "Du khách từ một số vùng của Trung Quốc ưa hương vị nhạt hơn, trong khi những người khác thích đồ ăn cay, vậy nên họ không thích đồ ăn bản địa. Bây giờ tôi đón du khách từ nhiều nơi trên thế giới," ông Liu nói.
    Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Campuchia, trong năm nay, có khoảng 210.000 người có quốc tịch Trung Quốc sinh sống tại Campuchia. Năm ngoái, con số này chỉ là hơn 100.000 người. Chỉ tính riêng tại Sihanoukville đã có tổng cộng hơn 78.000 người Trung Quốc.
    Tỉ lệ tội phạm cũng gia tăng nhanh chóng. Lãnh đạo tỉnh Sihanoukville đã cảnh báo rằng sự hiện diện của cư dân nước ngoài đã tạo điều kiện "cho những tổ chức tội phạm Trung Quốc thực hiện hành vi phạm tội và bắt cóc các nhà đầu tư Trung Quốc", tạo nên "môi trường thiếu an toàn".
    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành Macau thu nhỏ - Ảnh 3.
    Sihanoukville nhìn từ trên cao. Ảnh: CNA
    Tiến sĩ Mey Kalyan từ Đại học Hoàng gia Phnom Penh, hiện đang là cố vấn cấp cao cho Ủy ban Kinh tế Quốc gia, cho biết Sihanoukville đang phát triển với tốc độ quá nhanh.
    "Nó tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội. Nhiều người dân địa phương tỏ ý bất bình và nhiều người khác quan ngại. Có những người cảm giác rằng nơi họ sống đã thuộc về người nước ngoài. Tôi không nghĩ đây là dấu hiệu tốt," ông nói.
    "Tôi chắc chắn rằng chính quyền ở Sihanoukville và những nơi khác nên vào cuộc để duy trì sự ổn định khu vực. Tuy nhiên, Campuchia cần cẩn trọng trong hợp tác với Trung Quốc để tránh gây tổn hại mối quan hệ song phương cũng như hạn chế được mặt trái của đầu tư nước ngoài".
    Nhiều cơ hội nghề nghiệp
    Mặt khác, dòng tiền Trung Quốc đổ vào Sihanoukville cũng tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người dân. Bị hấp dẫn bởi thu nhập cao từ sòng bạc, nhiều người đã chuyển từ vùng nông thôn lên thành phố cảng sinh sống.
    Một trong những sòng bạc mới nhất - với 30 bàn và 560 nhân viên, 95% trong số đó là người bản địa - có tên Jin Bei Casio and Hotel, được điều hành bởi ông Benson Tan, cựu quản lí tại tòa nhà nổi tiếng Marina Bay Sands của Singapore.
    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành Macau thu nhỏ - Ảnh 4.
    CEO của Jin Bei Casio and Hotel, ông Benson Tan. Ảnh: CNA
    Ông tin rằng nếu không có sự hỗ trợ từ Bắc Kinh với các nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng, kinh tế Sihanoukville sẽ thụt lùi từ 5 năm tới 10 năm.
    Ông dẫn chứng rằng kế hoạch xây dựng đường cao tốc nối thành phố này với thủ đô Phnom Penh sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm xuống còn 2,5 giờ.
    "Chuyện này sẽ giúp đem hàng triệu du khách (quốc tế và từ thủ đô) tới Sihanoukville. Tôi nghĩ, bằng hình thức đó, chúng ta có thể thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới thành phố này," ông Tan nói.
    Vung tiền áp đảo dân bản địa, Trung Quốc biến thành phố ở Campuchia thành Macau thu nhỏ - Ảnh 5.
    Đường cao tốc nối thành phố Sihanoukville với thủ đô Phnom Penh sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm xuống còn 2,5 giờ.
    Cơ hội "đổi đời"
    Lim Huey Leng là một trong những người quyết định tìm kiếm vận may ở thành phố mới nổi này. Các tiết học tiếng Trung Quốc từ thời phổ thông đã giúp anh rất nhiều.
    "Tôi cảm thấy rất tốt và rất hài lòng với công việc ở đây bởi họ cho chúng tôi nhà ở, thức ăn miễn phí. Chúng tôi có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và tương lai làm việc rất hứa hẹn."
    Khoản tiền đầu tư cũng đang biến thành phố Sihanoukville trở thành cơ sở sản xuất lớn.
    Khu Kinh tế Đặc biệt Sihanoukville (SSEZ) - được miễn thuế và là khu công nghiệp lớn nhất cả nước Campuchia - đang phát triển thành một trong những khu kinh tế đặc biệt lớn nhất Đông Nam Á. Đây cũng được coi là trụ cột của hợp tác Trung Quốc - Campuchia.
    Bên cạnh những văn phòng và tòa nhà dành cho cư dân, Sihanoukville cũng sở hữu hơn 100 nhà máy của người Trung Quốc - chủ yếu trong lĩnh vực dệt may và sản xuất thiết bị.
    Ví dụ, công ty Hongdou International của Trung Quốc có tới 850 lao động, phần lớn là người Campuchia.
    Phó quản lý Liu Lianchi cho biết công ty bắt đầu hoạt động tại SSEZ bởi mối quan hệ giữa Trung Quốc - Campuchia đang tốt đẹp và bởi thành phố này có sân bay và cảng nước sâu ở ngay gần.
    "Chúng tôi có thể xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa rất thuận tiện. Hai năm trước, chỉ 11 nhân viên của chúng tôi có ô tô đi. Bây giờ, hơn 110 nhân viên có ô tô. Nhiều người đã cải thiện đời sống đáng kể sau khi làm việc ở công ty Hongdou International," ông Liu tự hào nói.

    Thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Macau bất ngờ tự tử

    Hồng Anh | 21/10/2018 12:25 PM
    Thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Macau bất ngờ tự tử
    Ông Trịnh Hiểu Tùng vừa qua đời ở tuổi 59 tại Macau.

    Ông Trịnh Hiểu Tùng vừa nhận chức vụ tại Macau hồi năm ngoái. Trước đây ông từng là đồng nghiệp cũ của ông Tập trong thời gian họ giữ chức vụ tại tỉnh Phúc Kiến.

    Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) dẫn lời đại diện của Văn phòng Liên lạc Hồng Kông và Macau, đặt trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết ông Trịnh Hiểu Tùng (Zheng Xiaosong), người đứng đầu văn phòng tại Macau đã bất ngờ qua đời ở tuổi 59 hôm thứ 7 vừa qua (20/10 - theo giờ địa phương).
    Theo thông cáo của các quan chức Bắc Kinh, ông Trịnh đã gieo mình từ tầng cao của căn hộ tại Macau. Nguyên nhân ban đầu được xác định là "do trầm cảm".
    Thông cáo này không nêu thêm bất kì chi tiết nào về tình trạng trước khi qua đời của ông Trịnh.
    Văn phòng Macau cho biết trước khi tự sát, ông Trịnh không có biểu hiện bất thường. Ông vẫn đi làm và tham gia cuộc trao đổi với các đại diện của một viện nghiên cứu tại Macau theo lịch làm việc thường nhật.
    SCMP cho biết ông này vừa nhận chức vụ giám đốc văn phòng liên lạc tại Macau hồi năm ngoái.
    Theo Reuters, ông Trịnh là ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan quyền lực lớn nhất nước này. 
    Còn theo Epoch Times, ông Trịnh từng là cấp dưới thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ giữ chức vụ tại tỉnh Phúc Kiến.
    Trong thập niên 90, ông Trịnh từng tham gia các cuộc đàm phán giữa Anh và Trung Quốc về cải cách chính trị tại Hồng Kông, tạo tiền đề cho sự kiện trao trả lãnh thổ năm 1997.
    Trong giai đoạn 1993-1996, ông Trịnh từng là thư ký cho ông Khương Ân Trụ (Jiang Enzhu), nguyên Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.
    President Donald Trump (C) talks to journalists in the Oval Office at the White House, on Oct. 17, 2018. (Chip Somodevilla/Getty Images)

    Unprecedented, Trump Takes 300 Media Questions in 11 Days: Report

    October 20, 2018 Updated: October 20, 2018
    President Donald Trump has made himself extraordinarily available to the media in the past number of days.
    Between Oct. 6 and Oct. 16, Trump gave at least 13 interviews, including eight on television. In addition, he allowed the White House press corps to ask questions on at least 24 occasions, including six impromptu press conferences.
    In total, he answered almost 300 questions, ABC News counted.
    “He has no fear of talking to the media,” a senior administration official anonymously told the broadcaster, who couldn’t find another time in history when a president answered the press so prolifically.
    “He relishes it and he has instructed his staff he wants to do it more,” the official said.
    On Oct. 9, when Trump spoke at the occasion of former United Nations Ambassador Nikki Haley’s departure he answered 18 questions and only finished after no reporter ventured to ask any more.
    Trump has repeatedly criticized a group of major left-leaning media outlets as “fake news.”
    “I can’t tell you how dishonest and corrupt so much of the media is. I can’t even explain it. Impossible to explain. Nobody would believe it. Nobody would,” he said at his rally in Las Vegas on Sept. 20.
    From June 1 to Sept. 30, Trump has received 92 percent negative evening news coverage from the main broadcast networks of ABC, CBS, and NBC, according to the Media Research Center. A mere 0.7 percent of the coverage focused on the booming economy under Trump’s tax cuts and deregulation.
    “These are people that will take a great story and make it as bad as possible. They’ll take an ok story and make it horrible,” Trump characterized the “fake news” media.
    Despite that, Trump has remained available to the press corps, though the recent Q&A streak is aimed at the Nov. 6 midterm elections, he acknowledged.
    Trump can’t be expected to maintain such frequency after the elections, one official said.

    VMigrant Caravan Swells to 5,000, Resumes March Towards US: Reportshttps://www.theepochtimes.com/migrant-caravan-swells-to-5000-resumes-march-towards-us-reports_2695480.htmlideos of the DMigrant Caravan Swells to 5,000, Resumes March Towards US: Reportshttps://www.theepochtimes.com/migrant-caravan-swells-to-5000-resumes-march-towards-us-reports_2695480.htmlay: Trump on Democrats, Borders, Migrant Caravan, and Welfare


  • Diners confront Mitch McConnell at restaurant, get told to ‘leave him alone’ by others


  • Texas Democrat Beto O'Rourke's Senate campaign sued over unwanted text messages




  • U.S. Mega Millions Lottery Hits Record $1.6 Billion After No Winners on Friday

    BY REUTERS
    October 21, 2018 Updated: October 21, 2018
    U.S. Mega Millions Lottery Hits Record $1.6 Billion After No Winners on Friday

    Attorney General Jeff Sessions and Deputy Attorney General Rod Rosenstein at the Department of Justice on Sept. 18, 2018. Sessions announced a broad crackdown on leaks in August last year. (SAUL LOEB/AFP/Getty Images)

    Second Trump-Era Leaker Sentenced to Prison

    October 18, 2018 Updated: October 19, 2018   
    Former FBI special agent Terry Albury on Oct. 18 became the second Trump-era leaker to be sentenced to prison, after a federal judge issued him a four-year sentence in a Minnesota court.
    Albury pleaded guilty in April to unauthorized disclosure and retention of national defense information in violation of the Espionage Act. He admitted to leaking classified documents to a reporter over the course of 18 months starting in February 2016, including files which were classified at the secret level.
    In issuing the sentence, District Judge Wilhelmina Wright dismissed appeals for a lighter punishment that argued that Albury resorted to leaking because he felt that there was racism within the bureau as well as racism being perpetrated against the black Muslim community. The judge told Albury that he could have worked to address the wrongs from within the system, instead of breaking the law, according to an account of the proceeding by independent reporter Joseph Sabroski on Twitter.
    Albury is the second leaker to receive a prison sentence during the administration of President Donald Trump. In August, former NSA contractor Reality Winner was sentenced to five years in prison for leaking a top-secret NSA report on Russian hacking. Prosecutors said Winner received the longest sentence ever imposed for criminal leaking to the media.
    Albury had top-secret clearance and access to national defense documents as part of his day-to-day work for the FBI’s Minneapolis Field Office. According to the plea agreement, Albury exfiltrated data from FBI systems by taking photographs of a computer screen or by cutting and pasting parts of documents into a file to get around having to directly print the originals.
    Among the documents Albury leaked was an FBI program aid for assessing confidential human sources. Another document discussed the danger to national security posed by people from a specific Middle Eastern country. A government document he unlawfully retained concerned an online platform for recruitment by a specific terrorist group.
    The FBI executed a search warrant on Albury’s home on Aug. 29 last year. The agents found a thumb drive containing 58 sensitive and classified government documents, according to court documents. The thumb drive was in an envelope with a phone number for an unidentified reporter. Government documents also were located on several other devices in Albury’s home.
    Albury admitted to being aware that leaking and retaining classified information was unlawful and could lead to criminal prosecution, the plea deal states. Nevertheless, he sent the documents to a reporter despite not being authorized to do so.

    Albury’s sentencing follows a flurry of leak-related developments.
    On Oct. 16, the FBI arrested a senior Treasury Department official for leaking financial intelligence documents to a reporter at BuzzFeed News.
    On Oct. 15, James Wolfe, the former director of security for the Senate Select Committee on Intelligence, pleaded guilty to lying to the FBI as part of a leak investigation. On the same day, the FBI released a file on former FBI Deputy Director Andrew McCabe, which revealed, for the first time, that the bureau investigated McCabe over a leak related to former National Security Adviser Lt. Gen. Mike Flynn and the president.
    Albury choked back tears as he spoke before the court. He apologized to everyone he hurt, including his former colleagues.
    “I fully accept responsibility for everything I did. This case has been devastating for my family and me,” said Albury, who has a wife and two children, according to Sabroski.
    After serving his prison term, Albury will be subject to three years of supervised release. The judge said the sentence was sufficient to deter others from committing the same crime.
    Attorney General Jeff Sessions announced a crackdown on leaks on Aug. 4 last year, less than four weeks before FBI agents searched Albury’s home.
    A sign of Swiss banking giant UBS is seen on October 6, 2018 at a branch in Lausanne. (FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images)

    Chinese Authorities Block UBS Banker From Leaving Beijing

    BY REUTERS
    October 21, 2018 Updated: October 21, 2018   
    Swiss bank UBS Group AG. has asked its China wealth management staff to reconsider their travel plans to the country after authorities there asked one of its bankers to delay her departure from Beijing to meet with local officials, a person familiar with the matter said.
    The banker, who is based in Singapore and works in the relationship management team in UBS’s wealth management unit, still has her passport, but was asked to remain in China and meet with local authority officials next week, the person said. The identity and position of the banker were not known.
    The purpose of the meeting with authorities is not clear, but the bank has asked others in its China wealth management team to review their travel plans carefully.
    No other units in the bank, including back office or asset management teams, have been asked to re-consider existing travel plans. A UBS spokeswoman declined to comment
  • The Swiss bank is the largest wealth manager operating in Asia, with $383 billion of assets under management, according to Asian Private Banker magazine, ahead of Citigroup, Credit Suisse, HSBC and Julius Baer.
    The meeting also comes as UBS has been building up its presence in China. Last week it moved a step closer to becoming the first bank to take majority ownership of its China joint venture under new rules designed to open up the sector, when two of its current partners put their stakes up for sale.
    Any deal on the stakes will need the approval of Chinese authorities, who are yet to give the green light for the 51 percent shareholding.

    Migrant Caravan Swells to 5,000, Resumes March Towards US: Reports

    Migrant Caravan Swells to 5,000, Resumes March Towards US: Reportshttps://www.theepochtimes.com/migrant-caravan-swells-to-5000-resumes-march-towards-us-reports_2695480.html



  • Inline image
    WORLD
    09:50 21.10.2018(updated 11:44 21.10.2018)Get short URL
    27932
    On Saturday, US President Donald Trump announced the country’s plans to exit the Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty (INF) treaty over alleged Russian violations of the agreement.
    If the US continues to withdraw unilaterally from agreements, then Russia will adopt a range of retaliatory measures, including military ones, Russian Deputy Foreign Minister Sergei Ryabkov told Sputnik.
    "The issue is too serious to be dealt with through public debate. If the United States continues to act so clumsily and harshly, as we can see it do on numerous occasions, if it continues to unilaterally withdraw from agreements, different kinds of accords and mechanisms, and the examples are piling up — from the JCPOA on Iran to the Universal Postal Union — then we will have nothing left to do but to take retaliatory measures, including ones of military and technological nature. But we would like to avoid that. The US clumsy and harsh politics sees more and more rejection in a lot of countries and wide circles of international community. Washington should not underestimate these shifts in sentiment," Ryabkov said.
    "We are treating with concern and condemnation the United States' new attempts to force Russia to make concessions in the sphere of international security and strategic stability via blackmailing. The Russian side has repeatedly said that the US side has no reasons for accusing Russia of allegedly violating this treaty. After all these years, they have failed to substantiate their fanciful claims by clear explanations why they are doing this," Ryabkov added.
    Ryabkov said that the US accusations toward Russia regarding the INF treaty seem to be aimed at concealing its own violations of the treaty.
    He added that the US has no reason to say that Russia is violating the INF treaty, and that all of the accusations were unsubstantiated.
    Russia will continue to insist on dialogue with the US on resolving issues with the INF treaty, Ryabkov stressed.
    According to him, Moscow condemns Washington's recent attempts to persuade Russia to make concessions which would threaten its strategic stability.
    On Saturday, US President Donald Trump announced the country's unilateral withdrawal from the INF treaty over Russia's alleged violations of the agreement.
    "We are counting on obtaining clear explanations from him regarding the nature of the United States' intentions and further steps [regarding the treaty]," Ryabkov said.
    Earlier, Donald Trump announced the country's exit from the INF treaty due to alleged Russian violations.
    In May, US President Donald Trump issued a memorandum ordering State Secretary Mike Pompeo to propose sanctions on Russia in response to alleged violations of the INF Treaty. Kremlin spokesman Dmitry Peskov, commenting on the matter, said that Russia had never violated the INF Treaty, and that it adheres to its obligations and intends to continue doing so.
    Earlier, Russia's Foreign Ministry said that Russia's 9M729 missiles comply with the country's obligations under the INF Treaty and have not been upgraded or tested for the prohibited range.
    The Ministry pointed out that the United States has provided no proof that Russia has in fact violated the treaty by deploying the missiles.
    The 1987 INF Treaty prohibits the development, deployment and testing of ground-launched ballistic or cruise missiles with ranges between 300 and 3,400 miles.
    Russia and the US have repeatedly accused each other of violating the treaty. The administration of former US president Barack Obama, however, de

  • Moscow: US Exit From Nuclear Arms Treaty With Russia to Be 'Very Dangerous Step'

    © Sputnik / Anton Denisov



















































  • cided not to abandon the agreement.The Soviets deployed hundreds of mobile, SS-20 intermediate force missile launchers in the 1980s--with three nuclear warheads on each missile and reloads for each launcher

    US Should Consider Consequences of Leaving Nuclear Arms Treaty - Berlin

    © Photo: Edward L. Cooper
    WORLD
    16:01 21.10.2018(updated 16:32 21.10.2018)Get short URL
    10435
    On Saturday, Washington announced that it would be withdrawing from the Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty, a landmark 1987 arms control deal aimed at reducing the risk of nuclear war in Europe.
    German Foreign Minister Heiko Maas has urged the United States to consider the consequences of withdrawing from the INF, including its impact on European security and on future efforts at nuclear disarmament.
    "The treaty…has for 30 years been an important pillar of our European security architecture," Maas said in a statement on Sunday. "We have urged Russia to address serious allegations that it is violating the agreement. We now urge the US to consider the possible consequences [of withdrawal]," he added.
    Characterizing the US statement about its intention to exit the treaty "regrettable," Maas said that the US decision "puts us and Europe before difficult questions," with the treaty having served to prohibit Moscow and Washington from deploying or testing ground-based medium-range missiles.
    According to the foreign minister, the US withdrawal from the INF will negatively effect prospects for future strategic arms limitations treaties, which Maas suggested were urgently needed.
    Germany was one of the main benefactors of the 1987 treaty when it was signed at the twilight of the Cold War, with the INF aimed primarily at reducing the risk of nuclear war in Europe, with East and West Germany seen as the frontline of the confrontation at the time. The INF committed the US and the USSR (and since 1991, Russia) to terminating stocks of missiles and land-based launchers with ranges between 500 and 1,000 km and 1,000-5,500 km, respectively, and prohibited the missile technologies' development. The treaty resulted in the destruction of some 2,692 missiles by mid-1991.
    President Trump announced plans to withdraw from the INF on Saturday, accusing Russia of violating the agreement's terms and saying the US would start to develop the weapons previously banned under the treaty.
    Speaking to Sputnik, Russian Deputy Foreign Minister Sergei Ryabkov said that if the US continues to unilaterally withdraw from agreements, Moscow will be forced to adopt a range of retaliatory measures, including "military and technological" ones.
    Moscow has repeatedly rejected US claims that it had violated the terms of the INF, saying that it 'adheres to its obligations and intends to continue to fulfill them,' and accusingWashington of pursuing "the dream of unipolar world" with such decisions.
    Senator Rand Paul slammed Trump over the IMF decision, suggesting the move was a good reason why "[National Security Adviser] John Bolton shouldn't be allowed anywhere near US foreign policy." The US, Paul said, "should seek to fix any problems with this treaty and move forward" instead of abandone it
    Saftey helmets are piled up for media representatives at the Siemens AG gas turbine factory hall in Berlin, Germany, November 8, 2012.

    Fury in Germany as US Firm Hijacks Multi-Billion Dollar Deal With Iraq - Report

    © REUTERS / Tobias Schwarz/File Photo
    BUSINESS
    14:13 21.10.2018(updated 15:42 21.10.2018)Get short URL
    343419
    German-based giant Siemens had spent considerable time courting the Iraqi government in order to land the $15-billion-worth contract for building power infrastructure in the war-torn country. It had been considered an odds-on favorite until Washington reportedly intervened and compelled Baghdad to choose US- based General Electric.
    In an attempt to secure Siemens’ positions in Iraq, its CEO Joe Kaeser signed a memorandum of understanding with the country’s electricity minister Kasim al-Fahdawi during his undisclosed trip to Baghdad. The German conglomerate, rivaled by US-based General Electric, has proposed a comprehensive reconstruction framework program for Iraq, the German outlet Welt reports, citing Siemens’ statement. A company spokesman told the newspaper that its economic scope hadn’t been evaluated, but declined to comment on the company’s rivalry with General Electric over Iraqi projects.
    Meanwhile, head of the Federation of German Industries (BDI) Joachim Lang has lashed out at the US for its interference in business competition for projects in Iraq, using leverage to promote the interests of American big business.
    “To implement the America First doctrine in this way in the global competition of multinational companies is not acceptable,” he told the German outlet Welt.
    According to him, sovereign states and companies must have the freedom to negotiate the best economic solutions, in line with the principle of fair competition. The Federation demanded a “level playing field” for competitors worldwide.
    However, Lang admitted that nobody had the ability to forbid any country from politically flanking its business projects. At the same time, he pointed out that no single company can be granted preferences in a situation where rules which are considered valid for other businesses are not applied to one particular actor.
    On October 15, Iraq signed a memorandum of understanding with Boston-based General Electric for building power infrastructure in the war-torn country, although Siemens had been considered the front- runner. In late September, the CEO of the German conglomerate, Joe Kaeser, traveled to Baghdad accompanied by State Secretary at Germany’s Ministry for Economic Affairs and Energy Thomas Bareiss to meet Prime Minister Haider Al-Abadi. Kaeser and the head of the Iraqi government discussed a 4-year plan to install power plants with a generating capacity of 11 GW. The German outlet Handelsblatt reported the deal to be worth $15 billion.
    However, as the Financial Times reports, Donald Trump’s administration bullied Baghdad to choose General Electric over Siemens, claiming that the deal with the German firm could put the US-Iraqi relations at risk. The outlet cited a source familiar with the situation, who revealed that an adviser to Al-Abadi said “The U.S. government is holding a gun to our head,” and told Siemens to give up on the contract two weeks ago.
    Senior US officials are said to have warned Prime Minister Haider Al-Abadi against leaning towards the German giant, Blomberg reported. The website claimed that the White House suspected that Iran is pushing Iraq towards a deal with Siemens “as a way of undercutting ties with the US,” in light of the Trump Administration's plans to invoke a new package of sanctions in November

Không có nhận xét nào: