Người lính VNCH sau chiến tranh - Phần 1
Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-27
2016-06-27
Sau biến cố 1975, nỗi buồn và niềm đau vẫn còn đọng mãi trong tâm trí và xác thịt của những người lính thuộc chế độ cũ, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người lính này trở về với cuộc sống thường ngày. Phía những thương binh miền Bắc, họ luôn nhận được sự ưu ái, hỗ trợ từ chính quyền mới, còn bên các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền, nên họ buộc phải bươn chải với đời để tồn tại với cơ thể không còn nguyên vẹn.
Bươn chải giữa dòng đời khắc nghiệt
Từ Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ông Hồng – thương phế binh kể về những khó khăn của ông sau biến cố 1975:
“40 năm rồi từ khi ở Huế vào đây kinh tế mới, từng không có miếng ăn, từng phải đi xin để sống qua ngày... Khó khăn bây giờ thì không bằng thời bao cấp, thời bao cấp khổ lắm, thời bao cấp không có cả khoai sắn để ăn chứ đừng nói gì cơm, đừng nói gì gạo.”
Sau biến cố 1975, ông Hồng đã để lại 2 chân của mình trên chiến trường vì nền tự do của VNCH, cho nên ông không thể đi lại được như người bình thường, mà ông phải ngồi xe lăn để di chuyển.
Ông Hồng nói tiếp về cuộc hiện tại:
“Cũng sống tạm qua ngày vậy thôi, ở nhà phụ giúp con cái, có những lúc đau ốm, bệnh hoạn, mình lớn tuổi rồi không còn làm ra tiền, khi hàng xóm, bạn bè, người thân mời đi cưới hỏi, không có tiền thì phải xin con cái.”
Bạn bè… thằng đi bán nhang, thằng ăn mày, thằng thì ăn xin… đủ thứ trò hết à, miễn sao tồn tại qua ngày là được.
- Ông Nhàn
Những thương phế binh phải bươn chải kiếm sống giữa dòng đời xuôi ngược, rất nhiều người đã phải đi bán vé số tại các bến xe, bến tàu ở Sài Gòn. Từ Bình Thạnh, ông Nhàn – thương phế binh bị cụt một chân kể về những khó khăn:
“Khó khăn là không có nhà, có cửa, việc mướn phòng để ở rất khó, còn vợ đang bệnh đau không làm được gì thì khỏi nói rồi. Việc bán vé số thì chỉ được vào mùa nắng thôi, còn mùa mưa thì ế lắm.”
Khi được hỏi về cuộc sống những người bạn thương phế binh của ông hiện nay ra sao? Ông Nhàn cho biết, bạn bè ông phải tìm đủ mọi cách để mưu sinh, họ làm nhiều nghề để tồn tại giữa cái nhìn không mấy thiện cảm của người dân, vì họ từng là sĩ quan của chế độ cũ.
Ông Nhàn nói tiếp:
“Bạn bè…(cười), thằng đi bán nhang, thằng ăn mày, thằng thì ăn xin… đủ thứ trò hết à, miễn sao tồn tại qua ngày là được.”
Không được quan tâm từ phía chính quyền sở tại
Ông Trung – thương phế binh bị cụt một chân đang sống tại Nha Trang khẳng định rằng, chính quyền sở tại không giúp gì cho những người thương phế binh VNCH từ sau biến cố 1975. Việc này không chỉ xảy đối với trường hợp của ông mà tất cả chiến hữu của ông cũng chung tình trạng. Sở dĩ, ông xác nhận được điều này bởi trong những lần gặp gỡ các thương phế binh VNCH tại Chùa Liên Trì hay tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, họ đều cho ông biết như vậy.
Ông nói tiếp:
“Sự giúp đỡ từ phía chính quyền sở tại là không có. Gần đây nhà nước mới được cấp Bảo hiểm Y tế, tuy nhiên người ta khẳng định rằng, việc cấp thẻ Bảo hiểm Y tế không có tính vào việc ai là thương phế binh hay là không mà dành cho tất cả người khuyết tật, bất kỳ chế độ nào cũng được hưởng hết”.
Ông Trung cho biết thêm, sau mỗi lần gặp gỡ các chiến hữu ở chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’, phía chính quyền thường sách nhiễu các chiến hữu của ông dưới nhiều hình thức, nặng có, nhẹ có, chủ yếu không muốn các chiến hữu đến với chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’.
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP photo
Từ chùa Liên Trì – Sài Gòn, Thượng tọa Thích Không Tánh, một trong những người thực hiện chương trình‘tri ân thương phế binh VNCH’ trong nhiều năm qua thấy rằng, nhà cầm quyền Hà Nội luôn coi thường các thương phế binh là ngụy quân, ngụy quyền là người xấu, nên họ đối xử với thương phế binh rất tệ.
Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp lời:
“Ngày nay người ta đã bị thương tật rồi, tàn phế rồi mà mấy anh em còn kỳ thị, còn không có lòng nhân đạo. Hình như quốc tế người ta giúp những người thương tật tại Việt Nam thì họ chỉ giúp cho thương binh miền bắc Việt Nam thôi, còn anh em thương phế binh Việt Nam Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn.”
Trả lời đài ACTD ngày 31/12/2015, Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH, ông nói:
“Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
Nguyện ước nhỏ nhoi
Từ khi chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’ được chùa Liên Trì, dòng Chúa Cứu Thể tổ chức, các anh em thương phế binh VNCH rất vui vì có cơ hội được gặp gỡ nhau, được sống lại không khí đầy tự hào của người lính quân lực VNCH.
Như chia sẻ của ông Hồng, người ta còn quan tâm đến mình, nhớ đến mình thì người ta mới giúp như vậy, chính vì tri ân mình, nên mình cảm thấy trong người rất vui, rất là thoải mái.
Nói về ước nguyện của mình ông Hồng chia sẻ, do bị cụt cả hai chân, phải dùng xe lăn để di chuyển, điều này rất phiền đến con cháu, nên tôi mong muốn có một đôi chân giả để chủ động trong việc di chuyển.
Ông Hồng nói thêm:
“Bây giờ bọn tôi già cả rồi, không có ước mơ gì nhiều, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, bình thường, không muốn phiền phức từ chính quyền, và chỉ cần tạm đủ ngày 3 bữa cơm rau là được rồi.”
Bây giờ bọn tôi già cả rồi, không có ước mơ gì nhiều, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, bình thường, không muốn phiền phức từ chính quyền, và chỉ cần tạm đủ ngày 3 bữa cơm rau là được rồi.
- Ông Hồng
Từ Nha Trang, ông Trung mong muốn rằng, những người Việt ở nước ngoài có điều kiện, có tiền… hãy gửi về giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì cuộc sống của những người vượt biên sau biến cố 1975 bây giờ cũng khá hơn, không đến nỗi khổ như các thương phế binh VNCH ở trong nước. Ông Trung tiếp lời:
“Mình muốn họ (cộng đồng người Việt ở hải ngoại) trợ giúp thêm cho thương phế binh VNCH bớt khổ chứ giờ khổ quá rồi. Tôi chỉ nói vậy thôi còn thực hiện được hay không là do ở nước ngoài”.
Khi biết tin cộng đồng hải ngoại đang có chương trình vận động ‘tái định cư cho thương phế binh VNCH’, những thương phế binh chia sẻ với chúng tôi rằng, các thương phế binh là những người chịu rất nhiều thiệt thòi trong quảng thời gian rất dài. Mong rằng chương trình vận động ‘tái định cư cho thương phế binh VNCH’ sớm được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận, để những thương phế binh đang ở VN bớt khổ hơn.
|
Một mặt trận hai kẻ thùViệt cộng bán nước, giặc tàu xâm lăngNo speak English: No sin
Bùi Bảo TrúcNhân vật Tarzan trong tác phẩm của Edgar Rice Burroughs là một thanh niên da trắng lạc cha mẹ từ bé, lớn lên với bầy thú trong rừng già Phi Châu, không hề có những tiếp xúc với xã hội loài người, nói chi với người Anh, người Mỹ nên làm sao nói được tiếng Anh. Nhưng rồi chàng gặp người phụ nữ tên là Jane, hai người vẫn trở nên đôi bạn. Không biết chàng học ESL (English as a Second Language) ở đâu nên mới có người bịa ra chuyện hai người lúc mới gặp nhau, Tarzan nói với Jane rằng: “Me Tarzan, you Jane.” Sự thực thì không có chuyện này ở trong truyện của Burroughs cũng như trong phim do Johnny Weissmuller thủ diễn. Tuy hoàn toàn không có những chi tiết vừa kể, nhưng vẫn có nhiều người đoan chắc là Tarzan có nói câu đó.Ăng Lê kiểu Tarzan nói với Jane không biết phải gọi là Ăng Lê gì, nhưng nhất định không phải là Ăng Lê bồi, vì Tarzan có đi làm bồi cho ai đâu. Nó là phương tiện thông tin giữa những người không nói chung một ngôn ngữ và cũng không được dậy hay học để nói một ngôn ngữ chung ngõ hầu giao tiếp với nhau. Hai bên sắp xếp những tiếng gần gũi nhất với đời sống ngay trước mặt để thông tin với nhau, bỏ qua những câu nệ về văn phạm, ngữ học. Đó là thứ ngôn ngữ (pidgin English) của những thành phần ít học, không trường lớp, bài bản.Tuần qua, một video clip được phổ biến rộng rãi trên Facebook với cảnh một hoa hậu Việt Nam làm giám khảo cho cuộc thi đàn ông đẹp trai thế giới năm 2015. Người đẹp Việt Nam này, cô Vũ Trần Triều Thu (hoa hậu Đông Nam Á năm 2014) đặt một câu hỏi cho người thí sinh Hàn Quốc bằng tiếng Anh. Câu hỏi được ban tổ chức viết sẵn. Cô hoa hậu Việt Nam học thuộc lòng, chỉ việc phát âm theo giọng Ăng Lê Hà Nội. Tội nghiệp cô. Cô phát âm câu hỏi đó lần đầu. Mọi người ớ ra ... “Ơ quả mơ!” cóc hiểu gì hết. MC trên sân khấu xin cô nhắc lại. Cô nhắc lại câu hỏi bằng tiếng Anh theo cách phát âm kiểu“con-cu-lây-tinh” (calculating) và “min mai địt” (mean minded) như trong một cuốn sách dậy tiếng Anh vô học ở trong nước. Dĩ nhiên là... bố Mỹ, bố Ăng Lê cũng không hiểu được. Thế là một MC trên sân khấu phải nói thay cô, dùng bản chính của câu hỏi tiếng Anh đọc lên (bằng cách phát âm bình thường) đến lúc ấy mọi người mới hiểu.Cô hoa hậu Việt Nam vẫn cười vui vẻ với khán giả một cách khả ái. Khán giả có vẻ hoàn toàn thông cảm với cô. Đó là một thái độ văn minh và lịch sự. Cô nói tiếng Anh không ai hiểu thì đã sao! Cô là người Việt, không phải người Anh. Cô không nói được tiếng Anh là chuyện dễ hiểu. Có bao nhiêu (hoa hậu) người Anh, người Mỹ, người Úc... nói được tiếng Việt ? Cô là một người đẹp. Việc của cô là chăm sóc sắc đẹp của cô. Chúng tôi không cần cô ngày ngày phải mở cuốn văn phạm tiếng Anh (Mastering American English) ra làm các bài tập rồi lại vào “lab” luyện giọng theo những cái máy.Xin cô cứ “Sois belle et tais-toi,” hãy cứ đẹp đi nhưng câm mồm lại cho chúng tôi nhờ là được rồi như tên cuốn phim của Alain Delon và Jean Paul Belmondo ngày nào. Cô không nói giỏi tiếng Anh cũng không sao, không chết thằng Tây nào hết. Bằng cớ là cuộc thi vẫn diễn ra một cách thành công với câu Ăng Lê dễ sợ của cô.Câu hỏi tiếng Anh ấy quả thực là đã chơi khó cô. Những chữ trong câu hỏi đều không phải là những chữ thường gặp trong tiếng Anh. Nào là “essence,” rồi lại “pageant,”... mà cô lại phát âm theo giọng chợ Đồng Xuân và giọng Ăng Lê bờ Hồ làm sao người ta hiểu được.Đáng lý ra phải có người chỉ cho cô đọc câu tiếng Anh một cách ngọn ngành. Nathalie Cole khi hát bài 'C'est Si Bon' đã phải nhờ một người Pháp chỉ cho cách phát âm đúng ba chữ Pháp đó nên chúng ta cũng chẳng nên “ném đá” cô tới tấp đến nỗi cô đã phải khóa Facebook của cô lại.Cô không phải là một nhà ngoại giao tại một hội nghị quốc tế. Cô không đưa ra một phát biểu liên quan đến sinh mạng của những con cá tội nghiệp đang phơi bụng ngoài Vũng Áng. Cô không phát biểu tại tòa án quốc tế về vùng biển chết ở ngoài khơi Việt Nam.Tiếng Anh như của cô là đủ xài rồi,Nhưng cái đứa nói MÊ DZÊ IN ZIEC NAMthì không được.Dốt và ngu lắm. Đỉnh cao trí tuệ cái... củ gì!Nghĩ tới câu Ăng Lê của nó thì nên tha cho cô Vũ Trần Triều Thu. Hệt như một người không học Nga ngữ một ngày nào bị dí vào tay một mảnh giấy viết bằng tiếng của ông Putin thì có... ngọng không ?Nhưng mấy chữ MADE IN... thì trên thế giới này, ngay mấy con chó chạy lông nhông ngoài đường gác chân lên cột đèn (để chào bác Hồ) cũng phải biết. Vậy mà nó không nói được rồi cứ thế ông ổng MÊ DZÊ...Không nói được tiếng Anh chẳng có gì xấu cả. Cũng không bao giờ là một cái tội. Không học thì làm sao nói được?Nhưng ngu và dốt thì không tha được.Thế mà cũng khoe là trình độ Anh ngữ (theo tiểu sử) được ghi nhận là hạng B (biết nói những câu thông thường).Ăng Lê như thế thì chó cũng chịu thua.Thà như ông Tú Xương:“Hán tự chẳng biết HánTây tự chẳng biết TâyThôi đi về đi cầy...”Bố khỉ! Nó là thằng đã ngu lại dốt, không ở mức độ ngang hàng với cô Vũ Trần Triều Thu!
Dương Khiết Trì sang Việt Nam giữa lúc bộ quốc phòng động binh
Hoàng Trần (Danlambao) - Uỷ viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì vừa đến Việt Nam hôm 27/6/2016 giữa lúc Bộ Quốc phòng động binh khiến dư luận dấy lên nhiều câu hỏi về mục đích thật sự của chuyến viếng thăm lần này.
Theo thông báo chính thức, Dương Khiết Trì và phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh sẽ đồng chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Uỷ ban chỉ đạp hợp tác song phương Việt-Trung.
Tuy vậy, các sự kiện trong quá khứ đều cho thấy rằng, mỗi khi Dương Khiết Trì sang Việt Nam đều mang đến những tín hiệu không mấy tốt lành đối với tiền đồ dân tộc.
Chấp thuận để Trung Cộng lập căn cứ tại Đà Nẵng
Cũng xin được nhắc lại, vào năm 2014, giữ lúc bộ chính trị CSVN rúng động trước việc Trung Cộng hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Dương Khiết Trì đã đích thân sang Hà Nội răn đe giới chóp bu Ba Đình.
Khi ấy, bộ chính trị CSVN do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã hoảng sợ và chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Truyền thông Trung cộng sau đó tỏ rõ thái độ hả hê khi gọi CSVN là “đứa con hoang đàng” và được Dương Khiết Trì sang “gọi về nhà”.
Lần này, nhiều khả năng một kịch bản cũ sẽ lại tiếp tục được tái diễn khi các tân lãnh đạo CSVN khoá 12 đều đã lộ rõ bộ mặt thân Tàu.
Sau cuộc họp giữa Dương Khiết Trì và Phạm Bình Minh hôm 27/6/2016, Trung Cộng tuyến bố sẽ tài trợ không hoàn lại cho CSVN số tiền 19,5 triệu đô để xây dựng cung hữu nghị Việt-Trung.
Đáp lại, CSVN sẽ phải chấp thuận để cho Trung Cộng thiết lập toà tổng lãnh sự tại Đà Nẵng - nơi những người Tàu giấu mặt đã mua đứt hàng trăm lô đất có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, một thoả thuận hợp tác giữa bộ tư lệnh Cảnh sát biển CSVN và cục Cảnh sát biển Trung Cộng cũng đã được hai bên ký kết. Hành động này chẳng khác nào việc nạn nhân bị cướp lại đi hợp tác với kẻ ăn cướp.
Ngoài các chủ đề đã được thông báo chính thức, chuyến đi Hà Nội của Dương Khiết Trì còn liên quan đến những căng thẳng leo thang tại Biển Đông, đặc biệt là sự kiện toà Trọng tài Quốc tế sắp sửa đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng.
Bộ Quốc phòng động binh?
Trước ngày họ Dương đến Hà Nội, người ta chứng kiến hàng loạt các diễn biến bất thường liên quan đến bộ quốc phòng CSVN.
Theo thông tin loan tải trên các mạng xã hội, ít nhất 50 xe bus chở các sỹ quan hải quân cũng đã được huy động về Hà Tĩnh - nơi có nhà máy Formosa trú đóng.
Tại Sài Gòn, xe thiết giáp quân đội rầm rập di chuyển giữa đêm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, pháo cao xạ và súng phòng không xuất hiện giữa đường phố Đắc Nông.
Pháo cao xạ và các khí tài quân sự xuất hiện hôm 27/6/2016 tại Đắc Nông - nơi có nhà máy bauxite Nhân Cơ của Trung Cộng trú đóng. |
Việc động binh một cách công khai như trên không đơn giản chỉ là các cuộc diễn tập quân sự thông thường, vậy Bộ Quốc phòng CSVN đang toan tính điều gì?
Sau sự kiện hai chiếc máy bay Su 30 và CASA 212 tan xác trên biển, dư luận bắt đầu tỏ ra nghi ngờ về sự liên quan của Trung Cộng trong vụ việc dẫn đến cái chết của 10 sỹ quan không quân Việt Nam.
Lời giải thích của bộ quốc phòng CSVN cho rằng hai máy bay bị “tai nạn” do “thời tiết xấu” đã chẳng làm cho bất cứ ai tin tưởng. Hình ảnh những mảnh vỡ CASA 212 thu được tại khu vực đường phân chia Vịnh Bắc Bộ - nơi tiếp giáp với Trung Quốc, càng chứng tỏ rằng chiếc máy bay này đã bị bắn tan xác.
Thêm vào đó, CSVN đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi sắp phải trả lời trước nhân dân về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết miền Trung trong tháng 6/2016 - theo như lời cam kết trước đó.
Dự kiến, ngày 29/6/2016, bộ công an CSVN sẽ tổ chức họp báo công bố thủ phạm đầu độc biển miền Trung, mà ai cũng biết rõ là nhà máy Formosa.
Do đó, sự kiện bộ quốc phòng CSVN di chuyển khí tài quân sự là để đe doạ sự phẫn nộ của người dân, đồng thời cũng để bảo vệ cho các thế lực ngoại bang. Chuyến thăm của Dương Khiết Trì nhằm thúc ép CSVN thực hiện đúng những chỉ đạo này từ quan thầy Bắc Kinh.
Ba Đình nhất trí tăng cường tin cậy chính trị với quân xâm lược!!!
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Lần thứ 9, đại diện cho Ba Đình, Phó thủ tướng CSVN Phạm Bình Minh đã tiếp và họp với người "đồng chí (hướng)" của Bắc Kinh là Dương Khiết Trì. Tên Uỷ viên quốc vụ viện của Tàu cộng này là kẻ đã từng thúc giục tập đoàn con cháu của Hồ Quang rằng "những đứa con hoang đàng hãy trở về nhà" (1). Sau lần "cha gọi con" ấy vào tháng 6, 2014, bầy đàn con cháu Ba Đình đã hết hoang đàng và ngoan ngoãn quay đầu về đất tổ cha. Kỷ niệm năm thứ 2 cho "ngày trở về", cha-con lại gặp nhau để tiếp tục "nhất trí tăng cường tin cậy chính trị" theo quan hệ chủ-tớ-cha-con 4 vàng, 16 tốt.
Cha-con nhà họ sản khác giống nhưng chung một nòi này đã "nhất trí tăng cường tin cậy chính trị" những gì?
Trước hết, để "tăng cường tin cậy", 2 bên đã nhất trí đồng ý mở thêm Tổng Lãnh sự quán Tàu tại Đà Nẵng (2). Như vậy bên cạnh Toà Đại sứ ở phía bắc, Tổng Lãnh sự quán ở phía nam, Tàu cộng nay lại có thêm giang sơn riêng tại khúc giữa Việt Nam, nơi mà Bắc Kinh đang gia tăng mức độ chiếm đóng bằng những dự án đầu tư xây dựng, kéo theo những hạ tầng cơ sở, công nhân lẫn lực lượng trá hình cư ngụ và quản lý những công trường bất khả xâm phạm đối với người Việt Nam.
Một trong những công trình xâm nhập này là dự án 2,5 tỷ đô la tại Vũng Áng, Hà Tĩnh với 1,000 ha đất dành cho Wei Yu Engineering Group Company Limited, một công ty đăng ký hoạt động vào đầu năm 1999 nhưng đã dẹp tiệm vào tháng 2, 2002, được Bắc Kinh sử dụng như là một vỏ bọc nhằm giảm thiểu làn sóng chống Tàu cộng ngày càng gia tăng của dân Việt, để xâm thực Việt Nam. (3)
Bên cạnh việc thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng, giới chóp bu Ba Đình đã ký kết cái gọi là “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc” (4). Chỉ có ở Việt Nam là nơi mà chính phủ của một quốc gia bị xâm lấn lại đi ký kết "bản ghi nhớ" với quân xâm lược. Đổi lại sự "ghi nhớ" này, Bắc Kinh đã bôi trơn thêm cho Hà Nội một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ (gần 20 triệu đô la). Số tiền này để làm gì?
Để dùng cho việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung! (4)
"Bản ghi nhớ" giữa cảnh sát Việt-cộng và cảnh sát Tàu-cộng được ký kết trong tình trạng Biển Đông bị Bắc Kinh chiếm cứ và quậy nát, khi mà chính truyền thông lề đảng đã phải loan tin về tình hình bi đát của Biển Đông:
...
Trước tình trạng đó, báo chí của đảng đã phải đăng tải:
...
Và:
...
Với tình hình như thế thì ông Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Nguyễn Văn Sơn đi ký với tên tướng Tàu Vương Hồng Quang - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung cộng "Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc" (5) để làm gì!?
Và "ghi nhớ" cái gì?
Nội dung "ghi nhớ" cũng sẽ giống như nguyên nhân gây ra cá chết, như mật ước Thành Đô và những văn kiện bán nước khác, sẽ là giao kèo chuyển nhượng riêng tư, bí mật giữa cha con nhà họ sản.
Chuyến đi của Dương Khiết Trì với thành quả là Tổng Lãnh sự quán Tàu cộng tại miền Trung ra đời, 20 triệu đô mang tiếng cho không nhưng thực chất là để đám con hoang bỏ công sức ra xây dựng Cung Hữu Nghị Cha Con, và những điều đàn con hoang phải ghi nhớ để hành xử cho phải đạo làm con ở Biển Đông là tiếp nối âm mưu của Mao-Hồ-Đặng-Tập: biến Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Tàu.
Mục tiêu này đã được nhắc nhở, "ghi nhớ", "đi vào chều sâu" một lần nữa trong chuyến đi tháng 6, 2016 của Dương Khiết Trì: "Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020" (5)
2020 là chấm dứt giai đoạn.
Sau 2020 là sứ mạng của Mao Hồ được hoàn tất.
Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu mà Bắc Kinh không cần một tiếng súng.
Xin đăng lại đây một bài đã viết:
Xin đăng lại đây một bài đã viết:
Dương Khiết Trì: không cần phải đánh Việt Nam chúng nó!
Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng.
Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mã đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.
Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà mau cho đến Hữu nghị quan.
Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.
Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nỗ là Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ.
Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tan gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.
Tại sao chúng ta phải đánh!?
Cần gì phải đánh khi cả vùng biển mà chúng gọi là biển Đông đã, đang và sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm; khi hải quân của chúng không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà của chúng bằng vòi rồng phun nước.
Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu tóm từng tấc đất, tất biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của ta và chúng chỉ dám vừa lên tiếng như chó sủa người qua đường vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục Việt-Trung.
Đó là đối với chúng ta.
Còn đối với dân của chúng:
Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!
Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta?
Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta.
Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta.
Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.
Người đứng đầu Thủ đô đã ra lệnh dân của chúng rằng:
"Biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông qua việc ra sức lao động, học tập, công tác và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định đời sống nhân dân..."
Người đứng đầu nhà nước ra lệnh cho dân của chúng rằng:
"Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sốngvà góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế...."
Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của chúng chỉ được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ quốc của chúng.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nói gì?
Mai Tú Ân (Danlambao) - Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an thượng tướng Tô Lâm, các lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo ngành công an 63 tỉnh thành. Tại hội nghị, thượng tướng Tô Lâm chỉ đạo nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016 đối với ngành công an cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…(*)
Hội nghị của các ông tướng tá ngành CA 63 tỉnh thành, có cả ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được ông bộ trưởng CA Tô Lâm kết luận như trên. Không hề có một lời nào về việc CA đã lạm quyền khi cùng với các lực lượng phụ thuộc như áo xanh, TNXP đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Không hề có mọt lời nào về việc kiểm tra, kiểm soát những hành xử dụng bạo lực đối với người dân. Một lời nói cho phải phép cũng không có, và tất cả những nạn nhân của sự lạm quyền mà CA và các thành phần phụ thuộc đã gây ra, chỉ còn biết ngậm ngùi trong lòng mà thôi.
Người đi biểu tình ôn hòa, có chừng vài ngàn ngươi ở Sài Gòn, các ngày 1/5, ngày 8/5 và ngày 15/5/2016 đã bị đàn áp thẳng tay. Chủ Nhật sau, ngày 8/5 nhiều người biểu tình bị đánh đập dã man, bị bắt để đưa về SVĐ Hoa Lư, Chủ Nhật sau nữa, 15/5 thì các chiến dịch đàn áp bắt bớ người biểu tình để đưa về trại cai nghiện ở Bình Thanh. Ở đây họ bị đối xử rất tệ, và bị giam giữ trái phép từ 2 đến 7 ngày.
Vẫn là một bài hát cũ kỹ của việc CA đánh người nhưng trong chiến dịch đàn áp người biểu tình vừa rồi đã có sự thay đổi. Lực lượng CA đã rút ra tuyến hai, rút ra vòng ngoài cho ra vẻ vô can, không biết gì và để cho các thành phần như TNXP, áo xanh... trực tiếp ra tay bạo hành với người dân. Nhưng rồi thì CA cũng xuất hiện trở lại, và có mặt trong các màn đánh đập người biểu tình bị bắt, nhất là ở những khu vực như SVĐ Hoa Lư, Trường cai nghiện Bình Thạnh. Chưa kể trong hàng ngũ áo xanh ấy có cả những anh CA, Bộ Đội đã trá hình và tham gia đánh đập người dân... Như vụ tên Phạm Hữu Đức, CA Quận 5, TP. HCM…
Nên dù có che dấu thế nào đi nữa thì lực lượng CA cũng phải chịu trách nhiệm đàn áp và đánh người biểu tinh như đánh kẻ thù, đánh cả phụ nữ và trẻ em, đánh cả người già và cha xứ. Đánh đập da man hàng trăm người một lúc, như đánh vào mặt đa số người dân Việt có lương tri vậy. Vậy mà trong hội nghị CA 63 tỉnh thành thì những lỗi phạm luật đó không hề được nhắc tới, không aI được nhắc tới. Nhưng đến đứa trẻ con cũng biết rằng, vấn đề đánh đập người biểu tinh đã được chỉ đạo thông suốt, nhịp nhàng từ trên xuống dưới vậy. Và hy vọng gì ở ông Bộ Trưởng Bộ CA Tô Lâm...
Chưa hết. Trong khi không nói những điều cần nói, thì ông Bộ Trưởng CA đầy quyền lực trên còn nhấn mạnh rằng, ngành công an cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…
Có nghĩa là ngành CA cần ngồi không mà chẳng làm gì cả, vì "đấu tranh ngăn chặn kích động biểu tình" là một việc làm lãng nhách và không có thật. Không ai kích động người dân Việt Nam xuống đường biểu tình ngoài chính họ. Vì quá bức xúc trước việc cá chết kéo dài, về việc thiếu minh bạch của chính quyền, và về nghi can gây án Fomosa nên người dân tự xuống đường mà thôi. Ngành Công An đã làm một việc vô bổ và vô trách nhiệm khi cứ theo đuổi Việt Tân hoặc một bóng ma nào đó, đã "kích động biểu tình, gây rối trật tự, bao loạn..." Cứ theo luận điệu xưa cũ này, thì ngành CA VN vừa coi thường những người dân đáng kính đã xuống đường đòi hỏi môi trường sống sạch, lại vừa coi thường chính bản thân ngành của mình...
Giống như chó sủa ma, như ta đánh gió vậy.
Lãnh đạo ngố” & “cán ngố”
Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy “lũ cán ngố” hai hàng lệ rơi...
Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Những người lãnh đạo giỏi và có bản lãnh họ không chỉ nói mà còn hành động thực hiện những lời nói của mình. Nhìn lại giới lãnh đạo đảng & nhà nước XHCNVN, hình như nỗi lo sợ của những cán bộ và lãnh đạo dốt nát, thiếu tự tin, không bản lĩnh nên không có kiến thức, thiếu tài hùng biện của những chính khách trên thế giới. Giới chính khách CSVN quen với lối mòn phát biểu bằng ngôn ngữ rỗng tuếch, họ chỉ nói loanh quanh những khẩu hiệu quen thuộc như “đỉnh cao trí tuệ”, “dân giàu nước mạnh”, “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến lên XHCN”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”... Đọc qua nhiều bài phát biểu của các cấp lãnh đạo VN, ai cũng thấy những điểm yếu kém của họ như sau:
Nói chung chung: Phát biểu chung chung, không có gì cụ thể là bản chất số 1 của các “cán ngố” và “lãnh đạo ngố”, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Thí dụ: Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh nói rằng: “Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi VN cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Những ai thực sự biểu tình vì yêu nước, nhưng cảnh báo rằng, những ai có dã tâm chiếm Biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của VN, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của VN.”
Ai cũng hiểu cái mớ lý luận của Nguyễn Chí Vịnh là một thứ lý luận của một tên tay sai bưng bô, khấu đầu khuất phục bọn lãnh đạo Bắc Kinh, giống như con đà điểu chui đầu vào cát. Qua lời phát biểu chung chung của Nguyễn Chí Vịnh đã phản ảnh não trạng liệt kháng của cấp lãnh đạo ĐCSVN, tin tưởng một cách ngu ngốc vào thiện chí của Bắc Kinh tảng lờ đi chuyện tàu cá của ngư dân miền Trung VN bị tàu hải quân TC thường xuyên tấn công, đâm chìm tàu cá, tịch thu hải sản, ngư cụ, đánh đập dã man ngư dân VN, bắt người đòi tiền chuộc như bọn hải tặc Somalia trên Biển Đông.
Sáo ngữ: Việt Nam yêu cầu TC rút máy bay chiến đấu ra khỏi quần đảo Hoàng Sa, trong tuyên bố ngày 4/4/2016. Người phát ngôn BNG Lê Hải Bình tuyên bố: “Việc TQ đưa máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa của VN là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở khu vực. VN kiên quyết phản đối và mạnh mẽ yêu cầu TQ chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa; đưa các máy bay chiến đấu ra khỏi khu vực và không tái diễn các hành động tương tự.”
Vụ Giàn khoan Hải Dương 981 đã được Bắc Kinh đưa vào khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, người phát ngôn BNG Lê Hải Bình tuyên bố: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu TC hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này.” Đây là lối phản đối bằng mồm cho lấy có, còn Bắc kinh muốn làm gì thì cứ việc tiến hành.
Khẩu hiệu “con két”: Có những khẩu hiệu cứ lập đi lập lại như con két học nói, quá quen thuộc, nghe đến nhàm tai. Thí dụ như: “Chúng ta tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, đời đời biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”.
Ngôn ngữ công thức: Trong các bài diễn văn, có những ngôn từ họ sử dụng nhiều, như cái thùng rỗng kêu to, chẳng có ý nghĩa gì cả, như: “Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa...”
Nói một đằng - làm một nẻo: Cả thế giới đều kiêng nể người Mỹ đã nói là làm. Người Nhật làm rồi mới nói. Tàu Cộng không nói là làm. Còn Việt Cộng mới đáng sợ: “Nói một đằng, làm một nẻo”, đó là bản chất của giới lãnh đạo đảng & nhà nước CSVN: “Bệnh giả dối + bệnh thành tích = Nói một đằng-làm một nẻo”.
Chỉ có những có những con người lãnh đạo thật sự có bản lĩnh thì mới có cái nhìn trung thực, dám nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá mục tiêu trước khi bắt tay hành động và làm tới nơi tới chốn. Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm sẽ không chạy theo bệnh thành tích, họ chỉ chú trọng đến chất lượng thực tế của công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được toàn dân giao phó. Những nhân vật lãnh đạo điển hình ở Châu Á như:
Park Chung Hee là một tấm gương lãnh đạo sáng chói của Thế kỷ XX. Hàn Quốc được phát triển thần ký như ngày hôm nay là có từ nền móng bắt đầu từ hơn 50 trước, khi ông Pak Chung Hee nắm quyền cai trị là nhà “độc tài yêu nước” giúp Hàn Quốc phát triển về mọi mặt. Xin tóm lược những điểm chính:
- Chính trị: Ông chủ trương một nền chính trị “Đa nguyên” và ông đã thành công khi vực dậy nền kinh tế Nam hàn từ con số “0” để vươn lên hàng cường quốc thế giới như ngày hôm nay, mặc dù dân số Nam Hàn chỉ bằng ½ so với VN, đất nước họ không có dồi dào tài nguyên như VN và ông phải trả giá bị kẻ thù chính trị ám sát. Ông chết trong sự nghèo nàn, không có chút tài sản gì để lại cho gia đình; ngoại trừ 10.000 USD là tiền tiết kiệm trong 19 năm làm tổng thống Đại Hàn. Trung bình mỗi năm, ông đã dành dụm được khoảng... 500 USD từ tiền lương của ông.
- Văn hóa: Tổng thống Pak Chung Hee lúc sống thanh bạch và trong sạch, chết trong sự trắng tay đã làm nên nền văn hóa Hàn Quốc còn tồn tại đến ngày hôm nay. Động từ “ăn cắp”, hầu như đã biến mất khỏi nền văn hóa Đại Hàn. Ông nói:“Tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mỵ dân. Tôi cương quyết ban hành một chánh sách khắc khổ. Tôi sẽ đem xử bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ là 1 đồng. Tôi sẵn sàng chết cho lý tưởng của tôi đã đề ra”.
- Chống tham nhũng triệt để: Tổng thống Pak Chung Hee kêu gọi dân chúng Nam Hàn: “Hãy làm những gì tôi nói và hãy làm những gì tôi làm”. Ông đã thực hiện chánh sách “toàn quốc thắt lưng buộc bụng” và ông đã nêu gương, làm việc cật lực nhưng sống rất thanh bạch. Hàng tuần, gia đình ông cũng giống như bao nhiêu gia đình Nam Hàn khác phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại quốc, không uống cà phê (vì Đại Hàn không có trồng cây cà phê). Ông đã đem xử bắn hàng loạt tham quan cao cấp vào thời điểm đó.
- Chính sách tiết kiệm: Với TT Pak Chung Hee, tiết kiệm là “quốc sách” để Đại Hàn có thể đứng dậy, thoát vòng nô lệ ngoại bang; vì thế trong các bài diễn văn, ông thường nhắc nhở toàn dân: “một xu ngoại tệ là một giọt máu”. Tất nhiên, đây không phải là thứ ngôn ngữ hùng biện để mỵ dân, ông đã sống tiết kiệm bằng chính nếp sống thanh đạm để làm gương mẫu cho nhân dân Đại Hàn noi theo.
Di sản của Pak Chung Hee: Lòng yêu nước, sống hết lòng với đất nước và dân tộc đã truyền lại cho con gái là bà Park Geun Hye được dân chúng bầu làm Tổng thống Đại Hàn hiện nay là một sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ của nhân dân Đại Hàn đối với ông Pak Chung Hee…
Joko Widodo là Tổng thống Indonesia hiện nay. Với dáng vóc thư sinh nhưng hành động của ông như một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ Tổ quốc chống lại đường lưỡi bò phi pháp của Tàu Cộng chồng lấn lên quần đảo Natuna thuộc lãnh thổ của Indonesia. Ngày 23/6/2016 vừa qua, ông đã họp nội các trên một chiến hạm ở ngoài khơi quần đảo Natuna, nằm ở phía nam Biển Đông, sau khi xảy ra đối đầu với tàu TC.
TT Joko Widodo đã gởi một thông điệp mạnh mẽ nhất chuyển tới Bắc Kinh, nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia. Ông đích thân đã tới thị sát quần đảo hẻo lánh cùng với Bộ trưởng an ninh, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Các quan chức nội các cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến chủ quyền bất khả xâm phạm. Indonesia thiết lập vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển giàu dầu khí quanh quần đảo Natuna, cách đảo Borneo hơn 340 km. Bắc Kinh rất thèm khát muốn chiếm đoạt vùng biển giàu tài nguyên dầu khí nầy của Indonesia.
Trong cuộc họp, ông Widodo kêu gọi lực lượng quân sự nước này tăng cường tuần tra, sau khi xảy ra một loạt các va chạm trên biển giữa tàu Indonesia và TC. Thông cáo từ phủ Tổng thống Indonesia dẫn lời ông Widodo nói: “Khả năng quân sự nhằm bảo vệ các vùng biển cần phải được củng cố, dù đó là về mặt công nghệ với tư thế sẵn sàng”. Điều đó đã cho thấy TT Widodo không xem nhẹ vấn đề chủ quyền quốc gia như giới lãnh đạo ĐCSVN. Nhìn hành động của TT Joko Widodo của Indonesia quyết tâm bảo vệ biển đảo, đã cho chúng ta thấy sự hèn hạ, khiếp nhược của những tên lãnh đạo ĐCSVN chỉ biết cúi đầu làm tay sai cho Bắc Kinh.
oOo
Nhìn lại khả năng của giới lãnh đạo ĐCSVN thiếu tự tin vì dốt, không bản lĩnh nên thường có thói quen nói chung chung, sử dụng sáo ngữ để che giấu sự ngu dốt của mình. Chính sách “ngu dân dễ trị” mục đích làm cho tình trạng dân trí của nhân dân thấp kém để không nhận ra sự yếu hèn của giới lãnh đạo đảng & nhà nước. Dân trí càng thấp, họ càng an toàn, giữ được sự “ổn định chính trị” để bảo vệ địa vị thống trị. Vì vậy, giới trí thức chân chính là kẻ thù của các chế độ cộng sản toàn trị, chỉ vì họ dám đứng lên chống đối, phê phán việc làm sai trái của giới lãnh đạo vừa ngu, vừa dốt. Do vậy, thân phận của người trí thức dưới chế độ cộng sản luôn bị thù ghét, trù dập, tù đày...
Bất cứ một đảng cộng sản nào vừa chiếm được chính quyền, việc làm ưu tiên hàng đầu của họ là tập trung các phần tử ưu tú, những nhân tài của chế độ vừa bị họ lật đổ bằng vũ lực như giáo sư, bác sĩ, khoa học gia, luật gia... vào các trại tập trung để trù dập. Tại sao các lãnh tụ đảng cộng sản Tàu, Liên Sô, Việt Nam... đều sợ các phần tử trí thức như vậy?
Theo nhà xã hội học Vilfredo Pareto đã nhìn thấy phần lớn mọi biến động xã hội là do sự luân chuyển của các nhân tài, các phần tử ưu tú (circulation des élites). Nhận định nầy có tính chất quy luật vì theo ông, xã hội nào muốn đạt tới phồn vinh, văn minh và tiến bộ đều do những phần tử trí thức điều khiển.
Khối phần tử nầy không bao giờ tĩnh chỉ (statique) và mọi hoạt động của họ đều liên quan đến xã hội, làm xã hội không ngừng biến đổi. Nhận định nầy rất đúng vì tâm lý của những phần tử trí thức rất bén nhạy truớc thời cuộc và phản ứng quyết liệt trước nỗi thống khổ của dân tộc bị đày đọa dưới sự cai trị tàn bạo của giai cấp thống trị độc tài, đảng trị ngu dốt, toàn là những tay thiến heo, thiến bò...
Năm 1917, sau khi chiếm được chính quyền, Lenine đã thực thi chánh sách trù dập khủng bố tàn tệ đối với phần tử trí thức. Lenine đã nói với văn hào Maxim Gorki:“Thật là sai lầm nếu xem các phần tử trí thức tiểu tư sản là sức mạnh của nhân dân, trí thức của giai cấp công nhân và nông dân mới thật sự là sức mạnh của nhân dân. Còn những tên trí thức tiểu tư sản đáng khinh là đồng lõa và tay sai của bọn tư sản. Về thực chất đó không phải là bộ óc mà là cục phân.”
Hết Mao Trạch Đông rồi Hồ Chí Minh cũng đánh giá trí thức như thế. Có thể nói rằng: “Điểm hội tụ của những tư tưởng vĩ đại của Lenine, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều gặp nhau tại “cục phân”. Rõ ràng, những tên lãnh tụ cộng sản nào cũng chủ trương chính sách “chống trí thức” (anti - intellectualism) cần phải trừ khử, giống như chủ nghĩa Mac Carthisme: “Hoặc ngươi phải làm tay sai cho ta, hoặc ta cho ngươi vào tù, ta đốt hết sách của nhà ngươi” (Ou vous serez mes agents ou je vous jette en prison et brule vos livres).
Nhìn lại các tên lãnh tụ CSVN toàn là những tên thất học từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn chỉ mới tốt nghiệp cấp tiểu học trường làng, Đỗ Mười xuất thân từ tên thiến heo, Nguyễn Tấn Dũng chỉ học tới lớp bổ túc văn hóa trong mật khu, còn trình độ Anh Ngữ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới kinh người: “Made in Việt Nam” phải đọc như vầy mới đúng: “Ma Dzê in Việt Nam”. Nhìn chung, đa số những tên lãnh đạo ĐCSVN đều là những tên thất học, thiến heo, thiến bò, yếu kém về trình độ văn hóa, tư tưởng thoái hóa, biến chất, tham nhũng, thối nát từ trung ương tới hạ tầng cơ sở, họ xứng đáng được nhân dân vinh danh: “lãnh đạo ngố” & “cán ngố”.
Mới đây, chế độ CSVN đã đào tạo thêm một loại “trí thức bưng bô” để cho bọn lãnh đạo Bắc Kinh phóng uế, đó là Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đăng Thanh - Học viện Chính trị thuộc BQP - hắn nói: “Không thể vô ơn bạc nghĩa với Trung Quốc là một việc vô cùng vô trách nhiệm”. Nếu những tiếng nói ngu ngốc nầy, phát xuất từ miệng những tên công an thất học thì không chấp nhất làm gì, nhưng là người có học vị “tiến sĩ” thì có lẽ nào Trấn Đăng Thanh quên hết cội nguồn dân tộc, đã quên hết “1.000 năm Nô lệ” bị bọn Rợ Hán thống trị rồi ư? Có lẽ nào hắn ta không ăn cơm mà chỉ ăn cám sú “Product of China”?
Xin nhắc lại cho ông ta nhớ rằng: Tinh thần sử Việt là tinh thần đấu tranh bất khuất từ ngàn xưa mà ông cha ta dùng để chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc để tồn tại. Niềm tin truyền thống ấy là niềm tin sắt đá được hun đúc qua bao ngàn năm đấu tranh, quyết bám chặt đất biển bằng máu, “nhất quyết không chấp nhận tinh thần hòa đồng với giống rợ Hán”.
ĐCSVN quan niệm rằng: “Khi một giai cấp vô sản đã nắm được công cụ sản xuất, tất phải nắm luôn cả công cụ sản xuất tinh thần. Mỗi người của giai cấp thống trị phải xây đắp cho ý thức hệ mà họ đang thao túng để dẫn đạo một giai đoạn nào đó của lịch sử, nghĩa là tất cả phải sản xuất tư tưởng hoặc là phân phối chúng để đạt tới sự chế ngự trên lãnh vực tinh thần của một thời đại.”
Tháng 8/1998, TBT Lê Khả Phiêu đã tuyên bố trước Đại Hội Đảng kỳ V rằng:“Trí thức Việt Nam là những người yêu nước, mà họ yêu nước là phải yêu XHCN nồng nhiệt. Hầu hết, họ xuất thân từ “giai cấp lao động”. Họ là những thiên tài của “văn hóa dân tộc” được đào tạo theo tư tưởng vĩ đại Mác - Lê - Mao - Hồ”, mà những tư tưởng vĩ đại nầy hội tụ tại cục phân.
Đỉnh cao trí lợn “lãnh đạo ngố” & “cán ngố” và những phát ngôn gây sốc (sưu tầm & tổng hợp):
Hãy nhìn giai cấp trí thức vô sản hiện nay, toàn là những tên “đẻ ngược” chúng chào đời bằng 2 cái chân ra trước nên có những suy nghĩ kỳ quái, không giống con giáp nào hết.
[1] Vũ Hoàng Chương (Bộ trưởng Bộ Công thương): Trả lời chất vấn của cử tri liên quan đến vấn đề quản lý thị thị trường trước gian lận thị trường, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu như: xăng, điện, than, phân bón... tên Bộ trưởng trả lời: “Công tác đấu tranh của riêng Quản lý thị trường đã cố gắng, nhưng phương tiện công cụ vừa yếu vừa thiếu. Một câu chuyện có thật là, ở nhiều nơi thanh kiểm tra, anh em cán bộ phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón!”
[2] Nguyễn Xuân Hồng (Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật): Trả lời phỏng vấn báo Đất Việt nói về việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả TC nhiễm độc gấp bao nhiêu lần mức cho phép, Tên Cục trưởng nói: “So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức nầy là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả bị phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn”.
[3] Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục Đường sắt VN): Trả lời phỏng vấn báo chí liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến đường Cát Linh - Hà Đông bị “đội vốn” gần 340 triệu USD, tên Cục trưởng nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội hai lần khởi công đến giờ phút nầy đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không có ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã làm rùm beng cả lên”.
[4] Dương Đức Tuấn (Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội): Trả lời phỏng vấn báo chí về việc gì sao đường Trường Chinh bị nắn thẳng thành công, Tên Phó giám đốc nói: “Đường Trường Chinh mở rộng đúng là cong và hơi cong từ Hố Mẻ đến cổng Chéo (Sông Lừ) để chuyển tiếp, khớp nối chỉ giới đường đỏ với Ngã Tư Vọng. Đây là đường cong mềm mại, nên về cơ bản không ảnh hưởng đến công trình, giao thông và các vấn đề kỹ thuật khác”.
[5] Nguyễn Thị Kim Tiến (Bộ trưởng Bộ Y tế): Khi có buổi làm việc với Bệnh viện Nhi Trung Ương trong tình trạng quá tải vì bệnh sởi đang bùng phát, thay vì giải quyết tình trạng quá tải và đưa các biện pháp khắc phục thì bà Bộ trưởng lại phát ngôn gây sốc: “Ở địa vị chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây”. Bà Tiến lại tiếp tục gây sốc: “Trẻ em tử vong vì tiêm vắc xin có rất nhiều nguyên nhân chưa rõ nguyên nhân”.
[6] Nguyễn Sinh Hùng (nguyên Chủ tịch Quốc hội) nói: “Quốc Hội tức là dân, dân quyết định sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?” lại tiếp tục gây sốc: “Sai thì phải sửa sai, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không không kịp”.
[7] Phùng Quang Thanh (nguyên Bộ trưởng BQP) bày tỏ sự quan tâm: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho TQ là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.
[8] Nguyễn Phú Trọng (TBT/ ĐCSN hỗn danh Trọng Lú): Bày tỏ quan điểm trước việc Bắc Kinh đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa của VN ở Biển Đông, tên TBT nói: “Trung Quốc là người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.
[9] Trần Duân (Thiếu tướng - Giám đốc CA tỉnh Lai Châu): Vụ sập cầu treo tại Lai Châu, máu nhuộm đỏ suối khiến 8 người tử vong, lý do cầu không được bảo dưỡng. Nhưng, Thiếu tướng Trần Duân xác định vẫn là do quá tải. Ông ta nói:“Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao Thông Vận Tải để xác định nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến sập cầu. Chưa thể khẳng định do làm ẩu hoặc thi công không đúng. Quá tải và có hiện tượng cộng hưởng khi đoàn người đưa tang cùng đi trên cầu là nguyên nhân ban đầu chúng tôi nhận định, vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh nên cầu sập”.
[10] Vũ Đức Đam (Phó Thủ tướng): Trong hội nghị tổng kết, triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015, ngài Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”.
[11] Trần Văn Truyền (nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ) người sở hữu nhiều đất đai, biệt thự “hoành tráng” và vừa bị kỷ luật vì vi phạm luật về đất đai, nói với báo Pháp luật rằng: “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay. Cực nhọc lắm chứ đâu bở!”.
[12] Thích Chân Quang - Vương Tấn Việt (tên cẩu tăng dâm ô) thuyết pháp cho rằng: “Với nước Tàu China thì nước Việt Nam chỉ là em nhỏ trong gia đình, phải kính cẩn đối với người anh China theo phong tục Á Đông là quyền huynh thế phụ, không được hỗn láo. “Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tàu là hỗn”.
[13] Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông) nói: “Nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”.
[14] Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng) nói: “Sau 70 năm, có thể khẳng định vị thế của VN trên trường quốc tế và trong khu vực chưa bao giờ cao như thế, được các nước trên thế giới và trong khu vực đánh giá cao”.
[15] Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề Xã hội) nói: “Nhịn tăng lương có lợi cho người lao động”.
[16] Trương Đình Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại) tuyên bố: “TPP không có Việt Nam thì chẳng có ý nghĩa gì!”
[17] Hoàng Hữu Phước (Đại biểu QHVN) nói: “Biểu tình là ô danh! Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”.
[18] Cao Đức Phát (Bộ trưởng Bộ NN & PTNT) nói: “Ngộ độc thực phẩm: “Phải lăn ra chết thì mới xử lý được. Điều 244 quy định: Nếu buôn bán thực phẩm độc hại mà gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng thì mới xử lý”.
[19] Nguyễn Văn Đực (Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành) phát biểu: “Phải cách ly người nghèo ra khỏi người giàu”.
[20] Nguyễn Như Tiệp (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản) nói: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”.
[21] Đỗ Văn Hải (Thứ trưởng) nói: “Giá điện tăng, mọi người đều được lợi”.
[22] Bùi Xuân Cường (Giám đốc sở GTVT TP. HCM) nói: “Kẹt xe kéo dài ở thành phố HCM chỉ là ùn ứ, vì xe vẫn có thể nhúc nhích được”.
[23] Nguyễn Đình Quyền (Phó chủ nhiệm Ủy ban An ninh) tuyên bố: “Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới!”
[24] Nguyễn Duy Chiến (Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới) nói: “Việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, cắt cáp cũng là cách: “yêu cho roi, cho vọt.”
[25] Phan Trung Lý (Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật) nói: “Tôi thấy ở Hàn Quốc, người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”
Kết luận:
Qua những phát ngôn gây sốc nêu trên của những “lãnh đạo ngố” & “cán ngố”, đã chứng tỏ trí thức vô sản còn yếu kém về mặt lý luận và kiến thức tổng quát. Nhìn vào thực trạng của khối trí thức vô sản chẳng đóng góp vì cho đảng & nhà nước XHCN; có lẽ trước hết bởi sự thất học của họ, chỉ khi trình độ trí thức vô sản càng lên cao thì xã hội càng có nhiều yếu tố “XHCN”; ngược lại sẽ tụt hậu bởi sự ngu dốt của của những “lãnh đạo ngố” & “cán ngố” có tên nêu trên, những nhân vật đó chỉ là những thí dụ điển hình.
Những “lãnh đạo ngố” & “cán ngố” là những tên trí thức vô sản hay đúng hơn với những kẻ mang danh trí thức dỏm mà tầm nhìn chiến lược chưa qua khỏi đầu gối, chẳng hạn như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, tên tay sai đắc lực của cục Tình báo Hoa Nam Tàu Cộng đánh giá: “Biển Đông không nguy hiểm bằng biển Hoa Đông”. Những tên nầy chỉ khéo luồn lách, mua quan, bán chức để vinh thân phì gia nhờ bóc lột, tham nhũng, đục khoét của công... mà chế độ cộng sản độc tài toàn trị là mảnh đất màu mỡ để họ thực hiện tham vọng bất chính.
Những “trí thức chân chính” tỉnh thức trước vận mệnh quốc gia thường chọn thái độ dấn thân, vì tâm lý của những phần tử trí thức chân chính rất bén nhạy trước thời cuộc và phản ứng rất quyết liệt trước nỗi thống khổ của dân tộc bị đọa đày dưới sự cai trị bạo tàn của giai cấp thống trị độc tài, đảng trị.
Nhiều nhân sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh phẫn nộ tham gia cùng đồng bào trong các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra tại Hà Nội - Sài Gòn từ năm 2012 để phản đối những hành động lộng hành, côn đồ của bọn “Chệt Bắc Kinh” tại Biển Đông. Đặc biệt nổ ra cuộc biểu tình trên địa bàn toàn quốc chống vụ “Giàn khoan Hải Dương-981” xâm phạm vào lô 143 trên vùng biển Đặc quyền kinh tế & thềm lục của VN, cách bờ biển VN khoảng 130 hải lý.
Mới đây, vụ biểu tình cá chết phản đối Formosa diễn ra hàng loạt tại các thành phố lớn vào tháng 5/2016:
- Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Bình biểu tình phản đối thảm họa môi trường ngày 29/4/2016, khiến các chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.
- Biểu tình vụ cá chết hàng loạt ở Hà Nội ngày 1/5/2016.
- Hàng chục ngàn người dân VN ở Sài Gòn và nhiều thành phố địa phương đã xuống đường ngày 8/5/2016 biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt.
- Biểu tình theo thông báo phổ biến trên Internet, các cuộc tuần hành vì môi trường xanh đã xảy ra trên qui mô cả nước vào ngày 15 và 22/5/2016. Nhất là tại các thành phố bao gồm Hà Nội và Sài Gòn tập trung trên các đường phố chính.
Thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng công khai khủng bố tinh thần giới “trí thức chân chính”, hắn trắng trợn hăm dọa: “Nhà tù luôn có chỗ để giam những người không hài lòng với chính phủ, thậm chí để giải quyết dứt khoát, sẽ có những màn thủ tiêu bằng cách đụng xe hay buổi sáng đi uống cà phê về tới nhà cứng đơ không làm gì được nữa”. Đúng là miệng lưỡi của tên chó săn Fascit.
Dưới chế độ CSVN độc tài toàn trị, đây là thời đại vàng son của tập đoàn “lãnh đạo ngố” & “cán ngố” lên ngôi. Đối lập với lũ ngố nầy là giới trí thức chân chính, Henri Barbusse đánh giá họ như sau: “Tôi muốn nói đến những người biết suy tư, không phải bọn lộng chữ, lợi dụng, bịp bợm và ăn bám”.
Vì vậy, giới trí thức chân chính là vũ khí sắc bén để loài người chống lại hoàn cảnh, đó là phong trào dấn thân của giới trí thức Việt Nam hiện nay. Nói theo ngôn từ của nhà báo Benson, họ là những “nhà văn cầm súng” (Writer in Arms). Họ dùng ngòi bút thay cho súng đạn, tác chiến kiên cường trên mặt trận “văn hóa - tư tưởng” chống lại Chủ nghĩa CSVN độc tài, độc đảng toàn trị do một lũ lãnh đạo ngố & cán ngố lãnh đạo, một lũ bán nước bưng bô cho bọn Chệt Trung Nam Hải.
Thái độ bất khuất đó là đức hạnh và lương tâm trong sáng của người trí thức chân chính VN, cương quyết không làm tay cho sai ác thế lực cộng sản phản động. Họ là những chiến sĩ miệt mài chiến đấu cho “Tự do - Dân chủ - Nhân quyền”, họ hiên ngang đứng trên đầu sóng ngọn gió, dám sống chết cho sự tồn vong của Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam với thái độ của kẻ sĩ: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Nhất định họ sẽ thành công...
Sông Hậu có thể sẽ như Vũng Áng
Posted by adminbasam on 28/06/2016
26-6-2016
Sông Hậu – con sông này có thể sẽ bị ô nhiễm trầm trọng vì hoạt động của nhà máy Giấy Lee & Man. Hình: báo Người Lao Động.
HÀ NỘI (NV) – Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền tỉnh Hậu Giang báo cáo về dự án xây dựng nhà máy Giấy Lee & Man. Người ta đang sợ sông Hậu thành một Vũng Áng khác.
Nhà máy Giấy Lee & Man do tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đầu tư. Dự án đã được chính quyền tỉnh Hậu Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 héc ta đất tại Cụm Công nghiệp Nam sông Hậu, tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là một dự án trị giá khoảng $628 triệu, bao gồm hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm.
Tập đoàn Lee & Man Paper đã nhận giấy phép đầu tư cách nay khoảng mười năm. Lẽ ra nhà máy này đã hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do, đến nay, việc xây dựng nhà máy này mới sắp sửa hoàn tất.
Sau thảm họa cá chết trắng một đoạn bờ biển dài 250 cây số chạy dọc bốn tỉnh phía Bắc miền Trung (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) hồi đầu tháng 4 và đa số dân chúng Việt Nam tin rằng, đó là hậu quả từ hoạt động thử nghiệm của nhà máy Thép do tập đoàn Formosa của Đài Loan, xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng.
Tuần trước, Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đã gửi một văn bản cho thủ tướng Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, đề nghị xem lại dự án nhà máy Giấy Lee & Man ở Hậu Giang. Đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và cơ chế giám sát môi trường.
Đề nghị của VASEP nhanh chóng được nhiều chuyên gia lên tiếng ủng hộ. Lý do là vì việc cho phép nhà máy Giấy Lee & Man xả nước thải ra sông Hậu có thể sẽ làm con sông này bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn lợi thủy sản (tôm, cá) bị tận diệt và ảnh hưởng đến cả sản lượng của vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ước tính của các chuyên gia, để đạt công suất thiết kế, mỗi ngày, nhà máy Giấy Lee & Man sẽ xả ra sông Hậu khoảng 226,000 khối nước thải. Để xử lý lượng nước thải khổng lồ này, nhà máy Giấy Lee & Man sẽ cần phải dùng đến 30 tấn xút/ngày. Chẳng có gì bảo đảm lượng nước thải và lượng xút như vậy không gây tác hại cho sông Hậu cũng như môi trường tự nhiên của con sông quan trọng này.
Các chuyên gia nhấn mạnh, sở dĩ những nhà máy sản xuất hóa chất, thép, giấy,… trên thế giới luôn được xếp vào diện phải quan tâm đặc biệt vì nước thải ra từ hoạt động của chúng luôn có đủ loại chất độc hại. Nếu hoạt động đúng công suất, nhà máy Giấy Lee & Man sẽ cần tới 600 héc ta rừng mới đủ nguyên liệu, do rừng hiện hữu tại Việt Nam chỉ đáp ứng chừng 20% nhu cầu về nguyên liệu, thành ra Nhà máy Giấy Lee & Man sẽ nhập giấy phế liệu để tái chế.
Đó cũng là lý do nhà máy Giấy Lee & Man phải dùng nhiều loại hóa chất tẩy rửa hơn, nguy cơ ô nhiễm trầm trọng sẽ lớn hơn. Ngoài khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước, bởi việc sản xuất bột giấy sẽ sản sinh ra dịch đen (black liquor) – cực kỳ nguy hại cho môi trường nên các nhà máy giấy có quy mô lớn thường phải xây dựng lò hơi đốt dịch đen, vừa giảm ô nhiễm, vừa nhằm thu hồi hóa chất. Lò hơi sẽ là tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Trước những thông tin, phản ứng không có lợi cho mình, tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông vừa tổ chức một cuộc họp báo. Tập đoàn này cho rằng, do sử dụng công nghệ hiện đại, nên sẽ không dùng xút, không sợ xút gây ô nhiễm. Nhà máy Giấy Lee & Man ở Cụm Công nghiệp Nam sông Hậu đã được Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam cho cấp giấy phép xả sông Hậu 50,000 khối nước thải/ngày. Hệ thống xử lý chất thải của nhà máy này có thể xử lý 20,000 khối nước thải/ngày… Tại cuộc họp báo đó, nhiều câu hỏi khác của báo giới về tổng lượng nước thải, về các loại hóa chất sẽ dùng trong sản xuất, tẩy rửa vẫn chưa được trả lời vì hết giờ.
Đáng lưu ý là đại diện tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông nhấn mạnh, họ đã có giấy phép đầu tư, đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến bảo vệ môi trường, chẳng hạn có “Bản cam kết bảo vệ môi trường” đã được chính quyền huyện Châu Thành xác nhận theo Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và những bộ hữu trách khác thẩm định, chính quyền tỉnh Hậu Giang phê duyệt năm 2008.
Vì vào thời điểm vừa kể (2008), nhà máy Giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu chưa hoạt động nên tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đã đưa các viên chức Việt Nam từ huyện đến trung ương đi “tham quan” các nhà máy của tập đoàn này tại Thâm Quyến và Quảng Châu, Trung Quốc.
Ông Võ Văn Thắng, phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, lúc đó là phó chủ tịch huyện Châu Thành – một trong những viên chức được tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông mời đi “tham quan,” tiết lộ: Mẫu nước làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt của hàng loạt cơ quan hữu trách tại Việt Nam hồi 2008 được lấy ở… Quảng Châu!
Chưa rõ quyết định cuối cùng của chính quyền Việt Nam đối với dự án nhà máy Giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu sẽ là thế nào, chỉ có thể biết chắc đây là một quyết định không dễ dàng. Bối cảnh như hiện nay khiến chính quyền Việt Nam không thể thản nhiên hy sinh môi trường như trước nhưng làm ngược lại thì rõ ràng là khó ăn nói với tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông. Tập đoàn này chẳng thiếu loại giấy tờ nào và theo dự kiến, nhà máy Giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu sẽ hoạt động vào tháng tới! (G.Đ)
Giá mà cụ Rùa đừng chết…
Posted by adminbasam on 27/06/2016
Nguyễn Văn Do
27-6-2016
Đại hội 12 của Đảng Cộng sản khai mạc 20/01/2016 thì chiều 19/01/2016 cụ Rùa hồ Gươm chết. Cụ Rùa là linh vật ngàn năm, cụ chết khiến mọi người bâng khuâng buồn, nhưng nhiều người chẳng dám nói tới điềm gỡ này có liên quan tới đất nước như thế nào, kể cả một số trang mạng.
Đại hội 12 kết thúc, đảng đưa ông Nguyễn phú Trọng, một người già nhất trong số những người già ở BCT, đã 72 tuổi, lên nắm quyền tổng bí thư. Chẳng những già nhất mà theo dư luận từ lâu ông Trọng còn là người lẩm cẩm nhất với biệt danh ‘Trọng lú’. Đó là do lần ông đi Cu Ba đọc bài diễn văn dài tâm đắc của mình, cổ vũ xây dựng CNXH và dạy dỗ Cu Ba cách xây dựng đường lối lãnh đạo. Ông Trọng còn có biệt tài nói và viết những bài phát biểu dài lê thê, gây khó cho những ai muốn tóm tắt để hiểu ông nói cái gì, bởi ngôn ngữ bao la mà nội dung mờ mịt. Tôi nghi ngờ chính bản thân ông cũng chẳng biết mình nói cái gì, do đó, thay vì rời Cu Ba ông sẽ sang Brazil như lộ trình đã định. Nước chủ nhà từ chối tiếp ông, ông đành quay về trong ngơ ngác, từ đó ông có được biệt danh “Trọng lú” (*).
Như Huyển thiền sư nói: trên đời cái gì cũng có thể xảy ra. Ông ấy tài thật, chuyện ông Trọng được đảng cử làm lãnh tụ tối cao của mình, vậy mà cũng xảy ra!
Tôi chẳng tin cụ rùa chết là điềm xấu, nhưng sáu tháng qua, từ lúc cụ chết đến nay, tai trời ách nước cứ đổ lên đầu dân tộc. Đại hội 12 từ 20 đến 28 tháng giêng, họp được hai ngày sang ngày 23/01/2016 một đợt rét bất thường tràn về đại hội, lan ra cả miền Bắc. Tại Hà Nội, nhiệt độ có lúc chỉ còn 5 độ, tại Mẫu Sơn nhiệt độ xuống tới âm 2 độ, tuyết trắng xóa khắp nơi, gia súc chết la liệt, sơ kết có tới 12.300 gia súc chết lạnh, hoa mầu thiệt hại ước tính 200 tỷ. Thật bất ngờ đến kỳ lạ. Gia súc chết, hoa màu tiêu tan, ngay cả rừng cũng lụi tàn, phải cứu dân, chống đói, khôi phục sản xuất… tất cả còn đang dang dở thì đồng bằng sông Cửu Long kêu thiếu nước.
Rét thì “bất thường” còn hạn thì “lịch sử”, hạn miết từ đầu hè đến tháng 4 rồi tháng 5, đến gần giữa tháng 6 vẫn chưa có cơn mưa nào có nước, nước mặn vào sâu trong nội đồng đến 70, 80 cây số, lúa chết trắng đồng, phải năn nỉ TQ xả đập để cứu cây trồng vật nuôi, đến nông nỗi này mới hay ra TQ đã khống chế sông Mekong! Đã cuối tháng 6 rồi mà trong tám tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có 1.203 ngàn hecta đất mà chỉ dám xuống giống trên dưới 450 ngàn hecta, như vậy mùa vụ chấp vá không thể theo kế hoạch, thất bát nhìn thấy trước mắt! Ở Tây Nguyên cũng bị hạn nặng nề, cà phê, hồ tiêu khô héo, dân tình khốn đốn…
Cả đất trời đang hổn độn như thế thì biển Vũng Áng cá chết trắng biển. Cá chết từ 22/4/16, mỗi ngày lại nhiều hơn, lan dần tới Đà Nẵng, Huế… Phải nói cho đúng, đây là thảm họa môi trường. Cho đến nay đã hơn hai tháng điều tra, nhà nước vẫn cứ ởm ờ, không cho biết nguyên nhân do đâu? Cả thế giới điều nghi ngờ nhà máy Formosa xả thải chất độc, nhưng chính quyền làm thinh, họ chỉ chú tâm vào việc đàn áp biểu tình.
Cũng nên ghi nhận điều này. Ngày 26/4/2016 ông Nguyễn Phú Trọng vào Vũng Áng, không phải đi thăm ngư dân gặp nạn mà ghé thăm công ty Formosa. Không rõ ông nói gì với ban giám đốc nhà máy mà sau khi ông về, Giám đốc Ngoại vụ của Formosa là Chu Xuân Phàm lên báo chí thóa mạ cả dân tộc Việt Nam. Ông ta ngạo mạn hỏi thách đố: Việt nam muốn có nhà máy thép hiện đại hay muốn tôm, cá?
Hiện Formosa vẫn hoạt động bình thường, ông Trọng không hề nhắc đến thảm cảnh của ngư dân miền Trung, không một lời nào cả! Thật, chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Công ty Formosa là công ty của Đài Loan, nhưng tại Đài Loan đã diễn ra một phong trào đòi hỏi Formosa phải chịu trách nhiệm vụ cá chết ở miền trung VN nổi lên rất rầm rộ. Đài truyền hình Đài Loan cho chiếu một phóng sự dài 60 phút về thảm cảnh của ngư dân, của bãi biển chết, dân chúng Đài Loan rơi nước mắt, họ lại biểu tình đòi chính phủ họ phải can thiệp. Việt Nam im lặng… Công ty Formosa của ai đây?
Lại cũng giữa lúc này, một chiến đấu cơ hiện đại Su-30MK2 bị mất tích khi đang bay huấn luyện. Một phi cơ hiện đại khác, CASA-212 đi tìm chiếc Su kia, cũng biến mất nốt! Cả hai máy bay đều ở gần vùng tập trận bắn đạn thật của Trung quốc. Dư luận khắp nơi râm ran đồn đoán mọi kiểu, thứ trưởng quốc phòng Nguyễn chí Vịnh nhờ Trung quốc hỗ trợ tìm kiếm, TQ vội vã cho 8 tàu sang hợp tác, VN tung ra hết mọi phương tiện, mọi nỗ lực, nhưng cả TQ lẫn VN chẳng tìm được gì. Nhờ trời, một phi công được ngư dân tìm thấy còn sống, CASA-212 cũng được tàu phương tây vô tình nhìn xuống đáy biển, hộp đen thì nhờ máy dò của Mỹ… Trời hỡi!
Ngay trong cơn bỉ cực này thì Campuchia, Lào, đồng loạt tuyên bố ủng hộ Trung quốc trong vấn đề biển Đông. Như vậy biển Đông là của TQ, Hoàng Sa là của TQ, Trường Sa là của TQ… Vậy Việt Nam còn được gì đây? Ccòn chăng là những nấm mồ hoang, hoặc xương tàn cốt rụi của các chiến sĩ rải rác trên chiến trường xưa nước bạn, nơi mà họ phải hy sinh để xây dựng chính quyền Lào và Campuchia hiện nay theo lệnh của đảng. Có ai không biết điều này?
Nga là nước bán toàn bộ vũ khí “hiện đại” mà VN hiện có, là bạn bè truyền thống từ thời Liên Xô cũ, là nước có liên doanh khai thác dầu với VN rất thành công, cũng đã chính thức tuyên bố ủng hộ TQ! Hóa ra VN cô đơn cùng tận! Để diễn tả cảnh này, ngôn ngữ thường tình gọi là “tứ bề thọ địch”, nhưng từ này không còn đúng nữa, bởi vì sự thật VN bị vây bởi mười bề.
Năm ngoái, trong bài viết “Chừng nào Trung Quốc đánh Việt Nam”, tôi đoán khoảng tháng 6, 7 năm nay, đoán thế chứ trong thâm tâm tôi cầu mong mình đoán sai, nhưng với thực tế này, đã đủ điều kiện để TQ đánh VN, đêm nay chăng?
Tôi nghĩ chắc rằng ai cũng thấy, muốn tránh họa mất nước, con đường duy nhất là liên minh quân sự với Mỹ, Nhật. Để thực hiện liên minh này có hai cách, cách thứ nhất là Đảng CS phải vì Dân Tộc và Tổ Quốc mà đứng ra đảm đương bằng việc từ bỏ CNXH, mở rộng dân chủ, từng bước đa nguyên chính trị… Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất. Cách thứ hai là cho ra đời chính phủ lâm thời, người đứng đầu có thể là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hoặc tướng Võ Viết Thanh… Chính phủ lâm thời sẽ ký hiệp định liên minh.
Cuối tháng 6, mưa đã nhiều, nhưng theo dự báo thời tiết, tháng 7 sẽ bắt đầu hiện tượng La Niña, mưa bão sẽ dồn dập, tiền bạc quốc gia cạn kiệt, buộc phải siết tín dụng và ngoài dân sẽ vỡ hụi dây chuyền… Giá mà cụ Rùa đừng chết.
____
(*) Chú thích của trang BS: Thật ra cái biệt danh “Trọng Lú” do dân gian đặt cho ông Trọng trước đó từ lâu trong bài vè như sau: “Giàu như Phú/ Lú như Trọng/ Lật lọng như Nghiên/ Tiêu tiền như Triệu”. Đó là tên của bộ tứ: Phùng Hữu Phú – Phó bí thư, Nguyễn Phú Trọng – Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hoàng Văn Nghiên – Chủ tịch TP Hà Nội và Nguyễn Quốc Triệu là phó chủ tịch TP Hà Nội thời đó.
Nguyễn Văn Do
27-6-2016
Đại hội 12 của Đảng Cộng sản khai mạc 20/01/2016 thì chiều 19/01/2016 cụ Rùa hồ Gươm chết. Cụ Rùa là linh vật ngàn năm, cụ chết khiến mọi người bâng khuâng buồn, nhưng nhiều người chẳng dám nói tới điềm gỡ này có liên quan tới đất nước như thế nào, kể cả một số trang mạng.
Đại hội 12 kết thúc, đảng đưa ông Nguyễn phú Trọng, một người già nhất trong số những người già ở BCT, đã 72 tuổi, lên nắm quyền tổng bí thư. Chẳng những già nhất mà theo dư luận từ lâu ông Trọng còn là người lẩm cẩm nhất với biệt danh ‘Trọng lú’. Đó là do lần ông đi Cu Ba đọc bài diễn văn dài tâm đắc của mình, cổ vũ xây dựng CNXH và dạy dỗ Cu Ba cách xây dựng đường lối lãnh đạo. Ông Trọng còn có biệt tài nói và viết những bài phát biểu dài lê thê, gây khó cho những ai muốn tóm tắt để hiểu ông nói cái gì, bởi ngôn ngữ bao la mà nội dung mờ mịt. Tôi nghi ngờ chính bản thân ông cũng chẳng biết mình nói cái gì, do đó, thay vì rời Cu Ba ông sẽ sang Brazil như lộ trình đã định. Nước chủ nhà từ chối tiếp ông, ông đành quay về trong ngơ ngác, từ đó ông có được biệt danh “Trọng lú” (*).
Như Huyển thiền sư nói: trên đời cái gì cũng có thể xảy ra. Ông ấy tài thật, chuyện ông Trọng được đảng cử làm lãnh tụ tối cao của mình, vậy mà cũng xảy ra!
Tôi chẳng tin cụ rùa chết là điềm xấu, nhưng sáu tháng qua, từ lúc cụ chết đến nay, tai trời ách nước cứ đổ lên đầu dân tộc. Đại hội 12 từ 20 đến 28 tháng giêng, họp được hai ngày sang ngày 23/01/2016 một đợt rét bất thường tràn về đại hội, lan ra cả miền Bắc. Tại Hà Nội, nhiệt độ có lúc chỉ còn 5 độ, tại Mẫu Sơn nhiệt độ xuống tới âm 2 độ, tuyết trắng xóa khắp nơi, gia súc chết la liệt, sơ kết có tới 12.300 gia súc chết lạnh, hoa mầu thiệt hại ước tính 200 tỷ. Thật bất ngờ đến kỳ lạ. Gia súc chết, hoa màu tiêu tan, ngay cả rừng cũng lụi tàn, phải cứu dân, chống đói, khôi phục sản xuất… tất cả còn đang dang dở thì đồng bằng sông Cửu Long kêu thiếu nước.
Rét thì “bất thường” còn hạn thì “lịch sử”, hạn miết từ đầu hè đến tháng 4 rồi tháng 5, đến gần giữa tháng 6 vẫn chưa có cơn mưa nào có nước, nước mặn vào sâu trong nội đồng đến 70, 80 cây số, lúa chết trắng đồng, phải năn nỉ TQ xả đập để cứu cây trồng vật nuôi, đến nông nỗi này mới hay ra TQ đã khống chế sông Mekong! Đã cuối tháng 6 rồi mà trong tám tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có 1.203 ngàn hecta đất mà chỉ dám xuống giống trên dưới 450 ngàn hecta, như vậy mùa vụ chấp vá không thể theo kế hoạch, thất bát nhìn thấy trước mắt! Ở Tây Nguyên cũng bị hạn nặng nề, cà phê, hồ tiêu khô héo, dân tình khốn đốn…
Cả đất trời đang hổn độn như thế thì biển Vũng Áng cá chết trắng biển. Cá chết từ 22/4/16, mỗi ngày lại nhiều hơn, lan dần tới Đà Nẵng, Huế… Phải nói cho đúng, đây là thảm họa môi trường. Cho đến nay đã hơn hai tháng điều tra, nhà nước vẫn cứ ởm ờ, không cho biết nguyên nhân do đâu? Cả thế giới điều nghi ngờ nhà máy Formosa xả thải chất độc, nhưng chính quyền làm thinh, họ chỉ chú tâm vào việc đàn áp biểu tình.
Cũng nên ghi nhận điều này. Ngày 26/4/2016 ông Nguyễn Phú Trọng vào Vũng Áng, không phải đi thăm ngư dân gặp nạn mà ghé thăm công ty Formosa. Không rõ ông nói gì với ban giám đốc nhà máy mà sau khi ông về, Giám đốc Ngoại vụ của Formosa là Chu Xuân Phàm lên báo chí thóa mạ cả dân tộc Việt Nam. Ông ta ngạo mạn hỏi thách đố: Việt nam muốn có nhà máy thép hiện đại hay muốn tôm, cá?
Hiện Formosa vẫn hoạt động bình thường, ông Trọng không hề nhắc đến thảm cảnh của ngư dân miền Trung, không một lời nào cả! Thật, chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Công ty Formosa là công ty của Đài Loan, nhưng tại Đài Loan đã diễn ra một phong trào đòi hỏi Formosa phải chịu trách nhiệm vụ cá chết ở miền trung VN nổi lên rất rầm rộ. Đài truyền hình Đài Loan cho chiếu một phóng sự dài 60 phút về thảm cảnh của ngư dân, của bãi biển chết, dân chúng Đài Loan rơi nước mắt, họ lại biểu tình đòi chính phủ họ phải can thiệp. Việt Nam im lặng… Công ty Formosa của ai đây?
Lại cũng giữa lúc này, một chiến đấu cơ hiện đại Su-30MK2 bị mất tích khi đang bay huấn luyện. Một phi cơ hiện đại khác, CASA-212 đi tìm chiếc Su kia, cũng biến mất nốt! Cả hai máy bay đều ở gần vùng tập trận bắn đạn thật của Trung quốc. Dư luận khắp nơi râm ran đồn đoán mọi kiểu, thứ trưởng quốc phòng Nguyễn chí Vịnh nhờ Trung quốc hỗ trợ tìm kiếm, TQ vội vã cho 8 tàu sang hợp tác, VN tung ra hết mọi phương tiện, mọi nỗ lực, nhưng cả TQ lẫn VN chẳng tìm được gì. Nhờ trời, một phi công được ngư dân tìm thấy còn sống, CASA-212 cũng được tàu phương tây vô tình nhìn xuống đáy biển, hộp đen thì nhờ máy dò của Mỹ… Trời hỡi!
Ngay trong cơn bỉ cực này thì Campuchia, Lào, đồng loạt tuyên bố ủng hộ Trung quốc trong vấn đề biển Đông. Như vậy biển Đông là của TQ, Hoàng Sa là của TQ, Trường Sa là của TQ… Vậy Việt Nam còn được gì đây? Ccòn chăng là những nấm mồ hoang, hoặc xương tàn cốt rụi của các chiến sĩ rải rác trên chiến trường xưa nước bạn, nơi mà họ phải hy sinh để xây dựng chính quyền Lào và Campuchia hiện nay theo lệnh của đảng. Có ai không biết điều này?
Nga là nước bán toàn bộ vũ khí “hiện đại” mà VN hiện có, là bạn bè truyền thống từ thời Liên Xô cũ, là nước có liên doanh khai thác dầu với VN rất thành công, cũng đã chính thức tuyên bố ủng hộ TQ! Hóa ra VN cô đơn cùng tận! Để diễn tả cảnh này, ngôn ngữ thường tình gọi là “tứ bề thọ địch”, nhưng từ này không còn đúng nữa, bởi vì sự thật VN bị vây bởi mười bề.
Năm ngoái, trong bài viết “Chừng nào Trung Quốc đánh Việt Nam”, tôi đoán khoảng tháng 6, 7 năm nay, đoán thế chứ trong thâm tâm tôi cầu mong mình đoán sai, nhưng với thực tế này, đã đủ điều kiện để TQ đánh VN, đêm nay chăng?
Tôi nghĩ chắc rằng ai cũng thấy, muốn tránh họa mất nước, con đường duy nhất là liên minh quân sự với Mỹ, Nhật. Để thực hiện liên minh này có hai cách, cách thứ nhất là Đảng CS phải vì Dân Tộc và Tổ Quốc mà đứng ra đảm đương bằng việc từ bỏ CNXH, mở rộng dân chủ, từng bước đa nguyên chính trị… Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất. Cách thứ hai là cho ra đời chính phủ lâm thời, người đứng đầu có thể là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hoặc tướng Võ Viết Thanh… Chính phủ lâm thời sẽ ký hiệp định liên minh.
Cuối tháng 6, mưa đã nhiều, nhưng theo dự báo thời tiết, tháng 7 sẽ bắt đầu hiện tượng La Niña, mưa bão sẽ dồn dập, tiền bạc quốc gia cạn kiệt, buộc phải siết tín dụng và ngoài dân sẽ vỡ hụi dây chuyền… Giá mà cụ Rùa đừng chết.
____
(*) Chú thích của trang BS: Thật ra cái biệt danh “Trọng Lú” do dân gian đặt cho ông Trọng trước đó từ lâu trong bài vè như sau: “Giàu như Phú/ Lú như Trọng/ Lật lọng như Nghiên/ Tiêu tiền như Triệu”. Đó là tên của bộ tứ: Phùng Hữu Phú – Phó bí thư, Nguyễn Phú Trọng – Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hoàng Văn Nghiên – Chủ tịch TP Hà Nội và Nguyễn Quốc Triệu là phó chủ tịch TP Hà Nội thời đó.
Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Âu hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU), quyết định ra khỏi EU của người dân Anh (Brexit) có tác động không chỉ các vấn đề về kinh tế-xã hội mà cả vấn đề quốc phòng.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul trong chuyên mục trên trang web báo "Washington Post" viết rằng "Brexit đồng nghĩa với việc mất một trong những thành viên có giá trị nhất của tổ chức này, kể cả sức mạnh quân sự của nước Anh".
Ông McFaul lưu ý sự tan rã của EU dường như chỉ có lợi cho Moskva. Một số chính trị gia Phương Tây cũng bắt đầu nói về sự cần thiết phải đẩy mạnh quân sự hóa và kiểm soát quân sự Moskva.
Mâu thuẫn giữa Nga và châu Âu tiếp tục xấu đi, dù đương nhiên Moskva chẳng liên quan gì tới Brexit. Và "logic" giải quyết mâu thuẫn là tăng cường cuộc chạy đua vũ trên quy mô có nguy cơ làm tăng đáng kể những gì tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh.
Ngày 26/6, Chủ tịch Ủy ban chính sách quốc tế Nghị viện châu Âu (EP) Elmar Brok đã kêu gọi thành lập bộ chỉ huy quân sự chung của EU và về lâu dài là quân đội châu Âu chung.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Welt am Sonntag, ông Brock nói rằng sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, châu Âu trở nên dễ bị tổn thương hơn. Việc thành lập phần quân sự giúp "tăng cường vai trò của EU trong chính sách an ninh và quốc phòng, cũng như EU có trách nhiệm hơn trên thế giới".
Ý tưởng thành lập đội quân chung của châu Âu, vốn đang hồi sinh ở EU, đương nhiên sẽ chỉ thúc đẩy Moskva tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ.
Tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không Nga, Thiếu tướng Sergey Babakov mới đây đã thông báo với truyền thông về sự sẵn sàng của Nga trước các hình thức chiến tranh mới trong một cuộc chiến tiềm tàng.
Theo ông Babakov, "Nga sẽ thử nghiệm các tên lửa có tầm bắn xa hơn" trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ngoài ra Nga sẽ tiếp tục chế tạo hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul trong chuyên mục trên trang web báo "Washington Post" viết rằng "Brexit đồng nghĩa với việc mất một trong những thành viên có giá trị nhất của tổ chức này, kể cả sức mạnh quân sự của nước Anh".
Ông McFaul lưu ý sự tan rã của EU dường như chỉ có lợi cho Moskva. Một số chính trị gia Phương Tây cũng bắt đầu nói về sự cần thiết phải đẩy mạnh quân sự hóa và kiểm soát quân sự Moskva.
Mâu thuẫn giữa Nga và châu Âu tiếp tục xấu đi, dù đương nhiên Moskva chẳng liên quan gì tới Brexit. Và "logic" giải quyết mâu thuẫn là tăng cường cuộc chạy đua vũ trên quy mô có nguy cơ làm tăng đáng kể những gì tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh.
Ngày 26/6, Chủ tịch Ủy ban chính sách quốc tế Nghị viện châu Âu (EP) Elmar Brok đã kêu gọi thành lập bộ chỉ huy quân sự chung của EU và về lâu dài là quân đội châu Âu chung.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Welt am Sonntag, ông Brock nói rằng sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, châu Âu trở nên dễ bị tổn thương hơn. Việc thành lập phần quân sự giúp "tăng cường vai trò của EU trong chính sách an ninh và quốc phòng, cũng như EU có trách nhiệm hơn trên thế giới".
Ý tưởng thành lập đội quân chung của châu Âu, vốn đang hồi sinh ở EU, đương nhiên sẽ chỉ thúc đẩy Moskva tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ.
Tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không Nga, Thiếu tướng Sergey Babakov mới đây đã thông báo với truyền thông về sự sẵn sàng của Nga trước các hình thức chiến tranh mới trong một cuộc chiến tiềm tàng.
Theo ông Babakov, "Nga sẽ thử nghiệm các tên lửa có tầm bắn xa hơn" trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ngoài ra Nga sẽ tiếp tục chế tạo hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500.
Hàng ngàn binh sĩ NATO tới Ukraine tập trận
Ngày 27.6, hàng ngàn binh sĩ từ 14 nước thành viên NATO và Ukraine đã bắt đầu tổ chức một cuộc tập trận kéo dài 12 ngày tại một trung tâm huấn luyện gần Kiev.
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, cuộc tập trận quốc tế mang tên Rapid Trident (Dinh ba Thần tốc) bắt đầu triển khai tại Trung tâm an ninh và gìn giữ hòa bình quốc tế (IPSC) tại Yavoriv, miền Tây Ukraine từ ngày 27.6 đến ngày 8.7.
Hơn 1.800 binh sĩ tới từ hơn 14 quốc gia thành viên NATO và các đối tác ở Đông Âu tham dự cuộc diễn tập lần này.
Nhiều thiết bị quân sự, bao gồm cả xe bọc thép, máy bay, trực thăng quân sự sẽ được sử dụng trong đợt diễn tập.
Được tổ chức thường niên, cuộc tập trận Rapid Trident năm nay có sự tham dự của Ukraine, Mỹ, Bỉ, Bulgaria, Canada, Gruzia, Anh, Moldova, Litva, Na Uy, Ba Lan, Romania, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc tập trận được xem là một "dấu hiệu cam kết" của NATO nhằm hỗ trợ Ukraine, một quốc gia không phải thành viên của khối liên minh quân sự này.
Hồi đầu tháng 6, NATO cũng đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự khác kéo dài 10 ngày tại Ba Lan, với sự tham dự của 31.000 binh sĩ tới từ Ba Lan, Mỹ và 17 quốc gia khác.
Đây là cuộc diễn tập quân sự lớn nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc diễn ra tại Ba Lan.
NATO đẩy mạnh các hoạt động quân sự gần biên giới của Nga kể từ khi khối liên minh quân sự này đình chỉ tất cả các mối quan hệ với Moscow hồi tháng 4.2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
NATO cũng cáo buộc Nga hậu thuẫn cho lực lượng dân quân ly khai miền Đông Ukraine gây "mất ổn định" an ninh khu vực Đông Âu.
Nga luôn cảnh giác trước hành động tăng cường sự hiện diện của binh sĩ NATO gần biên giới nước này.
Moscow nhiều lần đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả đối với động thái gia tăng hoạt động của NATO.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong năm nay quân đội nước này sẽ tham gia 10 cuộc tập trận đa quốc gia.
Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, cuộc tập trận quốc tế mang tên Rapid Trident (Dinh ba Thần tốc) bắt đầu triển khai tại Trung tâm an ninh và gìn giữ hòa bình quốc tế (IPSC) tại Yavoriv, miền Tây Ukraine từ ngày 27.6 đến ngày 8.7.
Hơn 1.800 binh sĩ tới từ hơn 14 quốc gia thành viên NATO và các đối tác ở Đông Âu tham dự cuộc diễn tập lần này.
Nhiều thiết bị quân sự, bao gồm cả xe bọc thép, máy bay, trực thăng quân sự sẽ được sử dụng trong đợt diễn tập.
Được tổ chức thường niên, cuộc tập trận Rapid Trident năm nay có sự tham dự của Ukraine, Mỹ, Bỉ, Bulgaria, Canada, Gruzia, Anh, Moldova, Litva, Na Uy, Ba Lan, Romania, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc tập trận được xem là một "dấu hiệu cam kết" của NATO nhằm hỗ trợ Ukraine, một quốc gia không phải thành viên của khối liên minh quân sự này.
Hồi đầu tháng 6, NATO cũng đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự khác kéo dài 10 ngày tại Ba Lan, với sự tham dự của 31.000 binh sĩ tới từ Ba Lan, Mỹ và 17 quốc gia khác.
Đây là cuộc diễn tập quân sự lớn nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc diễn ra tại Ba Lan.
NATO đẩy mạnh các hoạt động quân sự gần biên giới của Nga kể từ khi khối liên minh quân sự này đình chỉ tất cả các mối quan hệ với Moscow hồi tháng 4.2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
NATO cũng cáo buộc Nga hậu thuẫn cho lực lượng dân quân ly khai miền Đông Ukraine gây "mất ổn định" an ninh khu vực Đông Âu.
Nga luôn cảnh giác trước hành động tăng cường sự hiện diện của binh sĩ NATO gần biên giới nước này.
Moscow nhiều lần đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả đối với động thái gia tăng hoạt động của NATO.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong năm nay quân đội nước này sẽ tham gia 10 cuộc tập trận đa quốc gia.
Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép
Thụy MyĐăng ngày 28-06-2016 Sửa đổi ngày 28-06-2016 11:55
Một tàu cá Việt Nam bị phá hủy. Ảnh minh họa.REUTERS
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
Hai chiếc tàu này bị khám xét ngày 02/06/2016 tại một khu bảo tồn ở Biển San Hô, phía bắc nước Úc. Những bộ đồ lặn và sáu tấn hải sâm vốn được người châu Á ưa chuộng, đã bị tịch thu.
Tại tòa án Darwin, tất cả các ngư dân đều nhìn nhận là đã vi phạm các quy định về đánh cá và luật bảo vệ môi trường. Tòa tuyên những bản án treo từ hai tháng đối với các thủy thủ, và bảy tháng cho các thuyền trưởng.
Ông Peter Venslovas, thuộc Cơ quan quản lý ngư trường Úc tuyên bố : « Việc đánh cá bất hợp pháp đe dọa sự tồn vong của nguồn lợi biển nước Úc. Các bản án và việc phá hủy tàu như một thông điệp cứng rắn gởi đến những ai muốn đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc ».
Báo chí địa phương cho biết hôm nay một chiếc tàu của Papua New Guinea cũng bị chận bắt trong vùng biển nước Úc, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hải sâm và vi cá mập trên tàu.
Úc đã tăng cường các phương tiện giám sát, và công việc đấu tranh chống đánh cá trái phép đã mang lại kết quả. Trong khoảng thời gian 2015-2016, chỉ có 17 chiếc tàu vào đánh cá bất hợp pháp bị chận bắt, trong khi cách đây 10 năm có đến trên 360 vụ.
Thụy MyĐăng ngày 28-06-2016 Sửa đổi ngày 28-06-2016 11:55
Một tàu cá Việt Nam bị phá hủy. Ảnh minh họa.REUTERS
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
Hai chiếc tàu này bị khám xét ngày 02/06/2016 tại một khu bảo tồn ở Biển San Hô, phía bắc nước Úc. Những bộ đồ lặn và sáu tấn hải sâm vốn được người châu Á ưa chuộng, đã bị tịch thu.
Tại tòa án Darwin, tất cả các ngư dân đều nhìn nhận là đã vi phạm các quy định về đánh cá và luật bảo vệ môi trường. Tòa tuyên những bản án treo từ hai tháng đối với các thủy thủ, và bảy tháng cho các thuyền trưởng.
Ông Peter Venslovas, thuộc Cơ quan quản lý ngư trường Úc tuyên bố : « Việc đánh cá bất hợp pháp đe dọa sự tồn vong của nguồn lợi biển nước Úc. Các bản án và việc phá hủy tàu như một thông điệp cứng rắn gởi đến những ai muốn đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc ».
Ông Peter Venslovas, thuộc Cơ quan quản lý ngư trường Úc tuyên bố : « Việc đánh cá bất hợp pháp đe dọa sự tồn vong của nguồn lợi biển nước Úc. Các bản án và việc phá hủy tàu như một thông điệp cứng rắn gởi đến những ai muốn đánh cá trái phép trong vùng biển của Úc ».
Báo chí địa phương cho biết hôm nay một chiếc tàu của Papua New Guinea cũng bị chận bắt trong vùng biển nước Úc, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hải sâm và vi cá mập trên tàu.
Úc đã tăng cường các phương tiện giám sát, và công việc đấu tranh chống đánh cá trái phép đã mang lại kết quả. Trong khoảng thời gian 2015-2016, chỉ có 17 chiếc tàu vào đánh cá bất hợp pháp bị chận bắt, trong khi cách đây 10 năm có đến trên 360 vụ.
Lo sợ bị thanh trừng, các quan chức Trung Quốc tìm kiếm quốc tịch Nhật Bản cho con cái của mình nhờ các bà mẹ mang thai hộ
Tác giả: Juliet Song, Epoch Times | Dịch giả: Hoàng Anh
28 Tháng Sáu , 2016
Một người phụ nữ và trẻ em đi bộ tại một công viên ở Bắc Kinh vào ngày 26 tháng 11, 2013. ( Wang Zhao/AEP/Getty Images).
Trong những năm qua kể từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo của Trung Quốc, chính quyền của ông đã bắt đầu thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng mà nó đã và đang hạ bệ hoặc gây nguy hiểm cho hàng chục ngàn quan chức.
Nhiều người trong số những quan chức có nguy cơ nằm trong tầm ngắm đã gửi tài sản và gia đình của họ ra nước ngoài, sang các nước như Hoa Kỳ hay Canada để chuẩn bị trước cho cuộc lưu vong sắp tới của mình; bây giờ, thậm chí Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với chính sách nhập cư chặt chẽ, cũng đã trở thành một lựa chọn.
Theo các báo cáo mới đây của tờ báo lâu đời nhất Nhật Bản, Mainichi Shimbun, đang có một lượng gia tăng người Trung Quốc, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản, sử dụng cách thức mang thai hộ để sinh con ra có quyền công dân Nhật Bản.
Một người đàn ông Trung Quốc làm dịch vụ đã sắp xếp thành công 74 trường hợp mang thai như vậy trong bốn năm qua. Năm mươi bốn đã được đưa trở lại Trung Quốc bởi cha mẹ đẻ của chúng; 20 em bé khác vẫn còn trong nhà trẻ. Những đứa trẻ được sinh ra theo giao dịch chủ yếu bởi phụ nữ dân tộc Hoa ở Nhật Bản, những người mà đang mắc nợ hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn khác.
Tác giả: Juliet Song, Epoch Times | Dịch giả: Hoàng Anh
28 Tháng Sáu , 2016
Một người phụ nữ và trẻ em đi bộ tại một công viên ở Bắc Kinh vào ngày 26 tháng 11, 2013. ( Wang Zhao/AEP/Getty Images).
Trong những năm qua kể từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo của Trung Quốc, chính quyền của ông đã bắt đầu thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng mà nó đã và đang hạ bệ hoặc gây nguy hiểm cho hàng chục ngàn quan chức.
Nhiều người trong số những quan chức có nguy cơ nằm trong tầm ngắm đã gửi tài sản và gia đình của họ ra nước ngoài, sang các nước như Hoa Kỳ hay Canada để chuẩn bị trước cho cuộc lưu vong sắp tới của mình; bây giờ, thậm chí Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với chính sách nhập cư chặt chẽ, cũng đã trở thành một lựa chọn.
Theo các báo cáo mới đây của tờ báo lâu đời nhất Nhật Bản, Mainichi Shimbun, đang có một lượng gia tăng người Trung Quốc, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản, sử dụng cách thức mang thai hộ để sinh con ra có quyền công dân Nhật Bản.
Một người đàn ông Trung Quốc làm dịch vụ đã sắp xếp thành công 74 trường hợp mang thai như vậy trong bốn năm qua. Năm mươi bốn đã được đưa trở lại Trung Quốc bởi cha mẹ đẻ của chúng; 20 em bé khác vẫn còn trong nhà trẻ. Những đứa trẻ được sinh ra theo giao dịch chủ yếu bởi phụ nữ dân tộc Hoa ở Nhật Bản, những người mà đang mắc nợ hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn khác.
Quảng cáo
Một trường hợp liên quan đến một người phụ nữ tầm 34-35 tuổi ở Bắc Kinh, người đã tìm thấy một người mang thai hộ cho đứa con chưa sinh của mình vào năm 2013, trong khi ở Shinjuku, Tokyo.
Người phụ nữ Bắc Kinh, người kết hôn với một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản, nói với tờ Mainichi rằng cô đã nghe từ anh ta [người môi giới] rằng bằng việc có một đứa con Nhật Bản, người ta sẽ dễ dàng trốn sang Nhật Bản trong trường hợp có biến cố chính trị.
Việc mang thai hộ đã được sắp xếp bởi một băng đảng Yakuza ở Kabukicho, một khu đèn đỏ ở Shinjuku, Tokyo. Yakuza tìm thấy những người phụ nữ sẵn sàng để mang thai hộ, và sắp xếp cho trẻ em được đăng ký theo tên của người đàn ông Nhật Bản, thường là các thành viên yakuza, để có thể có quyền công dân.
Trong khi 15.000.000 Yên Nhật (khoảng 150.000 USD) là mức giá điển hình cho các thủ tục, người mang thai nhận được ít hơn 15 phần trăm của số tiền đó.
Tại khu vực Kanto, có một trường mẫu giáo điều hành hoạt động mang thai hộ ngầm, một phụ nữ Nhật Bản đang làm thực tập tại cơ quan này tiết lộ. “Đã qua được một hoặc hai năm kể từ khi một số trẻ em đã được sinh ra trước đó từ một đến hai năm, chúng đã không gặp được cha mẹ của mình,” cô nói với tờ Mainichi.
Người phụ nữ cho rằng vì Đại hội 19 sắp tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi mà dự kiến sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự và chính sách, có thể có một sự bùng nổ số lượng những người tìm kiếm để có con bằng cách mang thai hộ tại Nhật Bản.
Một người đàn ông Trung Quốc ở tuổi bốn mươi đề nghị dịch vụ mang thai hộ cho một người họ hàng của mình đang giữ một vị trí quan trọng trong Đảng Cộng sản . “Tập Cận Bình đang kiên quyết trong việc tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng”, người họ hàng này cho biết. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm một nơi an toàn hơn cho tài sản của chúng tôi.”
Người đàn ông này có một thị thực làm việc Nhật Bản năm ngoái và có một con trai Nhật Bản khoảng hai tuổi, nuôi dưỡng bởi một dịch vụ mẫu giáo. Ông gặp con trai của mình, đứa trẻ mà tờ Mainichi tường thuật có “giá” 2 tỷ yên (gần 20 triệu USD) để có tên của ông ta, hai lần một tháng.
Một trường hợp liên quan đến một người phụ nữ tầm 34-35 tuổi ở Bắc Kinh, người đã tìm thấy một người mang thai hộ cho đứa con chưa sinh của mình vào năm 2013, trong khi ở Shinjuku, Tokyo.
Người phụ nữ Bắc Kinh, người kết hôn với một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản, nói với tờ Mainichi rằng cô đã nghe từ anh ta [người môi giới] rằng bằng việc có một đứa con Nhật Bản, người ta sẽ dễ dàng trốn sang Nhật Bản trong trường hợp có biến cố chính trị.
Việc mang thai hộ đã được sắp xếp bởi một băng đảng Yakuza ở Kabukicho, một khu đèn đỏ ở Shinjuku, Tokyo. Yakuza tìm thấy những người phụ nữ sẵn sàng để mang thai hộ, và sắp xếp cho trẻ em được đăng ký theo tên của người đàn ông Nhật Bản, thường là các thành viên yakuza, để có thể có quyền công dân.
Trong khi 15.000.000 Yên Nhật (khoảng 150.000 USD) là mức giá điển hình cho các thủ tục, người mang thai nhận được ít hơn 15 phần trăm của số tiền đó.
Tại khu vực Kanto, có một trường mẫu giáo điều hành hoạt động mang thai hộ ngầm, một phụ nữ Nhật Bản đang làm thực tập tại cơ quan này tiết lộ. “Đã qua được một hoặc hai năm kể từ khi một số trẻ em đã được sinh ra trước đó từ một đến hai năm, chúng đã không gặp được cha mẹ của mình,” cô nói với tờ Mainichi.
Người phụ nữ cho rằng vì Đại hội 19 sắp tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi mà dự kiến sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự và chính sách, có thể có một sự bùng nổ số lượng những người tìm kiếm để có con bằng cách mang thai hộ tại Nhật Bản.
Một người đàn ông Trung Quốc ở tuổi bốn mươi đề nghị dịch vụ mang thai hộ cho một người họ hàng của mình đang giữ một vị trí quan trọng trong Đảng Cộng sản . “Tập Cận Bình đang kiên quyết trong việc tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng”, người họ hàng này cho biết. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm một nơi an toàn hơn cho tài sản của chúng tôi.”
Người đàn ông này có một thị thực làm việc Nhật Bản năm ngoái và có một con trai Nhật Bản khoảng hai tuổi, nuôi dưỡng bởi một dịch vụ mẫu giáo. Ông gặp con trai của mình, đứa trẻ mà tờ Mainichi tường thuật có “giá” 2 tỷ yên (gần 20 triệu USD) để có tên của ông ta, hai lần một tháng.
14 sinh viên đào tẩu Triều Tiên tập luyện cùng lính Hàn Quốc
Các sinh viên đào tẩu từ Triều Tiên có cuộc tập luyện cùng với binh sĩ Hàn Quốc tại một địa điểm cắm trại của thủy quân lục chiến.
Theo hãng tin Yonhap, 14 sinh viên đào tẩu Triều Tiên có cuộc cắm trại dài ba ngày cùng với thủy quân lục chiến Hàn Quốc để "trải nghiệm thực tế" tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên, bắt đầu từ hôm 27-6. Nhóm sinh viên này có mặt tại một địa điểm cắm trại tại tỉnh Gyeonggi cùng Sư đoàn thủy quân lục chiến số 2 Hàn Quốc và 20 sinh viên Hàn Quốc khác.
Các sinh viên được lựa chọn với số lượng nam nữ bằng nhau, cùng thực hiện các bài tập không vận và bài tập nhỏ với xuồng bơm hơi.
"Các sinh viên sẽ được rèn luyện tinh thần, thể chất, giúp họ sẽ hiểu hơn về tình hình an ninh đất nước", đại diện của quỹ thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết.
Những cuộc cắm trại đặc biệt với quân đội dành cho thanh niên Triều Tiên đào tẩu được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 năm ngoái, do Cơ quan chiến tranh đặc biệt Hàn Quốc tổ chức.
Giới chức cho biết các cuộc đào tạo như vậy sẽ giúp người đào tẩu Triều Tiên nâng cao khả năng lãnh đạo, thấm nhuần ý thức dân tộc. Những hành trang này giúp họchuẩn bị cho tương lai thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Chương trình này cũng được coi là dịp để sinh viên trải nghiệm tầm quan trọng của việc giao tiếp và cùng nhau làm việc, vượt qua gian khổ.
Theo hãng tin Yonhap, 14 sinh viên đào tẩu Triều Tiên có cuộc cắm trại dài ba ngày cùng với thủy quân lục chiến Hàn Quốc để "trải nghiệm thực tế" tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên, bắt đầu từ hôm 27-6. Nhóm sinh viên này có mặt tại một địa điểm cắm trại tại tỉnh Gyeonggi cùng Sư đoàn thủy quân lục chiến số 2 Hàn Quốc và 20 sinh viên Hàn Quốc khác.
Các sinh viên được lựa chọn với số lượng nam nữ bằng nhau, cùng thực hiện các bài tập không vận và bài tập nhỏ với xuồng bơm hơi.
"Các sinh viên sẽ được rèn luyện tinh thần, thể chất, giúp họ sẽ hiểu hơn về tình hình an ninh đất nước", đại diện của quỹ thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết.
Những cuộc cắm trại đặc biệt với quân đội dành cho thanh niên Triều Tiên đào tẩu được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 năm ngoái, do Cơ quan chiến tranh đặc biệt Hàn Quốc tổ chức.
Giới chức cho biết các cuộc đào tạo như vậy sẽ giúp người đào tẩu Triều Tiên nâng cao khả năng lãnh đạo, thấm nhuần ý thức dân tộc. Những hành trang này giúp họchuẩn bị cho tương lai thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Chương trình này cũng được coi là dịp để sinh viên trải nghiệm tầm quan trọng của việc giao tiếp và cùng nhau làm việc, vượt qua gian khổ.
Báo cáo mới: Gần 1,5 triệu người bị chính quyền Trung Quốc sát hại để lấy nội tạng
Tác giả: Matthew Robertson | Dịch giả: Phạm Duy
28 Tháng Sáu , 2016
Báo cáo mới trình bày chi tiết phương thức mà Trung Quốc đã xây dựng một ngành công nghiệp cấy ghép đồ sộ như thế nào, thông qua việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm – được cho chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo đã phân tích tất cả các trung tâm ghép tạng được biết đến ở Trung Quốc – hơn 700 trung tâm (Minh họa bởi Jens Almroth / Epoch Times)
WASHINGTON – Các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép ở Trung Quốc đang bị ‘tràn ngập’ với nội tạng cơ thể người. Một số phàn nàn về việc phải làm những ca 24 tiếng, thực hiện những ca phẫu thuật cấy ghép liên tục. Những người khác đảm bảo rằng họ đã có sẵn nội tạng dự phòng, vừa mới được “thu hoạch” cho cấy ghép – trong trường hợp cần thiết. Một số bệnh viện có thể có được nội tạng chỉ trong vài giờ, trong khi các bệnh viện khác thông báo có 2, 3 hoặc 4 nội tạng dự phòng khi mà [ca cấy ghép] nội tạng thứ nhất bị thất bại.
Tất cả điều này đã đang diễn ra tại Trung Quốc trong hơn một thập kỷ mà không hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và chỉ có hàng ngàn tử tù – đó là những gì mà [chính quyền] Trung Quốc nói về nguồn nội tạng chính thức. Trong các cuộc điện thoại, các bác sĩ Trung Quốc cho biết nguồn cung cấp nội tạng thực sự là một bí mật nhà nước. Trong khi đó, các học viên Pháp Luân Công đã bị biến mất với số lượng lớn, và rất nhiều người được cho là đã bị thử máu trong khi bị giam giữ.
Một bản báo cáo chưa từng có tiền lệ, của một nhóm nhỏ các nhà điều tra không mệt mỏi, được công bố vào ngày 22 tháng 6, đã dẫn chứng bằng những chi tiết đôi khi đáng ngạc nhiên về hệ thống tương tác giữa hàng trăm bệnh viện và các cơ sở cấy ghép Trung Quốc, đã hoạt động âm thầm ở Trung Quốc từ khoảng năm 2000.
Tác giả: Matthew Robertson | Dịch giả: Phạm Duy
28 Tháng Sáu , 2016
Báo cáo mới trình bày chi tiết phương thức mà Trung Quốc đã xây dựng một ngành công nghiệp cấy ghép đồ sộ như thế nào, thông qua việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm – được cho chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo đã phân tích tất cả các trung tâm ghép tạng được biết đến ở Trung Quốc – hơn 700 trung tâm (Minh họa bởi Jens Almroth / Epoch Times)
WASHINGTON – Các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép ở Trung Quốc đang bị ‘tràn ngập’ với nội tạng cơ thể người. Một số phàn nàn về việc phải làm những ca 24 tiếng, thực hiện những ca phẫu thuật cấy ghép liên tục. Những người khác đảm bảo rằng họ đã có sẵn nội tạng dự phòng, vừa mới được “thu hoạch” cho cấy ghép – trong trường hợp cần thiết. Một số bệnh viện có thể có được nội tạng chỉ trong vài giờ, trong khi các bệnh viện khác thông báo có 2, 3 hoặc 4 nội tạng dự phòng khi mà [ca cấy ghép] nội tạng thứ nhất bị thất bại.
Tất cả điều này đã đang diễn ra tại Trung Quốc trong hơn một thập kỷ mà không hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và chỉ có hàng ngàn tử tù – đó là những gì mà [chính quyền] Trung Quốc nói về nguồn nội tạng chính thức. Trong các cuộc điện thoại, các bác sĩ Trung Quốc cho biết nguồn cung cấp nội tạng thực sự là một bí mật nhà nước. Trong khi đó, các học viên Pháp Luân Công đã bị biến mất với số lượng lớn, và rất nhiều người được cho là đã bị thử máu trong khi bị giam giữ.
Một bản báo cáo chưa từng có tiền lệ, của một nhóm nhỏ các nhà điều tra không mệt mỏi, được công bố vào ngày 22 tháng 6, đã dẫn chứng bằng những chi tiết đôi khi đáng ngạc nhiên về hệ thống tương tác giữa hàng trăm bệnh viện và các cơ sở cấy ghép Trung Quốc, đã hoạt động âm thầm ở Trung Quốc từ khoảng năm 2000.
Quảng cáo
Tính gộp lại, các cơ sở này có năng lực thực hiện từ 1,5 đến 2,5 triệu ca cấy ghép trong vòng 16 năm qua, theo bản báo cáo. Các tác giả cho rằng con số thực tế nằm trong khoảng từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm, kể từ năm 2000.
“Kết luận cuối cùng của [bản báo cáo] cập nhật này, và thực tế công việc trước đây của chúng tôi, đó là Trung Quốc đã tham gia vào việc sát hại rất nhiều người vô tội,” ông David Matas, đồng tác giả [của bản báo cáo] cho biết khi trình bày báo tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia ở Washington vào ngày 22 tháng 6 [năm 2016].
Nghiên cứu mang tên “Thu hoạch đẫm máu/Cuộc tàn sát: Thông tin cập nhật,” đã được xây dựng dựa trên công việc trước đây của các tác giả về chủ đề này. Được phát hành ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua một nghị quyết chính thức chỉ trích nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, nghiên cứu đặt ra một câu hỏi như ‘trái phá’: Liệu có đang xảy ra một tội ác diệt chủng loài người với qui mô lớn ở Trung Quốc hay không?
Tính gộp lại, các cơ sở này có năng lực thực hiện từ 1,5 đến 2,5 triệu ca cấy ghép trong vòng 16 năm qua, theo bản báo cáo. Các tác giả cho rằng con số thực tế nằm trong khoảng từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm, kể từ năm 2000.
“Kết luận cuối cùng của [bản báo cáo] cập nhật này, và thực tế công việc trước đây của chúng tôi, đó là Trung Quốc đã tham gia vào việc sát hại rất nhiều người vô tội,” ông David Matas, đồng tác giả [của bản báo cáo] cho biết khi trình bày báo tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia ở Washington vào ngày 22 tháng 6 [năm 2016].
Nghiên cứu mang tên “Thu hoạch đẫm máu/Cuộc tàn sát: Thông tin cập nhật,” đã được xây dựng dựa trên công việc trước đây của các tác giả về chủ đề này. Được phát hành ngay sau khi Hạ viện Mỹ thông qua một nghị quyết chính thức chỉ trích nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, nghiên cứu đặt ra một câu hỏi như ‘trái phá’: Liệu có đang xảy ra một tội ác diệt chủng loài người với qui mô lớn ở Trung Quốc hay không?
Lợi nhuận lớn
Bệnh viện Đa khoa Quân giải phóng Nhân dân [PLA], với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ y tế cho những quan chức hàng đầu của Đảng cộng sản và quân đội, là một trong những bệnh viện tiên tiến nhất và được trang bị tốt nhất ở Trung Quốc. Số lượng các ca ghép tạng mà bệnh viện thực hiện là một bí mật quân sự, nhưng vào đầu những năm 2000, bộ phận khám bệnh và điều trị, Bệnh viện 309, đã có phần lớn doanh thu từ việc cấy ghép nội tạng này.
“Trong những năm gần đây, trung tâm cấy ghép là đơn vị y tế có lợi nhuận hàng đầu, với tổng thu nhập là 30 triệu Nhân dân tệ trong năm 2006 và 230 triệu Nhân dân tệ trong năm 2010 – tăng gần gấp 8 lần trong 5 năm,” trang web của bệnh viện nêu rõ. Đó là một bước nhảy vọt từ 4,5 triệu USD lên 34 triệu USD.
Bệnh viện đa khoa Quân giải phóng Nhân dân không phải là tổ chức y tế duy nhất vớ được cơ hội kinh doanh béo bở này. Bệnh viện Đại Bình ở Trùng Khánh, liên kết với Đại học Quân Y Số 3, cũng đã thành công trong việc thúc đẩy doanh thu của mình từ 36 triệu Nhân dân tệ vào cuối những năm 1990, khi nó vừa bắt đầu thực hiện những ca cấy ghép, lên gần 1 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2009, tăng trưởng gấp 25 lần.
Thậm chí ông Hoàng Khiết Phu, phát ngôn viên về cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, đã phát biểu với tạp chí kinh doanh có uy tín Tài Kinh (Caijing) vào năm 2005: “Cấy ghép nội tạng đang có xu hướng trở thành một công cụ kiếm tiền của các bệnh viện”.
[Nhưng vấn đề] làm thế nào mà những kỳ công đáng kể này đã đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy trên khắp Trung Quốc trong khi không có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và khi mà số lượng tử tù đã giảm, và khi mà thời gian chờ đợi đối với bệnh nhân chờ cấy ghép, đôi khi có thể được tính bằng hàng tuần, hàng ngày hoặc thậm chí hàng giờ, đều được nêu rõ trong bản báo cáo mới, gồm 817 trang (bao gồm cả các trích dẫn).
Các phần của bản báo cáo, dẫn chứng từ những lời tố cáo của người tiết lộ thông tin mật và những tài liệu y tế Trung Quốc, nêu rõ rằng thậm chí một số ‘người hiến tặng’ có thể vẫn còn sống khi mà nội tạng của họ bị lấy đi.
“Đây là một nghiên cứu vô cùng khó khăn để có thể thực hiện được,” Li Huige, một giáo sư tại trung tâm y tế của [Đại học tổng hợp] Johannes Gutenberg ở thành phố Mainz, Đức, và là một thành viên trong ban cố vấn cho Hiệp hội Các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng, cho biết sau khi xem xét bản báo cáo.
Bản báo cáo có chứa một bản thành tích pháp y của tất cả các trung tâm ghép tạng được biết đến ở Trung Quốc – trên 700 trung tâm – và đếm số giường bệnh, tỷ lệ sử dụng, đội ngũ phẫu thuật, các chương trình đào tạo, cơ sở hạ tầng mới, thời gian mà bệnh nhân phải chờ đợi, số ca cấy ghép được quảng cáo, sử dụng thuốc chống đào thải, và nhiều thông tin hơn nữa của các trung tâm này. Với những số liệu này, các tác giả đã ước tính tổng số các ca cấy ghép được thực hiện. Con số là hơn 1 triệu. Tuy nhiên, kết luận này mới chỉ là một nửa câu chuyện.
“Đó là một hệ thống khổng lồ. Mỗi bệnh viện có quá nhiều bác sĩ, y tá và bác sĩ phẫu thuật. Điều đó tự nó không phải là một vấn đề [bởi vì] Trung Quốc là một nước lớn”, bác sĩ Li cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Nhưng, tất cả các nội tạng đến từ đâu?”
Bệnh viện Đa khoa Quân giải phóng Nhân dân [PLA], với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ y tế cho những quan chức hàng đầu của Đảng cộng sản và quân đội, là một trong những bệnh viện tiên tiến nhất và được trang bị tốt nhất ở Trung Quốc. Số lượng các ca ghép tạng mà bệnh viện thực hiện là một bí mật quân sự, nhưng vào đầu những năm 2000, bộ phận khám bệnh và điều trị, Bệnh viện 309, đã có phần lớn doanh thu từ việc cấy ghép nội tạng này.
“Trong những năm gần đây, trung tâm cấy ghép là đơn vị y tế có lợi nhuận hàng đầu, với tổng thu nhập là 30 triệu Nhân dân tệ trong năm 2006 và 230 triệu Nhân dân tệ trong năm 2010 – tăng gần gấp 8 lần trong 5 năm,” trang web của bệnh viện nêu rõ. Đó là một bước nhảy vọt từ 4,5 triệu USD lên 34 triệu USD.
Bệnh viện đa khoa Quân giải phóng Nhân dân không phải là tổ chức y tế duy nhất vớ được cơ hội kinh doanh béo bở này. Bệnh viện Đại Bình ở Trùng Khánh, liên kết với Đại học Quân Y Số 3, cũng đã thành công trong việc thúc đẩy doanh thu của mình từ 36 triệu Nhân dân tệ vào cuối những năm 1990, khi nó vừa bắt đầu thực hiện những ca cấy ghép, lên gần 1 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2009, tăng trưởng gấp 25 lần.
Thậm chí ông Hoàng Khiết Phu, phát ngôn viên về cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, đã phát biểu với tạp chí kinh doanh có uy tín Tài Kinh (Caijing) vào năm 2005: “Cấy ghép nội tạng đang có xu hướng trở thành một công cụ kiếm tiền của các bệnh viện”.
[Nhưng vấn đề] làm thế nào mà những kỳ công đáng kể này đã đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy trên khắp Trung Quốc trong khi không có hệ thống hiến tạng tự nguyện, và khi mà số lượng tử tù đã giảm, và khi mà thời gian chờ đợi đối với bệnh nhân chờ cấy ghép, đôi khi có thể được tính bằng hàng tuần, hàng ngày hoặc thậm chí hàng giờ, đều được nêu rõ trong bản báo cáo mới, gồm 817 trang (bao gồm cả các trích dẫn).
Các phần của bản báo cáo, dẫn chứng từ những lời tố cáo của người tiết lộ thông tin mật và những tài liệu y tế Trung Quốc, nêu rõ rằng thậm chí một số ‘người hiến tặng’ có thể vẫn còn sống khi mà nội tạng của họ bị lấy đi.
“Đây là một nghiên cứu vô cùng khó khăn để có thể thực hiện được,” Li Huige, một giáo sư tại trung tâm y tế của [Đại học tổng hợp] Johannes Gutenberg ở thành phố Mainz, Đức, và là một thành viên trong ban cố vấn cho Hiệp hội Các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng, cho biết sau khi xem xét bản báo cáo.
Bản báo cáo có chứa một bản thành tích pháp y của tất cả các trung tâm ghép tạng được biết đến ở Trung Quốc – trên 700 trung tâm – và đếm số giường bệnh, tỷ lệ sử dụng, đội ngũ phẫu thuật, các chương trình đào tạo, cơ sở hạ tầng mới, thời gian mà bệnh nhân phải chờ đợi, số ca cấy ghép được quảng cáo, sử dụng thuốc chống đào thải, và nhiều thông tin hơn nữa của các trung tâm này. Với những số liệu này, các tác giả đã ước tính tổng số các ca cấy ghép được thực hiện. Con số là hơn 1 triệu. Tuy nhiên, kết luận này mới chỉ là một nửa câu chuyện.
“Đó là một hệ thống khổng lồ. Mỗi bệnh viện có quá nhiều bác sĩ, y tá và bác sĩ phẫu thuật. Điều đó tự nó không phải là một vấn đề [bởi vì] Trung Quốc là một nước lớn”, bác sĩ Li cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Nhưng, tất cả các nội tạng đến từ đâu?”
Những người ‘hiến tạng’ bị giam giữ
Nội tạng để cấy ghép không thể được lấy từ những xác chết và đơn giản để nó trong kho [lạnh] cho đến khi cần thiết: Nó cần phải được lấy ra trước hoặc ngay sau khi [người ta] bị chết, và sau đó nhanh chóng được cấy ghép vào một người nhận mới. Sự bức thiết về mặt thời gian và những công việc hậu cần xung quanh quá trình này, khiến cho việc tìm được nội tạng thích hợp là một lĩnh vực phức tạp đối với hầu hết các quốc gia [trên thế giới], với các danh sách dài những [bệnh nhân] chờ đợi và đội ngũ những người chuyên khuyến khích các thành viên trong gia đình các nạn nhân gặp tai nạn hãy hiến nội tạng.
Nhưng ở Trung Quốc, những người ‘hiến tặng’ hình như bị giam giữ, chờ đợi những người nhận.
Bệnh viện Trường Chinh tại Thượng Hải, một trung tâm y tế lớn của PLA, đã báo cáo thực hiện được 120 “ca cấy ghép gan khẩn cấp” tính đến tháng 4 năm 2006.
Thuật ngữ [khẩn cấp] dùng để chỉ khi một bệnh nhân với tình trạng tính mạng bị đe dọa, được nhận vào bệnh viện hoặc khoa cấy ghép, và một nội tạng thích hợp được tìm thấy trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đây là điều hiếm thấy ở các nước khác.
Nhưng bệnh viện Trường Chinh đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Giải phẫu Y học (Journal of Clinical Surgery), một tạp chí y học Trung Quốc, nói về thành công của bệnh viện với những ca cấy ghép khẩn cấp. “Thời gian ngắn nhất cho một bệnh nhân được cấy ghép sau khi nhập viện là 4 tiếng,” bài báo viết.
Trong giai đoạn một tuần từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2005, bệnh viện này đã thực hiện 16 ca ghép gan và 15 ca ghép thận.
Các bác sĩ Trung Quốc đang mang các nội tạng tươi cho cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Ảnh chụp màn hình / Sohu.com)
Bệnh viện Liên kết số 1 của Đại học Chiết Giang, đã công bố nghiên cứu của mình trong một cách tương tự, dẫn chứng rằng từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2004, có 46 bệnh nhân đã được “cấy ghép gan cấp cứu” – có nghĩa rằng những tất cả những người nhận đều có được một người cho thích hợp trong vòng 72 giờ.
Thậm chí, trong những thuyết trình (slides) trình bày báo cáo thường niên năm 2006 của mình, Trung tâm Đăng ký Ghép gan Trung Quốc đã so sánh số lượng các ca phẫu thuật cấy ghép “có thể chọn lựa thời điểm [cấy ghép]” với các ca cấy ghép khẩn cấp. Đã có 3.181 ca cấy ghép thường xuyên và 1.150 ca cấy ghép khẩn cấp trong năm 2006.
Rất khó, nếu không nói là không thể, giải thích những sự việc kỳ lạ này theo những tuyên bố chính thức. Và nó được coi là bằng chứng hiển nhiên rằng có rất nhiều người ‘hiến tạng’ đang bị giam giữ để chờ cho đến khi nội tạng của họ bị mổ cướp.
Wendy Rogers, một nghiên cứu viên người Úc về luân lý sinh vật tại Đại học Macquarie, người có bạn thân bị suy gan do viêm gan và cần được cấy ghép trong vòng 3 ngày nếu cô ấy muốn sống tiếp, cho biết: “Điều này làm tôi rất xúc động”.
“Cô ấy là cực kỳ may mắn khi có được [lá gan cần thiết cho ca cấy ghép] trong khoảng thời gian đó”, tiến sĩ Rogers cho biết.
“Nhưng để liên tục có được 46 lá gan thích hợp? Thật khó để nghĩ ra một giải thích hợp lý, ngoài việc sát hại theo yêu cầu [để có nội tạng]”.
Các phần của bản báo cáo, dẫn chứng từ những lời tố cáo của người tiết lộ thông tin mật và những tài liệu y tế Trung Quốc, nêu rõ rằng thậm chí một số ‘người hiến tặng’ có thể vẫn còn sống khi mà nội tạng của họ bị lấy đi. Điều này bao gồm lời khai của một cựu sĩ quan cảnh sát bán quân sự, cho biết ông ta đã chứng kiến một ca mổ lấy nội tạng trực tiếp được thực hiện mà không cần gây mê, và của một cựu nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Tế Nam.
Nội tạng để cấy ghép không thể được lấy từ những xác chết và đơn giản để nó trong kho [lạnh] cho đến khi cần thiết: Nó cần phải được lấy ra trước hoặc ngay sau khi [người ta] bị chết, và sau đó nhanh chóng được cấy ghép vào một người nhận mới. Sự bức thiết về mặt thời gian và những công việc hậu cần xung quanh quá trình này, khiến cho việc tìm được nội tạng thích hợp là một lĩnh vực phức tạp đối với hầu hết các quốc gia [trên thế giới], với các danh sách dài những [bệnh nhân] chờ đợi và đội ngũ những người chuyên khuyến khích các thành viên trong gia đình các nạn nhân gặp tai nạn hãy hiến nội tạng.
Nhưng ở Trung Quốc, những người ‘hiến tặng’ hình như bị giam giữ, chờ đợi những người nhận.
Bệnh viện Trường Chinh tại Thượng Hải, một trung tâm y tế lớn của PLA, đã báo cáo thực hiện được 120 “ca cấy ghép gan khẩn cấp” tính đến tháng 4 năm 2006.
Thuật ngữ [khẩn cấp] dùng để chỉ khi một bệnh nhân với tình trạng tính mạng bị đe dọa, được nhận vào bệnh viện hoặc khoa cấy ghép, và một nội tạng thích hợp được tìm thấy trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đây là điều hiếm thấy ở các nước khác.
Nhưng bệnh viện Trường Chinh đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Giải phẫu Y học (Journal of Clinical Surgery), một tạp chí y học Trung Quốc, nói về thành công của bệnh viện với những ca cấy ghép khẩn cấp. “Thời gian ngắn nhất cho một bệnh nhân được cấy ghép sau khi nhập viện là 4 tiếng,” bài báo viết.
Trong giai đoạn một tuần từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2005, bệnh viện này đã thực hiện 16 ca ghép gan và 15 ca ghép thận.
Các bác sĩ Trung Quốc đang mang các nội tạng tươi cho cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Ảnh chụp màn hình / Sohu.com)
Bệnh viện Liên kết số 1 của Đại học Chiết Giang, đã công bố nghiên cứu của mình trong một cách tương tự, dẫn chứng rằng từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2004, có 46 bệnh nhân đã được “cấy ghép gan cấp cứu” – có nghĩa rằng những tất cả những người nhận đều có được một người cho thích hợp trong vòng 72 giờ.
Thậm chí, trong những thuyết trình (slides) trình bày báo cáo thường niên năm 2006 của mình, Trung tâm Đăng ký Ghép gan Trung Quốc đã so sánh số lượng các ca phẫu thuật cấy ghép “có thể chọn lựa thời điểm [cấy ghép]” với các ca cấy ghép khẩn cấp. Đã có 3.181 ca cấy ghép thường xuyên và 1.150 ca cấy ghép khẩn cấp trong năm 2006.
Rất khó, nếu không nói là không thể, giải thích những sự việc kỳ lạ này theo những tuyên bố chính thức. Và nó được coi là bằng chứng hiển nhiên rằng có rất nhiều người ‘hiến tạng’ đang bị giam giữ để chờ cho đến khi nội tạng của họ bị mổ cướp.
Wendy Rogers, một nghiên cứu viên người Úc về luân lý sinh vật tại Đại học Macquarie, người có bạn thân bị suy gan do viêm gan và cần được cấy ghép trong vòng 3 ngày nếu cô ấy muốn sống tiếp, cho biết: “Điều này làm tôi rất xúc động”.
“Cô ấy là cực kỳ may mắn khi có được [lá gan cần thiết cho ca cấy ghép] trong khoảng thời gian đó”, tiến sĩ Rogers cho biết.
“Nhưng để liên tục có được 46 lá gan thích hợp? Thật khó để nghĩ ra một giải thích hợp lý, ngoài việc sát hại theo yêu cầu [để có nội tạng]”.
Các phần của bản báo cáo, dẫn chứng từ những lời tố cáo của người tiết lộ thông tin mật và những tài liệu y tế Trung Quốc, nêu rõ rằng thậm chí một số ‘người hiến tặng’ có thể vẫn còn sống khi mà nội tạng của họ bị lấy đi. Điều này bao gồm lời khai của một cựu sĩ quan cảnh sát bán quân sự, cho biết ông ta đã chứng kiến một ca mổ lấy nội tạng trực tiếp được thực hiện mà không cần gây mê, và của một cựu nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Tế Nam.
Mục tiêu bị trừ khử
Các tác giả của bản báo cáo mới, dựa trên các bằng chứng trước đây và những phát hiện mới, cho rằng nguồn đối tượng chính ở Trung Quốc có thể bị nhắm làm mục tiêu theo cách này, chính là những tù nhân lương tâm, chủ yếu bao gồm các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một tu luyện [tinh thần] truyền thống của Phật gia, đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc trong suốt những năm 1990. Nó bao gồm 5 bài tập thiền định và lối sống tuân theo những lời dạy dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Nhà nước [Trung Quốc] đã ngầm ủng hộ Pháp Luân Công [vào thời kỳ đó], và một cuộc điều tra chính thức cho thấy đã có trên 70 triệu người theo học Pháp Luân Công tính đến năm 1999, nhiều hơn số lượng đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Công an mặc thường phục đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào năm 1999. (Tạp chí Tình thương)
Vào tháng 7 năm 1999, nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của chế độ [Trung Quốc] Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch quốc gia để loại bỏ môn tu luyện này. Ban đầu, Giang Trạch Dân đã vấp phải sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao, nhưng Giang đã nhanh chóng biến việc huy động [lực lượng] chống Pháp Luân Công thành một phương tiện để củng cố quyền lực của mình trong ĐCSTQ khi mà Giang đã thăng chức cho những người trung thành và loại bỏ những người đối kháng.
Mổ cướp nội tạng như một phương tiện để trừ khử các học viên Pháp Luân Công, có vẻ đã được bắt đầu vào năm sau đó.
Bằng chứng, rằng điều đó đã thực sự diễn ra, đã xuất hiện lần đầu tiên trong một thập kỷ trước – nhưng báo cáo gần đây là lần đầu tiên số lượng ước tính về những người bị sát hại lại kinh khủng đến như vậy, với một khối lượng chứng cứ lớn như vậy, và vai trò trung tâm của nhà nước [Trung Quốc] như là một cơ quan cho phép, là rõ ràng đến như vậy.
Ba tác giả của bản báo cáo – David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann – trước đây đã công bố các báo cáo về đề tài này, nhưng đây là lần đầu tiên họ đã cùng làm việc với nhau. Thậm chí họ đã rất ngạc nhiên bởi những kết quả của nghiên cứu.
Gutmann, một nhà báo với cuốn sách “Cuộc tàn sát” được xuất bản trong năm 2014 về chủ đề này, cho biết “Khi bạn là một đứa trẻ, bạn đã bao giờ nhặt lên một hòn đá lớn, và nhìn thấy tất cả các sinh mệnh bên dưới nó – những con kiến và côn trùng? Đó là những trải nghiệm [của tôi] khi làm báo cáo này, nó giống như thế”.
Kilgour là một cựu nghị sĩ Canada và Matas là một luật sư nhân quyền nổi tiếng; Cặp đôi này đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” về chủ đề này trong năm 2009, tiếp theo một báo cáo có tính chất đột phá cùng tên, được phát hành vào tháng 7 năm 2006.
Trong vài năm qua, phần lớn các nhà nghiên cứu về việc lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, đều có cảm tưởng rằng quy mô thu hoạch nội tạng đã giảm đi đáng kể, hoặc ít nhất là các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác đã không còn là mục tiêu [bị sát hại để mổ cướp nội tạng].
[Nhưng], các tác giả phát hiện ra điều đó không phải là như vậy. “Họ đã sát hại rất nhiều người vô tội”, ông Gutmann nói. “Chúng ta đang nhìn thấy một bánh đà khổng lồ, mà họ dường như không thể dừng lại được. Tôi không tin rằng đằng sau nó chỉ có vấn đề về lợi nhuận, tôi tin rằng đó là ý thức hệ, giết người hàng loạt, và che đậy một tội ác khủng khiếp, mà cách duy nhất để che đậy tội ác đó là tiếp tục sát hại những người biết về nó”.
Xương sống của bản báo cáo, và chỉ có một chương lớn nhất của nó, là một bản miêu tả mọi khía cạnh về từng bệnh viện ở Trung Quốc được biết có thực hiện cấy ghép nội tạng. Trong số 712 bệnh viện được xác định, thì có 164 bệnh viện được miêu tả chi tiết về điều trị cá nhân trong bản báo cáo.
Các tác giả của bản báo cáo mới, dựa trên các bằng chứng trước đây và những phát hiện mới, cho rằng nguồn đối tượng chính ở Trung Quốc có thể bị nhắm làm mục tiêu theo cách này, chính là những tù nhân lương tâm, chủ yếu bao gồm các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một tu luyện [tinh thần] truyền thống của Phật gia, đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc trong suốt những năm 1990. Nó bao gồm 5 bài tập thiền định và lối sống tuân theo những lời dạy dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Nhà nước [Trung Quốc] đã ngầm ủng hộ Pháp Luân Công [vào thời kỳ đó], và một cuộc điều tra chính thức cho thấy đã có trên 70 triệu người theo học Pháp Luân Công tính đến năm 1999, nhiều hơn số lượng đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Công an mặc thường phục đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào năm 1999. (Tạp chí Tình thương)
Vào tháng 7 năm 1999, nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của chế độ [Trung Quốc] Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch quốc gia để loại bỏ môn tu luyện này. Ban đầu, Giang Trạch Dân đã vấp phải sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao, nhưng Giang đã nhanh chóng biến việc huy động [lực lượng] chống Pháp Luân Công thành một phương tiện để củng cố quyền lực của mình trong ĐCSTQ khi mà Giang đã thăng chức cho những người trung thành và loại bỏ những người đối kháng.
Mổ cướp nội tạng như một phương tiện để trừ khử các học viên Pháp Luân Công, có vẻ đã được bắt đầu vào năm sau đó.
Bằng chứng, rằng điều đó đã thực sự diễn ra, đã xuất hiện lần đầu tiên trong một thập kỷ trước – nhưng báo cáo gần đây là lần đầu tiên số lượng ước tính về những người bị sát hại lại kinh khủng đến như vậy, với một khối lượng chứng cứ lớn như vậy, và vai trò trung tâm của nhà nước [Trung Quốc] như là một cơ quan cho phép, là rõ ràng đến như vậy.
Ba tác giả của bản báo cáo – David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann – trước đây đã công bố các báo cáo về đề tài này, nhưng đây là lần đầu tiên họ đã cùng làm việc với nhau. Thậm chí họ đã rất ngạc nhiên bởi những kết quả của nghiên cứu.
Gutmann, một nhà báo với cuốn sách “Cuộc tàn sát” được xuất bản trong năm 2014 về chủ đề này, cho biết “Khi bạn là một đứa trẻ, bạn đã bao giờ nhặt lên một hòn đá lớn, và nhìn thấy tất cả các sinh mệnh bên dưới nó – những con kiến và côn trùng? Đó là những trải nghiệm [của tôi] khi làm báo cáo này, nó giống như thế”.
Kilgour là một cựu nghị sĩ Canada và Matas là một luật sư nhân quyền nổi tiếng; Cặp đôi này đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” về chủ đề này trong năm 2009, tiếp theo một báo cáo có tính chất đột phá cùng tên, được phát hành vào tháng 7 năm 2006.
Trong vài năm qua, phần lớn các nhà nghiên cứu về việc lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, đều có cảm tưởng rằng quy mô thu hoạch nội tạng đã giảm đi đáng kể, hoặc ít nhất là các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác đã không còn là mục tiêu [bị sát hại để mổ cướp nội tạng].
[Nhưng], các tác giả phát hiện ra điều đó không phải là như vậy. “Họ đã sát hại rất nhiều người vô tội”, ông Gutmann nói. “Chúng ta đang nhìn thấy một bánh đà khổng lồ, mà họ dường như không thể dừng lại được. Tôi không tin rằng đằng sau nó chỉ có vấn đề về lợi nhuận, tôi tin rằng đó là ý thức hệ, giết người hàng loạt, và che đậy một tội ác khủng khiếp, mà cách duy nhất để che đậy tội ác đó là tiếp tục sát hại những người biết về nó”.
Xương sống của bản báo cáo, và chỉ có một chương lớn nhất của nó, là một bản miêu tả mọi khía cạnh về từng bệnh viện ở Trung Quốc được biết có thực hiện cấy ghép nội tạng. Trong số 712 bệnh viện được xác định, thì có 164 bệnh viện được miêu tả chi tiết về điều trị cá nhân trong bản báo cáo.
Những trung tâm mổ cướp nội tạng
Ví dụ, bản báo cáo có 2 trang về Bệnh viện đa khoa Nam Kinh thuộc Quân khu Nam Kinh. Bản báo cáo trình bày và phân tích về sự nghiệp công tác của ông Lê Lỗi Thạch, người sáng lập trung tâm nghiên cứu thận tại bệnh viện này; thậm chí đã có một tài liệu của ĐCSTQ yêu cầu bắt buộc phải nghiên cứu “mô hình” mà ông ta đã xây dựng. Ông Lê đã được chế độ [Trung Quốc] tuyên dương vì đã xây dựng một trong những trung tâm cấy ghép thận phát triển nhanh nhất trong cả nước.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008, ông Lê, khi đó 82 tuổi, đã nói rằng ông thông thường thực hiện 120 ca ghép thận mỗi năm trong thời gian trước đây, nhưng bây giờ chỉ thực hiện có 70 ca. Một bác sĩ phẫu thuật chính khác được cho là đã thực hiện “hàng trăm ca ghép thận mỗi năm” tính đến năm 2001. Với 11 bác sĩ phẫu thuật chính và 6 bác sĩ phẫu thuật phó tham gia vào những ca cấy ghép thận, tổng số lượng các ca cấy ghép tại bệnh viện có thể đã đạt khoảng 1.000 ca mỗi năm, bản báo cáo cho biết.
Những số lượng ca cấy ghép đáng kinh ngạc như thế này xuất hiện trong suốt bản báo cáo.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu, cũng thuộc Quân khu Nam Kinh, bác sĩ Đàm Kiến Minh đã đích thân chỉ dẫn 4.200 ca ghép thận tính đến năm 2014, theo tiểu sử của bác sĩ Đàm ở trên một trang web thuộc Hiệp hội Bác sĩ y khoa Trung Quốc.
Bệnh viện Tân Kiều, liên kết với Đại học Quân Y Số 3 ở thành phố Trùng Khánh (tây nam Trung Quốc), cho biết họ đã thực hiện 2.590 ca ghép thận tính đến năm 2002, trong đó có lúc thực hiện 24 ca chỉ trong một ngày.
Chu Kế Nghiệp, giám đốc Viện cấy ghép nội tạng thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết trong năm 2013: “Có một năm mà bệnh viện của chúng tôi đã tiến hành 4.000 ca cấy ghép gan và thận”.
Một cảnh tái tạo việc mổ cướp nội tạng của những học viên Pháp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trong một cuộc biểu tình tại thành phố Ottawa, Canada, vào năm 2008. (Epoch Times)
Trong một bài báo được xuất bản ngày tháng 6 năm 2004 trên Tạp chí Y học của Lực lượng Công an Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, một bảng [số liệu] được cung cấp với những ghi chú rằng Bệnh viện Hữu nghị ở Bắc Kinh và Bệnh viện Nam Phương ở Quảng Châu đã thực hiện hơn 2.000 ca ghép thận tính đến cuối năm 2000. Ba bệnh viện khác, mỗi bệnh viện ghi nhận đã thực hiện 1.000 ca tính đến cuối năm đó. Hầu hết trong số này phải được hoạt động chỉ trong khoảng một năm, vì cho đến cuối những năm 1990, cấy ghép tạng ở Trung Quốc chỉ là một thị trường y tế quá nhỏ bé.
Lần lượt các bệnh viện, với những số liệu giống như thế, được trình bày trên các trang [của bản báo cáo], trích nguồn thông tin từ những ấn phẩm Trung Quốc chính thức, bao gồm các bài phát biểu, bản tin nội bộ, các trang web của các bệnh viện, tạp chí y học, báo cáo truyền thông, và các nguồn khác.
Không có ngoại lệ, các bệnh viện này chỉ trình bày những số lượng ấn tượng như vậy bắt đầu từ năm 2000. Các chương trình đào tạo giải phẫu và phát triển cơ sở hạ tầng với qui mô lớn cũng chỉ bắt đầu được báo cáo từ năm đó – ngay sau khi bắt đầu cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công.
Ví dụ, bản báo cáo có 2 trang về Bệnh viện đa khoa Nam Kinh thuộc Quân khu Nam Kinh. Bản báo cáo trình bày và phân tích về sự nghiệp công tác của ông Lê Lỗi Thạch, người sáng lập trung tâm nghiên cứu thận tại bệnh viện này; thậm chí đã có một tài liệu của ĐCSTQ yêu cầu bắt buộc phải nghiên cứu “mô hình” mà ông ta đã xây dựng. Ông Lê đã được chế độ [Trung Quốc] tuyên dương vì đã xây dựng một trong những trung tâm cấy ghép thận phát triển nhanh nhất trong cả nước.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008, ông Lê, khi đó 82 tuổi, đã nói rằng ông thông thường thực hiện 120 ca ghép thận mỗi năm trong thời gian trước đây, nhưng bây giờ chỉ thực hiện có 70 ca. Một bác sĩ phẫu thuật chính khác được cho là đã thực hiện “hàng trăm ca ghép thận mỗi năm” tính đến năm 2001. Với 11 bác sĩ phẫu thuật chính và 6 bác sĩ phẫu thuật phó tham gia vào những ca cấy ghép thận, tổng số lượng các ca cấy ghép tại bệnh viện có thể đã đạt khoảng 1.000 ca mỗi năm, bản báo cáo cho biết.
Những số lượng ca cấy ghép đáng kinh ngạc như thế này xuất hiện trong suốt bản báo cáo.
Tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu, cũng thuộc Quân khu Nam Kinh, bác sĩ Đàm Kiến Minh đã đích thân chỉ dẫn 4.200 ca ghép thận tính đến năm 2014, theo tiểu sử của bác sĩ Đàm ở trên một trang web thuộc Hiệp hội Bác sĩ y khoa Trung Quốc.
Bệnh viện Tân Kiều, liên kết với Đại học Quân Y Số 3 ở thành phố Trùng Khánh (tây nam Trung Quốc), cho biết họ đã thực hiện 2.590 ca ghép thận tính đến năm 2002, trong đó có lúc thực hiện 24 ca chỉ trong một ngày.
Chu Kế Nghiệp, giám đốc Viện cấy ghép nội tạng thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết trong năm 2013: “Có một năm mà bệnh viện của chúng tôi đã tiến hành 4.000 ca cấy ghép gan và thận”.
Một cảnh tái tạo việc mổ cướp nội tạng của những học viên Pháp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trong một cuộc biểu tình tại thành phố Ottawa, Canada, vào năm 2008. (Epoch Times)
Trong một bài báo được xuất bản ngày tháng 6 năm 2004 trên Tạp chí Y học của Lực lượng Công an Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, một bảng [số liệu] được cung cấp với những ghi chú rằng Bệnh viện Hữu nghị ở Bắc Kinh và Bệnh viện Nam Phương ở Quảng Châu đã thực hiện hơn 2.000 ca ghép thận tính đến cuối năm 2000. Ba bệnh viện khác, mỗi bệnh viện ghi nhận đã thực hiện 1.000 ca tính đến cuối năm đó. Hầu hết trong số này phải được hoạt động chỉ trong khoảng một năm, vì cho đến cuối những năm 1990, cấy ghép tạng ở Trung Quốc chỉ là một thị trường y tế quá nhỏ bé.
Lần lượt các bệnh viện, với những số liệu giống như thế, được trình bày trên các trang [của bản báo cáo], trích nguồn thông tin từ những ấn phẩm Trung Quốc chính thức, bao gồm các bài phát biểu, bản tin nội bộ, các trang web của các bệnh viện, tạp chí y học, báo cáo truyền thông, và các nguồn khác.
Không có ngoại lệ, các bệnh viện này chỉ trình bày những số lượng ấn tượng như vậy bắt đầu từ năm 2000. Các chương trình đào tạo giải phẫu và phát triển cơ sở hạ tầng với qui mô lớn cũng chỉ bắt đầu được báo cáo từ năm đó – ngay sau khi bắt đầu cuộc đàn áp [các học viên] Pháp Luân Công.
Cỗ máy giết người cấp Nhà nước
Thông tin chính thức của chính quyền Trung Quốc về những nguồn cung cấp nội tạng đã thay đổi theo thời gian. Năm 2001, khi kẻ đảo ngũ đầu tiên khỏi Trung Quốc xuất hiện, tuyên bố rằng chế độ này đã sử dụng tử tù như là một nguồn cung cấp nội tạng, phát ngôn viên chính thức [của chính phủ Trung Quốc] phủ nhận điều này, tuyên bố rằng Trung Quốc dựa chủ yếu vào những người hiến tạng tự nguyện.
Trong năm 2005, các quan chức [Trung Quốc] bắt đầu nói bóng gió rằng các tử tù đã được sử dụng để thay thế [những người hiến tạng tự nguyện]. Và sau khi cáo buộc về mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được công bố trong năm 2006, các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng các tử tù, những người đồng ý để lấy đi nội tạng của họ sau khi chết, là nguồn cung cấp chính.
Nhưng kết luận kinh khủng từ từ hiện lên thông qua nghiên cứu được công bố trong bản báo cáo – bao gồm gần 2.000 lời chú thích – là toàn bộ ngành công nghiệp đã được [chính quyền Trung Quốc] cố ý tạo ra gần như qua đêm – ngay sau khi xuất hiện một nguồn nội tạng mới dồi dào.
Điều này cho thấy có sự tham gia rất lớn của nhà nước, ở cả các cấp trung ương và địa phương, vào ngành công nghiệp [cấy ghép nội tạng]. Bắt đầu từ những năm 1990, hệ thống y tế của Trung Quốc phần lớn đã được tư nhân hóa, nhà nước chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong khi các bệnh viện phải tự tài trợ cho mình.
Trung tâm cấy ghép gan tại Bệnh viện Nhân Tế cho thấy số lượng giường bệnh cấy ghép đã tăng vọt: từ 13 giường vào cuối năm 2004, lên 23 giường chỉ hai tuần sau đó, lên đến 90 giường trong năm 2007, và lên đến 110 giường vào năm 2014.
Năm 2006, Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân đã xây dựng thêm cả một tòa nhà 17 tầng, với 500 giường, chỉ để cho cấy ghép nội tạng. Có rất nhiều trường hợp khác tương tự như vậy; Bản báo cáo có chứa những hình ảnh của những tòa nhà thường ấn tượng này.
Cấy ghép nội tạng nhanh chóng trở thành một công việc kinh doanh có lợi nhuận, và các chính quyền trung ương và địa phương đã cam kết tài trợ cho các nghiên cứu và phát triển, xây dựng những cơ sở cấy ghép mới nguy nga, và tài trợ cho các chương trình đào tạo bác sĩ, bao gồm cả việc đào tạo ở nước ngoài hàng trăm bác sĩ phẫu thuật cấy ghép.
Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân. (Các hồ sơ Bệnh viện)
Toàn bộ ngành công nghiệp thuốc chống đào thải do Trung Quốc sản xuất cũng hoạt động tích cực, trong khi các bệnh viện Trung Quốc bắt đầu phát triển các giải pháp bảo quản của riêng mình, những hóa chất để lưu giữ các nội tạng trong đó trong khi được vận chuyển từ người cho tạng đến người nhận.
Trung tâm cấy ghép liên kết với Đại học Y khoa Trung Quốc ở Thẩm Dương cho biết trên trang web của mình: “Để có thể hoàn thành một số lượng lớn các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng mỗi năm, chúng ta cần phải gửi tất cả lời cảm ơn của mình đến sự hỗ trợ của chính phủ. Đặc biệt, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hệ thống công an, hệ thống tư pháp, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, đã phối hợp ban hành các văn bản pháp luật sao cho việc có được nội tạng nhận được sự ủng hộ và bảo vệ của chính phủ. Đây là điều đặc biệt nhất trên thế giới”.
Các tác giả của bản báo cáo đã không đưa ra số lượng những người bị sát hại. Trong khi có thể là trong một số trường hợp, nhiều cơ quan nội tạng đến từ một nạn nhân duy nhất, thì cho đến năm 2013 Trung Quốc chỉ có một hệ thống tạm thời cục bộ để so sánh sự tương thích [của nội tạng cấy ghép]. Các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc cũng đã phàn nàn về sự lãng phí rất lớn trong ngành công nghiệp cấy ghép của Trung Quốc, nơi mà thường chỉ có một nội tạng đến từ một người cho. Như vậy, nếu có 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện hàng năm, số người bị sát hại do mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc có thể lên đến 1,5 triệu người.
Như Báo cáo Y học Trung Quốc đã viết vào cuối năm 2004 một tóm tắt về ngành cấy ghép nội tạng: “Hiện nay, bởi vì Trung Quốc không có hệ thống tương tác để đăng ký nội tạng, đôi khi chỉ có một quả thận được lấy từ một người cho và nhiều nội tạng khác chỉ đơn giản là bị lãng phí”.
Tại buổi họp báo vào ngày 22 tháng 6 ông Matas cho biết: “Hiện tượng nhiều nội tạng từ một người ‘hiến tặng’ là có xảy ra, nhưng không đáng kể về mặt thống kê.”
Theo [bác sĩ] Lam Liễu Căn, Phó giám đốc phẫu thuật tại Bệnh viện số 303 của PLA tại tỉnh Quảng Tây, tính đến đầu năm 2013 chỉ có hai bệnh viện ở Trung Quốc có thể kiếm được và ghép nhiều cơ quan nội tạng từ một người ‘hiến tạng’. “Những ca phẫu thuật như vậy là cách sử dụng tốt nhất đối với các nguồn hiến tạng” bác sĩ Lam nói. “Hiện nay chỉ có các nước như Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản là có thể cùng một lúc làm nhiều ca ghép tạng từ một người cho.”
Các tác giả xuất bản những phát hiện của mình tại một thời điểm khi mà xu hướng chung của những quan điểm về vấn đề này dường như đã sẵn sàng cho một sự thay đổi: những nhà báo đã sẵn sàng hơn để xem xét kỹ chủ đề này; các phim tài liệu về nó đang được sản xuất và đạt được các giải thưởng; và số lượng các bác sĩ cấy ghép và các nhà đạo đức, những người đang tìm hiểu về hệ thống cấy ghép của Trung Quốc, và những người bị nó làm cho kinh hoàng, đang ngày càng gia tăng.
Gần đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết, bày tỏ quan ngại về những thủ đoạn [mổ cướp nội tạng] của Trung Quốc, với những nghị sĩ lên án nó là “cực kỳ ghê tởm” và “kinh tởm”.
Một bộ phim tài liệu năm 2015 có tựa đề “Không thể tin nổi” (Hard to Believe) bây giờ đang chiếu trên [đài truyền hình] PBS, khảo sát xem vấn đề này đã được giới nhà báo và y học đón nhận như thế nào. Sự nghiêm trọng của những gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong 1,5 thập kỷ, nay mọi người chỉ mới bắt đầu biết đến và tin tưởng (Tiết lộ: Tác giả của bài viết này đã được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu này).
Cô Rogers, một người Úc, nghiên cứu luân lý sinh vật, cho biết cô đã phát hiện ra rằng những người khác thấy khó tin vào những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.
“Tôi đã phải giải thích chi tiết cho một người bạn Đức, cũng là một nhà nghiên cứu luân lý sinh vật, người làm việc với nhiều chủ đề quốc tế đầy thách thức,” cô Rogers nói. “Cô ta đúng là không thể tin tôi, và hỏi: “Tại sao mình lại không biết về điều này nhỉ?”.
Tiêu đề của bài viết này đã được sửa đổi để phản ánh tốt hơn những kết luận của Bản báo cáo.
Thông tin chính thức của chính quyền Trung Quốc về những nguồn cung cấp nội tạng đã thay đổi theo thời gian. Năm 2001, khi kẻ đảo ngũ đầu tiên khỏi Trung Quốc xuất hiện, tuyên bố rằng chế độ này đã sử dụng tử tù như là một nguồn cung cấp nội tạng, phát ngôn viên chính thức [của chính phủ Trung Quốc] phủ nhận điều này, tuyên bố rằng Trung Quốc dựa chủ yếu vào những người hiến tạng tự nguyện.
Trong năm 2005, các quan chức [Trung Quốc] bắt đầu nói bóng gió rằng các tử tù đã được sử dụng để thay thế [những người hiến tạng tự nguyện]. Và sau khi cáo buộc về mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được công bố trong năm 2006, các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng các tử tù, những người đồng ý để lấy đi nội tạng của họ sau khi chết, là nguồn cung cấp chính.
Nhưng kết luận kinh khủng từ từ hiện lên thông qua nghiên cứu được công bố trong bản báo cáo – bao gồm gần 2.000 lời chú thích – là toàn bộ ngành công nghiệp đã được [chính quyền Trung Quốc] cố ý tạo ra gần như qua đêm – ngay sau khi xuất hiện một nguồn nội tạng mới dồi dào.
Điều này cho thấy có sự tham gia rất lớn của nhà nước, ở cả các cấp trung ương và địa phương, vào ngành công nghiệp [cấy ghép nội tạng]. Bắt đầu từ những năm 1990, hệ thống y tế của Trung Quốc phần lớn đã được tư nhân hóa, nhà nước chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong khi các bệnh viện phải tự tài trợ cho mình.
Trung tâm cấy ghép gan tại Bệnh viện Nhân Tế cho thấy số lượng giường bệnh cấy ghép đã tăng vọt: từ 13 giường vào cuối năm 2004, lên 23 giường chỉ hai tuần sau đó, lên đến 90 giường trong năm 2007, và lên đến 110 giường vào năm 2014.
Năm 2006, Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân đã xây dựng thêm cả một tòa nhà 17 tầng, với 500 giường, chỉ để cho cấy ghép nội tạng. Có rất nhiều trường hợp khác tương tự như vậy; Bản báo cáo có chứa những hình ảnh của những tòa nhà thường ấn tượng này.
Cấy ghép nội tạng nhanh chóng trở thành một công việc kinh doanh có lợi nhuận, và các chính quyền trung ương và địa phương đã cam kết tài trợ cho các nghiên cứu và phát triển, xây dựng những cơ sở cấy ghép mới nguy nga, và tài trợ cho các chương trình đào tạo bác sĩ, bao gồm cả việc đào tạo ở nước ngoài hàng trăm bác sĩ phẫu thuật cấy ghép.
Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân. (Các hồ sơ Bệnh viện)
Toàn bộ ngành công nghiệp thuốc chống đào thải do Trung Quốc sản xuất cũng hoạt động tích cực, trong khi các bệnh viện Trung Quốc bắt đầu phát triển các giải pháp bảo quản của riêng mình, những hóa chất để lưu giữ các nội tạng trong đó trong khi được vận chuyển từ người cho tạng đến người nhận.
Trung tâm cấy ghép liên kết với Đại học Y khoa Trung Quốc ở Thẩm Dương cho biết trên trang web của mình: “Để có thể hoàn thành một số lượng lớn các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng mỗi năm, chúng ta cần phải gửi tất cả lời cảm ơn của mình đến sự hỗ trợ của chính phủ. Đặc biệt, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hệ thống công an, hệ thống tư pháp, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, đã phối hợp ban hành các văn bản pháp luật sao cho việc có được nội tạng nhận được sự ủng hộ và bảo vệ của chính phủ. Đây là điều đặc biệt nhất trên thế giới”.
Các tác giả của bản báo cáo đã không đưa ra số lượng những người bị sát hại. Trong khi có thể là trong một số trường hợp, nhiều cơ quan nội tạng đến từ một nạn nhân duy nhất, thì cho đến năm 2013 Trung Quốc chỉ có một hệ thống tạm thời cục bộ để so sánh sự tương thích [của nội tạng cấy ghép]. Các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc cũng đã phàn nàn về sự lãng phí rất lớn trong ngành công nghiệp cấy ghép của Trung Quốc, nơi mà thường chỉ có một nội tạng đến từ một người cho. Như vậy, nếu có 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện hàng năm, số người bị sát hại do mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc có thể lên đến 1,5 triệu người.
Như Báo cáo Y học Trung Quốc đã viết vào cuối năm 2004 một tóm tắt về ngành cấy ghép nội tạng: “Hiện nay, bởi vì Trung Quốc không có hệ thống tương tác để đăng ký nội tạng, đôi khi chỉ có một quả thận được lấy từ một người cho và nhiều nội tạng khác chỉ đơn giản là bị lãng phí”.
Tại buổi họp báo vào ngày 22 tháng 6 ông Matas cho biết: “Hiện tượng nhiều nội tạng từ một người ‘hiến tặng’ là có xảy ra, nhưng không đáng kể về mặt thống kê.”
Theo [bác sĩ] Lam Liễu Căn, Phó giám đốc phẫu thuật tại Bệnh viện số 303 của PLA tại tỉnh Quảng Tây, tính đến đầu năm 2013 chỉ có hai bệnh viện ở Trung Quốc có thể kiếm được và ghép nhiều cơ quan nội tạng từ một người ‘hiến tạng’. “Những ca phẫu thuật như vậy là cách sử dụng tốt nhất đối với các nguồn hiến tạng” bác sĩ Lam nói. “Hiện nay chỉ có các nước như Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản là có thể cùng một lúc làm nhiều ca ghép tạng từ một người cho.”
Các tác giả xuất bản những phát hiện của mình tại một thời điểm khi mà xu hướng chung của những quan điểm về vấn đề này dường như đã sẵn sàng cho một sự thay đổi: những nhà báo đã sẵn sàng hơn để xem xét kỹ chủ đề này; các phim tài liệu về nó đang được sản xuất và đạt được các giải thưởng; và số lượng các bác sĩ cấy ghép và các nhà đạo đức, những người đang tìm hiểu về hệ thống cấy ghép của Trung Quốc, và những người bị nó làm cho kinh hoàng, đang ngày càng gia tăng.
Gần đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết, bày tỏ quan ngại về những thủ đoạn [mổ cướp nội tạng] của Trung Quốc, với những nghị sĩ lên án nó là “cực kỳ ghê tởm” và “kinh tởm”.
Một bộ phim tài liệu năm 2015 có tựa đề “Không thể tin nổi” (Hard to Believe) bây giờ đang chiếu trên [đài truyền hình] PBS, khảo sát xem vấn đề này đã được giới nhà báo và y học đón nhận như thế nào. Sự nghiêm trọng của những gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong 1,5 thập kỷ, nay mọi người chỉ mới bắt đầu biết đến và tin tưởng (Tiết lộ: Tác giả của bài viết này đã được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu này).
Cô Rogers, một người Úc, nghiên cứu luân lý sinh vật, cho biết cô đã phát hiện ra rằng những người khác thấy khó tin vào những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.
“Tôi đã phải giải thích chi tiết cho một người bạn Đức, cũng là một nhà nghiên cứu luân lý sinh vật, người làm việc với nhiều chủ đề quốc tế đầy thách thức,” cô Rogers nói. “Cô ta đúng là không thể tin tôi, và hỏi: “Tại sao mình lại không biết về điều này nhỉ?”.
Tiêu đề của bài viết này đã được sửa đổi để phản ánh tốt hơn những kết luận của Bản báo cáo.
Bế tắc nợ công và ẩn ý cuộc gặp Victoria Kwakwa – Kim Ngân
Posted by adminbasam on 27/06/2016
Phạm Chí Dũng
27-6-2016
Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương, là một người rất có “duyên” với hiện tình vay nợ – đảo nợ – chậm trả nợ của Việt Nam.
Người phụ nữ da đen này đã gặp hầu hết các chính khách cao cấp Việt Nam – từ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng – trong những năm qua, từ khi bà còn là giám đốc cơ quan WB tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay.
Sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng phải “nhường” ghế thủ tướng cho ông Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội XII của đảng cầm quyền vào tháng Giêng năm 2016, bà Victoria Kwakwa đã gặp vị tân thủ tướng này nhưng không hứa hẹn bất cứ khoản cho vay mới nào.
Nhưng gần đây là một hiện tượng “lạ”: Hầu như ngay sau chuyến công du Việt Nam khá ồn ào của Tổng thống Barack Obama, nữ phó chủ tịch Victoria Kwakwa có một chuyến thăm lặng lẽ hơn nhiều vào ngày 7/6/2016 để gặp một chính khách có vẻ không liên quan gì đến các khoản vay – đảo nợ: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Cuộc gặp của Victoria Kwakwa với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam lồng trong bối cảnh vị thế chính trị của bà Kim Ngân vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn sẽ là người đứng đầu cơ quan dân cử cao nhất quốc gia. Đại hội XII vẫn để lại một di chứng kỳ quặc: sau cuộc bầu “chỉ định” các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội vào thủ tướng chính phủ vào tháng 3/2016, tất cả sẽ được bầu lại vào tháng Bảy cùng năm.
‘Lộ trình cho việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi’
Gặp Quốc hội, WB muốn thực hành phương châm “ngoại giao nhân dân” như một khẩu ngữ của giới chính trị Việt Nam chăng? Hay còn ẩn ý nào khác?
“Ngân hàng Thế giới giúp đỡ Việt Nam có một lộ trình cho việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (hay còn gọi là lộ trình “tốt nghiệp IDA”), để bảo vệ và phát huy các thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được” – có lẽ đây là thông tin đặc biệt nhất về đề xuất của bà Ngân với WB – được báo đảng tường thuật sau cuộc gặp trên.
Dù gì thì sự thật cũng có cơ hội để “xóa mù chữ”: cách nào đó có thể hiểu rằng WB gặp Việt Nam để đòi nợ!
WB cũng là một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam.
Cũng tương tự với các cuộc gặp giới chính khách Việt từ cuối năm 2015 cho đến nay, Victoria Kwakwa đã không nêu ra bất kỳ hứa hẹn nào với Nguyễn Thị Kim Ngân về những nội dung đại loại như “WB sẽ tiếp tục chương trình cho Việt Nam vay vốn ưu đãi”.
Hãy nhớ lại, vào tháng 12 năm 2015, chính Victoria Kwakwa là người đã phát ra tuyên bố: WB ngưng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam. Tuyên bố này đột ngột bùng lên chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng say sưa thuyết trình về “Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong tầm nhìn đến năm 2030” và Kwakwa đã phải hỏi thẳng Dũng tại cuộc hội thảo quá sức hỏa mù này: “Việt Nam sẽ lấy đâu ra nguồn lực để phát triển?”.
Logic tiếp biến của chủ đề “tiền đâu?” là hàng loạt sự kiện chẳng thể buồn hơn: Chuyến làm việc của bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), tại Việt Nam vào tháng 3/2016 đã rất đồng cảm với kết quả chuyến làm việc tại Việt Nam của ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng thế giới trước đó đúng một tháng: cả hai ông bà này đều không hứa hẹn cung cấp bất cứ một khoản cho vay mới nào đối với giới lãnh đạo Hà Nội, dù cả đại diện WB lẫn IMF đều được những nhân vật cao nhất Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng tha thiết đón tiếp.
Vẫn chưa phải hết. Sau hai cú sốc mang tên WB và IMF, giới lãnh đạo Việt Nam còn bị giáng thêm một đòn nữa, cũng vào tháng 3/2016, khi Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) cũng tuyên bố chấm dứt cho vay ưu đãi.
Minsky trả nợ!
Trong suốt giai đoạn hai chục năm từ 1994 đến 2014, Việt Nam đã vay mượn đến 80 tỷ USD vốn ODA, nâng nợ công của dân chúng lên đến vài ngàn USD mỗi đầu người. Tình hình này rất giống xu thế “đầu tư, đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ hoàn toàn” của các thị trường chứng khoán, bất động sản và có thể cả ngân hàng ở đất nước thuần túy chạy theo chủ nghĩa bầy đàn này.
Sau hai chục năm vay mượn và đầu tư khiến phát sinh hàng núi nợ công và nợ xấu, cuối cùng thì thời điểm Minsky – các khoản nợ đến kỳ đáo hạn nhưng còn lâu mới trả được – đang lồ lộ hơn bao giờ hết.
Riêng trong năm 2015, chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm phải trả nợ nước ngoài đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, con số trả nợ là 12 tỷ USD như kế hoạch vay trả nợ vừa được Thủ tướng Phúc phê duyệt. Nhưng nhiều người ngờ rằng số tiền phải trả nợ nước ngoài trong năm 2016 còn lớn hơn 12 tỷ USD.
Vào tháng 5/2016, một chuyên gia kinh tế là Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD.
Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam bị phá sản trong ít năm tới – không khác mấy trường hợp Argentina bị vỡ nợ đến hai lần vào năm 2001 và năm 2014.
Mới đây, thêm một tin tức khiến lòng người bất an cực độ: ngay cả cơ quan Kiểm toán nhà nước cũng không nắm rõ số nợ công và tỷ lệ nợ công của năm 2014 là bao nhiêu. Vô hình trung, toàn bộ các báo cáo về tỷ lệ nợ công/GDP vẫn “dưới ngưỡng nguy hiểm 65% GDP” của Chính phủ và Quốc hội đã chẳng còn chút ý nghĩa nào!
Nợ công nước ngoài đã kinh khủng như vậy, nhưng ngay cả nợ công trong nước cũng chẳng đỡ bí lối hơn. Hàng chục năm qua và đặc biệt từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng làm trò thủ tướng, lượng phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010, chủ yếu phát hành cho khối ngân hàng thương mại. Sau một thời gian đủ dài, các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng ngân sách nhà nước. Trong một vòng luẩn quẩn, Chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là, từ năm 2014, một lượng lớn trái phiếu chính phủ đến hạn thanh toán và Chính phủ đang phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ mới do ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. Cũng hệ quả là quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành trái phiếu chính phủ.
Giờ đây, một phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển. Tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỉ đồng năm 2014 và 150.000 tỉ đồng năm 2015. Dù trước đây bị coi là “nhạy cảm” và rất ít khi được đề cập, nhưng bây giờ “đảo nợ” đã trở thành khẩu lệnh cửa miệng của hầu hết những người nắm tay hòm chìa khóa và sinh mệnh mong manh của chế độ.
Chi nhiều nhưng thu ngày càng ít đi. Khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm trong năm 2016…
Vì sao ‘đòi nợ’ Chủ tịch Ngân?
Có một câu hỏi cần mổ xẻ: vì sao bà Victoria Kwakwa không “đòi nợ” ở chỗ Thủ tướng Phúc mà lại là nơi Chủ tịch Ngân?
Câu trả lời có lẽ nằm ở động tác được coi là đáng ngạc nhiên của WB vào cuối năm 2015. Tháng Mười Hai năm ngoái, bà Victoria Kwakwa đã trao cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một bản khuyến nghị 7 điểm của WB, với khuyến nghị được xếp trên đầu là “Việt Nam cần sớm ban hành luật Lập hội”. Có thể hiểu, đó là lần đầu tiên WB quyết định tham gia vào mặt trận nhân quyền của nhân dân Việt Nam!
Luật Lập hội lại thuộc nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội Việt Nam. Có thể hiểu là cùng với kế hoạch “cải cách luật” mà Việt Nam đã cam kết với Mỹ và phương Tây, việc ban hành luật Lập hội của Quốc hội trong thời gian tới là không thể né tránh.
Cũng có thể hiểu như trường hợp Myanmar giai đoạn 2011 – 2015: những kết quả cải cách nhân quyền và mở rộng dân chủ của quốc gia này là điều kiện quan trọng để các chủ nợ như Câu lạc bộ Paris, Pháp, Đức… xem xét cho hoãn trả nợ hoặc thậm chí xóa nợ cho Myanmar.
Cuối năm 2012, khi Tổng thống Obama lần đầu tiên đến thăm Myanmar, chính thể vừa thoát thai từ ách quân phiệt này đã được Câu lạc bộ Paris xóa cho món nợ lên đến 6 tỷ USD.
Còn Quốc hội Việt Nam sẽ làm gì đây?
Hàn Quốc sợ bị Triều Tiên dìm trong nước lũ
P.Nghĩa | 27/06/2016 21:08
Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy một con đập của Triều Tiên xây dựng gần biên giới Hàn Quốc sắp bị tràn, có thể gây lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 27-6 cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình sau khi nhận được hình ảnh vệ tinh chụp con đập Hwanggang của Triều Tiên.
Con đập này có độ sâu tối đa 114 m và mực nước hiện tại là 108 m, theo Công ty Phát triển Tài nguyên nước Hàn Quốc (K-Water).
Hwanggang cách Đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL) khoảng 46 km, cách đập Gunnam của Hàn Quốc 55 km.
Nếu Triều Tiên quyết định xả nước, mất 30 phút thì nước theo sông Imjin tràn tới đường MDL cũng như đập Gunnam. Lượng nước xả ước tính 500 tấn/giây.
Hãng tin Yonhap dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun cho biết mực nước tại đập Hwanggang đã tăng lên sau các trận mưa lớn gần đây.
Trong khi đập Gunnam chỉ chứa tối đa 71 triệu tấn nước thì đập Hwanggang có lượng nước gấp khoảng 5 lần, tương đương 350 triệu tấn. Vì vậy, nếu giới chức Hàn Quốc đang yêu cầu quân đội sẵn sàng đối phó trong trường hợp đập Hwanggang bị tràn hoặc xả bất ngờ.
Hồi tháng trước, Triều Tiên xả đập Hwanggang 2 lần gây thiệt hại cho ngư dân Hàn Quốc ở cửa sông Imjin. Tháng 9-2009, Bình Nhưỡng cũng xả một lượng nước khổng lồ vào sông Imjin mà không thông báo cho cơ quan chức năng Hàn Quốc, dẫn đến 6 người cắm trại ở Hàn Quốc thiệt mạng.
Một quan chức K-Water nói với đài KBS rằng đập Gunnam đang hoạt động dưới tình trạng khẩn cấp 24/7 để đối phó với những thiệt hại tiềm tàng.
Tân Tổng thống Philippines bất ngờ "đổi giọng" với Trung Quốc
Thi Anh | 27/06/2016 16:26
Phản ứng được ông Duterte đưa ra chỉ vài tuần trước khi phán quyết về tranh chấp trên biển Đông được công bố.
Hôm nay, 27/6, Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte đã khẳng định, ông sẽ không đưa ra bất kỳ phát ngôn nào liên quan tới vấn đề tranh chấp trên biển Đông cho tới khi phán quyết được đưa ra.
"Về vấn đề biển Đông, chúng tôi sẽ im lặng. Khi nào có phán quyết thì chúng tôi mới đưa ra tuyên bố. Chúng tôi đang đợi phán quyết của Tòa trọng tài".
Ông Duterte cũng cho biết thêm, ông sẽ tham vấn cùng các cơ quan Chính phủ trước khi thực hiện bước đi kế tiếp trong vấn đề tranh chấp lãnh hải.
"Tôi phải trao đổi với tất cả các quan chức Chính phủ, bao gồm cả giới quân sự, rồi mới quyết định".
Đây là lần đầu tiên Tân Tổng thống Philippines tỏ ra kín kẽ và cẩn trọng khi phát ngôn, trái với hình ảnh bạo miệng thường thấy.
Trước đây, ông từng tuyên bố sẽ lái motor trượt nước tới khu vực tranh chấp với Trung Quốc để cắm cờ. Sau này, Duterte lại ngỏ ý sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Ông ta cho rằng mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh sẽ đem lại lợi ích, gồm cả đề nghị rót tiền cho dự án đường sắt tại Philippines của Trung Quốc.
Chiến đấu cơ có tạo vụ nổ siêu thanh?
Stephen Dowling
-
9 giờ trước
Chia sẻ
Image copyrightSCIENCE PHOTO LIBRARY
Các nhiếp ảnh gia và các nhóm quay phim đã ghi lại được khoảnh khắc bắt mắt khi chiếc phi cơ quân sự bay thấp và nhanh ở vận tốc hàng trăm dặm một giờ.
Khi đạt đến tốc độ cần thiết, chiếc phi cơ bắt đầu bị bao quanh bởi một khối bụi hơi nước, một đám mây khổng lồ.
Hình ảnh đó, người ta thường viết chú thích rất hấp dẫn, là một vụ nổ siêu thanh.
Thực ra, chú thích đó không đúng, hay ít nhất là không hoàn toàn đúng.
Những gì ta nhìn thấy chính là hiệu ứng vật lý xảy ra khi chiếc phi cơ di chuyển ở tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh, chứ không phải là một vụ nổ siêu thanh.
Khi các mẫu thiết kế ngày càng trở nên tinh tế hơn, những chiếc máy bay ngày càng có dáng dấp khí động học hơn, chúng sẽ bay nhanh hơn và bắt đầu tác động nhiều hơn tới những vùng không khí xung quanh, điều không thể xảy ra với các trường hợp bay chậm và có thiết kế cồng kềnh trước kia.
Khi bay nhanh ở tầm thấp, lúc phi cơ chuẩn bị vượt qua tốc độ âm thanh thì sóng xung kích bí ẩn quanh phi cơ chính là bằng chứng cho thấy không khí bắt đầu chuyển động khác thường ở tốc độ đó.
Vậy những khối hơi nước hình nón bí ẩn đó có nghĩa là gì?
Rod Irvine, chủ tịch nhóm động lực học thuộc Hiệp hội Hàng không Hoàng gia, nói rằng những điều kiện tạo ra khối hơi nước hình nón đều là những điều kiện đưa đến việc vượt ngưỡng tốc độ âm thanh - nhưng những khối hơi nước hình nón thường được chụp tại thời điểm chiếc phi cơ di chuyển ở tốc độ gần đạt tốc độ âm thanh.
Image copyrightGETTYImage captionHiệu ứng hình nón thấy rõ nhất khi máy bay bay trong vùng trời có độ ẩm và nhiệt độ cao
- 9 giờ trước
Các nhiếp ảnh gia và các nhóm quay phim đã ghi lại được khoảnh khắc bắt mắt khi chiếc phi cơ quân sự bay thấp và nhanh ở vận tốc hàng trăm dặm một giờ.
Khi đạt đến tốc độ cần thiết, chiếc phi cơ bắt đầu bị bao quanh bởi một khối bụi hơi nước, một đám mây khổng lồ.
Hình ảnh đó, người ta thường viết chú thích rất hấp dẫn, là một vụ nổ siêu thanh.
Thực ra, chú thích đó không đúng, hay ít nhất là không hoàn toàn đúng.
Những gì ta nhìn thấy chính là hiệu ứng vật lý xảy ra khi chiếc phi cơ di chuyển ở tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh, chứ không phải là một vụ nổ siêu thanh.
Khi các mẫu thiết kế ngày càng trở nên tinh tế hơn, những chiếc máy bay ngày càng có dáng dấp khí động học hơn, chúng sẽ bay nhanh hơn và bắt đầu tác động nhiều hơn tới những vùng không khí xung quanh, điều không thể xảy ra với các trường hợp bay chậm và có thiết kế cồng kềnh trước kia.
Khi bay nhanh ở tầm thấp, lúc phi cơ chuẩn bị vượt qua tốc độ âm thanh thì sóng xung kích bí ẩn quanh phi cơ chính là bằng chứng cho thấy không khí bắt đầu chuyển động khác thường ở tốc độ đó.
Vậy những khối hơi nước hình nón bí ẩn đó có nghĩa là gì?
Rod Irvine, chủ tịch nhóm động lực học thuộc Hiệp hội Hàng không Hoàng gia, nói rằng những điều kiện tạo ra khối hơi nước hình nón đều là những điều kiện đưa đến việc vượt ngưỡng tốc độ âm thanh - nhưng những khối hơi nước hình nón thường được chụp tại thời điểm chiếc phi cơ di chuyển ở tốc độ gần đạt tốc độ âm thanh.
Image copyrightGETTYImage captionHiệu ứng hình nón thấy rõ nhất khi máy bay bay trong vùng trời có độ ẩm và nhiệt độ caoHình nón kỳ lạ
Khi phi cơ bay gần mặt đất thì bầu không khí đặc hơn, tạo nhiều ma sát, lực cản hơn. Tuy nhiên các phi công không được phép bay vượt quá tốc độ âm thanh khi bay trên đất liền.
"Bạn có thể làm thế khi trên biển," ông nói, "nhưng không được khi bay trên đất liền. Đó là một trong những điều khiến cho dự án Concorde bị ảnh hưởng, bởi sau khi Concorde được phát triển thì các quy định thay đổi, khiến cho việc bay nhanh hơn vận tốc âm thanh chỉ được thực hiện khi bay trên biển."
Ngoài ra, việc chụp được sóng xung kích, thứ sóng được tạo ra khi máy bay vượt qua tốc độ âm thanh, là điều cực kỳ khó - khó hơn rất nhiều so với việc nhìn hiện tượng này bằng mắt thường.
Ta cần phải dùng thiết bị đặc biệt mới có thể quan sát được hiện tượng này.
Khi chụp ảnh các mô hình khí động học di chuyển với tốc độ siêu thanh trong các đường hầm gió, giới khoa học thường sử dụng nhiều tấm gương để quan sát sự thay đổi của khúc xạ ánh sáng do sóng xung kích gây ra.
Sau đó, người ta dùng kỹ thuật ảnh Schlieren để ghi lại hình ảnh sóng xung kích được tạo ra quanh mô hình di chuyển trong đường hầm.
Trong các thử nghiệm, các mô hình di chuyển trong đường hầm gió không tạo ra khối hơi nước hình nón bao quanh như trong trường hợp bay thực tế, bởi vì không khí trong đường hầm đã được xử lý để loại bỏ hơi nước.
Khối hơi nước hình nón được tạo ra bởi sóng xung kích, và sóng xung kích thì được tạo ra khi máy bay tăng tốc.
Image copyrightGETTYImage captionSự thay đổi áp suất không khí khiến cho nhiệt độ giảm và làm hơi nước ngưng tụ
Sóng xung kích là hiệu ứng vật lý xảy ra khi máy bay di chuyển quá nhanh trong không khí.
Khi máy bay đạt vận tốc cần thiết, gần bằng tốc độ âm thanh (khoảng 1.234km/giờ) ở độ cao ngang với mực nước biển, sóng xung kích sẽ xuất hiện xung quanh máy bay.
Qua các sóng xung kích này, xuất hiện một sự "gián đoạn" của áp lực không khí và nhiệt độ quanh chiếc phi cơ. Hiện tượng này khiến không khí mất khả năng giữ nước và sự ngưng tụ bắt đầu xảy ra, tạo ra khối hơi nước hình nón xung quanh.
"Nếu bạn thấy một đám mây hơi nước hình nón tức là bạn đã nhìn thấy sóng xung kích, bởi vì đó là lúc bạn đã nhìn thấy sự thay đổi áp suất và nhiệt độ," Irvine nói.
Rất nhiều bức ảnh tuyệt đẹp từ hiện tượng này chụp các phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ. Đó không phải là những bức ảnh tình cờ chụp được, bởi trong điều kiện không khí ấm, ẩm, sát với mặt biển thì hiện tượng này sẽ được nhìn thấy một cách rõ nét hơn.
Khi phi cơ bay gần mặt đất thì bầu không khí đặc hơn, tạo nhiều ma sát, lực cản hơn. Tuy nhiên các phi công không được phép bay vượt quá tốc độ âm thanh khi bay trên đất liền.
"Bạn có thể làm thế khi trên biển," ông nói, "nhưng không được khi bay trên đất liền. Đó là một trong những điều khiến cho dự án Concorde bị ảnh hưởng, bởi sau khi Concorde được phát triển thì các quy định thay đổi, khiến cho việc bay nhanh hơn vận tốc âm thanh chỉ được thực hiện khi bay trên biển."
Ngoài ra, việc chụp được sóng xung kích, thứ sóng được tạo ra khi máy bay vượt qua tốc độ âm thanh, là điều cực kỳ khó - khó hơn rất nhiều so với việc nhìn hiện tượng này bằng mắt thường.
Ta cần phải dùng thiết bị đặc biệt mới có thể quan sát được hiện tượng này.
Khi chụp ảnh các mô hình khí động học di chuyển với tốc độ siêu thanh trong các đường hầm gió, giới khoa học thường sử dụng nhiều tấm gương để quan sát sự thay đổi của khúc xạ ánh sáng do sóng xung kích gây ra.
Sau đó, người ta dùng kỹ thuật ảnh Schlieren để ghi lại hình ảnh sóng xung kích được tạo ra quanh mô hình di chuyển trong đường hầm.
Trong các thử nghiệm, các mô hình di chuyển trong đường hầm gió không tạo ra khối hơi nước hình nón bao quanh như trong trường hợp bay thực tế, bởi vì không khí trong đường hầm đã được xử lý để loại bỏ hơi nước.
Khối hơi nước hình nón được tạo ra bởi sóng xung kích, và sóng xung kích thì được tạo ra khi máy bay tăng tốc.
Image copyrightGETTYImage captionSự thay đổi áp suất không khí khiến cho nhiệt độ giảm và làm hơi nước ngưng tụ
Sóng xung kích là hiệu ứng vật lý xảy ra khi máy bay di chuyển quá nhanh trong không khí.
Khi máy bay đạt vận tốc cần thiết, gần bằng tốc độ âm thanh (khoảng 1.234km/giờ) ở độ cao ngang với mực nước biển, sóng xung kích sẽ xuất hiện xung quanh máy bay.
Qua các sóng xung kích này, xuất hiện một sự "gián đoạn" của áp lực không khí và nhiệt độ quanh chiếc phi cơ. Hiện tượng này khiến không khí mất khả năng giữ nước và sự ngưng tụ bắt đầu xảy ra, tạo ra khối hơi nước hình nón xung quanh.
"Nếu bạn thấy một đám mây hơi nước hình nón tức là bạn đã nhìn thấy sóng xung kích, bởi vì đó là lúc bạn đã nhìn thấy sự thay đổi áp suất và nhiệt độ," Irvine nói.
Rất nhiều bức ảnh tuyệt đẹp từ hiện tượng này chụp các phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ. Đó không phải là những bức ảnh tình cờ chụp được, bởi trong điều kiện không khí ấm, ẩm, sát với mặt biển thì hiện tượng này sẽ được nhìn thấy một cách rõ nét hơn.
Tuyệt chiêu từ màn biểu diễn
Đây là một trong số những chiêu mà chiến đấu cơ kiêm phi cơ ném bom F-A18/Hornet, loại phi cơ chính thường có trên các hạm đội hàng không mẫu hạm, thường biểu diễn.
Hornet cũng thường được đội bay Blue Angels của Hải quân Mỹ sử dụng.
Image copyrightSCIENCE PHOTO LIBRARYImage captionKhi máy bay phá vỡ vận tốc âm thanh, sóng xung kích rất khó nhìn thấy bằng mắt thường
Các phi công của Blue Angels rất siêu đẳng trong việc thực hiện màn trình diễn tạo ra những đám mây hơi nước hình nón.
Hơn nữa, họ thường trình diễn gần hàng không mẫu hạm hoặc ngoài khơi, và họ có các nhiếp ảnh gia Hải quân Hoa Kỳ dày dạn kinh nghiệm, những người có khả năng chụp được bức ảnh chỉ trong vài phần trăm giây khi chiến đấu cơ bay với vận tốc 960km/h. Ta không thể nào chụp được rõ nét như họ nếu chỉ dùng điện thoại di động.
Đám mây hơi nước hình nón thường gây ấn tượng mạnh mẽ nhất khi xuất hiện quanh các chuyến bay "transonic" - tức là bầu không khí xung quanh chiếc phi cơ di chuyển với vận tốc thay đổi, lúc nhanh hơn, lúc chậm hơn tốc độ âm thanh.
"Chiếc phi cơ không nhất thiết phải bay nhanh hơn tốc độ âm thanh, nhưng không khí xung quanh phần cánh máy bay được tăng tốc và tại thời điểm đó vượt qua tốc độ âm thanh," Irvine nói.
Rốt cuộc, ông nói, bạn cần phải có những điều kiện khí hậu phù hợp. Chẳng hạn như nếu phi cơ hoạt động từ một hàng không mẫu hạm trong bầu không khí ấm, ẩm, nhiều hơi nước thì hiện tượng đám mây hình nước dễ xuất hiện nhất.
Người chụp cũng phải là một tay máy có kinh nghiệm, biết rõ là mình sẽ chụp cảnh gì, vào thời điểm nào.
Thế là đủ để bạn ghi lại được vào ống kính hình ảnh đám mây hơi nước đầy kịch tính hình nón, điều mà nhiều người trong chúng ta trước nay vẫn tưởng là khoảnh khắc tuyệt đỉnh của một vụ nổ siêu thanh.
Đây là một trong số những chiêu mà chiến đấu cơ kiêm phi cơ ném bom F-A18/Hornet, loại phi cơ chính thường có trên các hạm đội hàng không mẫu hạm, thường biểu diễn.
Hornet cũng thường được đội bay Blue Angels của Hải quân Mỹ sử dụng.
Image copyrightSCIENCE PHOTO LIBRARYImage captionKhi máy bay phá vỡ vận tốc âm thanh, sóng xung kích rất khó nhìn thấy bằng mắt thường
Các phi công của Blue Angels rất siêu đẳng trong việc thực hiện màn trình diễn tạo ra những đám mây hơi nước hình nón.
Hơn nữa, họ thường trình diễn gần hàng không mẫu hạm hoặc ngoài khơi, và họ có các nhiếp ảnh gia Hải quân Hoa Kỳ dày dạn kinh nghiệm, những người có khả năng chụp được bức ảnh chỉ trong vài phần trăm giây khi chiến đấu cơ bay với vận tốc 960km/h. Ta không thể nào chụp được rõ nét như họ nếu chỉ dùng điện thoại di động.
Đám mây hơi nước hình nón thường gây ấn tượng mạnh mẽ nhất khi xuất hiện quanh các chuyến bay "transonic" - tức là bầu không khí xung quanh chiếc phi cơ di chuyển với vận tốc thay đổi, lúc nhanh hơn, lúc chậm hơn tốc độ âm thanh.
"Chiếc phi cơ không nhất thiết phải bay nhanh hơn tốc độ âm thanh, nhưng không khí xung quanh phần cánh máy bay được tăng tốc và tại thời điểm đó vượt qua tốc độ âm thanh," Irvine nói.
Rốt cuộc, ông nói, bạn cần phải có những điều kiện khí hậu phù hợp. Chẳng hạn như nếu phi cơ hoạt động từ một hàng không mẫu hạm trong bầu không khí ấm, ẩm, nhiều hơi nước thì hiện tượng đám mây hình nước dễ xuất hiện nhất.
Người chụp cũng phải là một tay máy có kinh nghiệm, biết rõ là mình sẽ chụp cảnh gì, vào thời điểm nào.
Thế là đủ để bạn ghi lại được vào ống kính hình ảnh đám mây hơi nước đầy kịch tính hình nón, điều mà nhiều người trong chúng ta trước nay vẫn tưởng là khoảnh khắc tuyệt đỉnh của một vụ nổ siêu thanh.
Tại sao người thông minh lại cảm thấy hạnh phúc hơn khi ở một mình ?
Tác giả: Elise Moreau, www.care2.com | Dịch giả: Kame Đặng
28 Tháng Sáu , 2016
Nhìn chung, người ta cảm thấy vui vẻ hơn khi gặp gỡ bạn bè thường xuyên, nhưng người thông minh thì có xu hướng ngược lại. (Androlia/Shutterstock)
Bạn có cảm thấy hạnh phúc hơn khi ít gặp gỡ mọi người và dành thời gian nhiều hơn để làm những việc có mục đích ? Theo một nghiên cứu về hạnh phúc do tạp chí British Journal of Psychology công bố, nhận định trên là chắc chắn trong trường hợp bạn thuộc về nhóm người thông minh hơn so với thông thường.
Từ một cuộc khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 28 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào hai yếu tố xã hội mà luôn có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của con người: mật độ dân số và mức độ giao tiếp với người khác. Thông qua nghiên cứu, họ phát hiện rằng: Nơi có mật độ dân số càng đông thì người ta càng cảm thấy ít hài lòng với cuộc sống của họ. Và người càng thường xuyên giao tiếp với những người bạn thân thì lại càng cảm thấy hạnh phúc hơn.
Khi yếu tố ‘thông minh’ được đưa vào bức tranh tổng thể để quan sát, các nhà nghiên cứu phát hiện các kết quả khá khác nhau. Theo báo cáo của tờ Washington Post dựa trên nghiên cứu này, yếu tố mật độ dân số tác động vào nhóm người có trí thông minh trung bình cao hơn gấp đôi so với nhóm người thông minh hơn. Nhưng điều có lẽ thú vị hơn nữa là: những người thông minh nhìn chung giảm hài lòng với cuộc sống khi họ giành nhiều thời gian giao tiếp xã hội.
Ảnh: Rasstock/Shutterstock
Tác giả: Elise Moreau, www.care2.com | Dịch giả: Kame Đặng
28 Tháng Sáu , 2016
Nhìn chung, người ta cảm thấy vui vẻ hơn khi gặp gỡ bạn bè thường xuyên, nhưng người thông minh thì có xu hướng ngược lại. (Androlia/Shutterstock)
Bạn có cảm thấy hạnh phúc hơn khi ít gặp gỡ mọi người và dành thời gian nhiều hơn để làm những việc có mục đích ? Theo một nghiên cứu về hạnh phúc do tạp chí British Journal of Psychology công bố, nhận định trên là chắc chắn trong trường hợp bạn thuộc về nhóm người thông minh hơn so với thông thường.
Từ một cuộc khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 28 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào hai yếu tố xã hội mà luôn có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của con người: mật độ dân số và mức độ giao tiếp với người khác. Thông qua nghiên cứu, họ phát hiện rằng: Nơi có mật độ dân số càng đông thì người ta càng cảm thấy ít hài lòng với cuộc sống của họ. Và người càng thường xuyên giao tiếp với những người bạn thân thì lại càng cảm thấy hạnh phúc hơn.
Khi yếu tố ‘thông minh’ được đưa vào bức tranh tổng thể để quan sát, các nhà nghiên cứu phát hiện các kết quả khá khác nhau. Theo báo cáo của tờ Washington Post dựa trên nghiên cứu này, yếu tố mật độ dân số tác động vào nhóm người có trí thông minh trung bình cao hơn gấp đôi so với nhóm người thông minh hơn. Nhưng điều có lẽ thú vị hơn nữa là: những người thông minh nhìn chung giảm hài lòng với cuộc sống khi họ giành nhiều thời gian giao tiếp xã hội.
Ảnh: Rasstock/Shutterstock
Quảng cáo
Trên đây là căn cứ dựa trên con số bình quân. Chắc chắn vẫn có những người thông minh thích tham gia giao tiếp xã hội, và những người trung bình dành thời gian ở một mình. Nhưng xu hướng chung là những người trung bình hạnh phúc hơn khi họ thường xuyên giao tiếp với bạn bè trong khi những người thông minh thì ngược lại. Câu hỏi đặt ra là: tại sao ?
Vâng, cách thức bộ não người phát triển (hoặc thực ra là không phát triển) từ tổ tiên của chúng ta đến ngày nay có thể là gợi ý để giải thích cho phát hiện này. Quay trở lại thời điểm tổ tiên của chúng ta phát triển mạnh trong hình thức các bộ lạc với dân số từ 150 hoặc hơn, trong rừng nhiệt đới Châu Phi, việc giữ mối quan hệ chặt chẽ là cần thiết cho sự sống còn, đó là lý do tại sao chúng ta là những sinh vật có tính tổ chức xã hội như ngày nay.
Những người thông minh hơn tỏ ra thích ứng hiệu quả hơn với cuộc sống hiện đại, có nghĩa là họ không chịu ảnh hưởng sâu từ tổ tiên của chúng ta so với người trung bình.
Nhưng ngày nay, cuộc sống của chúng ta khá là khác biệt – chúng ta phát triển mạnh ở các thành phố lớn, chúng ta giao tiếp thường xuyên thông qua công nghệ và chúng ta làm việc trong một thời đại thông tin nơi mà kiến thức luôn cập nhật liên tục. Cơ thể và não bộ đang của chúng ta không có đủ thời gian để bắt nhịp với thay đổi lớn trong lối sống thế này, nhưng những người thông minh hơn tỏ ra thích ứng hiệu quả hơn với cuộc sống hiện đại, có nghĩa là họ không chịu ảnh hưởng sâu từ tổ tiên của chúng ta so với người trung bình.
Hãy để tâm suy nghĩ về điều này, bạn sẽ thấy cái xu hướng đó nó cũng dễ hiểu. Những người có trí thông minh cao, một cách tự nhiên, hướng năng lượng não bộ của họ đến mục tiêu dài hạn và làm việc cho những điều lớn hơn; và đó có nghĩa là có ít thời gian dành cho giao tiếp xã hội. Người trung bình, mặt khác, có thể dành nhiều thời gian của họ cho giao tiếp xã hội bởi vì họ đơn giản là không quan tâm đến việc theo đuổi những mục tiêu lớn như những người thông minh có xu hướng theo đuổi – như là cố gắng để trở thành một tiến sỹ, viết được một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất, viết mã lập trình một dịch vụ internet mới, và những điều tương tự như vậy.
Các kết quả nghiên cứu rất thú vị, nhưng điều này không có nghĩa là những người tự nhận mình là thành viên thông minh trong xã hội cần cố gắng tìm nơi biệt lập để làm việc. Hầu hết chúng ta có lẽ phải thừa nhận rằng, mỗi người vẫn cần sử dụng một lượng thời gian để duy trì các mối quan hệ để hỗ trợ cho cuộc sống sinh hoạt bình thường, dành thời gian theo cách phù hợp nhất với mỗi người, không kể bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, thông minh cao hay trung bình.
Trên đây là căn cứ dựa trên con số bình quân. Chắc chắn vẫn có những người thông minh thích tham gia giao tiếp xã hội, và những người trung bình dành thời gian ở một mình. Nhưng xu hướng chung là những người trung bình hạnh phúc hơn khi họ thường xuyên giao tiếp với bạn bè trong khi những người thông minh thì ngược lại. Câu hỏi đặt ra là: tại sao ?
Vâng, cách thức bộ não người phát triển (hoặc thực ra là không phát triển) từ tổ tiên của chúng ta đến ngày nay có thể là gợi ý để giải thích cho phát hiện này. Quay trở lại thời điểm tổ tiên của chúng ta phát triển mạnh trong hình thức các bộ lạc với dân số từ 150 hoặc hơn, trong rừng nhiệt đới Châu Phi, việc giữ mối quan hệ chặt chẽ là cần thiết cho sự sống còn, đó là lý do tại sao chúng ta là những sinh vật có tính tổ chức xã hội như ngày nay.
Những người thông minh hơn tỏ ra thích ứng hiệu quả hơn với cuộc sống hiện đại, có nghĩa là họ không chịu ảnh hưởng sâu từ tổ tiên của chúng ta so với người trung bình.
Nhưng ngày nay, cuộc sống của chúng ta khá là khác biệt – chúng ta phát triển mạnh ở các thành phố lớn, chúng ta giao tiếp thường xuyên thông qua công nghệ và chúng ta làm việc trong một thời đại thông tin nơi mà kiến thức luôn cập nhật liên tục. Cơ thể và não bộ đang của chúng ta không có đủ thời gian để bắt nhịp với thay đổi lớn trong lối sống thế này, nhưng những người thông minh hơn tỏ ra thích ứng hiệu quả hơn với cuộc sống hiện đại, có nghĩa là họ không chịu ảnh hưởng sâu từ tổ tiên của chúng ta so với người trung bình.
Hãy để tâm suy nghĩ về điều này, bạn sẽ thấy cái xu hướng đó nó cũng dễ hiểu. Những người có trí thông minh cao, một cách tự nhiên, hướng năng lượng não bộ của họ đến mục tiêu dài hạn và làm việc cho những điều lớn hơn; và đó có nghĩa là có ít thời gian dành cho giao tiếp xã hội. Người trung bình, mặt khác, có thể dành nhiều thời gian của họ cho giao tiếp xã hội bởi vì họ đơn giản là không quan tâm đến việc theo đuổi những mục tiêu lớn như những người thông minh có xu hướng theo đuổi – như là cố gắng để trở thành một tiến sỹ, viết được một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất, viết mã lập trình một dịch vụ internet mới, và những điều tương tự như vậy.
Các kết quả nghiên cứu rất thú vị, nhưng điều này không có nghĩa là những người tự nhận mình là thành viên thông minh trong xã hội cần cố gắng tìm nơi biệt lập để làm việc. Hầu hết chúng ta có lẽ phải thừa nhận rằng, mỗi người vẫn cần sử dụng một lượng thời gian để duy trì các mối quan hệ để hỗ trợ cho cuộc sống sinh hoạt bình thường, dành thời gian theo cách phù hợp nhất với mỗi người, không kể bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, thông minh cao hay trung bình.
5 căn bệnh phổ biến khiến nam giới ở độ tuổi trẻ đột tử
Những căn bệnh gây ra cái chết "bất đắc kỳ tử" ở nam giới thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Vì thế, nhiều người không biết mình có bệnh.
- Những thói quen khi ăn uống dễ dẫn tới đột tử cần tránh xa
- Cẩn thận với những hành động dễ gây đột tử
Chắc chắn, một cơn tai biến có thể giết bạn ngay lập tức. Nhưng thật ngạc nhiên, nhồi máu cơ tim lại không được xếp vào những nguyên nhân phổ biến gây chết người ở độ tuổi trẻ.
Đó là nhận định của bác sĩ Gerald Wydro, Trưởng khoa cấp cứu tại Bệnh viện Philadelphia (Mỹ). Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều nam giới chết trẻ đột ngột.
Trung bình cứ khoảng 500 người thì có một người bị bệnh tim này. Đây là bệnh lý khiến cho thành cơ tim dầy lên và mất khả năng bơm máu.
Mỗi năm có khoảng 1% người bị bệnh này đột tử, nguyên nhân thường là do nhịp tim đập quá nhanh. Nhiều người trong số họ còn trẻ và thậm chí không biết mình bị bệnh.
Trên thực tế, bệnh cơ tim phì đại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong đột ngột vì bệnh tim ở người trẻ dưới 30 tuổi.
Nếu bạn nghe thông tin một vận động viên đột tử ngay trên sân đấu thì nguyên nhân gây chết đột ngột thường là do bệnh cơ tim phì đại.
Dự phòng:
Hầu hết các ca mắc bệnh cơ tim phì đại là do di truyền. Vì vậy, hãy hỏi ông bà, bố mẹ xem gia đình có ai chết trẻ không và nguyên nhân là gì. Đó là lời khuyên của tiến sĩ Tardiff ở Trường Y ĐH Arizona.
Nhiều ca tử vong do đuối nước, tự gây tai nạn, ngã xe, trên thực tế xảy ra khi người đó bị bệnh cơ tim phì đại mà không được phát hiện dẫn đến ngừng tim đột ngột.
Nếu bạn có tiền sử gia đình nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm. Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo như khó thở bất thường, ngất và nhịp tim nhanh chưa từng thấy trước đó.
Những người được chẩn đoán bị chứng cơ tim phì đại cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh nguy cơ tử vong đột ngột.
Trong khi bệnh cơ tim thay đổi hình dạng và cấu trúc tim, thì có một nhóm bệnh tim khác ảnh hưởng tới hệ thống điện kiểm soát và đồng bộ hóa nhịp tim.
Bác sĩ Gerald Wydro cho biết mặc dù hiếm nhưng những bệnh nghiêm trọng như hội chứng Brugada, hội chứng QT kéo dài, hội chứng Wolff-Parkinson-White làm rối loạn các tín hiệu điều khiển giúp nhịp tim của bạn đập bình thường.
Người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào cho đến khi buồng dưới của tim (tâm thất) bắt đầu run thay vì bơm đúng cách và khiến bạn đổ gục.
Dự phòng:
Di truyền cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết tiền sử gia đình. Cũng giống như bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim cũng cần thực hiện các xét nghiệm như điện tâm đồ và thường xuyên được theo dõi.
Để giảm nguy cơ tử vong đột ngột, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh như không hút thuốc và hạn chế uống rượu vì rượu làm gia tăng nguy cơ nhịp tim bất thường.
Nếu thường xuyên gặp ác mộng và giật mình lúc nửa đêm, bạn cũng nên đi khám vì đôi khi đây là dấu hiệu của hội chứng Brugada, thủ phạm giết người trong giấc ngủ.
3. Phình mạch não
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, khoảng 3 tới 5 triệu người Mỹ có chỗ phình bất thường trên thành mạch máu não. Phần lớn bệnh tồn tại âm thầm, không gây ra triệu chứng.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Stroke, khoảng 1/3 ca phình mạch cuối cùng bị vỡ, 40% trong số họ tử vong đột ngột.
Dự phòng:
Những triệu chứng cần phải lưu ý như đau đầu đột ngột, nặng, đặc biệt là đi kèm theo các triệu chứng lạ khác như xệ mí mắt, nhìn đôi hoặc giãn đồng tử một bên. Đó có thể là dấu hiệu phình mạch chèn ép các dây thần kinh trong não.
Phát hiện sớm là quan trọng. Nếu các bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu phình mạch trước khi nó bị vỡ, họ có thể xử lý bằng cách phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.
Đặc biệt, những người bị huyết áp cao phải nâng cao cảnh giác với căn bệnh này.
4. Bóc tách động mạch chủ
Năm 2003, căn bệnh này khiến nam diễn viên nổi tiếng của Mỹ John Ritter đột ngột ra đi khi bị rách thành động mạch chủ trên tim.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rách này, nhưng chúng có thể gây chảy máu giữa các lớp thành mạch, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.
Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho biết bóc tách động mạch chủ xuất hiện ở chỉ khoảng 2 trong cứ 10.000 người, nhưng chủ yếu là nam giới ở độ tuổi 40 tới 70.
Dự phòng:
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh bóc tách động mạch chủ là đau ngực hoặc lưng đột ngột và dữ dội. Vì vậy hãy đến bác sĩ ngay khi bạn gặp triệu chứng này.
Nếu như trong gia đình có người bị bệnh hoặc bạn bị rối loạn mô liên kết như hội chứng Ehlers-Danlos, khiến da bị kéo căng và các khớp quá lỏng lẻo, bạn cũng nên đi khám để phòng tránh.
Những bệnh này khiến mạch máu dễ vỡ, vì vậy những người bị tình trạng này nên được chăm sóc về y tế khi có bất cứ cơn đau ngực hoặc lưng không rõ lý do.
Hơi kỳ quặc một chút là bạn cần được tiêm phòng cúm.
Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2014 tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim Mỹ, số người nhập viện vì bóc tách động mạch tăng đột biến trong mùa cúm, có thể là vì phản ứng viêm với virus gây rách ở những người nhạy cảm.
5. Thuyên tắc động mạch phổi
Một nửa số người có cục máu đông trong phổi không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng ở Mỹ mỗi năm có tới 100.000 người bị cục máu làm tắc lưu thông máu, tăng huyết áp trong phổi và tim khó hoạt động bình thường.
Dự phòng:
Xem các dấu hiệu của cục máu đông ở các bộ phận trong cơ thể bạn như chân và tay, bác sĩ Gerald Wydro cảnh báo. Xử lý chúng bằng thuốc làm loãng máu có thể ngăn chặn chúng di chuyển tới phổi.
Dấu hiệu cảnh báo bao gồm đau và sưng ở cánh tay hoặc chân không mất đi trong vòng 1-2 ngày, đặc biệt nếu bạn vừa mới bị gãy xương, có một chuyến bay dài hoặc thời gian không vận động quá lâu.
* Theo Menshealth
- Những thói quen khi ăn uống dễ dẫn tới đột tử cần tránh xa
- Cẩn thận với những hành động dễ gây đột tử
Chắc chắn, một cơn tai biến có thể giết bạn ngay lập tức. Nhưng thật ngạc nhiên, nhồi máu cơ tim lại không được xếp vào những nguyên nhân phổ biến gây chết người ở độ tuổi trẻ.
Đó là nhận định của bác sĩ Gerald Wydro, Trưởng khoa cấp cứu tại Bệnh viện Philadelphia (Mỹ). Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều nam giới chết trẻ đột ngột.
Trung bình cứ khoảng 500 người thì có một người bị bệnh tim này. Đây là bệnh lý khiến cho thành cơ tim dầy lên và mất khả năng bơm máu.
Mỗi năm có khoảng 1% người bị bệnh này đột tử, nguyên nhân thường là do nhịp tim đập quá nhanh. Nhiều người trong số họ còn trẻ và thậm chí không biết mình bị bệnh.
Trên thực tế, bệnh cơ tim phì đại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong đột ngột vì bệnh tim ở người trẻ dưới 30 tuổi.
Nếu bạn nghe thông tin một vận động viên đột tử ngay trên sân đấu thì nguyên nhân gây chết đột ngột thường là do bệnh cơ tim phì đại.
Dự phòng:
Hầu hết các ca mắc bệnh cơ tim phì đại là do di truyền. Vì vậy, hãy hỏi ông bà, bố mẹ xem gia đình có ai chết trẻ không và nguyên nhân là gì. Đó là lời khuyên của tiến sĩ Tardiff ở Trường Y ĐH Arizona.
Nhiều ca tử vong do đuối nước, tự gây tai nạn, ngã xe, trên thực tế xảy ra khi người đó bị bệnh cơ tim phì đại mà không được phát hiện dẫn đến ngừng tim đột ngột.
Nếu bạn có tiền sử gia đình nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm. Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác với những dấu hiệu cảnh báo như khó thở bất thường, ngất và nhịp tim nhanh chưa từng thấy trước đó.
Những người được chẩn đoán bị chứng cơ tim phì đại cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh nguy cơ tử vong đột ngột.
Trong khi bệnh cơ tim thay đổi hình dạng và cấu trúc tim, thì có một nhóm bệnh tim khác ảnh hưởng tới hệ thống điện kiểm soát và đồng bộ hóa nhịp tim.
Bác sĩ Gerald Wydro cho biết mặc dù hiếm nhưng những bệnh nghiêm trọng như hội chứng Brugada, hội chứng QT kéo dài, hội chứng Wolff-Parkinson-White làm rối loạn các tín hiệu điều khiển giúp nhịp tim của bạn đập bình thường.
Người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào cho đến khi buồng dưới của tim (tâm thất) bắt đầu run thay vì bơm đúng cách và khiến bạn đổ gục.
Dự phòng:
Di truyền cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết tiền sử gia đình. Cũng giống như bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim cũng cần thực hiện các xét nghiệm như điện tâm đồ và thường xuyên được theo dõi.
Để giảm nguy cơ tử vong đột ngột, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh như không hút thuốc và hạn chế uống rượu vì rượu làm gia tăng nguy cơ nhịp tim bất thường.
Nếu thường xuyên gặp ác mộng và giật mình lúc nửa đêm, bạn cũng nên đi khám vì đôi khi đây là dấu hiệu của hội chứng Brugada, thủ phạm giết người trong giấc ngủ.
3. Phình mạch não
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, khoảng 3 tới 5 triệu người Mỹ có chỗ phình bất thường trên thành mạch máu não. Phần lớn bệnh tồn tại âm thầm, không gây ra triệu chứng.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Stroke, khoảng 1/3 ca phình mạch cuối cùng bị vỡ, 40% trong số họ tử vong đột ngột.
Dự phòng:
Những triệu chứng cần phải lưu ý như đau đầu đột ngột, nặng, đặc biệt là đi kèm theo các triệu chứng lạ khác như xệ mí mắt, nhìn đôi hoặc giãn đồng tử một bên. Đó có thể là dấu hiệu phình mạch chèn ép các dây thần kinh trong não.
Phát hiện sớm là quan trọng. Nếu các bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu phình mạch trước khi nó bị vỡ, họ có thể xử lý bằng cách phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.
Đặc biệt, những người bị huyết áp cao phải nâng cao cảnh giác với căn bệnh này.
4. Bóc tách động mạch chủ
Năm 2003, căn bệnh này khiến nam diễn viên nổi tiếng của Mỹ John Ritter đột ngột ra đi khi bị rách thành động mạch chủ trên tim.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rách này, nhưng chúng có thể gây chảy máu giữa các lớp thành mạch, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.
Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho biết bóc tách động mạch chủ xuất hiện ở chỉ khoảng 2 trong cứ 10.000 người, nhưng chủ yếu là nam giới ở độ tuổi 40 tới 70.
Dự phòng:
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh bóc tách động mạch chủ là đau ngực hoặc lưng đột ngột và dữ dội. Vì vậy hãy đến bác sĩ ngay khi bạn gặp triệu chứng này.
Nếu như trong gia đình có người bị bệnh hoặc bạn bị rối loạn mô liên kết như hội chứng Ehlers-Danlos, khiến da bị kéo căng và các khớp quá lỏng lẻo, bạn cũng nên đi khám để phòng tránh.
Những bệnh này khiến mạch máu dễ vỡ, vì vậy những người bị tình trạng này nên được chăm sóc về y tế khi có bất cứ cơn đau ngực hoặc lưng không rõ lý do.
Hơi kỳ quặc một chút là bạn cần được tiêm phòng cúm.
Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2014 tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim Mỹ, số người nhập viện vì bóc tách động mạch tăng đột biến trong mùa cúm, có thể là vì phản ứng viêm với virus gây rách ở những người nhạy cảm.
5. Thuyên tắc động mạch phổi
Một nửa số người có cục máu đông trong phổi không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng ở Mỹ mỗi năm có tới 100.000 người bị cục máu làm tắc lưu thông máu, tăng huyết áp trong phổi và tim khó hoạt động bình thường.
Dự phòng:
Xem các dấu hiệu của cục máu đông ở các bộ phận trong cơ thể bạn như chân và tay, bác sĩ Gerald Wydro cảnh báo. Xử lý chúng bằng thuốc làm loãng máu có thể ngăn chặn chúng di chuyển tới phổi.
Dấu hiệu cảnh báo bao gồm đau và sưng ở cánh tay hoặc chân không mất đi trong vòng 1-2 ngày, đặc biệt nếu bạn vừa mới bị gãy xương, có một chuyến bay dài hoặc thời gian không vận động quá lâu.
* Theo Menshealth
10 vấn đề sức khỏe đàn ông rất hay gặp nhưng ngại nói
Nếu không được điều trị kịp thời, những căn bệnh tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng vì sự "tự kỷ" của đàn ông, lại trở nên nghiêm trọng.
Có một số vấn đề sức khỏe mà đàn ông toàn tự chịu đựng mà ngại bày tỏ với bạn đời cũng như đi khám bác sĩ. Trong số đó có một số căn bệnh cần phải có sự can thiệp của y tế nhưng cũng có những vấn đề chỉ cần điều trị tại nhà.
Nếu không được điều trị kịp thời, những căn bệnh tưởng chừng như rất đơn giản, vì sự "tự kỷ" của cánh mày râu, lại trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy, điều quan trọng là hiểu và cùng chia sẻ những điều khó nói của đàn ông. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe khiến các quí ông e ngại.
1. Đi tiểu thường xuyên
Khi có tuổi, chức năng của tiền liệt tuyến cũng bị suy giảm theo thời gian. Điều này dẫn đến việc đàn ông thường xuyên đi tiểu. Đừng xấu hổ mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý dứt điểm tình trạng này.
Đây là một trong những bệnh khiến nam giới lúng túng và xấu hổ nhất. Khi không thể kiểm soát được "cậu nhỏ", cánh mày râu sẽ rơi vào khủng hoảng lớn về mặt tâm lý mỗi khi nghĩ đến chuyện giường chiếu.
Hãy tự tin bày tỏ vấn đề của mình với bác sĩ để được chữa trị kịp thời, đặc biệt chú ý đến các bệnh tiểu đường hoặc tắc động mạch.
3. Xuất tinh sớm
Đây là một trong những nguyên nhân giết độ "tự tin" của đàn ông. Họ tỏ ra bất lực và cảm thấy xấu hổ khi mắc phải tình trạng "chưa đến chợ đã hết tiền".
Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng xuất tinh sớm là lo âu và căng thẳng. Hãy gặp bác sĩ tư vấn để có phác đồ trị liệu cụ thể, không nên tự chữa bệnh theo những lời quảng cáo không đáng tin cậy.
4. Hôi miệng
Hôi miệng khiến cánh mày râu mất điểm mỗi khi giao tiếp. Hơi thở "rau mùi" sẽ phá huỷ kế hoạch muốn hôn đối tác.
Một số loại thực phẩm hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ gây ra tình trạng này. Vì thế, đây là một căn bệnh dễ chữa và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn thì bạn có thể khám nha sĩ.
5. Bụng bia
Điều tốt nhất để tránh khỏi tình trạng bụng bia là bỏ thuốc lá, bia và đồ ăn vặt. Dĩ nhiên, giảm lượng calo và thực hiện các bài tập cũng rất quan trọng để giải quyết vấn đề tế nhị này.
6. Cơ thể nổi mụn
Bạn muốn cởi quần áo để thể hiện sự nam tính với một ai đó đặc biệt, song cơ thể có nhiều nốt mụn ở vùng mông, lưng sẽ làm bạn mất điểm. Nếu đó là vấn đề về da, bạn có thể tự điều trị ở nhà hoặc bôi kem theo đơn của bác sĩ.
7. Xì hơi
Khi gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc bị đầy bụng, bạn dễ bị xì hơi, khiến gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày, nhất là giao tiếp xã hội. Hãy đi khám bác sĩ để uống thuốc kịp thời.
8. Ngứa ngáy vùng kín
Bị nấm hoặc ngứa ngáy ở vùng kín và có những hành động gãi ngứa sẽ khiến bạn phải xấu hổ với những người xung quanh, đặc biệt là phái nữ. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.
9. Bất lực
Rối loạn chức năng cương dương và bất lực hoàn toàn khác nhau nhưng chúng đều làm phái mạnh phải xấu hổ.
Số lượng tinh trùng quá ít hoặc không thể làm cho một người phụ nữ mang thai, bạn có thể bị liệt dương. Vấn đề này cần phải đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
10. Mùi cơ thể
Nếu cơ thể của bạn phát ra mùi hôi, bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi ôm một ai đó. Giải pháp tạm thời là nên sử dụng một loại nước hoa để hỗ trợ. Còn về lâu dài, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
* Theo Boldsky
Có một số vấn đề sức khỏe mà đàn ông toàn tự chịu đựng mà ngại bày tỏ với bạn đời cũng như đi khám bác sĩ. Trong số đó có một số căn bệnh cần phải có sự can thiệp của y tế nhưng cũng có những vấn đề chỉ cần điều trị tại nhà.
Nếu không được điều trị kịp thời, những căn bệnh tưởng chừng như rất đơn giản, vì sự "tự kỷ" của cánh mày râu, lại trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy, điều quan trọng là hiểu và cùng chia sẻ những điều khó nói của đàn ông. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe khiến các quí ông e ngại.
1. Đi tiểu thường xuyên
Khi có tuổi, chức năng của tiền liệt tuyến cũng bị suy giảm theo thời gian. Điều này dẫn đến việc đàn ông thường xuyên đi tiểu. Đừng xấu hổ mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý dứt điểm tình trạng này.
Đây là một trong những bệnh khiến nam giới lúng túng và xấu hổ nhất. Khi không thể kiểm soát được "cậu nhỏ", cánh mày râu sẽ rơi vào khủng hoảng lớn về mặt tâm lý mỗi khi nghĩ đến chuyện giường chiếu.
Hãy tự tin bày tỏ vấn đề của mình với bác sĩ để được chữa trị kịp thời, đặc biệt chú ý đến các bệnh tiểu đường hoặc tắc động mạch.
3. Xuất tinh sớm
Đây là một trong những nguyên nhân giết độ "tự tin" của đàn ông. Họ tỏ ra bất lực và cảm thấy xấu hổ khi mắc phải tình trạng "chưa đến chợ đã hết tiền".
Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng xuất tinh sớm là lo âu và căng thẳng. Hãy gặp bác sĩ tư vấn để có phác đồ trị liệu cụ thể, không nên tự chữa bệnh theo những lời quảng cáo không đáng tin cậy.
4. Hôi miệng
Hôi miệng khiến cánh mày râu mất điểm mỗi khi giao tiếp. Hơi thở "rau mùi" sẽ phá huỷ kế hoạch muốn hôn đối tác.
Một số loại thực phẩm hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ gây ra tình trạng này. Vì thế, đây là một căn bệnh dễ chữa và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn thì bạn có thể khám nha sĩ.
5. Bụng bia
Điều tốt nhất để tránh khỏi tình trạng bụng bia là bỏ thuốc lá, bia và đồ ăn vặt. Dĩ nhiên, giảm lượng calo và thực hiện các bài tập cũng rất quan trọng để giải quyết vấn đề tế nhị này.
6. Cơ thể nổi mụn
Bạn muốn cởi quần áo để thể hiện sự nam tính với một ai đó đặc biệt, song cơ thể có nhiều nốt mụn ở vùng mông, lưng sẽ làm bạn mất điểm. Nếu đó là vấn đề về da, bạn có thể tự điều trị ở nhà hoặc bôi kem theo đơn của bác sĩ.
7. Xì hơi
Khi gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc bị đầy bụng, bạn dễ bị xì hơi, khiến gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày, nhất là giao tiếp xã hội. Hãy đi khám bác sĩ để uống thuốc kịp thời.
8. Ngứa ngáy vùng kín
Bị nấm hoặc ngứa ngáy ở vùng kín và có những hành động gãi ngứa sẽ khiến bạn phải xấu hổ với những người xung quanh, đặc biệt là phái nữ. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.
9. Bất lực
Rối loạn chức năng cương dương và bất lực hoàn toàn khác nhau nhưng chúng đều làm phái mạnh phải xấu hổ.
Số lượng tinh trùng quá ít hoặc không thể làm cho một người phụ nữ mang thai, bạn có thể bị liệt dương. Vấn đề này cần phải đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
10. Mùi cơ thể
Nếu cơ thể của bạn phát ra mùi hôi, bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi ôm một ai đó. Giải pháp tạm thời là nên sử dụng một loại nước hoa để hỗ trợ. Còn về lâu dài, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
* Theo Boldsky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét