VICE PRESIDENT MIKE PENCE PERSONAL BA ZI & FENG SHUI ELEMENT REPORT
Personal Ba Zi / Feng Shui Element Report
Name:
MIKE PENCE (Male - 07 Jun 1959)
D.O.B:
Lunar (1959, 5th month, 2 day) at 11.00 a.m. to 12.59 p.m.
Pillar
Heavenly Stem (HS)
Earthly Branch (EB)
Hour
Day
Month
Year
Life
Conception
Kua Type
Ba Zi Chart Information
Note: Geomancy.Net uses the more accurate Lunar Calendar Ba Zi system (Click here to see why).
So if you see a difference in the Month pillars as opposed to a Lunar
mixed Xia / Chinese Solar / Season calendar, it means that you are in a
gray period / blind date where Xia date is different from Lunar date. We
still use Seasonal Analysis using the Seasonal Calendar when needed.
Birth Element
Since you are a strong yang MetalPig, you don't want to be too overly strong otherwise, you will not be able to control yourself.
Thus, you should increase yourself with your favourable elements as follows.
Favourable Elements
Most Favourable Element
Colour: blue/black/gray
Favourable Element
Colour: red
Unfavourable Elements
Most Unfavourable Element
Colour: yellow
Most Unfavourable Element
Colour: white/gold
This is a very important concept for you to improve your luck.
Five element can be applied in many ways, but most important
is the Colours of any objects etc. In this free report, only some
information will be made know so that you can understand how to use it.
This free report will only show you an example using the Best favourable
element.
Your personal objects / dressing ie shades of colours:-
Water - blue/black/gray
Fire - red
Your career ie a Job favourable for you are:-
Water - Advertising, Arts, Communications, etc
Fire - Marketing, Sales, Fashion, etc
Your Chinese name ie a good name would help to increase your weak element
The period – ie luck changes each day, month, year etc. So
different period you will find your luck changes from up and down. Thus
you should take advantage of those good luck period for doing any
important thing in your life.
Overall Big Luck Summary
This shows you only a very brief look at whether luck is
with you in a 10-year period. Usually, whether or not luck is with you
or not, does not really give you a true forecast of how you luck is
defined each year. For that forecast, you need to see the 5-yearly,
yearly, 6-monthly luck changes, particularly how each the 6-monthly's
luck changes. This isn't a true forecast. All it shows if you are a
person born with silver spoon (ie very fortunate or not). For full
detailed luck analysis, will only be shown in the full detailed
analysis.
1960 - 1969 (Age 1 - 10)
Luck with you
1970 - 1979 (Age 11 - 20)
Wealth Luck with you
1980 - 1989 (Age 21 - 30)
Wealth Luck with you
1990 - 1999 (Age 31 - 40)
Wealth Luck with you
2000 - 2009 (Age 41 - 50)
Luck with you
2010 - 2019 (Age 51 - 60)
Luck with you
2020 - 2029 (Age 61 - 70)
Luck with you
2030 - 2039 (Age 71 - 80)
Luck against you
2040 - 2049 (Age 81 - 90)
Luck against you
2050 - 2059 (Age 91 - 100)
Luck against you
2060 - 2069 (Age 101 - 110)
Luck with you
2070 - 2079 (Age 111 - 120)
Luck with you
Your 4 Good and 4 Bad Direction
North-West (Metal) Longevity
North (Water) Death
North-East (Earth) Prosperity
West (Metal) Health
East (Wood) Disaster
South-West (Earth) Excellent
South (Fire) Irritation
South-East (Wood) Spook
Your BEST sleeping position
Between:
North-West (292.5 to 337.4) = Longevity
West (247.5 to 292.4) = Health
Your BEST Working position
Between:
North-East (22.5 to 67.4) = Prosperity
South-West (202.5 to 247.4) = Excellent
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
LÁ SỐ TỬ VI CỦA TỔNG THỐNG DONALD JOHN TRUMP THẬT TỐT NHỜ CÓ ƠN TRÊN PHÒ HỘ: VÌ MỆNH CÓ THÁI DƯƠNG & THÁI ÂM & QUỐC ẤN ĐẮC ĐỊA TỌA THỦ ĐỒNG CUNG VÀ CUNG THIÊN DI CÓ THANH LONG & THIÊN ĐỨC & PHÚC ĐỨC, CŨNG NHƯ CUNG QUAN LỘC CÓ THIÊN LƯƠNG & THIÊN QUAN & VĂN XƯƠNG & HOÁ KHOA & LONG ĐỨC & BÁC SĨ & THIÊN Y, ĐỒNG THỜI CUNG TÀI BẠCH CÓ THIÊN VIỆT & THIÊN THỌ & VĂN KHÚC & TƯỚNG QUÂN ĐỀU ĐẮC ĐỊA HỘI HỢP. NGOÀI RA CUNG NÔ BỘC CÓ ÂN QUANG & HỬU BẬT & LỰC SĨ & BẠCH HỖ & LONG TRÌ & THẤT SÁT & TAM THAI & TẤU THƯ ĐẮC ĐỊA HỘI HỢP THÀNH THỬ CÓ ĐƯỢC RẤT NHIỀU ANH HÙNG & HẢO HÁN VĂN VÕ TOÀN TÀI HỔ TRỢ ĐẮC LỰCSẼ LÀM CHO ĐẤT NƯỚC HÙNG CƯỜNG THỊNH VƯỢNG KHIẾN TOÀN DÂNĐƯỢC HẠNH PHÚC ẤM NOCÔNG BẰNG ĐẦY ĐỦ
“Để tưởng nhớ đến bậc Tiền Nhân đã có công dựng Nước và giữ Nước Việt Nam trong đó có vị Anh Hùng tài ba lỗi lạc văn võ song toàn được người Việt chúng ta tôn kính là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, uy danh lừng lẫy là Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công, Bình Bắc Đại Nguyên Soái Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đã ba lần đại phá quân Nguyên Mông vào những năm 1256-1285-1288. Trận chiến Bạch Đằng Giang vang dội khắp năm Châu bốn Bể vang danh lịch sử Dân Tộc Việt và khắc sâu vào lòng con cháu dân Việt muôn đời. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tôn vinh Ngài là Vị Thánh Tổ của Quân Chủng. Đúng là Vị Anh Hùng của Toàn Dân Tộc Việt Nam chúng ta. “.
Sau một thời gian tiếp xúc với Ông Trần Hữu Bé, một đồng hương Arlington có nhã ý hiến tặng Pho Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Đồng thời với ông Đặng Đức, Chủ Nhân Bến-Thành Plaza Arlington, đã đi đến một thoả thuận với Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Hạt Tarrant County và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH tại DFW, xây cất một Kỳ Đài và Tượng Đài Đức Thánh Trần ngay tại khu chợ Bến-Thành Plaza.
Buổi họp cuối cùng giữa Ông Đặng Đức, Ông Trần Hữu Bé, Chủ Tịch Cộng Đồng Bác Sĩ Phạm Văn Chất, Liên Hội Trưởng Nguyễn Hữu Duyệt, đã đi đến kết quả tốt và quyết định “Đại Chúng Hóa” để cho các Hội Đoàn Quân Dân Cán Chính VNCH và Đồng Hương cùng đóng góp ý kiến bằng một buổi họp, được tổ chức tại:
Thời Gian: Chủ Nhật ngày 26 Tháng 2 năm 2017, đúng 2 giờ trưa.
Kính mong Toàn Thể Quý Vị bớt chút thì giờ đến để nghe chúng tôi trình bày và sau đó sẽ đón nhận những ý kiến đóng góp của Quý Vị. Hy vọng cùng đồng tâm hiệp lực cho công cuộc xây cất này, chúng ta sẽ đi đến thành lập một Ủy Ban Xây Dựng Kỳ Đài & Tượng Đài tại khuôn viên Bến-Thành Plaza Arlington.
Trân trọng kính mời.
LHT Nguyễn Hữu Duyệt Chủ Tịch Bác Sĩ Phạm Văn Chất
Ký Thiệt- Hàng năm, mỗi độ Xuân về người ta thường nhắc lại câu sấm Trạng Trình nói từ 300 năm trước để đem ra bàn.
Đó là câu “Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình” (Năm con khỉ đến con gà thì sẽ thấy thái bình).
Tiếng súng giao tranh đã chấm dứt trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ngày 30.4.1975, nhưng nhiều người Việt Nam vẫn coi là chưa có hòa bình thật sự, vì còn áp bức, còn khổ đau, còn hận thù, hay như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ví nền hòa bình ấy là “hòa bình của nấm mồ”. Vì vậy người ta vẫn khao khát hòa bình, mong đợi một ngày có hòa bình công chính, hay hòa bình trong tự do, nhân quyền, yêu thương cho mọi người dân Việt.
Nhưng, Trạng Trình là ai, và đã tiên tri những gì?
Trạng Trình tên thật là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được hậu thế coi như một nhà tiên tri đại tài. Những lời tiên tri của ông trong Tập Sấm Ký (còn gọi là Sấm Trạng Trình) cho đến ngày nay vẫn còn có người tìm cách “giải mã”, ứng nghiệm cho cả thế giới chứ không phải chỉ riêng Việt Nam.
Tết năm nay, con khỉ Bính Thân bàn giao cho con gà Đinh Dậu, ông Người Xứ Bưởi Trần Nguyên đã viết một bài khá lý thú khi đem câu Sấm Trạng Trình “Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình” diễn giải thời cuộc nước Mỹ nhân việc ông Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Trần Nguyên/Người Xứ Bưởi đã “khám phá ra liên hệ kỳ bí” giữa TT Ronald Reagan và TT Donal Trump, và câu Sấm Trạng Trình đã ứng nghiệm ra sao. Xin tóm lược:
I /. Sấm Trạng Trình ứng nghiệm cho nước Mỹ.
Năm Canh Thân 1980, Liên Xô vừa mới chiếm được A Phú Hản cũng như nhiều vùng đất khác để mở rộng biên giới đế quốc đỏ trên phân nửa thế giới, còn Hoa Kỳ thua liên tiếp dưới thời Tổng Thống Carter (1977 - 1981) và lại bị xứ Iran bắt nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ làm con tin để làm nhục nước Mỹ. Ai có ưu tư về thời cuộc đều bi quan tận cùng. Chỉ VN mình đọc câu thơ tiên đoán của Trạng Trình "Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình" để giữ niềm tin với nhau. Mà quả thực tưởng như phép nhiệm mầu, ông Reagan xuất hiện ra tranh cử Tổng Thống và bất ngờ thắng cử mặc dù trước đó hệ thống truyền thông báo chí "dòng chính" tiên đoán TT đương nhiệm Carter chắc chắn thiếu điều 100 % sẽ đắc cử. TT Reagan lên nắm quyền vào năm con gà Tân Dậu 1981 và tiến hành kế hoạch "đánh" Liên Xô để cuối cùng Liên Xô phải sụp đổ vào ngày 21.12.1991. Sự kiện bất ngờ này quả đúng với câu sấm nêu trên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và cả thế giới hưởng được cảnh thái bình không lo sợ cuộc chiến tranh nguyên tử làm tận thế như lúc Liên Xô còn tồn tại.
Chu kỳ 36 năm sau đó quay trở lại. Cũng năm con khỉ Bính Thân 2016 xuất hiện bất ngờ nhân vật Trump ra tranh cử mà ban đầu không ai tưởng tượng nỗi sẽ được chọn làm ứng cử viên TT của Đảng Cộng Hòa và cuối cùng vượt bao nhiêu trở ngại để thắng cử làm Tổng Thống, nhậm chức bước vào năm con gà Đinh Dậu 2017.
II / Những điểm giống nhau ly kỳ giữa TT Reagan & TT Trump.
Thực vậy, nếu nghiên cứu trên mọi phương diện thì sẽ thấy giữa TT Reagan và TT Trump có rất nhiều điểm giống nhau một cách kỳ lạ. Cụ thể:
1) Theo quan niệm truyền thống của VN chúng ta về sự may mắn thành công có nhiều mối tương quan đến tuổi tác, năm thành đạt. Xem lại thì thấy TT Reagan sinh năm Canh Tuất đến năm Canh Thân (1980) đắc cử Tổng Thống và bắt đầu cầm quyền vào năm Thân Dậu (1981) lúc 70 tuổi. Còn TT Trump thì sinh năm Bính Tuất đến năm Bính Thân (2016) đắc cử và nắm quyền vào năm Đinh Dậu (2017) cũng vào lúc 70 tuổi.
2) Về xuất thân, cả hai đều không phải là dân làm chính trị chuyên nghiệp. TT Reagan từng là tài tử điện ảnh, còn TT Trump thì làm ăn trên thương trường và họ chưa hề làm dân biểu nghị sĩ trên chính trường Mỹ. Đặc biệt là cả hai đều từng là đảng viên Dân Chủ, rồi bất mãn với đường lối chính trị của đảng nên đã bỏ đi để vào Đảng Cộng Hòa tranh cử làm Tổng Thống.
3) Khi ra tranh cử đều hô hào làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. TT Reagan với khẩu hiệu "Let's Make America Great Again", còn TT Trump với “Make America Great Again”. Vì vậy những nét chính về chủ trương kinh tế, ngoại giao và quốc phòng đều gần như giống hệt nhau. Điều này rất dể hiểu vì TT Reagan là thần tượng của ông Trump từ hồi còn trẻ và đã từng vinh hạnh được TT Reagan bắt tay tại Toà Bạch Ốc vào năm 1987.
TT Reagan bắt tay tổng thống tương lai của Hoa Kỳ
4) Cả hai đều là kẻ "thù" bị giới truyền thông báo chí "dòng chính" đánh phá toàn diện. TT Reagan & TT Trump đều bị chụp mũ là phát xít, bởi vì họ nêu cao tinh thần quốc gia dân tộc, không hèn yếu như những người tiền nhiệm. Đặc biệt nhứt là cả hai đều bị tiên đoán là sẽ thảm bại trước ứng cử viên của đảng Dân Chủ. Nhưng kết quả cả hai đều đắc cử Tổng Thống.
5) TT Reagan nổi tiếng dám "nói toạc móng heo" không quanh co "lẻo mép" kiểu ngoại giao. Ông đã gọi thẳng Liên Xô là Đế quốc ác độc và năm 1987 đứng trước Bức Tường Ô Nhục Berlin dõng dạc nói lớn: “Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này đi!” TT Trump còn mạnh miệng hơn nữa và tuyên bố nhiều câu nảy lửa trong khi tranh cử. Có lẽ dám ăn dám "nói toạc móng heo" bộc trực như vậy nên được lòng cử tri bình dân và cả hai đã đắc cử, trái ngược với kết quả các cuộc thăm dò dư luận.
III / Qua năm Đinh Dậu 2017: TT Trump bắt đầu hành động?
1) Xuyên qua "Kế hoạch 100 ngày đầu làm Tổng Thống" và bài diễn văn nhậm chức đã cho thấy TT Trump sẽ quyết tâm thực hiện ngay những điều đã đưa ra lúc tranh cử (dĩ nhiên là phải được Quốc Hội chấp thuận). Tổng thống Trump cho hay có kế hoạch thay thế chương trình bảo hiểm y tế Obamacare (của Tổng thống Obama) bằng một chương trình khác bảo đảm có “bảo hiểm cho tất cả mọi người”. Tương tự, chính phủ Mexico biết rằng Mỹ sẽ trục xuất dân nhập cảnh "lậu" nên đã ráo riết thực hiện những biện pháp đón tiếp lại đồng hương bị đuổi về. Dĩ nhiên TT Trump sẽ ký sắc lịnh xây cất bức tường giữa biên giới hai nước để ngăn chận làn sóng di dân bất hợp pháp và buôn bán ma tuý.
2) Kế hoạch kêu gọi các đại công ty ngưng xây dựng cơ xưởng nhà máy tại ngoại quốc và thay vào đó mang về làm tại Mỹ đã được đáp ứng ngoài dự đoán. Nhứt là các đại công ty ngoại quốc chịu bỏ tiền đầu tư hàng tỷ đô la để tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ. Chuyện này cho thấy họ biết TT Trump quyết tâm làm thiệt chớ không phải chỉ lời hứa lúc tranh cử.
3) Ký sắc lệnh giảm thuế để gia tăng mãi lực và thực hiện xây dựng hạ tầng quốc gia tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Chính vì vậy chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ - nhứt là trong lãnh vực xây cất - cũng như đồng đô la đã vọt lẹ từ khi TT Trump đắc cử cách nay trên 2 tháng.
4) Qua cuộc phỏng vấn với 2 tờ báo nổi tiếng tại Âu Châu (tờ Bild & tờ Times) vào ngày 15/01/2017, TT Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng:
- Từ nay Hoa Kỳ không muốn bị đối xử không công bằng như trong quá khứ trong mọi lãnh vực, từ liên minh quân sự (NATO) đến cán cân thương mại.
- Mỹ chỉ giao hảo tốt với nuớc nào mang lợi cho mình và sẽ không còn chuyện phải nai lưng một mình bỏ tiền quá nhiều cho việc phòng thủ Âu Châu.
5) Đặc biệt với Trung Cộng, TT Trump không coi là đồng minh thương mại -như mấy chục năm qua -, mà nay coi là đối thủ nguy hiểm, bởi vì quốc gia này đối xử xem Hoa Kỳ là kẻ thù và luôn luôn muốn vượt qua mặt bằng những trò ma giáo như ăn cắp tài sản trí tuệ & công ăn việc làm của Mỹ. Để cân bằng cán cân thương mại với Trung Cộng - bị thâm thủng kỷ lục lên đến 365 tỷ đô la trong năm qua - TT Trump đưa ra biện pháp "mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ". TT Trump không phải "sẽ đánh", mà thực sự đã bắt đầu "khởi sự đánh" Trung Cộng.
. . . . . . . . .
"Thân Dậu niên lai" kỳ này VN có thể sẽ "kiến thái bình"? Không phải chỉ thấy "ánh sáng cuối đường hầm" mà thấy rất nhiều hy vọng trong tương lai cho dân tộc VN. Lịch sử VN cho thấy: triều đại nào có sinh thì cũng phải có tử, nhưng nếu mất đất vào tay giặc Tàu phương Bắc thì vĩnh viễn mất luôn. Điển hình là chúng ta đã mất luôn Quảng Đông & Quảng Tây dù vua Quang Trung đã có ý định đánh chiếm thu hồi lại.
Phải chăng Tết Đinh Dậu 2017 năm nay đánh dấu khúc quanh lịch sử sinh tồn cho dân tộc VN với sự xuất hiện TT Trump như là một khắc tinh có thể "diệt" được tham vọng xâm lược của Trung Cộng, tương tự như trước đây 36 năm TT Reagan là khắc tinh thành công "diệt" được Liên Xô để giải phóng toàn thể Đông Âu? (hết trích)
Dù đây chỉ là nhận định lạc quan dựa trên câu Sấm của Trạng Trình, nhưng những sự trùng hợp giữa TT Ronald Reagan và TT Donald Trump cũng có vẻ kỳ bí. Chưa kể việc Nữ Thủ tướng Anh Teresa May đã sang Mỹ gặp TT Donald Trump một tuần sau ngày ông nhậm chức lại thêm một sự trùng hợp “kỳ bí” nữa, vì khi ông Reagan làm tổng thống Mỹ thì nước Anh cũng có một nữ thủ tướng, bà Margaret Thatcher, còn có biệt danh “người đàn bà sắt thép” (Iron Lady), và hai người đã đóng vai chính đưa đến sự sụp đổ của đế quốc đỏ Sô-viết một phần tư thế kỷ trước. Nay, liệu Bà Teresa May (nữ thủ tướng thứ hai của Vương Quốc Anh) có cùng ông Donald Trump diệt trừ được con rồng đỏ Trung Quốc?
Thời gian sẽ trả lời, nhưng tình hình thế giới gần đây báo hiệu sẽ có những biến động lớn, đặc biệt là tại Vùng Đông Á, gây ra do tham vọng ngông cuồng của Trung cộng. Ai bảo ông Trump bỏ rơi vùng này là lầm to. Chỉ vài ngày sau khi được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận làm Bộ trưởng Quốc Phòng, ngày hôm qua, 1.02.2017 Tướng bốn sao TQLC “chó điên” (Mad Dog) Mattis đã lẳng lặng lên đường sang Á Châu, chuyến công du đầu tiên, nơi đến là Nhật, Nam Hàn. Để làm gì, nếu không phải là bàn về trận chiến có thể xảy ra với Tàu cộng?
Giữa cơn lốc của thời đại đang đến, Việt Nam sẽ ra sao? Có “Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình” không, hay sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe lịch sử phũ phàng?
Nhìn lại lịch sử sự sụp đổ của chế độ công sản tại các nước Đông Âu trước đây, tuy TT Reagan và Thủ tướng Thatcher đã làm rung rinh nền móng của đế quốc đỏ Sô-viết nhưng chính nhân dân các nước ấy đã cùng nhau đứng lên tự giải phóng trước những đôi mắt ngạc nhiên và khâm phục của thế giới bên ngoài.
Việt Nam ngày nay cũng có dấu hiệu cho thấy những công dân can đảm được gọi là “những chiến sĩ dân chủ” đã không còn cảm thấy cô đơn như trước, đặc biệt là sự nhập cuộc ngày càng nhiều của giới trẻ đã thức tỉnh và dấn thân. Họ đã biết rằng mình không tự cứu mình thì chẳng ai có thể giúp mình.
Đoạn văn “VIẾT NGẮN CHO BẠN” dưới đây đọc được trên FB của Phạm Thanh Nghiên vài ngày trước Tết Đinh Dậu, cho người ta nhìn thấy tương lai tươi sáng của nước Viêt Nam, ứng nghiệm với câu Sấm Trạng Trình “Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình”:
Bạn có biết người phụ nữ này không? Cô ấy tên là Trần Thị Nga, quê ở Hà Nam, tuổi Đinh Tỵ, tức là bằng tuổi tôi. Nhưng cô ấy hơn hẳn tôi về lòng can đảm và ý chí quật cường.
Sau nhiều ngày bị khủng bố, đe dọa và quản thúc tại nhà, hôm nay cô ấy chính thức bị bắt đi tù, theo điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN", tức là cũng bị cáo buộc chống lại cái thứ không có thật giống như tôi gần chục năm về trước. Điều 88, 79 và 258 đương nhiên là những điều luật cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, trừng trị những con người không cùng chính kiến với chế độ.
Nga có 4 đứa con trai, đứa thứ 3 chưa được 7 tuổi, đứa út mới lên 4 tuổi. Cả hai đứa đều gọi tôi là "mẹ", một bà mẹ có lẽ giờ chúng không còn nhớ mặt, vì ít khi được gặp nhau.
Chỉ vì đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, chống lại những bất công xã hội mà Nga liên tục bị sách nhiễu, đe dọa, bị đánh đập, bắt bớ, bắt cóc và câu lưu trái phép. Không những thế, các con của Nga cũng luôn là mục tiêu tấn công của kẻ ác, kẻ xấu. Năm 2014, khi đang đi cùng hai con nhỏ, Nga đã bị những kẻ lạ mặt đánh đến gãy chân. Cô khẳng định thủ phạm của trận đòn thù này chính là công an.
Năm 2015, một cuốn sách e-book về những phụ nữ đấu tranh cho quyền con người ở châu Á được tái bản. Cuốn sách bao gồm 17 chân dung của những phụ nữ quả cảm trong những quốc gia và vùng lãnh thổ mà nhân quyền bị đàn áp dữ dội. Trần Thị Nga và Đỗ Thị Minh Hạnh là hai phụ nữ Việt Nam vinh dự có tên trong cuốn sách này.
Nếu bạn xem những hình ảnh của phía truyền thông “lề đảng” ghi lại cảnh Nga bị bắt và bị giải đi, hẳn bạn sẽ cảm phục cô. Bị bao vây bởi một lực lượng đông đảo công an sắc phục lẫn thường phục, nhưng cô vẫn giữ được nét bình thản, điềm tĩnh và vô cùng tự tin. Hoàn toàn ngược lại, phe bắt người tỏ ra lo lắng, căng thẳng. Bạn hãy nghe đoạn cuối clip khi Nga bị còng tay và giải đi.
-THẾ À? OK… LÚC ĐẤY CÓ KHI XÃ HỘI ĐÃ THAY ĐỔI RỒI.
Tôi đoán rằng có thể khi ấy Nga bị nhân viên an ninh nào đó đe dọa và cô đã đối đáp lại như thế.
Nếu cô ấy phạm tội thật sự, làm những điều bất trung bất nghĩa, liệu cô có giữ được vẻ đĩnh đạc và thần thái hơn người như thế không?
Trần Thị Nga, Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhiều người phụ nữ khác không làm gì sai nhưng vẫn phải ngồi tù. Bởi vì họ yêu con và mong cho con có những thứ tốt đẹp, những thứ tốt đẹp có được trong sự thẳng thớm và đàng hoàng.
Ngoài Nấm và Gấu, hôm nay lại có thêm hai đứa trẻ bé xíu khác là Tài và Phú phải lìa xa mẹ. Tết năm nay, nhà của chúng không còn rộn rã tiếng cười.
(hết trích)
Thanh niên, thời nào cũng là “rường cột của đất nước”.
Việc Trump tấn công thẩm phán 'làm nản lòng'
Người được tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử vào Tòa Tối cao mô tả các cuộc tấn công của ông Trump nhắm vào ngành tư pháp "làm nản lòng" và "mất tự tin".
Ông Neil Gorsuch đưa ra bình luận này với một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và được phát ngôn viên của ông xác nhận.
Tổng thống trước đó đã gọi vị thẩm phán, người chặn lệnh cấm đi lại gây tranh cãi của ông là "người mang danh thẩm phán", và nói rằng bất kỳ cuộc tấn công khủng bố xảy ra trên đất Mỹ sẽ là lỗi của ông ta.
Lệnh cấm nhập cảnh những người đến từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo đang được tòa phúc thẩm xem xét.
Thẩm phán James Robart tuần trước chặn đứng sắc lệnh của tổng thống và lập luận đó là vi hiến.
Ông Trump phản ứng lại trên Twitter: "Quan điểm của người mang danh thẩm phán đó thật nực cười!"
Ông cũng tấn công vị thẩm phán này nhiều lần vào cuối tuần qua.
Những người thuộc đảng Dân chủ và các nhà phê bình cho rằng bình luận của ông Trump về bộ máy tư pháp làm suy yếu nguyên tắc cốt lõi của nền dân chủ Mỹ mà theo đó tòa án phải hoạt động độc lập.
Anthony Zurcher, phóng viên BBC tại Washington bình luận: "Donald Trump bổ nhiệm trọn đời ông Neil Gorsuch vào ghế trống của Tòa Tối cao Mỹ.
Tòa Tối cao có quyền tối thượng về pháp luật liên quan các vấn đề nhạy cảm nhất như phá thai, kiểm soát súng.
Tại nơi này, vị thẩm phán 49 tuổi được trao cơ hội tạo dấu ấn.
Ông Gorsuch, người được đánh giá cao hiện có vẻ không thoải mái khi giải thích lý do tại sao tổng thống, người đề cử ông, dường như có ý định làm xói mòn quyền lực của bộ máy tư pháp.
Với việc gọi một người "mang danh thẩm phán" và cảnh báo sẽ đổ lỗi cho thẩm phán về các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai, ông Trump đã gây nên mối bất đồng.
Có chứng cứ cho thấy ông Gorsuch có thể không giữ mồm giữ miệng và đóng vai chiến binh trung thành. Ông có danh tiếng để bảo vệ.
Đây là thế tiến thoái lưỡng nan với những người bảo thủ.
Tổng thống trao cơ hội cho những người đảng Cộng hòa để đạt được những mục tiêu đã bị trì hoãn sau tám năm cầm quyền của đảng Dân chủ. Tuy vậy, họ có thể không tận hưởng cuộc hành trình mà tổng thống đưa họ theo để đạt được điều đó".
Mỹ: Thái độ khinh miệt thẩm phán của ông Trump dấy lên bất bình
Biểu tình phản đối tổng thống Trump bên ngoài tòa án San Francisco, California, 7/2/2017.REUTERS/Noah Berger
Trước việc sắc lệnh nhập cư của mình bị tòa án ngăn chặn, tân tổng thống Mỹ Donald Trump ngày hôm qua, 08/02/2017, đã có phản ứng gay gắt, tố cáo tòa phúc thẩm ở San Franciso đang thụ lý hồ sơ, là có động cơ chính trị. Trước đó ông đả kích thẩm phán đã chặn sắc lệnh của ông. Thái độ của ông Trump đã khiến nhiều giới bất bình, kể cả nơi những người không hề chống ông.
Phản ứng đáng chú ý nhất đến từ thẩm phán Neil Gorsuch, người đã được chính ông Trump đề cử làm thẩm phán tại Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ. Phát biểu với một thượng nghị sĩ Mỹ vào hôm qua, ông Gorsuch đã tỏ ý « thất vọng » và « ngán ngẩm » trước các tuyên bố của tổng thống Trump.
Thái độ coi thường tòa án và các thẩm phán còn gây khó chịu nơi các nghị sĩ, kể cả những người trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio ghi nhận :
Bị chất vấn từ tứ phía, các thẩm phán San Francisco không để bị gây sức ép, và cố suy nghĩ một cách bình thản trong cơn bão tố. Trong một thông cáo, họ cho biết là các bên sẽ được báo trước, trước khi tòa thông báo phán quyết.
Không chỉ bị sức ép của truyền thông, các thẩm phán còn bị áp lực từ Nhà Trắng : Tổng thống Mỹ không che giấu thái độ khinh miệt của ông đối với tòa án sau khi nghe phiên tòa : « Tôi đã nghe tất cả. Thật đáng xấu hổ, xấu hổ… Đe dọa khủng bố nghiêm trọng hơn những gì họ hiểu ».
Báo chí Mỹ cho là các luật gia bộ Tư Pháp cũng như Nhà Trắng đã lấy làm tiếc sau những tuyên bố của tổng thống. Đại diện đảng Cộng Hòa Kizinger, tuy rất ủng hộ sắc lệnh nhập cư, cũng đánh giá là lời chỉ trích của tổng thống phản tác dụng : « Chúng ta phải tôn trọng việc các thẩm phán có trách nhiệm kềm hãm chính quyền, khi họ nghĩ là chính quyền đi quá xa. Dù có đồng ý hay không, tôi nghĩ là tấn công các thẩm phán là một chiến thuật tồi. »
Tướng Kelly, lãnh đạo bộ An Ninh Nội Địa công nhận là việc thi hành sắc lệnh quá vội vã. Trước Hạ Viện, ông đã giải thích : « Đó là lỗi của tôi. Lý ra tôi phải làm chậm lại việc áp dụng sắc lệnh. Và như thế có thể tránh được tình trạng hỗn loạn cuối tuần qua. »
Mỹ đã có bộ trưởng Tư Pháp mới
Với 52 phiếu thuận, 47 phiếu chống, ông Jeff Sessions đã được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn làm bộ trưởng Tư Pháp ngày 08/02/2017. Việc cử ông Sessions lãnh đạo bộ Tư Pháp từng gây tranh cãi, vì ông bị cáo buộc đã có những lời lẽ kỳ thị chủng tộc.
Tân ngoại trưởng Tillerson gặp hai đồng nhiệm Canada và Mêhicô
Đó là hai cuộc tiếp xúc riêng rẽ ngày 08/02 tại Washington. Sau cuộc tiếp xúc, ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland khẳng định là nước ông cực lực phản đối ý định của Mỹ muốn áp đặt thuế nhập khẩu mới. Về phần mình, sau cuộc họp kín kéo dài một tiếng đồng hồ, ngoại trưởng Mêhicô Videgaray cho biết cuộc gặp diễn ra tốt đẹp. Hai bên sẽ tiếp xúc thường xuyên và lần gặp tới sẽ diễn ra tại Mêhicô.
VOA - Một tuần sau khi được ban hành và có hiệu lực tức thời, sau đơn kiện của hai tiểu bang Washington và Minnesota,
sắc lệnh đã bị thẩm phán liên bang, James Robart, ra lệnh tạm đình hôm 3/2. Sắc lệnh này đã khơi mào những cuộc biểu tình trong và ngoài nước, tạo ra tình trạng hỗn loạn tại các phi trường quốc tế của Mỹ, và thổi bùng cuộc chiến pháp lý với hàng loạt các đơn kiện, đưa sắc lệnh của Tổng thống ra tòa. Từ cá nhân những người bị ảnh hưởng, các thành phố, tiểu bang, các cựu quan chức cao cấp đến các tổng chưởng lý của các tiểu bang, cho đến cả trăm tập đoàn doanh nghiệp đều đã lên tiếng phản đối sắc lệnh di dân đưa nước Mỹ vào tầm ngắm của công luận quốc tế.
Tổng thống nói sắc lệnh này nhằm bảo vệ an ninh, an toàn cho nước Mỹ, hạn chế các phần tử Hồi giáo quá khích vào Hoa Kỳ. Ông Trump tuyên bố thẩm phán Robart sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tấn công khủng bố và đồng thời lên án phán quyết của thẩm phán Robart “đẩy đất nước vào tình trạng nguy hiểm.”
Ngược lại, phe phản đối cho rằng sắc lệnh này vi hiến, phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, và có thể khiến Hoa Kỳ hay dân Mỹ dễ bị tấn công hơn.
Luật sư Ted Laguatan ở San Francisco, một trong số 29 luật sư được Đoàn Luật sư California chính thức xác nhận là Chuyên gia về Luật Di trú liên tiếp trong hơn 25 năm qua, nới với VOA Việt ngữ:
“Từ góc độ một luật sư, tôi tin rằng sắc lệnh của ông Trump là phi pháp, vi phạm một số điều khoản trong Hiến pháp, điều khoản nói về bảo vệ công bằng, được xét xử đúng trình tự, và điều khoản về bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Tôi tin rằng lập luận của các tổng chưởng lý các bang đưa ra chống lại sắc lệnh di trú là chính đáng.”
“Mỹ là nước của di dân, do di dân xây dựng và làm cho vĩ đại. Tất cả những người ở đây đều là con cháu của các thế hệ di dân.
Nếu ông Trump thắng kiện, nước Mỹ sẽ tiếp tục chia rẽ sâu sắc. Lệnh cấm này ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều khía cạnh cuộc sống, công ăn việc làm lẫn nền kinh tế. Lệnh cấm của ông Trump rõ ràng đi ngược lại con người,” luật sư Laguatan nhấn mạnh.
Tòa Phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 của Hoa Kỳ ở San Francisco chiều ngày 7/2 nghe lập luận từ các luật sư trong Bộ Tư pháp và các luật sư phản đối đại diện cho hai tiểu bang Washington-Minnesota để quyết định xem có nên giữ hay hủy lệnh cấm di trú của Tổng thống.
Tòa cho biết phán quyết có thể sẽ không có ngay trong ngày, nhưng sẽ có nội trong tuần này.
Luật sư Laguatan nói nếu Tòa cho giữ nguyên sắc lệnh của Tổng thống Trump, nước Mỹ sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng biểu tình, căng thẳng hơn những gì từng thấy từ cuộc bầu cử Tổng thống hôm 8/11 tới nay. Vẫn theo Chuyên gia về Luật Di trú Mỹ, dằng co pháp lý sẽ không dừng lại ở Tòa Phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 tại San Francisco, nơi ông hành nghề, mà sẽ tiếp tục đi thẳng lên Tòa Thượng thẩm, và ông dự kiến là Tòa Tối Cao sẽ giữ nguyên phán quyết của Tòa Phúc thẩm.
“Ở Tòa Thượng thẩm sẽ là bước cuối cùng, luật cuối cùng, trừ phi Quốc hội ra luật mới. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Trump hiện nay với cả Thượng lẫn Hạ viện đều do phe Cộng hòa của ông Trump kiểm soát, tôi không cho rằng Quốc hội sẽ ra luật mới ảnh hưởng tới quyết định của Tòa Tối Cao, trừ phi ông Trump phải rời chức hay phe Dân chủ, chứ không phải là phe Cộng hòa, kiểm soát Quốc hội,” vị luật sư kỳ cựu về di trú tiếp lời.
Luật sư Laguatan cho biết trong trường hợp chính quyền thua kiện tại Tòa Thượng thẩm, Tổng thống Trump không thể làm gì hơn để đảo ngược phán quyết của Tòa, cũng không thể ban hành một sắc lệnh nào tương tự như thế. Cách duy nhất, có chăng, phải là một đạo luật do Quốc hội ban hành.
Từ đầu tuần, Phát ngôn nhân của Tòa Bạch Ốc, Sean Spicer, đã tuyên bố chính phủ tự tin sẽ chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý gay go hiện nay và nhấn mạnh rằng: “Tổng thống có quyền hạn lớn để bảo vệ sự an toàn của nhân dân và các định chế quốc gia, liên hệ tới những ai được quyền nhập cảnh.”
Ai thắng ai thua, chưa thể đoán trước. Nhưng những gì đang diễn ra là biểu hiện rõ ràng của một hệ thống kiểm soát và cân bằng của thể chế dân chủ Mỹ, nơi Quốc hội nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền tư pháp: Tam quyền phân lập, kiểm tra chéo và hạn chế quyền lực của nhau để tránh sự độc tài hay lộng quyền.
Trump lần đầu biện hộ về lệnh cấm nhập cư: Tôi đã định báo trước 1 tháng, nhưng họ gạt đi
Linh Nguyễn |
Trump phát biểu trước Hiệp hội Cảnh sát Thành phố lớn tại Washington ngày 9/2. Ảnh: AP
Theo CNN, hành động này hoàn toàn khác với thái độ kiên quyết ủng hộ sắc lệnh nhập cư trước đó của Trump.
CNN đưa tin, trong buổi gặp mặt lực lượng cảnh sát tại Washington sáng thứ Tư (9/2), Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên thuật lại về những băn khoăn của chính ông về sắc lệnh nhập cư ký hôm 27/1.
Trump cho biết đã yêu cầu đưa ra thông báo về sắc lệnh cho người dân trước thời điểm thi hành một tháng. Tuy nhiên, quan điểm của ông đã bị một số quan chức hành pháp gạt đi, trên cơ sở thông báo này có thể dẫn đến việc những kẻ khủng bố nhân cơ hội tràn vào Mỹ.
CNN bình luận, lý do của các quan chức trên không phù hợp với quá trình xin visa Mỹ vốn đã kéo dài rất lâu, hay quá trình xin tị nạn ở Mỹ.
"Các quan chức hành pháp nói với tôi, 'Ngài không thể ra thông báo được,'" Trump thuật lại.
"Tôi đã gợi ý là một tháng. Rồi tôi nói, 'Vậy một tuần thì sao?' Họ trả lời vẫn không được, vì sẽ có dòng người dồn dập tràn vào Mỹ trước khi 'thiết quân luật'."
CNN nhận định, lời thừa nhận của Tổng thống Trump gây ngạc nhiên, bởi ông luôn ráo riết bảo vệ sắc lệnh nhập cư đến cùng, và chỉ trích mọi ý kiến phản đối.
Thậm chí trong mười ngày kể từ khi ký sắc lệnh trên, Tổng thống Mỹ không bày tỏ bất cứ thái độ băn khoăn nào về công tác chuẩn bị hay hậu quả của động thái này trước sự hoài nghi và biểu tình của công chúng.
Nhà Trắng chưa phản hồi đề nghị tiết lộ danh tính các quan chức hành pháp đã khuyên Trump không nên đưa ra thông báo sớm về sắc lệnh của Tổng thống.
Trump chỉ trích cả phần bảo vệ sắc lệnh nhập cư của Bộ tư pháp Mỹ tại tòa phúc thẩm
Xử lý ảnh: Mạnh Quân
Theo CNN, vào thứ Tư (8/2), Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích nặng nề những quan điểm chống lại lệnh hạn chế nhập cảnh tạm thời của ông.
Ông Trump cũng chê cả phần biện hộ cho sắc lệnh từ phía Bộ Tư pháp Mỹ trong phiên điều trần trước Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 9 ở San Francisco, bang California.
"Tôi nghe các luật sư ở cả hai bên vào tối qua, họ nói những điều hoàn toàn chẳng liên quan", Tổng thống Mỹ phát biểu trước hội đồng sĩ quan cảnh sát và cảnh sát trưởng ở Washington hôm 8/2. Ông cũng gọi phiên phúc thẩm là "đáng xấu hổ".
Tối hôm 7/2, tòa phúc thẩm liên bang đã nghe lập luận của Bộ tư pháp Mỹ và hai bang Washington, Minnesota trong cuộc chiến pháp lý xoay quanh lệnh cấm. Tòa sẽ sớm đưa ra quyết định có phục hồi sắc lệnh nhập cư hay không. Cho đến lúc đó, sắc lệnh nhập cư mà ông Trumpký hôm 27/1 vẫn bị tạm hoãn thi hành.
Không chỉ gọi vụ kiện nhắm vào sắc lệnh nhập cư là "phản an ninh", Trump còn lên án hệ thống pháp lý liên bang là động thái chính trị công khai. Ông khẳng định mọi tổng thống đều có thẩm quyền quyết định cho phép ai được vào nước Mỹ.
Trump trích dẫn luật nhập cư Mỹ và tuyên bố rằng "đến một học sinh trung học kém" cũng hiểu được các quy tắc và thấy nó phù hợp với sắc lệnh của ông.
"Thật là một ngày rất đáng buồn," Tổng thống Mỹ nhận xét. "Tối qua tôi đã theo dõi [vụ kiện] trong kinh ngạc, và nghe thấy những điều thật không tin nổi, không hề liên quan gì đến những điều tôi vừa trích dẫn."
Tuy nhiên, Tổng thống bác bỏ các cáo buộc rằng ông đã lạm quyền do chưa hiểu kỹ luật pháp.
"Tôi là học sinh rất chăm chỉ. Tôi hiểu rất sâu mọi thứ. Thậm chí tôi cho rằng tôi hiểu rõ hơn bất kỳ ai," Trump cho biết, đồng thời khẳng định sắc lệnh của ông "sử dụng ngôn ngữ rất hiệu quả" và hoàn toàn nằm trong phạm vi quy chế Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ đã đưa ra những luận điểm gì trong phiên điều trần khiến Trump chỉ trích?
Linh Nguyễn |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNBC/Getty
Mặc dù Bộ Tư pháp là cơ quan đại diện cho Trump trong phiên điều trần tối thứ Ba (7/2) và biện hộ cho sắc lệnh nhập cư của ông, Trump vẫn công khai chỉ trích phần biện luận này.
Vào thứ Tư (9/2), trước Hiệp hội Cảnh sát Thành phố lớn, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai chỉ trích phần biện hộ cho sắc lệnh nhập cư của các luật sư thuộc Bộ Tư pháp trong phiên điều trần trước Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 9.
Chỉ trích phiên điều trần là "đáng xấu hổ", Trump chỉ trích các luật sư cả hai phía - Bộ tư pháp cùng hai bang Washington, Minnesota - rằng họ tranh luận những điều "chẳng liên quan đến sắc lệnh", và phàn nàn rằng tòa án hiện nay "mang nặng tính chính trị."
Trong buổi điều trần căng thẳng vào tối thứ Ba (7/2), phía Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra bốn luận điểm chính nhằm biện hộ cho tính cấp thiết của sắc lệnh nhập cư gây tranh cãi.
Thứ nhất, Tổng thống Trump sở hữu thẩm quyền rất lớn về nhập cư và an ninh quốc gia, và các thẩm phán liên bang không có quyền đánh giá lại sắc lệnh nhập cư của Trump;
Thứ hai, không thể tranh luận sắc lệnh nhập cư là "lệnh cấm người Hồi giáo" vì 7 quốc gia trong sắc lệnh vốn bị xác nhận là tiềm ẩn nguy cơ khủng bố;
Thứ ba, do sắc lệnh nhập cư không phải là lệnh cấm người theo đạo Hồi, nó ở vị trí trung lập với các vấn đề tôn giáo;
Thứ tư, phía Bộ Tư pháp cho rằng nếu tòa án quyết định giữ nguyên lệnh tạm ngừng thi hành sắc lệnh của Trump, thì chỉ nên giới hạn trong phạm vi những người đã từng được cấp phép để vào Mỹ. Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, trong Hiến pháp không có điều lệ cho người nước ngoài chưa từng đặt chân lên đất Mỹ được phép vào Mỹ.
CNN ghi nhận, các thẩm phán tại tòa tỏ ra không mấy bị thuyết phục bởi các luận điểm của cả Bộ Tư pháp cũng như đại diện bang Washington, nơi ban hành phán quyết tạm ngưng thi hành sắc lệnh.
Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 9 nổi tiếng là một trong những tòa án tự do nhất nước Mỹ. Thậm chí đã có một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa kêu gọi phân tách tòa án này, nhằm mục đích giảm thiểu tầm ảnh hưởng của nó, theo CNN.
Trong tuần này, tòa phúc thẩm sẽ đưa ra phán quyết về việc khôi phục hay tiếp tục đình chỉ thi hành sắc lệnh nhập cư của Trump.
Nga: Ông Trump khôn khéo hơn ông Obama về vấn đề Ukraine
Ngày đăng : 08:00 - 08/02/2017
Reuters đưa tin, hôm 7/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã ca ngợi cách Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp cận với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Ông nói đó là một bước tiến lớn so với những người tiền nhiệm Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay: “Ông Trump cho biết ông muốn hiểu thấu tất cả mọi thứ ở Ukraine và tìm hiểu cả cách hành động ở Ukraine. Tôi tin rằng đây là một sự thay đổi lớn và có giá trị hơn so với chính quyền của Tổng thống Obama”.
Ông Lavrov nói thêm, Mỹ giờ đã hiểu rằng việc khôi phục quyền kiểm soát của chính quyền Kiev đối với miền Đông Ukraine sẽ không thể giải quyết tất cả các vấn đề của nước này.
Ông nhấn mạnh: "Nếu ai đó đang hy vọng rằng tất cả các vấn đề ở Ukraine chỉ có thể được giải quyết bằng cách khôi phục sự kiểm soát của chế độ hiện nay ở Donbass (miền Đông Ukraine), thì họ thực sự đang mơ tưởng”.
Những bình luận trên của Ngoại trưởng Nga sẽ khiến Ukraine thêm lo ngại. Nếu mối quan hệ Nga – Mỹ được cải thiện, Moscow sẽ có nhiều khả năng được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt bị áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014. Hiện xung đột ở miền Đông Ukraine đang có nguy cơ “nóng” trở lại khi các bên liên quan đang thăm dò cũng như lo lắng về chính sách của chính quyền Donald Trump.
Theo Reuters, cũng trong ngày 7/2, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thúc giục ông Putin sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn cản quân ly khai ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, Nga luôn phủ nhận những cáo buộc cho rằng nước này đang hỗ trợ quân ly khai ở miền Đông Ukraine.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
Tình hình Syria mới nhất ngày 9/2: Máu của lính Nga không thể tính bằng vật chất
Ngày đăng : 09:13 - 09/02/2017
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc điện đàm đã nhất trí cùng nhau hành động đối với các thị trấn al-Bab và Raqqado hiện do nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát.
Tổng thống Syria al-Assad.
Tổng thống Assad: máu của binh lính Nga thiệt mạng tại Syria không thể tính bằng giá trị vật chất
Phát biểu trong cuộc họp với đoàn đại biểu các nghị sĩ Nga hôm 8/2 tại Damascus Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhấn mạnh, máu của những người lính Nga hy sinh trên mảnh đất Syria không thể được tính bằng giá trị vật chất.
“Tất nhiên hỗ trợ quân sự là rất quan trọng nhưng mỗi giọt máu của người lính Nga thiệt mạng trên mảnh đất của chúng tôi đều quý giá hơn bất kỳ sự trợ giúp quân sự nào. Máu của người Nga đổ trên mảnh đất chúng tôi không thể tính bằng giá trị vật chất” – nhà lãnh đạo Syria nói.
Đồng thời, ông Assad cũng gửi lời cảm ơn tới phía Moscow vì những hỗ trợ quân sự cho quân đội chính phủ Syria.
Ngoài ra Tổng thống Syria cũng cho rằng các cuộc đàm phán vừa qua tại Astana là có hiệu quả và ông nhìn thấy sự tiến bộ trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria.
“Hôm nay là lần đầu tiên chúng tôi biết được rằng Tổng thống Syria ủng hộ đàm phán tại Astana, đánh giá chúng là có hiệu quả và có ích” – nghị sĩ Duma Quốc gia Nga Dmitry Sablin nói với truyền thông sau cuộc gặp với ông Assad.
Theo đó trong cuộc họp với các nghị sĩ Nga nhà lãnh đạo Syria đã khẳng định sẵn sàng đàm phán với phe đối lập, bao gồm cả lực lượng đối lập có vũ trang. Ông cũng để ngỏ một cuộc đối thoại với người Kurd. Tổng thống cũng xác nhận các sự kiện trong nước hiện đang phát triển theo hướng mà Damascus và Moscow mong muốn.
Đoàn đại biểu của các nghị sĩ Nga tới Nga hôm thứ Hai (ngày 6/2) để gặp gỡ nhà lãnh đạo Syria bàn về các vấn đề tìm kiếm giải pháp hòa bình và thiết lập một cơ cấu chính trị ở Syria. Thành phần đoàn đại biểu Nga gồm có điều phối viên nhóm hữu nghị với Quốc hội Syria Dmitry Sablin, người đứng đầu Ủy ban Các Hiệp hội công cộng và tổ chức tôn giáo của Duma Quốc gia Nga Sergei Gavrilov và Phó chủ tịch Ủy ban chính sách thông tin của Duma Alexander Yushchenko.
Tổng thống Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí cùng hành động tại Syria
Tổng thống Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí cùng hành động tại Syria
Kênh truyền hình NTV dẫn một nguồn tin trong chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho hay nhà lãnh đạo này cùng người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã thống thất cùng hành động chống lại nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo IS” tại các thành phố Raqqa và Al-Bab của Syria
Vào rạng sáng ngày thứ Tư (8/2) hai nhà lãnh đạo Ankara và Washington đã tiến hành một cuộc điện đàm. Trong quá trình điện đàm 2 bên đã thống nhất cùng hành động tại Al-Bab và Raqqa. Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc thành lập một khu vực an toàn ở Syria cũng như về cuộc khủng hoảng di dân. Theo nguồn tin trên ông Erdogan kêu gọi ông Trump ngừng trợ giúp cho Các lực lượng tự vệ người Kurd Syria mà Ankara vốn coi là một tổ chức khủng bố có quan hệ với Đảng Công nhân Kurdistan bị cấm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất trong tương lai gần sẽ tổ chức một cuộc gặp riêng.
Ngoài ra Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn chúc người đồng cấp Mỹ đạt nhiều thành công trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng. Hai bên cũng nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ luôn là các quốc gia đồng minh và đối tác thân thiện của nhau. Các nhà lãnh đạo còn khẳng định quyết tâm hợp tác trong vấn đề phản đối bất kỳ biểu hiện nào của chủ nghĩa khủng bố.
Về phần mình Tổng thống Trump tuyên bố, Washington luôn ủng hộ Ankara với tư cách là một đối tác chiến lược và đồng minh NATO. Người đứng đầu Nhà Trắng bày tỏ sự hài lòng trước những đóng góp của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS.
Chiến dấu cơ của Không quân Nga
Không quân Syria phá hủy các vị trí hỏa lực của quân khủng bố tại Homs
Một nguồn tin từ hiện trường hôm thứ Tư tiết lộ với RIA Novosti, các chiến đấu cơ của Không quân Syria đã phá hủy các vị trí hỏa lực của nhóm khủng bố Dzhebhat al-Nusra ở ngoại ô phía Tây tỉnh Homs.
"Lực lượng không quân Syria đã tiêu diệt các vị trí hỏa lực của al-Nusra tại Teyr-Mekle. Từ hôm qua các tay súng khủng bố đã thực hiện bắn phá các phương tiện dân sự ở lối ra khỏi tỉnh Homs, khiến giao thông khu vực này gần như tê liệt” – nguồn tin trên cho biết.
Theo đó quân nổi dậy thường xuyên bắn phá vào các mục tiêu dân sự và các vị trí của quân đội Syria ở phía Tây tỉnh Homs từ khu vực lãnh thổ do các nhóm vũ trang tham gia thỏa thuận ngừng bắn nắm quyền kiểm soát.
"Chúng có những hành động khiêu khích đặc biệt nhằm gây ra các cuộc giao tranh dữ dội” – nguồn tin trên bổ sung.
Văn phòng đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria gọi những báo cáo về việc ông de Mistura từ chức là những tin đồn sai sự thật
Phỏng vấn với RIA Novosti hôm thứ Tư (ngày 8/2) thư ký báo chí của đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Yara Sharif khẳng định những báo cáo liên quan tới khả năng ông Staffan de Mistura có thể từ chức sau vòng đàm phán (về Syria) tại Geneva trong tháng Hai này đều là những tin đồn sai sự thật, đồng thời từ chối bình luận về chúng.
“Xin cám ơn vì đã cảnh báo cho tôi nhưng chúng tôi sẽ không bình luận về những tin đồn này” – ông Sharif nói.
Trước đó tờ Izvestia trích dẫn một số nguồn tin trong giới ngoại giao của Nga và Syria thông báo rằng đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura có thể sẽ từ chức sau các cuộc đàm phán về Syria tại Geneva dự kiến diễn ra vào ngày 20/2 tới.
Trong tháng 11/2016 trên các phương tiện truyền thông cũng xuất hiện nhiều tin đồn tương tự. Khi đó văn phòng của ông de Mistura đã lên tiếng bác bỏ những thông tin này và tuyên bố, nhà ngoại giao vẫn sẽ tiếp tục công việc này.
Đức Dũng (lược dịch)
Nga: Xung đột ở Đông Ukraine sẽ không nằm trong thỏa thuận với Mỹ
Reuters đưa tin, Điện Kremlin ngày 9/2 cho biết có khả năng tình hình ở miền Đông Ukraine, nơi lực lượng ly khai giao tranh với quân đội Ukraine, sẽ không nằm trong bất cứ thỏa thuận nào với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phát biểu với phóng viên, khi được hỏi về công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ đáp: "Tại thời điểm này, hiện chưa rõ chúng tôi đang chuẩn bị cho cái gì."
Theo Reuters, ngày 7/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thấu hiểu tình hình Ukraine cho thấy "sự cải thiện về chất lượng" so với người tiền nhiệm Barack Obama.
Hãng tin TASS dẫn lời ông Lavrov cho biết Mỹ đã hiểu rằng việc khôi phục quyền kiểm soát của Kiev đối với miền Đông Ukraine sẽ không giải quyết được mọi vấn đề ở nước này./.
Givi thiệt mạng ở Ukraine
Ngày đăng : 10:03 - 09/02/2017
BBC đưa tin, Mikhail Tolstykh (hay Givi), một chỉ huy nổi bật của quân ly khai ở miền Đông Ukraine, người đã giúp quân ly khai kiểm soát sân bay Donetsk, đã thiệt mạng khi văn phòng làm việc của ông bị dội một quả rocket.
Mikhail Tolstykh (hay Givi), một chỉ huy nổi bật của quân ly khai ở miền Đông Ukraine.
Givi là người đã lãnh đạo tiểu đoàn Somalia chiếm thành công sân bay Donetsk. Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của ly khai.
Bốn ngày trước đó một lãnh đạo khác của quân ly khai, ông Oleg Anashschenko, cũng đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom xe.
Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng của quân ly khai gọi cuộc ám sát ông Mikhail Tolstykh là hành động khủng bố. Họ cáo buộc các lực lượng an ninh của Ukraine đã thực hiện cả hai vụ tấn công trên.
Trong khi đó, chính quyền Kiev cho rằng, việc hàng loạt các chỉ huy ly khai bị thiệt mạng chỉ trong vài ngày qua là do những đấu đá nội bộ. Nhà bình luận quân sự kiêm nghị sĩ Ukraine Dmytro Tymchuk nói, Givi đã bắt đầu phớt lờ các lệnh từ cấp trên, đặc biệt là trong cuộc giao tranh ở Avdiivka hồi tuần trước.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh miền Đông Ukraine đang trải qua thời gian đẫm máu nhất kể từ năm 2015. Đã có ít nhất 35 người chết chỉ trong vòng hơn một tuần. Giới phân tích cho rằng, tình hình ở miền Đông Ukraine đang “nóng” trở lại là do sự xuất hiện của nhân tố mới – Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các bên liên quan đang thăm dò cũng như lo lắng về chính sách từ chính quyền mới của Mỹ.
Trước đó, hôm 4/2, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Trump đã hứa hẹn sẽ hợp tác với Nga và nhiều quốc gia liên quan nhằm tái thiết hòa bình cho miền đông Ukraine.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
Senate confirms Sessions for attorney general
Andrew Taylor and Alan Fram, Associated Press,Associated Press27 minutes ago
WASHINGTON (AP) -- The Senate on Wednesday confirmed Sen. Jeff Sessions to be attorney general in the Trump administration despite fierce Democratic opposition to the Alabama Republican over his record on civil rights and immigration.
The 52-47 nearly party-line vote capped weeks of divisive battles over Sessions, an early supporter of President Donald Trump and one of the Senate's most conservative lawmakers. After the vote was announced, Sessions' Republican colleagues applauded the outcome while barely a handful of Democrats did the same.
Democrats laced into Sessions, casting him as too cozy with Trump and too harsh on immigrants. They asserted he wouldn't do enough to protect voting rights of minorities, protections for gays and the legal right of women to obtain an abortion. They fear immigrants in the country illegally won't receive due process with Session as the top law enforcement officer.
"Any attorney general must be able to stand firm for the rule of law even against the powerful executive that nominated him or her. In this administration I believe that independence is even more necessary," said Sen. Tim Kaine, D-Va. "His (Sessions') record raises doubts about whether he can be a champion for those who need this office most and it also raises doubts about whether he can curb unlawful overreach" by Trump.
Republicans say Sessions has demonstrated over a long career in public service — and two decades in the Senate — that he possesses integrity, honesty and is committed to justice.
"He's honest. He's fair. He's been a friend to many of us, on both sides of the aisle," Majority Leader Mitch McConnell, R-Ky., said. "It's been tough to watch all this good man has been put through in recent weeks. This is a well-qualified colleague with a deep reverence for the law. He believes strongly in the equal application of it to everyone."
Sessions won unanimous backing from Senate Republicans but picked up the support of just one Democrat, Joe Manchin of West Virginia.
Alabama Gov. Robert Bentley is expected to name a replacement for sessions as early as Thursday. Bentley has named six finalists for the Senate appointment, including state Attorney General Luther Strange and GOP Rep. Robert Aderholt.
Strange is considered a leading candidate for the job since Bentley interviewed potential replacements for state attorney general, according to people close to the process. However, Bentley's office has said he has not made a decision.
Wednesday's vote came amid rising tension between Republicans controlling the chamber over delaying tactics by minority Democratic that have left fewer of Trump's picks in place than President Barack Obama had eight years ago. Democrats no longer have filibuster power over Cabinet picks, however, after changing Senate rules when they controlled the chamber in 2013.
Next up for the Senate is Rep. Tom Price, R-Ga., Trump's pick for health secretary. A final vote on Price could come late Thursday and success seemed certain.
Democrats have solidly opposed Price, a staunch advocate of repealing Obama's health care overhaul and reshaping and scaling back the Medicare and Medicaid programs that provide health care to older and low-income people.
But they've mostly accused Price, a wealthy former orthopedic surgeon, of conflicts of interest by acquiring stocks in health care companies and pushing legislation that could help those firms.
They've especially targeted his acquisition of shares in Innate Immunotherapeutics, an Australian biotech firm that's said Price got a special insider's deal. Price, who has said he learned of the opportunity from a fellow lawmaker, Rep. Chris Collins, R-N.Y., had testified to Congress that the shares were available to all investors.
"If I were a prosecutor, I'd say this case has real potential," Senate Minority Leader Chuck Schumer, D-N.Y., said Wednesday.
This week has featured overnight, round-the-clock Senate sessions as GOP leaders are grinding through a thicket of controversial picks.
Epitomizing the sharp-edged partisanship surrounding confirmation of Trump's Cabinet nominees, Sen. Elizabeth Warren was given a rare rebuke Tuesday evening for quoting Coretta Scott King, widow of the late civil rights leader Martin Luther King Jr., in her 1986 criticism of Sessions.
King wrote that as an acting federal prosecutor in Alabama, Sessions used his power to "chill the free exercise of the vote by black citizens."
McConnell held that the Massachusetts Democrat had run afoul of rules about impugning a fellow senator.
Sessions' nomination to a federal judgeship was rejected three decades ago by the Senate Judiciary Committee after it was alleged that as a federal prosecutor he had called a black attorney "boy" and had said organizations like the NAACP and the American Civil Liberties Union were un-American.
At his hearing last month, Sessions said he had never harbored racial animus, saying he had been falsely caricatured.
Qua hai tuần lễ nhận lãnh công việc điều hành quốc gia của tân nội các chính phủ Hoa Kỳ, sau các cuộc điều trần và chuẩn thuận từ quốc hội, hầu hết các thành viên được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm đã bắt đầu công việc của mình. Ngoại trừ các tướng lãnh quân đội từng phục vụ qua các đời Tổng thống khác nhau, hầu hết các nhân vật được bổ nhiệm là giới doanh gia giàu có trong lãnh vực kinh tế tư nhân như Tổng thống. Nhằm giới thiệu những nhân vật nắm các chức vụ trọng yếu, sẽ cùng Tổng thống điều hành quốc gia trong những năm tới, chuyên mục xin giới thiệu sơ lược về nội các tân cử của chính phủ Hoa Kỳ hiện nay.
Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lịnh Quốc Gia Hoa Kỳ: Donald J. Trump 70 tuổi, Donald Trump là một nhà đầu tư địa ốc tỉ phú, với gia sản ước tính khoảng 4.5 tỉ đô la, theo số liệu từ tạp chí Forbes. Sinh trưởng tại New York, Trump từng là đảng viên Cộng Hòa, chuyển sang đảng Cải Cách, đảng Dân Chủ rồi hoạt động độc lập, trước khi quay về lại đảng Cộng Hòa từ năm 2012 đến nay. Với chiến dịch tranh cử và nhậm chức là “Make America Great Again” và “America First”, kế hoạch của TT Trump là đặt (quyền lợi) nước Mỹ lên hàng đầu và mang lại sự phồn thịnh, hùng mạnh trở lại, tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế Mỹ. Bên cạnh trọng trách quốc gia, tân tổng thống còn có thêm nhiệm vụ hàn gắn và thuyết phục những người dân đang chống đối mình.
Tổng Thống Donald J. TRump
Phó Tổng Thống: Mike Pence
Sinh năm 1959 tại Indiana, Mike Pence tốt nghiệp luật sư và đắc cử vào Hạ Viện liên bang từ năm 2000 đến năm 2013. Từ năm 2013, Mike Pence trở thành Thống Ðốc Indiana. Ủng hộ ứng viên Tổng thống Ted Cruz của Texas ban đầu, Pence được Trump mời vào liên danh tranh cử Tổng thống, đóng vai trò trung gian và hòa giải với các nhân vật cốt cán của đảng Cộng Hòa từng lên tiếng chỉ trích Trump, nhờ vào mối quan hệ và uy tín của ông với các dân biểu Quốc Hội có từ suốt sáu nhiệm kỳ phục vụ tại Hạ Viện.
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia: Michael T. Flynn
58 tuổi, tướng ba sao hồi hưu Michale Flynn sẽ đóng vai trò quan trọng trong Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, sát cánh và cố vấn cho Tổng thống trong các vấn đề an ninh quốc gia cùng chính sách đối ngoại. Tốt nghiệp các học viện quân đội, tướng tác chiến Flynn từng tham gia các chiến trường Iraq và Afghanistan, trở thành Giám Ðốc Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng trước khi hồi hưu năm 2014. Trong vai trò cố vấn an ninh quốc gia, tướng Flynn sẽ đối diện một cục diện thế giới mới, khi Hoa Kỳ và Nga tuyên bố sẽ nhắm đến xu hướng hợp tác, thay vì đối đầu như trong vài thập niên qua, cũng như khả năng thay đổi các mối quan hệ đồng minh lâu đời khi TT Trump từng tuyên bố sẽ rút ra khỏi NATO, tái thương thảo hiệp ước NAFTA với Canada và Mexico, hủy bỏ TPP, những thương ước không đơn thuần là vấn đề giao thương mà mang cả tính chiến lược về an ninh quốc gia và đối ngoại.
Ngoại Trưởng: Rex Tillerson
Sinh năm 1952 tại Wichita Fall, Texas, Rex Tillerson làm việc cho tập đoàn xăng dầu Exxon sau khi tốt nghiệp kỹ sư công chánh, rồi trở thành Chủ Tịch kiêm Tổng Quản Trị tập đoàn ExxonMobil trong 10 năm qua. Là một nhà quản trị trong kỹ nghệ xăng dầu, Rex Tillerson có mối quan hệ thân thiết với Nga và Tổng thống Putin, qua các kế hoạch khai thác dầu hàng trăm tỉ của ExxonMobil tại Nga, cũng như từng phản đối lịnh cấm vận Nga trong vụ xâm chiếm Crimea. Trong vấn đề biển Ðông, Tillerson chỉ trích Trung Cộng đã xây đảo nhân tạo trái phép và cần chấm dứt trên lãnh thổ quốc tế, hứa hẹn một chính sách đối ngoại có thể cứng rắn hơn với Trung Cộng. Mối quan tâm lớn với một số dân biểu cả hai đảng về việc bổ nhiệm này là, Tillerson sẽ nắm giữ vai trò quan trọng bậc nhất về đối ngoại ra sao với kinh nghiệm thương trường của mình.
Bộ Trưởng Quốc Phòng: James Mattis
66 tuổi, tướng Thủy Quân Lục Chiến hồi hưu và độc thân có biệt hiệu “Chó Ðiên” (Mad Dog) qua tính cách thẳng thừng, cứng rắn của ông trên các chiến trường. Ðược Tổng thống Obama bổ nhiệm Tư Lịnh Vùng (miền Trung – CENTCOM) thay thế tướng Tư Lịnh Petraeus bị cách chức vào năm 2010, tướng Mattis có quan điểm xem Nga là nguy hiểm, là thành viên tân nội các được Thượng Viện chuẩn thuận đầu tiên với tỉ lệ cao nhất. Bản lĩnh cùng tính cách phi đảng phái và bộc trực của tướng Mattis được xem là điểm mạnh của ông.
Bộ Trưởng Bộ Nội An: John Kelly
66 tuổi, tướng Thủy Quân Lục Chiến hồi hưu là John Francis Kelly sẽ đứng đầu cơ quan bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ và công dân Mỹ qua các nhiệm vụ chống khủng bố, an ninh biên giới, kiểm soát vấn đề di trú và quan thuế, an ninh mạng và hạ tầng nước Mỹ. Từng là tướng trong liên quân đa quốc gia trên chiến trường Iraq, tướng Kelly là một trong chín Tư Lịnh Vùng (miền Ðông – USSOUTHCOM) như tướng Mattis của Bộ Quốc Phòng, những tướng lãnh quân đội đặt sự an nguy quốc gia lên trên tính đảng phái chính trị.
Bộ Trưởng Tư Pháp: Jeff Sessions
70 tuổi, tân Bộ Trưởng Jeff Sessions – Thượng Nghị Sĩ của Alabama tại Thượng Viện là nhân vật được đề cử đã gây nhiều tranh cãi nhất trong các cuộc điều trần đầu tiên trước Quốc Hội, kể cả từ các dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa. Là một trong những dân biểu quốc hội đầu tiên ủng hộ Trump và trở thành cố vấn cho ban tranh cử của Trump, Jeff Sessions là nhân vật quyền lực từng được dự đoán sẽ được chọn làm ứng viên phó tổng thống. Sessions bị hàng trăm tổ chức dân sự phản đối về nhiều vấn đề, liên quan đến sự kỳ thị, vi phạm nhân quyền, quan điểm hạn chế di dân hợp pháp …, khi được đề cử vào chức vụ được xem là có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, mang tính độc lập và có thể chống lại cơ quan hành pháp khi cần thiết, thay vì là người thừa hành và phục vụ cho tổng thống.
Bộ Trưởng Ngân Khố: Steven Mnuchin
54 tuổi, triệu phú gốc Do Thái Steven Terner Mnuchin là một nhà quản trị và đầu tư trong lãnh vực ngân hàng và tài chánh. Nắm giữ vai trò lãnh đạo tập đoàn Goldman Sachs, rồi các quỹ đầu tư Wall Street, Mnuchin còn là nhà đầu tư và sản xuất phim tại Hollywood với vài bộ phim đình đám như X-men, Avatar, American Sniper… Trở thành Giám Ðốc Tài Chánh trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump, việc Mnuchin được chọn vào chiếc ghế Bộ Trưởng Ngân Khố không là điều bất ngờ. Ðây là một vị trí vô cùng quan trọng, khi sẽ cùng Tổng thống hoạch định các chính sách tiền tệ, kinh tế và tài chính nước Mỹ trong các năm tới, đồng thời ở thứ tự ưu tiên thứ năm sẽ đảm nhiệm vai trò Tổng thống, một khi Tổng thống đương nhiệm qua đời, bị cách chức hay từ nhiệm, theo như hiến pháp Hoa Kỳ.
Bộ Trưởng Thương Mại: Wilbur Ross
79 tuổi, tỉ phú Wilbur Ross là một nhà đầu tư lão luyện của thị trường chứng khoán New York, với gia sản ước tính khoảng gần ba tỉ đô la. Ðược mệnh danh là “Ông Vua về Phá Sản”, tập đoàn của Ross chuyên mua lại các công ty phá sản, làm ăn thua lỗ để vực dậy và bán kiếm lời. Từng theo đảng Dân Chủ, Wilbur Ross chuyển sang đảng Cộng Hòa và ủng hộ Trump rất sớm. Bộ Trưởng Ross sẽ đối diện các thử thách trước chính sách bảo hộ mậu dịch trong xu hướng giao thương toàn cầu và chính sách gia tăng thuế suất lên hàng hóa nhập cảng mà TT Trump đã đề xướng, những chính sách có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh mậu dịch.
Bộ Trưởng Lao Ðộng: Andrew Puzder
66 tuổi, Andrew Puzder là Tổng Quản Trị (CEO) hệ thống nhà hàng CKE Restaurants, người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát và đưa ra các luật lệ liên quan đến thị trường việc làm, nguồn nhân công và các nghiệp đoàn lao động của Mỹ. Từng là cố vấn kinh tế và phát ngôn viên cho Mitt Romney trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2012, vợ chồng Puzder là những thành viên đắc lực trong ban vận động tài chính cho Trump trong mùa bầu cử vừa qua. Với lời hứa mang lại việc làm cho dân Mỹ, trách nhiệm của Bộ Trưởng Puzder và tân nội các là biến nó thành sự thật.
Tổng Thống Donald J. Trump ký văn kiện đầu tiên tại phòng Bầu Dục – nguồn reuter
New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, tức giận trước việc đặc nhiệm Mỹ để phát sinh quá nhiều thương vong dân sự trong một cuộc đột kích hồi tháng trước ở Yemen, chính quyền Yemen đã quyết định sẽ không tiếp tục cho phép bộ binh Mỹ vào nước này để tiêu diệt các phần từ khủng bố.
Nhà Trắng cho rằng, cuộc đột kích lãnh thổ Yemen đã thành công nhưng giới chức Yemen lại gọi hoạt động này là "giết người ngoài vòng pháp luật". (Ảnh: Getty)
Cuộc đột kích gây tranh cãi
Hình ảnh ghê rợn về những trẻ nhỏ thiệt mạng trong cuộc đọ súng kéo dài khoảng 50 phút giữa đặc nhiệm Mỹ và các tay súng được cho là khủng bố đã gây ra sự phẫn nộ ở Yemen. Thành viên của Đội SEAL 6 thuộc Hải quân Mỹ, William Owens cũng thiệt mạng trong cuộc đột kích này.
Mặc dù Nhà Trắng tiếp tục nhấn mạnh cuộc đột kích là "thành công" nhưng rõ ràng, việc giới chức Yemen rút lại cấp phép cho Mỹ điều hành chiến dịch đặc nhiệm trên bộ, chống các nhóm nghi là khủng bố ở nước này thực sự đặt ra rào cản lớn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đang có kế hoạch theo đuổi cách tiếp cận tích cực hơn trong cuộc chiến chống khủng bố.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng, cuộc đột kích là để bắt giữ hoặc tiêu diệt bất kỳ một phần tử Al-Qaeda cụ thể nào.
"Cuộc đột kích được tiến hành ở Yemen là cuộc tấn công được tiến hành để thu thập thông tin tình báo. Mục tiêu này đã đạt được. Nó rất thành công khi làm giảm tối đa thương vong và những thiệt hại không đáng có", ông Spicer nói.
Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận chính thức về thông tin nói rằng Yemen không tiếp tục cho phép bộ binh Mỹ vào nước này, nhưng các quan chức Quốc phòng và dân sự Mỹ khác đều xác nhận về phản ứng mạnh mẽ của phía Yemen liên quan đến vụ việc nêu trên.
Hiện vẫn chưa rõ liệu quyết định của Yemen có liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Trump nhằm ngăn chặn dòng người di cư vào Mỹ từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen hay không.
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, lệnh cấm bộ binh Mỹ vào lãnh thổ Yemen để tiêu diệt khủng bố không bao gồm lệnh cấm sử dụng máy bay không người lái quân sự và không ảnh hưởng đến số ít các cố vấn quân sự Mỹ đang hỗ trợ cho lực lượng tình báo Yemen và các lực lượng khác từ Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Hồi năm 2014, Chính phủ Yemen từng đình chỉ hoạt động các máy bay không người lái quân sự của Mỹ trong không phận nước này bởi hoạt động này chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn gây thương vong cho dân thường.
Tuy nhiên, sau đó, các máy bay không người lái Mỹ đã âm thầm xuất kích trở lại và trong những năm gần đây, tần suất của những chuyến bay ngày càng dày lên. Theo giới quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy mạng lưới khủng bố al-Qaeda trên bán đảo Arab (AQAP) đang gia tăng hoạt động ở Yemen.
Vì đâu nên nỗi?
Cuộc đột kích của biệt kích Mỹ khuấy động sự phẫn nộ của các quan chức Chính phủ Yemen, những người buộc tội Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không tham vấn ý kiến của họ trước khi thực hiện cuộc tấn công.
Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau cuộc đột kích của đặc nhiệm Mỹ tại một ngôi làng nhỏ ở khu vực đồi núi miền Trung Yemen, Bộ trưởng Ngoại giao Yemen Abdul Malik Al Mekhlafi đã viết trên tài khoản Twitter cá nhân mô tả đây là hành động "giết người ngoài vòng pháp luật".
Trả lời phỏng vấn tờ Al Jazeera, ông Ahmed Awad bin Mubarak, Đại sứ Yemen tại Mỹ nói rằng, Tổng thống Yemen Abdu Rabbu Mansour Hadi cũng bày tỏ lo ngại về cuộc tấn công với Đại sứ Mỹ tại Yemen hôm 2/2.
Phía Yemen dù cam kết hợp tác với các đối tác quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng sẽ không vì thế mà xem nhẹ chủ quyền quốc gia.
"Chính phủ Yemen luôn là một đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, sự hợp tác của chúng tôi không thể trả bằng tính mạng của công dân nước mình hay chủ quyền của đất nước", ông Mubarak nói.
Lầu Năm Góc thừa nhận cuộc tấn công đã giết chết một số dân thường, bao gồm cả trẻ em và đang nghiêm túc điều tra vụ việc. Trong số những người thiệt mạng bao gồm cả bé gái 8 tuổi, con của Anwar al-Awlaki – một thủ lĩnh của Al-Qaeda, người bị giết chết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi năm 2011.
Lính Mỹ trong một hoạt động huấn luyện. (Ảnh: US Navy)
Liệu Mỹ có sai một li, đi một dặm?
Bác bỏ tuyên bố của Lầu Năm Góc cho rằng, mục tiêu của của đột kích đã đạt được, một số thành viên cộng đồng quân sự Mỹ, bao gồm cả ông John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã gọi cuộc đột kích là một thất bại.
Các quan chức phụ trách hoạt động chống khủng bố của Mỹ bày tỏ lo ngại về sự thiếu hiểu biết của họ về hoạt động của Al-Qaeda tại Yemen kể từ khi Mỹ buộc phải rút 125 cố vấn đặc biệt khỏi quốc gia này hồi tháng 3/2015 sau khi phiến quân Houthi lật đổ Chính phủ của Tổng thống Hadi –đối tác chống khủng bố chính của Washington ở Yemen.
Kể từ đó đến nay, Lầu Năm Góc đã cố gắng để bắt đầu xây dựng lại các hoạt động chống khủng bố tại Yemen.
Cuộc đột kích "chết người" gây tranh cãi từ một tàu tấn công đổ bộ ngoài khơi bờ biển Yemen hồi tháng trước là nhiệm vụ trên bộ đầu tiên được lực lượng Mỹ thực hiện ở Yemen kể từ tháng 12/2014.
Mỹ đã tiến hành 38 cuộc không kích ở Yemen sử dụng máy bay không người lái trong năm 2016, tăng so với con số 23 cuộc hồi năm 2014. Từ đầu năm đến nay, Mỹ cũng đã thực hiện 5 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Yemen.
Để đối phó với các cuộc tấn công, chi nhánh Al-Qaeda tại Yemen kêu gọi các thành viên của nhóm tăng cường các vụ tấn công nhằm vào mục tiêu là lực lượng Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
Giới chuyên gia cảnh báo rằng, Al-Qaeda hoàn toàn có thể có thêm sự ủng hộ sau các vụ tấn công của lực lượng Mỹ bởi những vụ tấn công gây thương vong cho dân thường đã và đang làm dấy lên tư tưởng chống Mỹ rộng lớn hơn.
Nhóm Khủng hoảng Quốc tế có trụ sở ở Brussels, Bỉ trong một báo cáo phát hành hồi tuần trước cho rằng, những bước đi sai lầm của Mỹ có thể dẫn đến hậu quả là kích động tâm lý của người Hồi giáo chống lại phương Tây và những thế lực cực đoan hoàn toàn có thể lợi dụng điều này để thực hiện mưu đồ đen tối./.
Chỉ huy ly khai ở đông Ukraina bị giết thảm khốc
Chỉ huy Givi vừa bị giết tại Đông Ukraine. (Nguồn: BBC)
Một chỉ huy lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraina bị giết hôm 8.2 tại văn phòng ở Donetsk trong một vụ tấn công khủng bố bị cáo buộc cho lực lượng an ninh Ukraina.
Tuy nhiên, theo tờ IBT, giới chức Ukraina tuyên bố Kiev không liên quan đến vụ việc này, và vụ giết hại Mikhail Tolstykh có thể là kết quả của cuộc đấu đá nội bộ giữa các lực lượng ly khai.
Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Dmytro Tymchuk nói với BBC, Tolstykh trực tiếp bất tuân lệnh trong cuộc giao tranh tuần trước bên ngoài Donetsk làm 7 lính Ukraina thiệt mạng và 14 người bị thương.
Ông Tymchuk, cũng là một nghị sĩ trong Quốc hội Ukraina, nói với tờ Wall Street Journal rằng vụ đánh bom do quân nhân Nga thực hiện. Ông Tymchuk gọi vụ giết hại Tolstykh là "không thể tránh khỏi", bởi Nga "đang cố gắng loại bỏ những chỉ huy phiến quân ngoài tầm kiểm soát".
Tolstykh, 35 tuổi, chết vì một quả rocket bắn thẳng vào văn phòng. Trước đó 4 ngày, một thủ lĩnh khác của phe ly khai là Oleg Anashchenko bị ám sát bởi một quả bom xe ở Lugansk. Phe ly khai đổ lỗi cho lực lượng an ninh Ukraina về cả hai vụ tấn công này.
Hai nhân vật chỉ huy cao cấp thiệt mạng trong những ngày qua là các nạn nhân mới nhất trong loạt vụ chỉ huy ly khai bị ám sát ở miền Đông Ukraina.
Trước đó, một chỉ huy khác là Arseny Pavlov bị nổ tung trong tháng máy một tòa nhà ở Donetsk vào tháng 10.2016. Pavlov, cựu chiến binh quân đội Nga, nằm trong danh sách bị truy nã của Kiev sau khi ông ta thú nhận giết chết 15 tù nhân Ukraina.
Bạo lực giữa các nhóm ly khai và quân chính phủ Ukraina bắt đầu từ năm 2014 đã cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người.
Trump sẽ không hủy trừng phạt Nga khi Crimea chưa được trả cho Ukraine
Sau thông tin về dự luật của các nghị sĩ Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quyết định hủy trừng phạt Nga của tân Tổng thống Mỹ, Nhà Trắng đã khẳng định lập trường đặt Crimea là điều kiện tiên quyết để gỡ bỏ các biện pháp này.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Đại diện chính thức của Nhà Trắng đồng thời là Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Sean Spicer mới đây đã khẳng định rõ ràng lập trường của Washington về các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Hãng Reuters cho biết, tuyên bố trên được đưa ra trong tình thế các Thượng nghị sĩ Mỹ trình một dự luật nhằm ngăn cản quyết định của Tổng thống Trump về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại nước Nga.
Ông Spicer nhấn mạnh: "Tôi tin rằng đại diện thường trực của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Haley cũng đã thể hiện rõ quan điểm của chúng ta với cơ quan này. Các biện pháp trừng phạt sẽ không được hủy bỏ cho đến khi Nga rút khỏi Crimea".
Đại sứ mới của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc bà Nikki Haley đã có bài phát biểu đầu tiên tại Hội đồng Bảo an vào tuần trước. Bà bày tỏ: "Các lệnh trừng phạt của chúng tôi liên quan đến Crimea sẽ có hiệu lực đến chừng nào Nga trả lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea cho Ukraine.
Thật đáng tiếc là trong bài phát biểu công khai đầu tiên của mình, tôi lại phải lên án những hành động quá khích tại Donbass. Chúng tôi thực sự mong muốn cải thiện quan hệ với Moscow nhưng tình hình căng thẳng ở phía đông Ukraine đòi hỏi chúng tôi phải lên án các hành động của Nga một cách rõ ràng và mạnh mẽ".
Quan điểm của bà Haley cũng nhận được sự đồng tình của đại diện Vương quốc Anh là ông Matthew Rycroft. Về phần mình, đại diện thường trực của Nga ông Vitaly Churkin đã lần lượt đáp trả các đồng nghiệp của mình: đối với bà Haley ông nhắc lại kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea đã phản ánh rõ ý chí của người dân nơi đây, còn với ông Rycroft, đại sứ Nga đề cập đến các vùng lãnh thổ từng bị Anh thôn tính.
Trước đó vào hôm thứ Tư (ngày 8/2), sáu nghị sĩ Mỹ đứng đầu là thành viên đảng Cộng hòa Lindsey Graham - một thượng nghị sĩ đến từ Nam Carolina và nghị sĩ đảng Dân chủ đến từ bang Maryland ông Ben Cardin đã đệ trình lên Thượng viện một dự luật nhằm thắt chặt kiểm soát Quốc hội dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và ngăn ngừa việc bãi bỏ lệnh trừng phạt Nga.
Dự luật yêu cầu Nhà Trắng phải giải trình chi tiết lý do bãi bỏ các biện pháp trừng phạt, và trong vòng 120 ngày sau đó Quốc hội sẽ bỏ phiếu cho phép hay phản đối dự luật này. Việc soạn thảo tài liệu còn có sự tham gia của thành viên Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Marco Rubio, đảng viên Dân chủ Claire McCaskill tới từ bang Missouri, ông Sherrod Brown từ bang Ohio và đảng viên Cộng hòa John McCain, bang Arizona.
Theo ông Cardin, nếu Quốc hội không đồng tình với quyết định gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Moscow của ông Trump thì các thượng nghị sĩ và các đại biểu quốc hội "sẽ có cơ hội để hành động thay mặt cho cơ quan lập pháp", trong đó gồm có việc thông qua một nghị quyết chung ngăn việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Mỹ vẫn rất quan ngại về khả năng hồi phục quan hệ ngoại giao giữa Washington và Moscow, nhất là sau cuộc tấn công mạng và tình hình ở Crimea. Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tin rằng luật pháp sẽ cho phép vô hiệu hóa nguy cơ bãi bỏ lệnh trừng phạt.
Cần nhắc lại rằng tháng 1 vừa qua, ông Trump đã ra điều kiện để hạ thấp mức trừng phạt là Nga phải cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, sau động thái này đã có nhiều thông tin về các dự thảo nghị quyết chính thức bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Đức Dũng (Lược dịch)
NATO “hung hăng” điều quân, Nga rục rịch chuẩn bị tập trận quy mô lớn
Theo hãng tin Sputnik, mới đây Nga buộc phải tiến hành một cuộc kiểm tra kỹ thuật máy bay không quân khẩn cấp để đối phó với những thách thức an ninh từ phía Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Quá trình kiểm tra này được khởi động từ hai ngày trước và sẽ kết thúc trong này 9/2. Ông Alexander Khrolenko, một nhà báo Nga có uy tín đã gọi những hoạt động kiểm tra kỹ thuật và diễn tập quân sự mà Nga đã và chuẩn bị thực hiện là “những bước đi cần thiết”.
Máy bay Nga cất cánh trong một cuộc diễn tập.
“Có thể có người cho rằng việc kiểm tra kỹ thuật các máy bay chiến đấu là đủ, và rằng việc Nga có kế hoạch thực hiện khoảng 2.700 cuộc diễn tập quân sự trong năm 2017 là quá nhiều”, ông Khrolenko cho biết. “Thế nhưng chúng ta nên biết, quân đội Mỹ đang được triển khai đến vùng Baltic, chỉ còn cách thành phố Saint Petersburg 200km. Máy bay NATO cũng thực hiện tập trận liên tục tại Estonia”.
Các quan chức và chuyên gia chính trị Nga từ lâu đã bày tỏ lo ngại trước những phát biểu cứng rắn của NATO về Nga cũng như sự hiện diện của quân đội ngày càng tăng ở vùng Đông Âu và Baltic kể từ giữa năm 2014. Điện Kremlin đã nhiều lần phản đối những hoạt động quân sự của NATO và cho rằng chúng không chỉ gây hại đến Nga mà còn cả an ninh và sự ổn định trong khu vực.
Vào ngày 31/1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh này “không muốn đối đầu với Nga”. Ông nói thêm rằng phản ứng của NATO nhằm đề phòng Nga đều là những hoạt động “có chừng mực”.
“Những hoạt động tập trung quân đội của NATO cùng các cuộc diễn tập trên Biển Đen cho thấy rằng họ đang có ý gây sức ép đối với Nga. Trong quá khứ, họ đã tiến quân vào khu vực Nam Ossetia vào năm 2008 sau khi Georgia và Mỹ cùng tiến hành một cuộc tập trận chung”, ông Khrolenko cho biết.
Cuộc tập trận được nhắc đến ở đây là cuộc diễn tập Immediate Response, có sự tham gia của 1.630 binh sĩ Georgia và 1.000 lính Mỹ. Cuộc tập trận này diễn ra từ ngày 15/7 đến 31/7 và khoảng 10 ngày sau đó, quân đội Georgia đã tiến quân vào khu vực Nam Ossetia.
Ông Khrolenko cho rằng các khu vực xung quanh nước Nga đang ngày càng bất ổn về an ninh, cụ thể là việc xung đột ở Ukraine bùng phát trở lại. “Đây là lý do một cuộc kiểm tra kỹ thuật các máy bay của Không quân Nga là cần thiết và là vừa đủ để đáp lại những thách thức từ NATO”, nhà báo người Nga kết luận.
Anh Tuấn (lược dịch)
Siêu tên lửa của Nga và Ấn Độ sắp xuất hiện trên máy bay, tàu ngầm?
Tạp chí National Interest đưa tin, Nga và Ấn Độ đang phát triển một phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos mới có thể được phóng đi từ tàu ngầm và các máy bay T-50 PAK-FA của Nga.
Cũng theo một số thông tin, phiên bản mới này sẽ có kích thước nhỏ hơn so với phiên bản BrahMos gốc, và sẽ có trọng lượng đủ nhẹ để một máy bay MiG-35 có thể sử dụng.
Tên lửa chống hạm BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo.
“Chúng tôi đang phát triển phiên bản mới của tên lửa này. Nó sẽ có kích thước vừa đủ để đặt vào bên trong ống phóng ngư lôi của tàu ngầm và sẽ nhỏ hơn gần 1,5 lần so với các phiên bản trước đây. Nó cũng có thể được trang bị cho nhiều loại máy bay chiến đấu”, ông Alexander Leonov, giám đốc điều hành và thiết kế tập đoàn Mashinostroyenia, hãng tham gia chế tạo BrahMos cho biết.
“Đương nhiên, chúng tôi cũng sẽ phát triển để nó có thể sử dụng được trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhưng trước mắt nó sẽ được trang bị cho các phi cơ MiG-35”, ông Leonov nói thêm.
Tên lửa BrahMos là một phiên bản tên lửa chống hạm P-800 Oniks do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo. Phiên bản ban đầu có thể đạt tốc độ Mach 3.0 và có tầm bắn vào khoảng 300km, song với trọng lượng 2.200km nó không phù hợp để trang bị cho máy bay. Hiện tại chỉ có Sukhoi Su-30MKI có thể mang được nó khi bay.
Phiên bản tên lửa BrahMos mới sẽ nhỏ hơn và có tầm bắn tương đương, song nó sẽ có tốc độ vào khoảng Mach 3.5. Điều này sẽ cho phép Su-30MKI có thể mang theo 3 loại tên lửa này trong một lần cất cánh. Ngay cả phi cơ MiG-35 cũng có thể sẽ mang theo nhiều hơn một quả tên lửa mỗi khi cất cánh làm nhiệm vụ.
Với việc Ấn Độ ký kết vào Thỏa thuận Kiểm soát Công nghệ tên lửa (MTCR), Nga và Ấn Độ cũng sẽ tăng cường hợp tác phát triển một phiên bản tên lửa BrahMos mới có tầm bắn xa hơn. Nó sẽ cho phép Ấn Độ công kích những mục tiêu trong lãnh thổ Pakistan một cách tự do một khi được đưa vào sử dụng.
Anh Tuấn (lược dịch)
Nhật sẽ bỏ xa Trung Quốc để thành cường quốc hàng đầu Đông Á?
Theo tờ Forbes, theo đánh giá của Quỹ nghiên cứu “Địa-chính trị tương lai” (GPF) có tiếng, đến năm 2040, Nhật Bản sẽ là cường quốc hàng đầu của Đông Á chứ không phải Trung Quốc.
Dự đoán của GPF gây nhiều tranh cãi bởi dù Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng trong những năm tới nhưng Nhật Bản lại có dân số chỉ bằng một phần mười dân số của Trung Quốc. Ngoài ra, dân số Nhật Bản không chỉ già đi mà còn đang giảm. Tổng nợ công của chính phủ Nhật Bản hiện đã lên đến 229% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vậy, làm thế nào Nhật Bản có thể trỗi dậy trong 25 năm tới thành cường quốc hàng đầu Đông Á theo như dự báo của GPF?
Kinh tế Trung Quốc theo vùng
Bản đồ trên đây thể hiện sự đóng góp cho GDP của Trung Quốc ở 4 vùng địa lý. Dữ liệu được lấy từ Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc thường sử dụng cách phân chia này để đánh giá kinh tế ở cấp độ theo vùng.
Những dữ liệu trên thể hiện sự chênh lệch đáng chú ý cũng chính là điểm yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc. GDP của Trung Quốc năm 2015 là 72,3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Nhìn qua, ta có thể thấy, khu vực phía đông ven biển đóng góp hơn một nửa trong số đó (37,3 nghìn tỷ nhân dân tệ). Khu vực trung tâm và phía tây, mỗi vùng đóng góp khoảng 20% GPD của Trung Quốc. Nhưng hãy xem xét kỹ hơn.
Khu vực phía tây chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất Trung Quốc nhưng chỉ tạo ra số của cải bằng khu vực trung tâm nhỏ bé và chưa được bằng một nửa GDP của khu vực phía đông nhỏ hơn nữa.
Khu vực đông bắc gần như “ngoài cuộc” khi chỉ đóng góp 5,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (chưa đến 8%) cho GDP của Trung Quốc. Hầu hết các hoạt động kinh tế của khu vực này thuộc ngành công nghiệp nặng và đã bị áp lực nặng nề khi Trung Quốc nỗ lực tăng nhu cầu trong nước và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu.
Vậy số liệu trên có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Nghèo đói là điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc
Điểm yếu lớn nhất cũng là kẻ thù mạnh nhất của kinh tế Trung Quốc là đói nghèo. Sự chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Trung Quốc, tình trạng này luôn đặc biệt nghiêm trọng. Số dân khổng lồ của Trung Quốc đã “phóng đại” vấn đề này.
Năm 1981, khoảng 1 tỷ người Trung Quốc sống dưới mức 3,10 USD/ngày. Dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (từ năm 2010) cho thấy con số trên đã giảm xuống còn 360 triệu người.
Đó là một thành tựu lớn nhưng vẫn chưa đủ.
Trung Quốc đã phát triển với tốc độ đáng kể trong 30 năm qua, nhưng sự tăng trưởng bị chậm lại. 360 triệu người vẫn sống trong cảnh nghèo đói.
Bản đồ cho thấy rằng hầu hết các thành công kinh tế của Trung Quốc chỉ diễn ra ở các khu vực bờ biển nhỏ bé chứ không phải phần còn lại to lớn của Trung Quốc.
Con dao hai lưỡi của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và có diện tích lớn thứ tư thế giới. Đây là một nguồn năng lượng tuyệt vời nhưng cũng chính là thách thức.
Những lợi thế bao gồm Trung Quốc có thể triển khai một quân đội khổng lồ và khả năng huy động nguồn nhân lực cũng khổng lồ. Tuy nhiên, với dân số và diện tích lớn như vậy, Trung Quốc gặp nhiều thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như bảo vệ biên giới.
Còn Nhật Bản thì sao?
GDP của Nhật Bản theo khu vực
Năm 2013, GDP của Nhật Bản là 508,6 nghìn tỷ yên (tương đương 32 nghìn tỷ nhân dân tệ). Giống như Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản cũng được chia thành thành các khu vực. Nhìn bản đồ trên đây cũng có thể thấy sự chênh lệch lớn về mức độ giàu có ở các khu vực khác nhau.
Nhật Bản gồm 4 đảo chính: Kyūshū, Shikoku, Honshu và Hokkaido. Trong đó Honshu (đảo có diện tích và dân số lớn nhất của Nhật Bản) được chia thành 5 khu vực khác (Chubu, Kanto, Kansai, Chugoku, Shikoku). 5 khu vực này chiếm 87% nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên trong đó riêng Kanto (bao gồm Tokyo) đã chiếm tới 43%. Riêng Tokyo chiếm 18%.
Lợi thế của Nhật Bản
Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, sự giàu có của Nhật Bản được phân bổ đồng đều hơn bởi số dân của Nhật Bản chỉ gần bằng một phần mười số dân Trung Quốc. Ngoài ra, hình dáng hẹp, kéo dài của lãnh thổ của Nhật Bản cũng như việc xung quanh Nhật Bản toàn biển đã giúp nước này không phải đối phó với sự chênh lệch về cơ hội kinh tế giữa các vùng như của Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, chỉ có Tokyo là có mức thu nhập bình quân cao hơn hẳn so với phần còn lại của đất nước và nguyên nhân cũng một phần là do chi phí ở Tokyo cao hơn những thành phố khác.
Thách thức lớn nhất của Nhật Bản
Điểm yếu lớn của Nhật Bản là phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thô. Nhật Bản dựa gần như hoàn toàn vào nhập khẩu đối với các mặt hàng chủ lực như lúa mì, lúa mạch, ngô và đậu nành.
Hiện tại, Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài. Ngay cả trước khi xảy ra sự cố với lò phản ứng hạt nhân Fukushima năm 2011, Nhật Bản cũng đã phải nhập tới 80% nhu cầu năng lượng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, từ năm 2012, con số đó đã tăng lên gần 91%.
Ngoài ra, một số người còn cho rằng vấn đề lớn của Nhật Bản là nhân khẩu học. Đúng là Nhật Bản có dân số già đi nhanh chóng. Nhưng Trung Quốc cũng vậy. Hầu hết các nước châu Âu cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự.
Nhưng Nhật Bản có nhiều lựa chọn để giải quyết những thách thức đó
Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và công nghệ robot để duy trì năng suất.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn cũng giúp Nhật Bản tìm người lao động để giải quyết vấn đề dân số già.
Nhật Bản có diện tích đứng thứ 62 thế giới và có dân số đứng 11 thế giới nhưng Nhật Bản không phải gặp nhiều thách thức về an ninh trong nước như Trung Quốc.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
Thủ tướng Nhật muốn gặp gỡ nội các Hoa Kỳ
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân, Akie vẫy tay chào tại sân bay Haneda ở Tokyo trước khi sang Washington DC ngày 09 tháng hai năm 2017.
AFP photo
Thủ tướng Shinzo Abe của chính quyền Tokyo sẽ đưa ra đề nghị tiến hành những cuộc gặp cấp nội các giữa hai phía bàn về nhiều vấn đề gồm thương mại, an ninh và các vấn đề vĩ mô khi gặp tổng thống Donald Trump tại Washington vào ngày mai.
Chiều tối hôm nay, ông Shinzo Abe lên đường sang Hoa Kỳ để củng cố liên minh Mỹ- Nhật.
Chánh văn phòng nội các chính quyền Tokyo, Suga Yoshihide, cho báo giới biết trong ngày hôm nay rằng khi tình hình an ninh tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ngày càng trở nên căng thẳng thì cần phải chứng tỏ một liên minh Mỹ- Nhật vững chắc.
Hai phía cần có thảo luận xây dựng tạo nên mối quan hệ đôi bên cùng có lợi thông qua củng cố quan hệ mậu dịch.
Nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết thêm trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này của thủ tướng Shinzo Abe, có bộ trưởng tài chính Aso Taro và bộ trưởng ngoại giao Kishida Fumio tháp tùng.
Đoàn Nhật bản mang đến Hoa Kỳ kế hoạch gồm những bước giúp tạo ra 700 ngàn công ăn việc làm tại Mỹ thông qua hình thức đầu tư vào cơ sở hạ tầng như xây dựng các tuyến tàu cao tốc.
Ông Trump từng đánh đồng Nhật Bản với Trung Quốc và Mexico cho rằng đó là những nhân tố lớn gây nên thâm thủng mậu dịch của Mỹ.
Nghi vấn "vật thể lạ" cố ý tiếp cận phòng thí nghiệm của NASA
Nguyễn Hằng | 09/02/2017 09:24
Phát hiện vật thể nghi là UFO tiếp cận căn cứ của NASA
Những thợ săn UFO mới phát hiện thấy một vật thể lạ xuất hiện bất thường trên đường băng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Ảnh vệ tinh từ Google Earth chụp lại cho thấy một vật thể lạ có hình dạng giống với phi thuyền đĩa bay xuất hiện trên đường băng Mesa, gần sát Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở bang California, Mỹ.
Hình ảnh về UFO được một tài khoản Youtube bí ẩn chia sẻ hôm qua trên trang cá nhân khiến nhiều người tò mò.
Theo NASA, JPL là nơi ra đời của vệ tinh đầu tiên quay quanh Trái Đất của Mỹ. Đây cũng chính là trụ sở của những robot chuyên nghiên cứu và thăm dò các hành tinh, hệ thống năng lượng Mặt Trời, và khám phá những hành tinh, thiên thạch xa xôi.
Vật thể lạ xuất hiện trên đường băng gần phòng thí nghiệm của NASA
Ngoài ra, JPL còn phát triển và quản lý mạng lưới không gian sâu rộng của NASA, một hệ thống truyền thông toàn cầu với tàu vũ trụ liên hành tinh.
Trước đó, ảnh vệ tinh từ Google Earth cho thấy vật thể lạ đã di chuyển tới phòng thí nghiệp quyền năng của NASA từ năm 2014. Tại thời điểm đó, nó nằm trên một bãi cỏ gần với JPL nhưng sau đó đã dịch chuyển đến đường băng.
Nhiều người cho rằng vật thể lạ có dạng đĩa bay này lui tới phòng thí nghiệm JPL vì NASA đang nắm giữ công nghệ bí mật.
Không thể xác định vật thể lạ rút cuộc là cái gì, khiến không ít người cho rằng đây thực chất chỉ là một trò đùa do những người yêu thích UFO tạo ra.
Tuy nhiên, nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng, phòng thí nghiệm của NASA đang nắm giữ công nghệ bí mật từ việc UFO thường xuyên lui tới.
(Nguồn: TheSun)
Không chúc tết, cuối cùng Trump gửi thư cho Tập Cận Bình mừng... Rằm tháng Giêng
Hải Võ | 09/02/2017 09:51
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/2 (giờ địa phương) đã gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết, Trump cảm ơn lời chúc của Chủ tịch Tập Cận Bình sau lễ nhậm chức của ông hôm 20/1. Tổng thống Mỹ "chúc nhân dân Trung Quốc có một lễ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) vui vẻ và năm con Gà thịnh vượng".
Trump cho biết ông kỳ vọng cùng với ông Tập thúc đẩy quan hệ mang tính xây dựng giữa Mỹ-Trung để có lợi cho cả hai nước.
Bức thư ông Trump gửi Chủ tịch Trung Quốc là lần tương tác mới nhất giữa hai nhà lãnh đạo, phần nào "hạ nhiệt" những thông tin thời gian qua nói rằng Tổng thống Mỹ lạnh nhạt với Bắc Kinh, sau khi Trump không gửi lời chúc mừng năm mới đến Trung Nam Hải vào dịp tết Âm lịch vừa qua như thông lệ có từ năm 1976.
Trung Quốc phản đối "siêu" khu trục hạm Mỹ tới châu Á
H.Bình | 09/02/2017 10:10
Tàu khu trục USS Zumwalt của Mỹ Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Trung Quốc lên tiếng phản đối đề xuất triển khai khu trục hạm hiện đại nhất thế giới của Hải quân Mỹ, được đặt tên là USS Zumwalt, ngoài khơi bờ biển phía Đông Triều Tiên trong năm nay.
Đây được coi là một phần nỗ lực chung giữa Hàn Quốc và Mỹ nhằm kiềm chế chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Chính quyền Bắc Kinh cảnh báo Mỹ rằng nước này sẽ theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Washington liên quan đến USS Zumwalt. Bộ Ngoại giao Trung Quốcgián tiếp chỉ trích đề xuất triển khai USS Zumwalt sắp tới đây.
"Tất cả các nước liên quan nên hướng đến việc hợp tác quân sự vì lợi ích của hòa bình, ổn định và tránh tạo ra căng thẳng" - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay hôm 7-2. Bộ Ngoại giao nước này nói thêm rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ hành động nào gây ảnh hưởng tới lợi ích an ninh quốc gia.
Vào đầu tháng Giêng, Hải quân Mỹ thông báo USS Zumwalt sẽ bắt đầu hoạt động tuần tra đầu tiên của mình ở biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là biển Đông) trong năm nay.
Tàu khu trục USS Zumwalt tối tân gia nhập Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, vốn là một trong 2 hạm đội thuộc Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM) có trụ sở ở Hawaii. Hai chiếc tàu lớp Zumwalt khác - gọi là USS Michael Monsoor và USS Lyndon B. Johnson - đang trong quá trình đóng mới, cũng sẽ được biên chế cho USPACOM. .
Việc biên chế USS Zumwalt cho Hạm đội 7 gợi nhớ đến cam kết của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hồi tháng 4-2016 rằng các tàu Zumwalt sẽ được đưa đến Thái Bình Dương, cùng với máy bay Lockheed Martin F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter.
Đó là một phần chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, nhằm đối phó với Trung Quốc cũng như thúc đẩy ổn định tại khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, ngày 08/02/2017.REUTERS/Joshua Roberts
Trong một động thái rõ ràng là để làm tan băng giá trong quan hệ Mỹ-Trung, tân tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 08/02/2017, đã gởi thơ chúc Tết lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời khẳng định ý muốn thúc đẩy một quan hệ mang tính « xây dựng » với Bắc Kinh. Phía Trung Quốc đã lập tức hoan nghênh cử chỉ của tổng thống Mỹ.
Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Donald Trump đã cảm ơn chủ tịch Tập Cận Bình về lời chúc ngày ông Trump nhậm chức, đồng thời tổng thống Mỹ cũng chúc người dân Trung Quốc một năm mới thịnh vượng.
Thông cáo của Nhà Trắng còn nói thêm : « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
Cử chỉ của tổng thống Mỹ đã lập tức được Bắc Kinh hoan nghênh. Nhân cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Bắc Kinh hết sức coi trọng quan hệ với Washington, do đó Trung Quốc : « Đánh giá cao lời chúc Tết của tổng thống Trump gởi chủ tịch Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc ».
Theo hãng tin Pháp AFP, bức thư của ông Donald Trump là dấu hiệu phản ánh ý muốn giảm bớt các mối căng thẳng giữa hai nước, xuất hiện từ sau khi ông Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, đặc biệt là với các tuyên bố của tân tổng thống Mỹ về Đài Loan, Biển Đông và thương mại.
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận là từ ngày chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ đến nay, ông Trump chưa hề nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc, cho dù đã tiếp chuyện với rất nhiều lãnh đạo khác.
Theo một số nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh, phía Trung Quốc rất sợ trước khả năng chủ tịch Trung Quốc bị ông Trump làm cho mất mặt, nếu cuộc điện đàm diễn biến không tốt. Đây là điều đã từng xẩy ra với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào tuần trước, bị ông Trump cúp ngang điện thoại.
Biển Đông: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ rất cứng rắn đối với Trung Quốc ?
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tới văn phòng thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tokyo, ngày 03/02/2017REUTERS/Eugene Hoshiko/Pool
Nhân chuyến công du Nhật Bản vừa qua, trong các phát biểu công khai, tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã có những tuyên bố rất ôn hòa về Biển Đông, nhấn mạnh đến các phương pháp « ngoại giao », chống lại các « động thái quân sự rầm rộ », của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 08/02/2017, trong những cuộc tiếp xúc riêng với các quan chức Nhật Bản, bộ trưởng Quốc Phòng đã thể hiện những quan điểm cực kỳ cứng rắn đối với Trung Quốc.
Theo nguồn tin trên, ông James Mattis đã so sánh các hành vi quyết đoán của Trung Quốc hiện nay nhằm áp đặt quyền khống chế trong khu vực, với việc đế quốc Minh của Trung Hoa thời xưa, áp đặt ách thống trị đối với các láng giềng bị biến thành chư hầu.
Đối với ông Mattis, các hành động đó không thể chấp nhận được trong thời đại ngày nay.
Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ dường như đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông nữa. Hoa Kỳ sẽ không chỉ đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ tự do hàng hải, mà lại còn tích cực hơn so với chính quyền Obama trước đây trong việc ngăn chặn đà quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực.
Một cách cụ thể, ông Mattis cho biết là với tân chính quyền Mỹ, tần số các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ gia tăng. Lời khẳng định này đã minh họa cho tuyên bố công khai của ông trong buổi họp báo chung với đồng nhiệm Nhật Bản Tomomi Inada tại Tokyo vào tuần trước, theo đó quyền tự do hàng hải mang tính tuyệt đối, và tàu thuyền Mỹ vẫn hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Tin thế giới 9/2: Mỹ điều tàu chiến 4 tỷ tới Hàn Quốc, Bắc Kinh “nóng mặt”
Hải quân Mỹ đề nghị điều động tàu chiến mặt nước tối tân nhất của nước này là tàu khu trục tên lửa dẫn đường thế hệ mới USS Zumwalt (DDG 1000) trị giá 4 tỷ USD tới Hàn Quốc, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Mỹ
* Theo tờ Reuters (Anh) , Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ chơi một trận golf với Thủ tướng Abe tại biệt thự riêng ở Florida trong thời gian diễn ra cuộc hội đàm song phương vào cuối tuần này giữa hai nhà lãnh đạo. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, ông sẽ đảm bảo để Thủ tướng Nhật trở thành "đối tác chứ không phải đối thủ cạnh tranh trong cuộc chơi này".
* Hãng tin CNN ngày 8/2 dẫn lời Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer cho biết: "Liên quan đến các biện pháp trừng phạt Nga, tôi nghĩ Đại diện thường trực Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã thể hiện rất rõ điều này, rằng cho đến khi Nga không rời khỏi bán đảo Crimea, thì đừng nói đến chuyện dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt".
* Các nhà điều tra hàng không Mỹ đang điều tra sự cố sau khi phát hiện một máy bay tư nhân bay song song với chuyên cơ chở Tổng thống Trump gần hơn phạm vi cho phép. Vào ngày 3/2 vừa qua, một chiếc máy bay tư nhân và chiếc Không lực Một chở tân Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ cách nhau gần 4 km cùng song song bay ngang qua bầu trời Florida.
* Ngày 9/2, theo giờ VN, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ đảng Dân chủ đối với vị Nghị sĩ đảng Cộng hoà Jeff Sessions về những quan điểm của ông liên quan tới người nhập cư và quyền công dân, Thượng viện Mỹ vẫn thông qua đề xuất bổ nhiệm ông vào vị trí Tổng Chưởng lý (Bộ trưởng Bộ Tư pháp) với tỉ lệ 52 phiếu ủng hộ trên 47 phiếu phản đối.
* Theo hãng tin AP, ông Trump là Tổng thống Mỹ duy nhất trong những năm gần đây không gửi lời chúc mừng đến ngày tết cổ truyền của người Trung Quốc, năm nay rơi vào ngày 28/1. Sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc 1 tuần, ông Trump mới viết thư chúc mừng người đồng cấp Trung Quốc.
Trong tuyên bố được đưa ra vào tối qua (8/2), Nhà Trắng cho biết Tổng thống đã viết thư cho Chủ tịch Trung Quốc, chúc ông Tập và người dân Trung Quốc những điều tốt đẹp trong năm mới và Lễ hội đèn lồng vào ngày rằm tháng giêng tới, đồng thời mong muốn hợp tác với Bắc Kinh.
Tờ The Korea Herald cho hay đây là lời đề nghị được Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris đề cập trong cuộc họp với các quan chức Hàn Quốc ở Hawaii trong tháng Một. Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lu Kang nhấn mạnh Bắc Kinh phản đối và "đang theo dõi sát sao tình hình".
Nga
* Lãnh đạo đối lập Nga, Alexei Navalnyđã bị kết tội tham ô và phải chịu mức án 5 năm tù treo. Kết luận trên của tòa án đã khiến ông Navalny không thể tham gia tranh cử Tổng thống Nga, cạnh tranh với ông Vladimir Putin vào năm sau.
Tuy nhiên, BBC đưa tin, ông Navalny đã phủ nhận mọi cáo buộc và tuyên bố vẫn sẽ tham gia vào cuộc tranh cử Tổng thống. Trong phiên tòa ở thành phố Kirov, ông Navalny đã bị kết tội tham ô và phải nộp phạt 8.500 USD.
* TASS dẫn lời Đại sứ Nga ở Iran, Levan Dzhagaryan, ngày 9/2 cho biết Không quân Nga sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự của Iran trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria nếu Moscow và Tehran nhận thấy điều này là cần thiết.
Tình hình Syria
* Phát biểu trong cuộc họp với đoàn đại biểu các nghị sĩ Nga hôm 8/2 tại Damascus Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhấn mạnh, máu của những người lính Nga hy sinh trên mảnh đất Syria không thể được tính bằng giá trị vật chất.
Công binh Nga rà phá bom mìn tại Aleppo, Syria.
* Một nguồn tin từ hiện trường hôm 8/2 tiết lộ với RIA Novosti, các chiến đấu cơ của Không quân Syria đã phá hủy các vị trí hỏa lực của nhóm khủng bố Dzhebhat al-Nusra ở ngoại ô phía Tây tỉnh Homs.
“Lực lượng không quân Syria đã tiêu diệt các vị trí hỏa lực của al-Nusra tại Teyr-Mekle. Từ hôm qua các tay súng khủng bố đã thực hiện bắn phá các phương tiện dân sự ở lối ra khỏi tỉnh Homs, khiến giao thông khu vực này gần như tê liệt”, nguồn tin trên cho biết.
Brazil
* Các vụ cướp bóc và bạo loạn đường phố tại Brazil đã bùng phát kể từ cuối tuần qua khi lực lượng cảnh sát tại 30 thành phố trên khắp cả nước tiến hành đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Theo Liên minh Cảnh sát địa phương, số vụ giết người trong vòng gần 1 tuần qua đã tăng lên 90 vụ, cao gấp hơn 20 lần so với con số 4 vụ trong tháng 1 vừa qua. Tình trạng vô luật pháp cũng đã khiến số vụ cướp bóc tăng vọt với 200 vụ, gây thiệt hại khoảng 29 triệu USD cho các doanh nghiệp.
Tuệ Minh (lược dịch)
Khi tuổi trẻ không hèn
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn 2017-02-08
Sinh viên Mỹ biểu tình chống tổng thống Trump tại Washington DC ngay sau ngày bầu cử, 15/11/2016.
AFP photo
Trong lịch sử nước Mỹ, việc các sinh viên khởi kiện tổng thống Trump quả là một câu chuyện lịch sử đáng nhớ. Vụ kiện diễn ra nhanh chóng, kể từ lúc nộp đơn (ngày 28/1) cho đến lúc có phán quyết của Tòa với phần thắng thuộc về những người trẻ tuổi, chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Đứng trước bối cảnh hỗn loạn và trái ngang của hàng ngàn người bị chận tại các sân bay, bị xé bỏ giấy nhập cư, đuổi trả về nước… những sinh viên luật của Đại học Yale đã nhanh chóng cùng nhau soạn thảo một đơn kiện quyết định hành pháp (executive order) của tổng thống Donald Trump, về sắc lệnh cấm nhập cảnh dành cho 7 nước và cho nhiều trường hợp bị coi là kỳ thị. Quan trọng là đơn kiện nhận định rằng tân tổng thống đã vi hiến, cũng như đã phế bỏ quyền tự do và bình đẳng nhập cư vào đất Mỹ, được tổng thống Lyndon Johnson ký vào năm 1965 (The Immigration and Naturalization Act).
Tòa liên bang tại Brooklyn, New York đã nhanh chóng ra quyết định phần thắng bước đầu thuộc về các sinh viên Đại học Yale. Tác động từ vụ kiện cùng với tình hình nước Mỹ đang lâm vào khung cảnh bất thường khiến hàng loạt các bang của Mỹ cũng kháng lệnh của ông Trump, thậm chí bang Washington và Minnesota đã khởi kiện như các sinh viên Yale. Dẫn đến ngày 3 tháng 2/2017, Thẩm phán liên bang James Robart đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Donald Trump.
Hãy đặt qua một bên những cuộc tranh cãi về chính sách của ông Trump sai hay đúng. Điều có thể thấy rằng sự có mặt của giới sinh viên Mỹ, ở hàng đầu trong các phong trào về nhân quyền và dân quyền, là hết sức rõ ràng và đáng ngưỡng mộ.
Ngay từ trước khi ông Donald Trump nhậm chức, ý thức chính trị của sinh viên Mỹ hiện rõ ở các cuộc biểu tình phản đối, rầm rộ tại nhiều học khu. Hình ảnh những người rất trẻ xông vào tranh đấu bằng luật, xuống đường ở Boston, Seattle, New York… cho thấy một nước Mỹ với thế hệ trẻ ý thức rõ mình cần phải làm gì cho đất nước và con người chung quanh mình. Thậm chí, họ thẳng thắn từ chối sự cầm quyền của những người mà họ không đồng ý trên các khẩu hiệu, thậm chí ngay trên gương mặt mình: “Not my president” (không hề là tổng thống của tôi).
Đồng loạt như vậy, nhiều người rất trẻ ở rất xa nước Mỹ như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển… cũng xuống đường phản đối sắc lệnh của ông Donald Trump, ngay cả khi bản thân họ không liên can đến lệnh cấm đó. Nền văn minh địa cầu đã tôn vinh vị thế của loài người qua nhiều ngàn năm, rằng nếu phớt lờ sự nguy nan của người khác, thản nhiên tận hưởng chỉ là lối sống của loài động vật thấp hèn. Con người cao quý hơn loài vật, chính là biết đứng lên vì công bằng của cuộc đời và biết nuôi dưỡng nhân cách cao quý hướng đến tha nhân.
Khác biệt chính kiến với người lãnh đạo, phản ứng lại hệ thống cầm quyền - ở đâu cũng vậy - đều là một giá trị của khát vọng đổi thay và sự biểu đạt của nhân quyền. Nhưng nhiều nơi trên thế giới, điều đó có nghĩa là phải đối diện với trấn áp, với bạo lực và âm mưu khủng bố của chế độ toàn trị.
Học sinh trung học phản đối sắc lệnh di trú mới của tổng thống Trump tại New York hôm 7/2/2017.AFP photo
Tuổi trẻ chính là những ngọn lửa thanh cao nhất, nồng nhiệt và tiên phong của lẽ phải và sự thật, để thắp lên những ánh sáng cho cuộc đời chung quanh họ. Ngay tại Châu Á, nơi các giá trị dân chủ đến muộn, so với phương Tây thì còn son trẻ hơn rất nhiều, nhưng vẫn có những câu chuyện về sinh viên Miến Điện, sinh viên Hồng Kông, Đài Loan… bước xuống đường, vận động thay đổi bằng luật pháp, và có thể bằng cả máu xương cho tương lai của quê hương mình.
Lịch sử đã ghi lại để có một Miến Điện hôm nay, đã có không ít sinh viên, những người trẻ tuổi đã hy sinh đời mình để nhân dân được thoát ách độc tài. Lịch sử cũng dõi theo những chuyển biến lạ thường khi thủ lĩnh chính trị trẻ tuổi Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) thành lập đảng Demosisto - Đảng vì dân - ở Hồng Kông để đòi quyền tự quyết cho nơi này sau năm 2047. Đây là một cái tát lớn vào mặt bộ máy cầm quyền cộng sản kiểu mẫu, sau nhiều năm tự tin dùng súng đạn và dùi cui để xây lâu đài cai trị của mình.
Có lần trong diễn biến cuộc cách mạng dù vàng ở Hồng Kông vào tháng 9/2014, nhiều người quan sát từ Việt Nam đã có chung bình luận rằng “Liệu Việt Nam có được một thế hệ tuổi trẻ như vậy không?”. Câu hỏi này đã tạo nên nhiều diễn đàn tranh cãi, và không ít bình luận nói rằng thế hệ sinh viên, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã hết, đã hèn.
Chắc cũng cần nhắc lại, cuối tháng 4/2016, có 44 sinh viên Việt Nam ở Hà Nội, đã làm đơn gửi đến văn phòng Chánh án tòa án Hà Nội, yêu cầu phải thực thi quyền của công dân và luật pháp đã hiến định. Thư ngỏ này yêu cầu chấm dứt tình trạng xử phạm nhân (phần lớn là tù chính trị) trong sự bao vây, khép kín đầy tính thù địch của công an, mật vụ. Thậm chí người nhà của bị cáo, luật sư của bị cáo cũng bị ngăn chận vào phiên xử một cách thô bỉ. Thư ngỏ này được ký bởi những sinh viên luật, mà người được nêu tên với chữ ký đầu tiên là nữ sinh viên Trương Thị Hà (sinh năm 1994).
Đây cũng là một sự kiện bất ngờ, vì kể từ vụ xử linh mục Nguyễn Văn Lý (năm 2007), hình ảnh bị cáo bị bịt miệng không cho nói, cho đến rất nhiều vụ xử chính trị khác ngăn cản người đi dự - dù tòa tuyên bố “xử công khai” - phản ứng của những sinh viên luật yêu công lý và sự thật này, được coi là đại diện cho suy nghĩ của người dân Việt Nam đã quá mệt mỏi trước một hệ thống tư pháp quốc gia bị nhồi nặn cho vừa bàn tay lông lá của kẻ có quyền.
Các nhà tranh đấu với phong trào vận động “Tôi muốn biết” từ cuối tháng 8 năm 2014. Citizen photo
Không có tin tức gì về những sinh viên này, kể từ sau sự kiện đó. Cũng không có tờ báo nhà nước nào dám đề cập đến sự kiện độc đáo này. Và dù những sinh viên này chỉ yêu cầu tòa án hành động đúng với luật pháp, với hiến pháp nhưng không có hệ thống truyền thông “chính thống” nào dám nhắc đến, dù chỉ là một con chữ hèn mọn nhất.
Ở đâu đó trên thế giới, có người trẻ tuổi dám công khai viết lên trán, từ chối quyền lãnh đạo của một tân tổng thống, thì ở đất Việt Nam nhỏ bé, cũng có những sinh viên đứng lên từ chối cách hành động vô pháp ở tòa án, và đòi xác lập những nguyên tắc đã được hiến pháp quy định.
Tuổi trẻ không ươn hèn. Dù nơi nào cũng vậy. Chỉ khác là ở các quốc gia tôn trọng nguyên khí của dân tộc thì tuổi trẻ như vậy được vinh danh, còn ở những quốc gia có những kẻ lãnh đạo hèn hạ và vô minh, thì sẽ tìm cách tiêu diệt họ. Có vô vàn những ví dụ như vậy với sinh viên Cuba và Trung Quốc.
Tuổi trẻ không có sự khác biệt về màu da và tổ quốc trong hành động yêu nước, yêu con người. Chỉ khác là ở các bản tin thời sự, người ta hay tấm tắc khen những người trẻ ở rất xa, và lãng quên những người trẻ ở ngay quê hương mình. Có thể vì thờ ơ, cũng có thể vì hèn.
Nhưng dù được nhớ hay không, được vinh danh hay bị lãng quên… tuổi trẻ Việt Nam cũng như Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Anh… vẫn luôn âm ỉ trong trái tim mình ngọn lửa của lẽ phải và sự thật, chờ một ngày tỏa sáng – tôi tin như vậy.
Và chắc chắn, Việt Nam cũng phải có một thế hệ tuổi trẻ không ươn hèn.
Tuấn Khanh, Sài Gòn 08/02/2017
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
Thỉnh nguyện thư gửi Giáo Hoàng về cựu TGM Ngô Quang Kiệt
1.500 người vừa ký thỉnh nguyện thư gửi Giáo hoàng Francis xin minh xét cho cựu Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, người mà họ cho là đã "bị oan khiên".
Đức Joseph Ngô Quang Kiệt, sinh năm 1952, đảm nhận chức vụ Tổng giáo phận Hà Nội từ năm 2005 - 2010.
Trong thời gian đó, ông đã gặp nhiều khó khăn với chính quyền, nhất là quanh vụ Tòa Khâm sứ ở phố Nhà Chung.
Tòa Tổng giám mục Hà Nội, đứng đầu là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, trong một thời gian dài đã yêu cầu xin lại tòa nhà từng được dùng làm văn phòng của đại diện tòa thánh Vatican.
Giáo dân cũng tổ chức nhiều cuộc cầu nguyện đông người bên ngoài để "đòi khu đất tòa Khâm sứ cũ".
Các nỗ lực đó đã thất bại khi cuối cùng vào năm 2008, chính quyền Hà Nội thu hồi, 'quy hoạch dự án xây dựng công viên cây xanh' tại đây.
Tháng 5/2010, theo Đài Vatican, Giáo Hoàng Benedict XVI nhận đơn từ chức của Tổng Giám Mục Hà Nội Joseph Ngô Quang Kiệt vì lý do sức khỏe, chiếu theo khoản số 401 triệt 2 của Bộ Giáo Luật.
Sau đó, ông chuyển tới Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình
'Oan khiên'
Thỉnh nguyện thư ký tên một số cá nhân ở Mỹ, Canada, Bỉ, Pháp… nêu: "Cựu Tổng Giám mục Joseph Ngô Quang Kiệt luôn đứng trước đàn chiên, tuyên bố sẵn sàng chết hay bị tù vì đoàn chiên. Ngài không bỏ chiên, nhưng Ngài bị chính Bề trên, quyền lực Giáo hội tại Vatican chấp nhận yêu sách của sói, buộc Ngài phải rời khỏi đoàn chiên".
"Xin Chúa phù hộ để Đức Thánh Cha [Giáo hoàng] nghĩ đến một kẻ chăn chiên biết bảo vệ đàn chiên và vâng lời Bề trên hiện đang phải ẩn mình trong trong một tu viện, như một người bị lôi ra khỏi hệ thống chăn chiên chỉ vì Vatican và các anh em Ngài đã bức bách Ngài rời bỏ đoàn chiên do áp lực của đàn sói".
Hôm 8/2, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, phòng Công lý Hòa bình, Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn, nói: "Thỉnh nguyện thư cho thấy tiếng nói của giáo dân có thể khiến Vatican nhìn lại vấn đề liên quan đến Đức cha Kiệt một cách toàn diện hơn."
"Giáo dân không đòi hỏi Vatican phải quyết định theo ý của họ mà mong nhận được những chỉ dẫn mang tính ơn Chúa chứ không phải dàn xếp chính trị."
"Lần này, nếu thỉnh nguyện thư đến được tay Giáo hoàng Francis, tôi tin là Ngài sẽ xem xét nghiêm túc, vì Ngài đang trong tiến trình cải tổ Roma và có những vấn đề mà Ngài quan tâm đến Việt Nam nhưng chỉ nhận được thông tin qua lăng kính ngoại giao hơn là từ giáo dân."
"Hiện Đức cha Kiệt tuy không có chức danh chính thức nhưng có đóng góp cho giáo dân, giáo sĩ trong và ngoài nước."
"Nếu ở vị trí chính thức, Ngài sẽ gánh vác trách nhiệm trọn vẹn hơn."
"Tôi không đặt vấn đề Đức cha Kiệt có được quay về Giáo phận Hà Nội sau thỉnh nguyện thư này hay không."
"Vấn đề lớn hơn là đã đến lúc Hà Nội trả lại tự do thật sự cho cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng, chứ không phải sự kềm kẹp và nhả ra từ từ."
"Còn chuyện Đức cha Kiệt có trở lại Hà Nội hay không thì có khi chính quyền muốn mà chưa chắc Vatican muốn, vì ngài có thể được đặt vào một vị trí phù hợp hơn với ơn Chúa," linh mục Thanh nói với BBC.
Hôm 8/2, BBC liên hệ với Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình, nơi Cựu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt sống từ bảy năm qua, để hỏi suy nghĩ của ông về thỉnh nguyện thư nêu trên.
Tuy vậy, ông nhắn lại qua một người khác rằng "đang muốn nghỉ ngơi".
32 phụ nữ Việt bị bán qua Trung Quốc được giải cứu
17 cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người, đang ở tạm tại Trung tâm phục hồi nhân phẩm tỉnh Lào Cai hôm 18/4/2015
Cảnh sát tỉnh Vân Nam Trung Quốc giải cứu 32 phụ nữ Việt bị bán qua Hoa Lục để làm vợ các nông dân địa phương.
Đây là kết quả một chiến dịch truy quét nhằm giảm thiểu nạn buôn người tại các khu vực nghèo khó ở Việt Nam. Tin AFP dựa trên nguồn tin của Phòng Công An Nhân Dân tỉnh Vân Nam cho biết 75 nghi phạm trong đường dây buôn bán phụ nữ Việt qua vùng Vân Nam của Trung Quốc đã bị bắt giữ.
Đài truyền hình CCTV của Trung Quốc cho biết trước khi bị bán đi thì các nạn nhân bị cầm giữ và canh chừng bởi những gia đình Trung Quốc thuộc vùng sâu vùng xa tỉnh Vân Nam gần biên giới Việt Nam. Tiếp đó, họ sẽ được đưa đi gả bán cho những người cần vợ tại 6 tỉnh miền Trung và miền Đông của Hoa Lục. Một phụ nữ được giải cứu nói với phóng viên là khi cô tìm cách trốn thì đã bị 2 người đàn ông bắt lại, họ hăm dọa và đánh đập cô cô bằng cây sắt.
Nạn buôn người trở nên nghiêm trọng tại Trung Quốc bao năm qua với nhiều cô gái quê từ Việt Nam bị bán sang đây để làm vợ. Đàn ông thôn quê ở Trung Quốc cho rằng mua một người vợ từ bên ngoài về thì rẻ hơn là cưới một người vợ bản địa.
.
Truyện Dài Nhiều Tập Chống Donald Trump
Chỉ mới có hai tuần thôi mà ta đã thấy TT Trump đang xoá bàn cờ, làm lại hết mọi chuyện từ đầu. Tốt hay xấu chưa ai biết, nhưng đã bị đánh nhừ tử. Tương lai không biết thọ được bao lâu. Theo cái đà này thì chắc 6 tháng nữa, đảng DC sẽ xúc tiến thủ tục đàn hạch TT Trump với sự cổ võ vô điều kiện của TTDC.Mối nguy lớn nhất cho đến nay chính là quan hệ giữa chính quyền Trump với đảng DC và nhất là với TTDC. Việc hai bên công khai tuyên chiến với nhau sẽ đưa đến những quan hệ khó khăn nhất cho cả hai, đặc biệt là cho TT Trump, khi mà TTDC sẵn sàng bóp méo, xuyên tạc, phóng đại, và cả tung tin phiạ để khích động quần chúng chống ông. Cựu phát ngôn viên của TT Bush con nhận định ngày trước TTDC đánh TT Bush tơi bời, nhưng bây giờ đánh TT Trump gấp ba lần.
TTDC bằng mọi cách muốn đánh tân tổng thống đến rớt đài ngay, hay ít nhất cũng tìm mọi cách hạ uy tín và tính chính danh của ông. Từ việc tấn công bất cứ lời nói hay hành động nào, tất cả những bổ nhiệm tân nội các, và tất cả mọi pháp lệnh. Cho đến những tấn công nhỏ mọn kiểu TT Trump được hậu thuẫn thấp nhất, ít người tham dự lễ tuyên thệ, bà Melanie mặc quần áo xấu, ông Trump uống thuốc mọc tóc, v.v… Hay những tấn công nặng ký hơn về những chuyện như giấy thuế, xung khắc quyền lợi, gia đình trị, di dân, cấm cửa dân Hồi, cãi nhau với đồng minh,…
Thử cái này không được thử cách khác, biết đâu sẽ có ngày thành công. Không ít anh nhà báo đang âm thầm ôm mộng đi vào lịch sử vì diệt được TT Trump như đã hạ được TT Nixon trước đây.
Đọc báo hai tuần qua, ta thấy có hai chuyện lớn phe ta mang ra đánh TT Trump tàn bạo nhất.
Thứ nhất là việc TT Trump ký pháp lệnh. Trong vòng chưa đầy hai tuần, TT Trump, qua một loạt gần 20 pháp lệnh và cả chục ký chú [memoranda, cũng là chỉ thị tuy nhẹ tính pháp chế hơn], đã thay đổi nhiều hơn 8 năm của TT Obama là người ra tranh cử với khẩu hiệu “Thay Đổi”. Nhưng có gì đáng ngạc nhiên đâu? TT Trump đang làm những gì ông đã hứa khi tranh cử và ông đã được bầu vì những hứa hẹn đó mà. Hay là ngạc nhiên là có một chính khách khi nắm quyền lại có thể giữ những lời hứa khi ra tranh cử?
Sau một phút bàng hoàng vì ngạc nhiên, cả thế giới cấp tiến xúm vào đánh hội đồng tất cả mọi quyết định của TT Trump, không chừa bất cứ cái nào. Chẳng những đánh vào nội dung các quyết định, mà cũng đánh luôn về hình thức quyết định khi TTDC đặt vấn đề hợp pháp của các pháp lệnh. Cũng có lý khi ta hiểu nước Mỹ là nước pháp trị, có luật lệ đàng hoàng. Nhưng điều lạ lùng là với TT Obama, từ pháp lệnh đầu tiên đóng cửa nhà tù Guantanamo đến hàng loạt pháp lệnh những ngày cuối, sao không thấy TTDC hay ông giáo sư luật nào thắc mắc?
Ngay sau khi tái đắc cử năm 2012, TT Obama công khai thách đố thiên hạ, tuyên bố sẽ hành xử quyền tổng thống bất cần quốc hội. “Chúng ta sẽ không chờ lập pháp gì hết để bảo đảm chúng ta đáp ứng nhu cầu của dân Mỹ. Tôi có cây bút và điện thoại”. Đó là tuyên bố của TT Obama tháng Giêng 2014. TTDC tuyệt đối im ru bà rù.
Hay là xứ Mỹ này có hai bộ Hiến Pháp: một dành cho tổng thống DC và một dành cho tổng thống CH?
Việc thứ hai liên quan đến chính sách di dân của TT Trump.
Trước hết là vụ xây tường tại biên giới Mễ.
Kiểm soát di dân gốc Nam Mỹ là lời hứa hẹn đầu tiên của ứng viên Trump. Ông đã long trọng hứa xây tường thì bây giờ ông phải xúc tiến thôi. Người ta có thể chất vấn về chi phí cũng như về hiệu quả của bức tường, nhưng đây là những chi tiết thực hành mà chúng ta chỉ có thể bàn đến khi có dịp nhìn vào kết quả thực tế.
Trong vấn đề di dân này, TTDC và phe cấp tiến, kể cả ông chủ Facebook Marc Zuckerberg hay tỷ phú George Soros,… đã là những tiếng nói thiếu lương thiện nhất. Họ hô hoán nước Mỹ là quốc gia xây dựng trên di dân, do đó chống di dân là đi ra ngoài truyền thống của Mỹ, là vô nhân, là kỳ thị màu da,… Điều họ cố tình không nhắc đến là TT Trump chưa khi nào chủ trương khoá cửa biên giới, không bao giờ nhận di dân nữa. Điều ông không chấp nhận là di dân vào lậu, bất hợp pháp. Ông đòi khoá biên giới, trục xuất di dân lậu, rồi sau đó, cho họ xếp hàng, vào lại nước Mỹ theo đúng luật lệ hiện hành, là những luật lệ đã có từ hồi nào đến giờ, không phải do ông Trump đặt ra. Chià khoá thực sự của vấn đề, cái danh từ chủ chốt mà mấy ông bà cấp tiến lờ đi, đó chính là danh từ bất hợp pháp, mà họ tô son vẽ phấn, ngụy trang thành undocumented, tức là không có giấy tờ.
Nhiều ông an-nam-mít so sánh di dân lậu Mễ với dân tỵ nạn Việt. Ngớ ngẩn! Di dân TT Trump muốn ngăn là đám di dân chui, vào Mỹ bất hợp pháp để kiếm cơm. Dân tỵ nạn ta vào Mỹ vì lý do tỵ nạn chính trị hay đoàn tụ gia đình, hoàn toàn hợp pháp.
Phe cấp tiến hậu thuẫn khối di dân này vì lá phiếu, các đại gia hậu thuẫn vì lý do kinh tế, nhân công rẻ, làm những việc tệ mạt nhất như tài xế, làm vườn, vú em, lau chùi quét dọn,…, đồng thời cũng giúp dìm mức lương chung của Mỹ xuống theo.
Đánh vào lòng trắc ẩn của dân Mỹ, TTDC hô hoán, báo động về việc mấy trăm ngàn trẻ em di dân lậu, gọi là Dreamers -những người đang ôm mộng- bị đe dọa đuổi ra khỏi xứ, nhưng cố tình lờ việc đám trẻ này chỉ là những mỏ neo mà bố mẹ chúng cố tình lùa qua Mỹ để có dịp bảo trợ bố mẹ chúng qua Mỹ theo thôi. Việc đúng đắn phải làm là trả chúng về cho bố mẹ chúng.
Hết chuyện di dân Mễ qua di dân Trung Đông.
Một trong những pháp lệnh có hiệu lực ngay lập tức và đang gây náo loạn là lệnh không nhận di dân từ nửa tá các nước Trung Đông.
Trước khi đi xa hơn, phải nói ngay theo cơ quan thăm dò Rasmussen, đa số (56%) dân Mỹ ủng hộ quyết định này của TT Trump. Nhưng dĩ nhiên cái đa số thầm lặng này đã bị khối thiểu số chống đối ồn ào lấn át hết. Từ những phong trào phản chiến thân cộng của thập niên 60 đến giờ, khối chống đối cấp tiến luôn luôn là khối ồn ào nhất, bất chấp luật pháp nhất.
TTDC, phe cấp tiến, và chính khách DC khua chiêng trống đinh tai luôn. Vi phạm nhân quyền, vi phạm Hiến Pháp, kỳ thị tôn giáo, vô nhân đạo,… không thiếu gì tội tầy trời. TTDC chạy tít khổng lồ: TT Trump cấm cửa dân Hồi giáo từ 7 xứ Libya, Sudan, Somalia, Iraq, Iran, Syria và Yemen.
Đây là chuyện gây tranh cãi nhiều nhất chỉ vì… TTDC tung ra nhiều tin phiạ nhất [được phần lớn truyền thông tỵ nạn sao y bản chính lại].
Trước hết, lệnh cấm không nêu danh bất cứ xứ nào ngoài Syria mà chương trình di dân bị đình hoãn vô hạn định. Lệnh cấm cửa 90 ngày chỉ ghi các xứ nằm trong danh sách của một điều khoản đặc biệt, gọi là các xứ đáng quan tâm. Danh sách các xứ đáng quan tâm này do TT Obama lập ra từ năm 2015, được Hạ Viện phê chuẩn, chứ không phải do TT Trump mới đặt ra. Đó là 7 xứ nêu trên.
TT Obama đặt những xứ đó trong thủ tục cần xét gắt gao trước khi cấp hộ chiếu. Khi đó, không nghe ai hô hoán kỳ thị Hồi giáo gì hết. Bây giờ, TT Trump chỉ đi thêm một bước nữa: ông cho rằng những thủ tục thanh lọc có thể chưa đầy đủ, cần 90 ngày để xét lại và củng cố thêm. Thế là phe ta nhẩy dựng như điả phải vôi.
Không khác gì luật của TT Obama, pháp lệnh của TT Trump bao trùm tất cả dân mấy xứ đó, không có một chữ nào về Hồi giáo, có nghiã là bao gồm Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay vô tôn giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Bà La Môn luôn nếu có.
Tổng cộng số di dân các xứ này được nhận vào Mỹ năm 2016 khoảng 30.000, trong đó có khoảng 12.000 từ Syria, 9.000 từ Somalia, 8.000 từ Iraq, và 3.000 từ Iran. Mấy xứ kia không đáng kể. Tức là quyết định của TT Trump chỉ ảnh hưởng đến khoảng 30.000 người trong khi có gần 1.500.000.000 (một tỷ rưỡi) người Hồi giáo trên thế giới. Theo tỷ lệ, là 0,00002% (nhiều 0 quá, không biết có tính đúng không!), không phải 100% dân theo đạo Hồi. Khác rất xa nếu quý độc giả biết làm toán cộng trừ. Hơn 30 xứ Hồi giáo trên thế giới chẳng bị cấm gì, như Ai Cập, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Dương, các xứ Bắc Phi, các tiểu vương Vùng Vịnh, Pakistan, Bangladesh,…
Cuối cùng lệnh cấm cửa không phải vĩnh viễn, mà chỉ có hiệu lực ngắn hạn, 90 ngày cho tất cả những người từ 7 xứ trên muốn vào xứ Mỹ, kể cả du khách và du học sinh, và 120 ngày cho tất cả các di dân, mục đích để các cơ quan an ninh có thời giờ thiết lập các thủ tục thanh lọc chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn khủng bố len lỏi vào.
Nhiều người chất vấn dân những xứ bị cấm chẳng có anh nào dính dáng vào khủng bố ở Mỹ, trong khi Ả Rập Saudi là quê hương của 15 tên khủng bố 9/11, tại sao không cấm dân xứ này? Tại sao không cấm dân Ai Cập là xứ của ông chùm Al Qaeda hiện nay? Một nhà báo tỵ nạn mau mắn chép lại tin của TTDC nêu ra danh sách các nước TT Trump không cấm: toàn là những xứ TT Trump có quyền lợi kinh tế.
Luận điệu TT Trump tránh né những xứ này vì ông có quyền lợi kinh doanh chỉ là những xuyên tạc bôi bác rẻ tiền vì danh sách 7 xứ này là do TT Obama lập ra. Muốn hỏi chuyện này thì phải hỏi TT Obama.
Thật ra, chất vấn vậy là không hiểu tại sao TT Obama đã phân loại như vậy và tại sao TT Trump có biện pháp cấm cửa những xứ này. Đây không phải là hành động trả thù khủng bố Ả Rập hay Ai cập, mà là biện pháp phòng ngừa cho tương lai. Căn gốc của vấn đề là kiểm tra lý lịch, quá khứ của những người muốn vào Mỹ. Dân những xứ như Ả Rập Saud, Ai Cập, có một hệ thống chính quyền hữu hiệu, có thể kiểm tra tương đối dễ dàng nên những biện pháp hiện có đủ hữu hiệu không cần phải cứu xét lại.
Trong 7 nước bị lưu ý, có 4 xứ vô chính phủ đang đánh nhau loạn xà ngầu, là Libya, Sudan, Yemen và Somalia, một xứ không có liên lạc ngoại giao với Mỹ là Iran, và hai xứ vẫn còn chiến tranh mà chính phủ chỉ kiểm soát được một phần lãnh thổ là Iraq và Syria. Giấy tờ hồ sơ lý lịch bị thiêu hủy hết, giấy tờ giả tràn lan, làm sao truy cứu lý lịch? Đó chính là lý do tại sao TT Obama –chứ không phải TT Trump- đã xếp hạng những xứ này vào loại đáng quan tâm, cần thanh lọc kỹ hơn.
Những người hô hoán việc cấm cửa này “chà đạp lên những giá trị cao quý nhất” của Mỹ chỉ là vẹt lập lại những khẩu hiệu của TTDC, xuyên tạc theo phe phái. Khi TT Obama phân loại 7 xứ này thì sao không nghe ai nói chuyện chà đạp gì?
TT Trump không hề cấm cửa vĩnh viễn bất cứ một ai hết. Đây chỉ là những biện pháp nhất thời 3-4 tháng nhằm tăng cường an toàn cho nước Mỹ và dân Mỹ trong đó có ngay cả những người chống đối mạnh nhất. Trong lịch sử Mỹ, đã có nhiều lần những biện pháp tạm thời này được ban hành, cụ thể nhất là quyết định của 2 tổng thống DC:
– Năm 1979, TT Carter cấm cửa vô hạn định tất cả mọi công dân Iran, 60.000 sinh viên Iran bị bắt ghi danh –register- với cảnh sát Mỹ ngay lập tức, gần 5,500 bị trục xuất hay tự ý bỏ về nước. TT Carter cũng ra lệnh hàng chục ngàn chiếu khán đã cấp cho du khách và du học sinh bị thu hồi lại hết.
– Năm 2011, TT Obama cấm cấp chiếu khán cho tất cả dân Iraq vào Mỹ trong 6 tháng để xét lại các thủ tục nhập cảnh của dân Iraq.
Cả hai lần, tuyệt đối TTDC im ru, và cũng vì vậy, chẳng ai biểu tình tố hai ông này kỳ thị Hồi giáo hay chà đạp lên cái gì hết.
Nhiều người cũng tố lệnh cấm ra quá gấp, không thông báo trước, không tham khảo ý kiến rộng rãi các bộ liên hệ theo đúng thủ tục hành chánh. Đúng là chỉ trích ngớ ngẩn. Nếu thông báo trước hay nếu tham khảo ý kiến các bộ khi các tân bộ trưởng chưa được bổ nhiệm, còn toàn là người của chính quyền Obama, thì bảo đảm ba phút sau, tin sẽ bị lộ, cả trăm ngàn người sẽ xếp hàng tại các tòa đại sứ Mỹ, trong đó sẽ có không ít cảm tử của ISIS, và các xử lý thường vụ tòa đại sứ do TT Obama bổ nhiệm sẽ ký cho cả ngàn người vào mỗi ngày ngay.
CNN công bố thống kê cho thấy con số khủng bố tại Mỹ rất ít, mối nguy rất nhỏ. Không sai. Đối với những người không là nạn nhân bị khủng bố giết thì 100.000 tên khủng bố cũng chỉ là một con số thống kê nhỏ. Nhưng đối với gia đình những nạn nhân bị giết thì chỉ một tên khủng bố cũng đã là quá nhiều rồi. Chẳng lẽ TTDC và những người chống Trump muốn đợi một vụ 9/11 thứ hai mới cần biện pháp phòng ngừa? Hay là đợi một người thân nào của mình bị khủng bố giết thì mới thấy mối nguy?
Phải nói cho ngay, lệnh cấm cửa đi quá xa khi cản luôn cả những người đã có thẻ xanh. Chính quyền Trump đã thấy vấn đề và thu hồi lệnh cấm hạng người này. Chỉ chứng tỏ tân chính quyền làm việc còn thiếu kinh nghiệm, rất luộm thuộm. Việc thi hành lệnh mới cũng đã đưa đến những rối loạn tại các phi trường vì khả năng yếu kém của đám công chức. Cũng giống như mấy ngày đầu của Obamacare, tuy khác ở điểm luộm thuộm Obamacare gây phiền toái cho cả triệu dân Mỹ trong khi vụ cấm cửa này chỉ phiền hà vài trăm anh chị Trung Đông.
Ngay cả các ông toà cũng bối rối. Một ông toà ra lệnh hoãn thi hành toàn bộ pháp lệnh, không cho trục xuất những người bị kẹt ở phi trường, nhưng lại cho tạm giam họ. Một ông toà khác hoãn thi hành pháp lệnh trong một tuần. Một ông tòa nữa ra quyết định pháp lệnh vô hiêu lực trên cả nước. Những chuyện này, tốt nhất không nên bàn góp nếu không phải là luật sư chuyên nghiệp. Dựa cột mà nghe.
Nhìn chung, ta thấy TT Trump nhìn Mỹ như là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, United States of America. TTDC và phe cấp tiến nhìn Mỹ như là… Liên Hiệp Quốc, United Nations of the World, thế giới đại đồng mở toang cửa cho cả tất cả tự do ra vào.
Riêng đối với dân Việt ta, trái với những báo động sảng của vài người chống TT Trump, quyết định này chẳng có hậu quả tai hại nào cho dân Việt tỵ nạn chính đáng vì chỉ nhằm ngăn cản khủng bố. Có thể thủ tục xin di dân nhất thời bị chậm trễ, nhưng rồi cũng qua.
xxx
Chuyện rõ ràng cả thế giới đang nhìn thấy, TTDC đã thẳng thừng từ bỏ trách nhiệm thông tin trung thực, để biến thành một thứ … bộ đội xung phong chống Trump. Cuộc chiến chống TT Trump của TTDC và đảng DC là một loại… tiêu thổ kháng chiến: đốt phá đập tất cả không chừa. Một sách lược nhiều chiến lược gia DC đã bắt đầu nghi ngờ vì tính quá khích cực đoan thường trực tự nó sẽ mất dần ý nghiã và hậu thuẫn của quần chúng.
Sự hung hăng của TTDC ngày nay còn hơn xa sự hung hăng đánh TT Nixon thời xưa. Có nhiều lý do giải thích sự hung hăng cực đoan này.
Lý do đầu tiên là vì khuynh hướng lịch sử tự nhiên. Quan hệ giữa TTDC với các chính quyền CH chưa bao giờ tốt đẹp từ thời TT Nixon đến nay, vì lý do rất giản dị là 80% các nhà báo, ký giả, chủ bút, chủ nhiệm, chủ tịch, giám đốc,… các cơ quan ngôn luận đều theo DC, yểm trợ tiền và bỏ phiếu cho DC.
Lý do thứ nhì là việc ông Trump đắc cử đã chứng minh tất cả những nhận định, những tiên đoán trước đây của TTDC về ứng viên Trump đều đã sai bét. TTDC ê mặt, nhưng không chịu thua, tìm mọi cách chứng minh những người sai chính là những cử tri đã bỏ phiếu cho ông Trump. Cách TTDC cho là hữu hiệu nhất là đánh ông ta đến cùng để chứng minh họ đã nhận định chính xác và đánh giá ông đúng mức ngay từ đầu.
Lý do thứ ba là do chính TT Trump khiêu khích. Ông đã qua mặt TTDC bằng cách sử dụng Tweeter, Facebook,… Ông cũng dùng những câu tuyên bố nẩy lửa hay những hành động có tính khiêu khích rõ ràng để khích động, chọc cho TTDC phát điên, phản ứng quá trớn.
Trong khi tất cả các chính quyền tiền nhiệm lo o bế TTDC, thì TT Trump công khai và cố tình dìm TTDC xuống. Mở miệng là ông nhấn mạnh “dishonest media” – truyền thông không lương thiện.
Ý định của TT Trump rất rõ: ông muốn thay đổi vai trò và ảnh hưởng của TTDC. Ông khiêu khích họ, khiến họ càng ngày càng đánh chính quyền Trump mạnh, tức là càng ngày càng mang tính quá khích, cực đoan, khiến khối này ngày càng mất sự tin tưởng của quần chúng, đặc biệt là của khối độc lập không phe ta. Chưa kể đánh TTDC cũng sẽ khiến cử tri của ông vui mừng thích thú, hậu thuẫn càng tăng mạnh.
Cho đến nay, không ai nhìn thấy tương lai quan hệ giữa TT Trump và phe ta gồm TTDC và cả đảng DC sẽ đi về đâu, nhưng điều hiển nhiên là mọi bên, nếu không u đầu thì cũng bầm mặt, trong khi sinh hoạt chính trị Mỹ sẽ ngày càng bế tắc trong phân hoá. (05-02-17)
Vũ Linh
Việt Nam sẽ là ‘thủ phủ’ tôm của thế giới
NGUỒN TIN: VOA
Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong Hội Nghị Phát Triển Ngành Tôm tại Cà Mau. Ảnh: VOV
Ngày 6/2/2017, trong lúc tham dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Tôm Việt Nam ở Cà Mau, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chính phủ quyết tâm đưa ngành tôm trở thành “mũi nhọn,” với mục tiêu biến đồng bằng sông Cửu Long trở thành “thủ phủ” ngành tôm, tiến tới việc nuôi trồng và chế biến tôm đạt tiêu chuẩn thế giới, để đạt được mục tiêu chiếm 10% GDP của cả nước vào năm 2025.
Hồ nuôi tôm tại Việt Nam. Ảnh: VfpressNhà máy chế biến tôm. Ảnh: Báo điện tử Chính phủTiến Sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Trị Kinh Tế Trung Ương, đã nhận xét: Mục tiêu này tuy “cao” nhưng khả thi, nếu Việt Nam áp dụng những “cải tiến mạnh mẽ.” Việt Nam đề ra mục tiêu cao về xuất khẩu tôm, nhằm thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn đáng báo động hiện nay, ở những khu vực được xem là vựa lúa của Việt Nam. TS. Lê Đăng Doanh cho rằng cách thức biến “nguy” thành “cơ” có thể thực hiện, nếu Việt Nam quyết tâm thực hiện những cải tiến mạnh mẽ và thay đổi chính sách. Giăng lưới bắt tôm. Ảnh: Tepbac.com
Tôm xuất khẩu của Việt Nam lâu nay thường bị kẹt lại ở cửa khẩu của một số nước nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Nhật, vì bị phát hiện bơm các tạp chất vào nhằm tăng trọng lượng tôm. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vừa cho biết, tôm nhập cảng từ Việt Nam sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Mức thuế cụ thể sẽ được công bố trong tháng này. Kết luận trên được Bộ Thương Mại đưa ra, trong đợt xem xét 5 năm lần thứ hai về thuế chống bán phá giá, đối với tôm đông lạnh nhập cảng từ Việt Nam.
Tôm Việt Nam. Ảnh: vneconomy.vn
5 thứ làm hại tim, phổi, thận, gan, mật nhiều nhất: Có thể bạn vẫn vô tình ăn hàng ngày
Vân Hồng | 05/02/2017 08:35
Mỗi cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể luôn có "khắc tinh" riêng. Liệu chúng sợ nhất điều gì bạn có biết hay không? Đây là những điều 5 cơ quan này muốn "nói" nhất.
Tim, phổi, thận, gan, mật…là những cơ quan nội tạng quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Chúng cũng như những thực thể khác, đều có những "thiên địch" luôn chống phá sự an toàn trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Nếu chúng ta sớm biết rằng các cơ quan này sợ nhất điều gì, sẽ có cách để "giải cứu" chúng khỏi những nguy cơ mất an toàn vẫn đang đều đặn tấn công chúng hàng ngày thông qua thói quen sinh hoạt. Sau đây là ý kiến của chuyên gia giúp bạn phòng bệnh đúng cách.
Tim chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong cơ thể, nhưng nó chính là một chiếc động cơ hoạt động chính của cơ thể bạn, là duy nhất và đặc biệt quan trọng.
Chuyên gia dinh dưỡng Nhan Hiểu Đông, Hiệp hội Dinh dưỡng Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc)
Để bảo vệ tim khỏi sự tấn công, chúng ta cần phải bắt đầu từ chế độ ăn ít muối. Nghiên cứu chứng minh rằng muối có tác hại tỉ lệ thuận với bệnh huyết áp cao, càng ăn mặn bao nhiêu, huyết áp càng tăng bấy nhiêu.
Nếu mỗi ngày bạn ăn thêm 1g muối, huyết áp sẽ tăng thêm khoảng 2mm Hg, đồng thời khoảng cách huyết áp trên dưới giãn ra 1,7 mm Hg.
Thành phần chính của muối là natri clorua, khi ăn quá mức, có thể gây trữ nước trong cơ thể, tăng áp lực nội mạch, tăng gánh nặng cho tim.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhan Hiểu Đông, Hiệp hội Dinh dưỡng Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) chia sẻ, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 6g muối.
Nên chọn loại muối có nồng độ nhạt, bởi trong những loại muối này đã được loại bỏ bớt 20% natri clorua, thay vào đó là kali clorua. Từ đó giảm thiểu các ion natri, giảm nguy cơ huyết áp cao, và kali có tác dụng giúp giảm huyết áp.
2. Phổi sợ nhất là khói thuốc, yêu cầu tiêu chuẩn không khí rất cao
Phổi là "cỗ máy làm mới" và lọc khí của cơ thể, khi hút thuốc lâu dài, các hạt khói độc hại đó sẽ được lắng đọng trong phổi, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh phổi.
Biểu hiện sớm nhất là rối loạn chức năng hô hấp, phát sinh các bệnh thông thường như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, trường hợp nặng có thể bị ung thư phổi.
Nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá có sự liên quan và tỉ lệ thuận với khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Người hút thuốc với số lượng khoảng 20 điếu/ngày kéo dài trong 20 năm có khả năng ung thư đặc biệt cao.
Ngoài hút thuốc, người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm lâu dài cũng là yếu tố gây tổn thương đến phổi.
Các chuyên gia cho rằng, sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn nên hít một hơi thật sâu, tìm một nơi có không khí trong lành để làm sạch phổi. Hãy luôn giữ cho môi trường sống và làm việc được sạch sẽ, trong lành, thoáng khí.
3. Thận rất sợ thịt, ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận
Các chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm bao gồm carbohydrate, protein và chất béo. Theo bác sĩ Thiếp, chất đạm có vai trò tạo thành một số lượng lớn các enzyme protein giúp cơ thể phát triển.
Tuy nhiên, các protein trong quá trình phân giải trong cơ thể khác với carbohydrate và chất béo, vì nitơ của nó sẽ được chuyển đổi thành phần urê, mà các chất này cần được xử lý qua thận. Vì thế, ăn nhiều thịt sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dần sẽ sinh bệnh.
BS. Viên Thiếp, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Số 1 Nam Kinh (Trung Quốc)
4. Gan sợ chất béo, người béo thường mắc bệnh gan nhiễm mỡ, nặng nhất là ung thư gan
Bác sĩ Thiếp chia sẻ, người bị béo phì đa phần mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bởi khi gan có mỡ thì các nội tạng khác cũng sẽ có sự ảnh hưởng.
Khi chúng ta ăn mỡ động vật vào, gan sẽ phải có nhiệm vụ chuyển hóa nó thành chất béo.
Những chất béo này muốn loại bỏ thì phải cần đến vận động, tập thể dục. Chúng luôn là "lực cản" nặng nề cho quá trình hoạt động của gan.
Khi cơ thể vừa béo lên, ngay lập tức tích mỡ vào gan, làm cho gan không xử lý kịp, sinh ra bệnh.
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan, viêm gan, lâu hơn nữa sẽ gây nguy cơ ung thư gan.
5. Túi mật sợ nhất là thói quen thất thường, không ăn sáng dễ gây ra sỏi
Nhiều người muốn giảm cân hoặc bận rộn thường cho rằng bữa ăn sáng không quá cần thiết, họ có thể nhịn hoặc ăn uống thất thường. Như mọi người đều biết, đây là một "cú đánh lớn" vào túi mật.
Tương tự như tuyến tụy, cơ thể liên tục tiết ra mật và lưu trữ trong túi mật để mỗi mỗi bữa ăn sẽ tự động tiết mật, co bóp, đẩy mật ra đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Đây là một quy trình khép kín và phải vận động theo quy luật cố định.
Sau khi ngủ dậy nếu không ăn sáng, lượng dịch mật ứ đọng quá nhiều trong mật mà không tiêu hao, lâu ngày sẽ tích tụ, khô lại tạo thành sỏi mật.
Những điều "thầm kín" này luôn thường trực diễn ra hàng ngày, nhưng nội tạng sẽ không bao giờ có cơ hội để "nói" cho bạn biết mà phòng tránh. Biết để thực hiện điều này sẽ không bao giờ quá muộn.
Loại quả làm tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ của 2 bệnh ung thư: VN có nhiều, dùng làm gia vị
BS. Nghiêm Xuân Hoàn (Nghiên cứu sinh tại Đức) | 08/02/2017 11:35
Những bằng chứng khoa học gần đây cho thấy ớt có nhiều tác dụng tuyệt vời mà có thể nhiều người không biết, trong đó có tác dụng phòng chống ung thư và gia tăng tuổi thọ.
Ớt là một gia vị phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày. Những bằng chứng khoa học gần đây cho thấy ớt còn có nhiều tác dụng tuyệt vời mà có thể nhiều người không biết, trong đó có tác dụng phòng chống ung thư và gia tăng tuổi thọ trung bình.
1. Thành phần tự nhiên trong ớt
Ớt có nhiều loại khác nhau về kích thước, màu sắc và mức độ cay. Nó có ở mọi nơi trên thế giới nhưng nhiều hơn ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Thành phần tự nhiên của ớt có rất nhiều vi lượng quan trọng được liệt trong bảng dước đây (1).
Mặc dù ớt rất giàu vitamin và khoáng chất như vậy nhưng chúng chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ trong chế độ ăn nên đóng góp không nhiều đối với việc bổ sung vi lượng. Một thành phần rất quan trọng quyết định vị cay của ớt đó là "Capsaicin".
Capsaicin có công thức hóa học là 8-methyl-N-vanillyl-6-nonenamide, không hòa tan trong nước nên trong trường hợp ăn cay quá mức, dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào, những thức ăn có sữa sẽ có tác dụng nhiều hơn.
2. Tác dụng thông thường của Capsaicin
Một trong những tác dụng được biết từ lâu của Capsaicin là diệt vi trùng, nên chất này thường được dùng để bảo quản thực phẩm, giữ cho thức ăn lâu bị hư hỏng (2).
Ngoài ra, Capsaicin được cho là giúp giảm đau bằng cách làm giảm tác dụng của hợp chất P tại các đầu mút thần kinh là chất vận chuyển thần kinh giúp truyền tín hiệu cơn đau về não. Vì thế có nhiều thuốc mỡ bôi giảm đau trên thị trường có chứa thành phần Capsaicin (3).
Nhiều bằng chứng thuyết phục từ những nghiên cứu dịch tễ học cũng như thực nghiệm chứng minh rằng chế độ ăn nhiều rau và hoa quả giúp phòng ngừa ung thư.
Capsaicin có trong ớt đã được chứng minh là có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của nhiều gen liên quan đến quá trình chết tế bào (apoptosis), tăng sinh mạch (angiogenesis) và di căn (metastasis) của tế bào ung thư.
Gần đây, nhiều nhóm nghiên cứu cho biết Capsaicin có vai trò quan trọng tác động đến nhiều con đường tín hiệu tế bào, quá trình ức chế khối u trong nhiều mô hình nghiên cứu thực nhiệm về ung thư trong đó nổi bật nhất là ung thư vú và ung thư đại tràng.
Capsaicin và ung thư vú
Đây có lẽ là một tin vui cho chị em phụ nữ, những người yêu thích ớt trong chế độ ăn hàng ngày. Theo đó một nghiên cứu gần đây được tiến hành ở Đại học Bochum, CHLB Đức cho biết, Capsaicin có thể gây ra sự chết tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú thông qua sự kích hoạt một protein xuyên màng có tên là TRPV1 (4) (Breast cancer – Target and Therapy. 12/2016).
Protein này có nhiều chức năng trong đó có chức năng vận chuyển các ion qua màng tế bào. Protein này biểu hiện cao ở các tế bào nhu mô vú.
Trong nghiên cứu này người ta thấy sau khi cho Capsaicin vào môi trường nuôi cấy, TRPV1 được kích hoạt dẫn đến ức chế sự phát triển các dòng tế bào ung thư. Số lượng lớn các tế bào ung thư ngừng phát triển và chết. Số còn lại thì không có khẳ năng di chuyển.
Kết quả này chứng minh Capsaicin có khẳ năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư vú và khả năng di căn của tế bào ung thư.
Với cùng cơ chế tương tự, kết quả công bố của một nhóm nghiên cứu từ trường đại học Y California-San Diego đăng trên tạp chí Journal of Clinical Investigation cho thấy rằng Capsaicin có thể làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư đại trực tràng (5).
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu bổ sung khẩu phần ăn có Capsaicin cho những con chuột bị biến đổi gien có nguy cơ phát sinh ung thư đường ruột. Kết quả cho thấy nhóm chuột có bổ sung Capsaicin có thời gian sống toàn bộ lâu hơn 30% so với nhóm chuột không được bổ sung.
Tiến sĩ Eyal Raz, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích của Capsaicin trong việc phòng ngừa phát sinh ung thư cũng như khẳ năng làm giảm sự phát triển khối u thông qua sự kích hoạt protein TRPV1.
TRPV1 đóng vai trò như một yếu tố ức chế khối u đường ruột.
3. Ăn ớt thường xuyên giảm nguy cơ tử vong
Nhận định này có vẻ như khôi hài nhưng lại là kết quả từ hai nghiên cứu trên đối tượng người tham gia rất lớn và được công bố gần đây trên tạp chí nổi tiếng BMJ và PlosOne (6,7).
Nghiên cứu đầu tiên đăng trên tạp chí PlosOne tiến hành trên 16.179 người tai Mỹ ở độ tuổi trên 18, với thời gian theo dõi dài trung bình 19 năm.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nhóm những người thường xuyên ăn ớt có nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân thấp hơn 13% so với những người không có thói quen này.
Nghiên cứu thứ 2 đăng tải trên tạp chí BMJ tiến hành trên 487.375 người có độ tuổi từ 30-79 và được theo dõi trung bình 8 năm. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia thành 7 nhóm dựa trên số ngày sử dụng ớt trong tuần.
Kết quả của nghiên cứu này cũng cho kết quả tương đồng với nghiên cứu đề cập ở trên. Tỷ lệ tử vong thấp hơn 14% ở nhóm người có thói quen ăn ớt 3-7 ngày/tuần và thấp hơn 10% ở nhóm ăn ớt 2 ngày/tuần so với nhóm không thường xuyên ăn ớt (≤1 ngày/tuần).
Mặc dù việc sử dụng ớt thường xuyên trong chế độ ăn có mối liên quan đến giảm nguy cơ tử vong đã được chứng minh, trong khi đó cơ chế của mối liên quan này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Nhóm nghiên cứu cho rằng Capsaicin có trong thành phần tự nhiên của ớt có thể là yếu tố chính thông qua kích hoạt TRPV1.
Sự kích hoạt này dẫn đến thay đổi nhiều quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường (8) từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong.
Tóm lại với những bằng chứng về tác dụng của ớt trong phòng ngừa ung thư và giảm nguy cơ tử vong, chúng ta nên chú ý sử dụng ớt thường xuyên hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
3. Anand P, Bley K. Topical capsaicin for pain management: therapeutic potential and mechanisms of action of the new high-concentration capsaicin 8% patch. Br J Anaesth. 2011
4. Lea V Weber. et al. Expression and functionality of TRPV1 in breast cancer cells.
5. Ion channel TRPV1-dependent activation of PTP1B suppresses EGFR-associated intestinal tumorigenesis. Journal of Clinical Investigation. 2014
6. Jun Lv. et al. Consumption of spicy foods and total and cause specific mortality: population based cohort study. BMJ. 2015
7. Mustafa C, Benjamin L. The Association of Hot Red Chili Pepper Consumption and Mortality: A Large Population-Based Cohort Study. PlosOne. 2017
8. Angela M. et al. Capsaicin From Plants to a Cancer-Suppressing Agent. Molecules. 2016