TRUNG TÂM HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017


TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP

Video Veteran Day 11-10-2017 In Arlington TX P1

Video Veteran Day 11-10-2017 In Arlington TX P2

Video Veteran Day 11-10-2017 In Arlington TX P3

Video Veteran Day 11-10-2017 In Arlington TX P4

Video Veteran Day 11-10-2017 In Arlington TX P5

Picture Veteran Day 11-10 - 2017 In Arlington Texas

239 new photos added to shared album

Tổng thống Trump tôn vinh cựu binh chiến tranh Việt Nam tại Đà Nẵng

11/11/2017

Tổng thống Donald Trump an ủi cựu binh chiến tranh Việt Nam Max Morgan từ California tại một buổi lễ ở khu nghĩ dưỡng Grand Hyatt ở Đà Nẵng hôm 10/11, 2017.
Tổng thống Donald Trump kỷ niệm ngày Lễ Cựu Chiến binh (11/11) bằng một bài phát biểu tại Đà Nẵng trước các cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đà Nẵng chính là nơi binh sĩ Mỹ đổ bộ cách đây hơn 50 năm và là nơi đặt căn cứ không quân của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tổng thống Trump có mặt tại Đà Nẵng hôm 10/11 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC-Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.
Ngỏ lời cám ơn 7 cựu chiến binh trở lại thăm Việt Nam trong dịp này, ông Trump nói: “Tôi chỉ biết họ vài phút trước đây và họ là những người mạnh mẽ và thông minh. Tôi thích họ. Tôi nghĩ họ cũng thích tôi.”
Trong bài phát biểu tại khu nghĩ dưỡng Hyatt Regency Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ ca ngợi những cựu binh này là những “anh hùng – những người đã hoàn thành nghĩa vụ cho đất nước chúng ta.”
Cùng ngày 10/11, Tổng thống Trump ký Tuyên bố xác nhận cam kết của nước Mỹ đối với chương trình Tưởng niệm 50 năm ngày chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 13 năm. Kế hoạch này khởi sự từ năm 2012 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2025. Ông kêu gọi mọi công dân Mỹ tỏ lòng biết ơn đối với các cựu chiến binh Việt Nam và thân nhân họ, kể cả bằng cách riêng tư hay công khai ở những buổi tưởng niệm và các sự kiện công cộng trên khắp nước Mỹ.
Tuyên bố có đoạn viết “Chúng ta hoan nghênh các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam anh dũng, những người vì phục vụ đất nước, bảo vệ nền tự do đã chiến đấu can trường chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ sự tự do cho người dân Việt Nam.
Cách đây nửa thế kỷ, vào năm 1967, gần 500.000 lính Mỹ tham chiến ở miền nam Việt Nam cùng với khoảng 850.000 binh sĩ đồng minh. Hơn 58.000 lính Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống nói “Chúng ta cùng có nghĩa vụ giúp đỡ những cựu chiến binh Việt Nam và gia đình họ làm lành các vết thương của cuộc chiến nặng nề đó. Chúng ta ghi nhớ rằng hơn 58.000 binh sỹ mà tên của họ được khắc trên bức tường đá đen giữa thủ đô Washington vì đã hy sinh trong cuộc chiến.”
Tổng thống Trump đã ký thành luật Đạo luật Công nhận Cựu chiến binh Việt Nam 2017, chọn ngày 29/3 hằng năm là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam. Luật này khuyến khích việc treo quốc kỳ Mỹ vào ngày này hàng năm để tôn vinh các cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại Đà Nẵng đánh dấu Lễ Cựu Chiến binh (11/11), Tổng thống Trump cũng cảm ơn chính phủ Việt Nam vì các nỗ lực giúp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Ông Trump nói Hoa Kỳ chưa thể yên tâm cho đến khi nào tìm được và đưa về nước hài cốt của 1.253 lính Mỹ vẫn còn mất tích trên chiến trường Việt Nam từ bấy tới nay.
Ông Trump, 71 tuổi, không phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt Nam. Ông đã bị chỉ trích vì năm lần xin hoãn quân dịch, bốn lần lấy lý do đang là sinh viên và một lần lấy lý do bị gai xương gót chân.

















Trump: Putin denies, is "insulted" by meddling accusation

Associated Press JONATHAN LEMIRE and JILL COLVIN,Associated Press
 Russian President Vladimir Putin, left, and U.S. President Donald Trump talk as they arrive for the family photo session during the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Summit in Danang, Vietnam, Saturday, Nov. 11, 2017. President Trump stood before a summit of Asian leaders keen on regional trade pacts and delivered a roaring "America first" message Friday, denouncing China for unfair trade practices just a day after he had heaped praise on President Xi Jinping in Beijing. (AP Photo/Hau Dinh)
HANOI, Vietnam (AP) — President Donald Trump said Russia's Vladimir Putin once again vehemently denied interfering in the 2016 U.S. elections during their discussions on the sidelines of an economic summit Saturday. Trump declined to say whether he believed Putin, but made clear he's not interested in dwelling on the issue."
"He said he absolutely did not meddle in our election. He did not do what they are saying he did," Trump said of Putin, speaking with reporters aboard Air Force One as he traveled to Hanoi, the second-last stop of his Asia trip.
"Every time he sees me, he said: 'I didn't do that.' And I believe, I really believe that when he tells me that he means it," Trump said, noting that Putin is "very insulted" by the accusation. Trump called the accusation an "artificial barrier" erected by Democrats — once again casting doubt on the U.S. intelligence community's conclusion that Russia did try to interfere in the election to help Trump win.
Trump and Putin did not have a formal meeting while they were in Vietnam for the Asia-Pacific Economic Cooperation summit, but the two spoke informally several times on the event's sidelines and reached an agreement on a number of principles for the future of war-torn Syria.
But Trump made clear that the issue of Russian meddling in the election hovers over the leaders' relationship and said it jeopardized their ability to work together on issues including North Korea's escalating nuclear program and the deadly conflict in Syria.
"Having a good relationship with Russia's a great, great thing. And this artificial Democratic hit job gets in the way," Trump told reporters. "People will die because of it."
Trump danced around the question of whether he believed Trump's denials, telling reporters that pressing the issue would have accomplished little.
"He said he didn't meddle. I asked him again. You can only ask so many times," said Trump.
"Well, look, I can't stand there and argue with him," he added later. "I'd rather have him get out of Syria, to be honest with you. I'd rather have him, you know, work with him on the Ukraine than standing and arguing about whether or not - cause that whole thing was set up by the Democrats."
Trump's suggestion that he may believe Putin over his own nation's intelligence community is certain to re-ignite the firestorm over the issue of election meddling. Meanwhile, a special counsel investigation of potential collusion between Moscow and Trump campaign aides so far has resulted in two indictments for financial and other crimes unrelated to the campaign, as well as a guilty plea. Congressional committees have also been interviewing campaign and White House staff.
Earlier Saturday, the Kremlin issued a statement saying the leaders had reached agreement on a number of principles for the future of civil war-torn Syria now that the Islamic State group has largely been pushed out. Among the agreements' key points, according to the Russians, were an affirmation of de-escalation zones, a system to prevent dangerous incidents between American and Russian forces, and a commitment to a peaceful solution governed by a Geneva peace process.
The Kremlin quickly promoted the agreement as the White House stayed silent. Trump told reporters that the deal was reached "very quickly" and that it would save "tremendous numbers of lives." And he praised his relationship with Putin the two "seem to have a very good feeling for each other and a good relationship, considering we don't know each other well."
Snippets of video of from the summit in the sea-side city of Danang showed Trump and Putin shaking hands and chatting, including during the world leaders' traditional group photo. The two walked together down a path to the photo site, conversing amiably, with Trump punctuating his thoughts with hand gestures and Putin smiling.
Journalists traveling with Trump were not granted access to any of the APEC events he participated in in the picturesque tropical seaside city Saturday.
White House officials had worked quietly behind the scenes negotiating with the Kremlin on the prospect of a formal meeting. The Russians raised expectations for such a session and Trump told reporters aboard Air Force One en route to Asia that it was "expected we'll meet with Putin" to discuss issues including ramping up pressure on North Korea to halt its nuclear and ballistic weapons program.As speculation built, the two sides tried to craft the framework of a deal on the future of Syria that Trump and Putin could announce in a formal bilateral meeting, according to two administration officials not authorized to speak publicly about private discussions.
Though North Korea and the Ukraine had been discussed, the two sides focused on trying to strike an agreement about a path to resolve Syria's civil war once the Islamic State group is defeated, according to officials. But the talks stalled and, minutes before Air Force One touched down in Vietnam, White House press secretary Sarah Huckabee Sanders told reporters the meeting was off.
Trump will be attending a state dinner in Hanoi Saturday night. On Sunday, he'll meet with the country's president and prime minister before heading to his last stop: The Philippines.


Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Trump tại APEC

Ông Trump đề cao thương mại song phương theo nguyên tắc công bằng, cùng có lợi khi phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng.

Tôi rất vinh dự được có mặt tại Việt Nam, ở trung tâm của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, để phát biểu trước người dân và các lãnh đạo doanh nghiệp của khu vực này.
Đây là một tuần đáng nhớ với nước Mỹ ở khu vực tuyệt vời này của thế giới. Từ Hawaii, Melania và tôi đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và bây giờ là Việt Nam, có mặt ở đây cùng tất cả các bạn hôm nay.
Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn gửi lời thăm hỏi tới những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey. Người Mỹ đang cầu nguyện cho các bạn và mong các bạn khôi phục trong những tháng tới. Trái tim của chúng tôi đoàn kết cùng những người dân Việt Nam phải hứng chịu thiệt hại từ cơn bão khủng khiếp này.
Chuyến thăm này diễn ra vào một thời điểm thú vị đối với nước Mỹ. Một tinh thần lạc quan mới đang lan tỏa khắp đất nước chúng tôi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,2% và đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm qua. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có. Và toàn thế giới đã được hưởng lợi nhờ sự đổi thay của Mỹ.
Bất cứ nơi nào tôi đến trong chuyến đi này, tôi đều vui mừng chia sẻ những tin vui từ Mỹ. Nhưng hơn cả, tôi có vinh dự được chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở - nơi mà các quốc gia độc lập và chủ quyền, với những nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, tất cả có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình.
Tôi rất vui được có mặt ở APEC hôm nay, vì tổ chức này được thành lập nhằm đạt tới mục tiêu đó. Mỹ tự hào là một thành viên của cộng đồng các quốc gia tạo nên một mái nhà ở Thái Bình Dương. Chúng tôi là một thành viên tích cực của khu vực này kể từ khi giành độc lập.
Năm 1784, con tàu Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc từ một nước Mỹ mới độc lập. Nó chất đầy hàng hóa để bán ở châu Á và trở về với đầy đồ gốm sứ và trà. Tổng thống đầu tiên của chúng tôi, George Washington, sở hữu một bộ bát đĩa từ con tàu đó.
Năm 1804, Thomas Jefferson cử các chuyên gia thám hiểm Lewis và Clark đi khám phá Bờ biển Thái Bình Dương của chúng tôi. Họ là những người đầu tiên trong số hàng triệu người Mỹ đã phiêu lưu về phía tây để hiện thực hóa vận mệnh hiển nhiên của nước Mỹ trên khắp lục địa rộng lớn của chúng tôi.
Năm 1817, quốc hội Mỹ lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai một tàu chiến Mỹ đến Thái Bình Dương toàn thời gian. Sự hiện diện ban đầu của hải quân này đã sớm phát triển thành một hạm đội để đảm bảo tự do hàng hải cho ngày càng nhiều tàu hơn, vượt sóng lớn để vươn tới những thị trường ở Philippines, Singapore và Ấn Độ.
Năm 1818, chúng tôi bắt đầu mối quan hệ với vương quốc Thái Lan, và 15 năm sau đó, hai quốc gia chúng tôi đã ký kết một hiệp ước hữu nghị và thương mại, đầu tiên của chúng tôi với một quốc gia châu Á.
Trong thế kỷ tiếp theo, khi các đế quốc đe dọa khu vực này, Mỹ đã phải trả giá đắt cho chính mình. Chúng tôi hiểu rằng an ninh và thịnh vượng phụ thuộc vào điều đó.
Chúng ta đã là bạn, là đối tác và đồng minh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương trong suốt một thời gian dài, và chúng ta sẽ là bạn, là đối tác và là đồng minh trong thời gian dài sắp tới.
Là những người bạn lâu năm trong khu vực, không ai vui mừng hơn nước Mỹ khi chứng kiến, giúp đỡ và chia sẻ những bước tiến vượt bậc mà các bạn đã đạt được trong nửa thế kỷ qua.
Những gì các quốc gia và các nền kinh tế hiện diện ở đây hôm nay đã gây dựng ở khu vực này là vô cùng kỳ diệu. Câu chuyện về khu vực này trong những thập kỷ gần đây là câu chuyện về những gì có thể xảy ra khi con người làm chủ tương lai của họ.
Cách đây chỉ một thế hệ, ít ai có thể tưởng tượng được các lãnh đạo của những quốc gia này sẽ cùng nhau đến Đà Nẵng để làm sâu sắc thêm tình hữu nghị, mở rộng quan hệ đối tác và chúc mừng cho những thành tựu đáng kinh ngạc của người dân chúng ta.
Thành phố này từng là nơi Mỹ đặt một căn cứ quân sự, tại một đất nước nơi rất nhiều người Mỹ và người Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh vô cùng đau thương năm xưa.
Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa, chúng ta là bạn. Và thành phố cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham quan, tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ cũng như những nét quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng.
Đầu những năm 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện. Ngày nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng.
Chúng ta cũng đã được chứng kiến sự chuyển mình kỳ diệu tương tự trên khắp khu vực. Người Indonesia trong nhiều thập kỷ đã xây dựng đất nước và thiết lập các thể chế dân chủ để kiểm soát một chuỗi đảo khổng lồ gồm hơn 13.000 hòn đảo. Kể từ những năm 1990, người dân Indonesia đã tự mình vươn lên từ đói nghèo, trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất G20. Hiện nay, đây là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới.
Philippines cũng hiện lên với tư cách một quốc gia đáng tự hào với những gia đình bền vững và chân thành. 11 năm liền, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp Philippines ở vị trí đầu tiên trong số các quốc gia châu Á thực hiện tốt mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới tính, cũng như thúc đẩy phụ nữ tham gia kinh doanh và hoạt động chính trị.
Vương quốc Thái Lan đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trên trung bình trong chưa đầy một thế hệ. Thủ đô Bangkok hoa lệ của họ hiện nay là thành phố thu hút nhiều người tìm đến nhất thế giới. Điều này rất ấn tượng. Không có nhiều người ở đây đến từ Thái Lan!
toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong-trump-tai-apec
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Đà Nẵng. Ảnh: Quỳnh Trần.
Malaysia đã phát triển nhanh chóng qua vài thập kỷ gần đây, và nay được liệt vào danh sách một trong những địa điểm hấp dẫn nhất thế giới để đầu tư, phát triển kinh doanh.
Tại Singapore, người dân mà trước đây bố mẹ họ sinh sống với mức thu nhập 500 USD một năm, nay nằm trong nhóm những công dân thu nhập cao nhất thế giới. Sự biến chuyển này đã thành hiện thực nhờ tầm nhìn của chính phủ Lý Quang Diệu, một chính phủ được quản lý trung thực và tuân theo pháp luật. Con trai cả của ông cũng đang điều hành đất nước tuyệt vời.
Tôi vừa tới Hàn Quốc và nhận thấy người dân của đất nước cộng hòa này đã biến quốc gia từ một nơi nghèo đói bị chiến tranh tàn phá, trở thành một trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Ngày nay, người Hàn Quốc thu nhập cao hơn người dân ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Thật tuyệt vời khi được gặp gỡ và dành thời gian với Tổng thống Moon.
Ai cũng biết về những thành tựu ấn tượng mà Trung Quốc đạt được trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn ấy - giai đoạn cải cách thị trường lớn, nhiều khu vực ở Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thị trường việc làm bùng nổ, hơn 800 triệu người dân thoát nghèo. Tôi vừa rời Trung Quốc sáng nay. Trước đó, tôi đã có buổi  làm việc hiệu quả và quãng thời gian tuyệt vời cùng chủ nhà hiếu khách, Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn nữa, trong điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở chuyến đi này, tại Nhật Bản, chúng tôi thấy được một nền dân chủ năng động trên vùng đất của những kỳ quan công nghiệp, kỹ thuật và văn hóa. Trong chưa đầy 60 năm, đảo quốc này đã sản sinh hơn 24 người đoạt giải Nobel thế giới về các thành tựu vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Thủ tướng Abe và tôi đã đạt được nhiều đồng thuận.
Trên khu vực rộng hơn, những nước ngoài APEC cũng đang có những bước tiến dài trên chương mới của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ấn Độ đang kỷ niệm 70 năm ngày độc lập. Đó là một nền dân chủ chủ quyền, với hơn một tỷ dân. Từ khi Ấn Độ mở cửa kinh tế, đất nước này đã đạt tăng trưởng đáng kinh ngạc, mở ra thế giới cơ hội mới cho tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh. Thủ tướng Modi đã và đang nỗ lực đưa đất nước rộng lớn này và mọi người dân đoàn kết làm một. Ông ấy đang rất, rất thành công.
Như chúng ta có thể thấy, ngày càng nhiều nơi trong khu vực này, người dân những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đã nắm bắt được vận mệnh của chính mình tốt hơn, và giải phóng tiềm lực của nhân dân.
Họ theo đuổi một tương lai công bằng, trách nhiệm, khuyến khích tư hữu tài sản và tuân thủ pháp luật, đi theo chế độ coi trọng lao động chăm chỉ và doanh nghiệp cá nhân.
Họ xây dựng các doanh nghiệp, thành phố. Họ xây dựng toàn bộ đất nước từ điểm khởi đầu. Nhiều người trong số các bạn có mặt tại đây đã tham gia vào những dự án xây dựng vĩ đại, giúp nâng tầm quốc gia. Chúng đã là những dự án của các bạn, từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện, từ giấc mơ đến hiện thực.
Với sự giúp đỡ từ các bạn, toàn bộ khu vực đã trỗi dậy, và nó vẫn đang trỗi dậy, như một chòm sao đẹp gồm các quốc gia, mỗi quốc gia là một ngôi sao sáng.
Có những người trong số các bạn đã trải qua những sự thay đổi đó và hiểu rõ những giá trị đã đạt được hơn bất cứ ai. Các bạn cũng hiểu rằng ngôi nhà của bạn chính là di sản của bạn. Bạn phải luôn bảo vệ nó.
Trong quá trình phát triển kinh tế, các bạn tìm kiếm quan hệ thương mại với các quốc gia khác, thiết lập quan hệ đối tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hướng trực tiếp đến lợi ích song phương.
Hôm nay, tôi có mặt tại đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và cùng nhau, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của chúng ta.
Điều cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi, kể từ lúc này, hy vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, lĩnh vực công nghiệp tư nhân, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, sẽ có sự đầu tư trực tiếp.
Thật không may, điều trái ngược lại xảy ra suốt thời gian dài và tại nhiều địa điểm. Trong những năm qua, Mỹ mở cửa nền kinh tế một cách có hệ thống chỉ với một số điều kiện. Chúng tôi hạ hoặc chấm dứt hàng rào thuế quan, thương mại, cho phép hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ.
Nhưng trong khi chúng tôi hạ các rào cản thị trường, những nước khác lại không mở cửa thị trường của họ cho chúng tôi.
Các quốc gia trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ thậm chí không tuân thủ những nguyên tắc được đề ra. Đơn giản là, chúng ta không được WTO đối xử công bằng. Những tổ chức như WTO chỉ hoạt động đúng chức năng khi mọi thành viên tuân thủ luật chơi và tôn trọng quyền chủ quyền của mọi quốc gia thành viên. Chúng ta không thể có những thị trường mở nếu không đảm bảo được tiếp cận thị trường một cách bình đẳng. Cuối cùng, thương mại bất bình đẳng sẽ làm xói mòn tất cả chúng ta.
Mỹ thúc đẩy các doanh nghiệp, sự đổi mới và công nghiệp lĩnh vực tư nhân. Những quốc gia khác lại sử dụng ngành công nghiệp do chính phủ vận hành và hoạch định cùng các doanh nghiệp quốc doanh.
Chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ tài sản trí tuệ, đảm bảo cách tiếp cận thị trường bình đẳng. Họ tham gia bằng cách trợ giá sản phẩm, bán phá giá, thao túng tiền tệ và các chính sách công nghiệp lợi dụng.
Họ phớt lờ các quy tắc để giành lợi thế trước những người tuân thủ luật chơi, tạo ra sự méo mó lớn trong thương mại, đe dọa các nền tảng của chính thương mại quốc tế.
Những hành động như vậy, cùng với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc ứng phó, gây tổn hại rất nhiều người dân ở quốc gia của chúng tôi cũng như các nước khác. Việc làm, nhà máy, các ngành công nghiệp bị tước đoạt khỏi Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi ích song phương cũng mất đi bởi người dân mất niềm tin vào hệ thống.
Chúng tôi không thể bỏ qua những sự lợi dụng thương mại này. Chúng tôi sẽ không tha thứ họ. Sau nhiều năm những cam kết bị vi phạm, chúng tôi được bảo rằng một ngày nào đó, sớm thôi, các bên sẽ hành xử công bằng và có trách nhiệm.
Người dân Mỹ và ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương đã chờ ngày đó tới. Nhưng nó chưa bao giờ xuất hiện. Đó là lý do tôi có mặt ở đây, ngày hôm nay, để nói một cách thẳng thắn về những thách thức của chúng ta và cùng hành động hướng đến tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.
Tôi vừa có chuyến đi tuyệt vời tới Trung Quốc. Tại đây, tôi đã nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với Chủ tịch Tập về các hành vi bất bình đẳng thương mại của Trung Quốc và thâm hụt thương mại lớn trong quan hệ thương mại của họ và Mỹ. Tôi bày tỏ mong muốn mạnh mẽ được phối hợp với Trung Quốc để đạt được quan hệ thương mại, thực hiện trên cơ sở công bằng, bình đẳng thực sự.
Sự mất cân bằng thương mại hiện nay là không thể chấp nhận được. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác, dù có rất nhiều nước, vì đã lợi dụng nước Mỹ trong vấn đề thương mại. Nếu các đại diện của họ có thể bình an vô sự với điều này, họ chỉ đang làm việc của mình. Tôi ước gì chính quyền trước đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và làm điều gì đó. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm.
toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong-trump-tai-apec-1
Nhiều người dùng điện thoại để ghi lại bài phát biểu của ông Trump. Ảnh: Quỳnh Trần.
Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết.
Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.
Tôi sẽ ký các thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương nào muốn trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có đi có lại. Điều chúng tôi không tiếp tục làm là tham gia vào những thỏa thuận lớn trói tay nước Mỹ, ảnh hưởng đến chủ quyền, cũng như khiến việc thực thi điều đó một cách có ý nghĩa trở nên bất khả thi trong thực tế.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ thương thảo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng tôi muốn các bạn mạnh mẽ, thịnh vượng và tự tin, giữ vững bản sắc lịch sử và vươn tới tương lai. Đó là cách chúng ta cùng thịnh vượng và tăng trưởng, trong mối quan hệ đối tác với giá trị thực tế và lâu bền.
Nhưng để cái mà tôi gọi là giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương này trở thành hiện thực, chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả cùng chơi theo luật, vốn là điều họ không làm vào thời điểm hiện nay. Những nước tuân thủ luật chơi sẽ trở thành đối tác kinh tế gần gũi nhất của Mỹ. Những ai không làm được như vậy có thể chắc chắn rằng Mỹ sẽ không còn nhắm mắt làm ngơ cho những hành động vi phạm, lừa gạt hay xâm lược kinh tế. Những ngày đó đã qua rồi.
Chúng tôi sẽ không tiếp tục dung thứ cho hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ một cách trắng trợn. Chúng tôi sẽ đối đầu với những thủ đoạn ép buộc các doanh nghiệp trao công nghệ cho nhà nước và buộc họ phải tham gia vào các liên doanh để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.
Chúng tôi sẽ đối phó với tình trạng trợ cấp quy mô lớn cho các ngành công nghiệp thông qua những doanh nghiệp nhà nước lớn vốn đẩy các đối thủ tư nhân ra khỏi cuộc chơi, điều vẫn thường xuyên xảy ra.
Chúng tôi sẽ không tiếp tục im lặng khi các công ty Mỹ bị những đối thủ được nhà nước hậu thuẫn nhắm tới vì lợi ích kinh tế, dù là thông qua các cuộc tấn công mạng, gián điệp kinh tế, hay các thủ đoạn phản cạnh tranh khác. Chúng tôi sẽ khuyến khích tất cả các nước cất lên tiếng nói khi các nguyên tắc về bình đẳng và có đi có lại bị xâm phạm.
Chúng tôi biết nước Mỹ có lợi ích trong việc xây dựng quan hệ đối tác ở một khu vực đang trở nên phát đạt, thịnh vượng và không phụ thuộc vào bất cứ ai. Chúng tôi sẽ không đưa ra quyết định vì mục đích quyền lực hay bảo trợ. Chúng tôi sẽ không bao giờ yêu cầu các đối tác từ bỏ chủ quyền, quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ, hay hạn chế hợp đồng đối với các công ty quốc doanh.
Chúng tôi sẽ tìm cơ hội cho các công ty tư nhân Mỹ hợp tác với công ty của các bạn để tạo ra việc làm, của cải cho tất cả chúng ta. Chúng tôi tìm kiếm đối tác mạnh, không phải đối tác yếu. Chúng tôi tìm kiếm láng giềng mạnh, không phải hàng xóm yếu. Trên tất cả, chúng tôi tìm kiếm tình hữu nghị và không mơ về sự thống trị.
Vì lý do này, chúng tôi đang tái tập trung vào những nỗ lực phát triển đang có. Chúng tôi kêu gọi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á hướng nỗ lực của họ vào đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ cũng sẽ thực hiện phần công việc của mình. Chúng tôi cũng cam kết cải cách các thể chế tài chính phát triển để chúng có thể khích lệ tốt hơn các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vào nền kinh tế của các bạn, và cung cấp những phương án mạnh thay thế các sáng kiến do nhà nước định hướng vốn gắn liền với nhiều ràng buộc.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã nhiều lần nhắc nhở rằng an ninh kinh tế không chỉ đơn thuần liên quan đến an ninh quốc gia. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Điều đó rất quan trọng với sức mạnh quốc gia của chúng ta.
Chúng tôi cũng biết rằng sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài nếu chúng tôi không dám đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, chủ quyền và sự ổn định mà thế giới hiện nay đang đối diện.
Đầu tuần này, tôi đã phát biểu trước quốc hội tại Seoul, Hàn Quốc và kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm đoàn kết trong việc tuyên bố rằng: mọi bước đi của chính quyền Triều Tiên trong việc tăng cường kho vũ khí đều là một bước đi đến nguy hiểm ngày càng lớn hơn. Tương lai của khu vực này và những người dân tốt đẹp tại đây không thể bị kìm giữ như những con tin cho những tưởng tượng méo mó về các cuộc chinh phục bạo lực và hăm dọa hạt nhân của nhà độc tài.
Hơn nữa, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở. Ba nguyên tắc này  tạo ra sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh, và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng chí hướng.
toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong-trump-tai-apec-2
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện. Ảnh: Quỳnh Trần.
Chúng ta cũng phải giải quyết dứt khoát những mối đe dọa khác đối với an ninh và tương lai của con cái chúng ta, như tội phạm, buôn người, ma túy, tham nhũng, tội phạm mạng và việc bành trướng lãnh thổ. Như tôi từng nói nhiều lần: Tất cả những người văn minh phải cùng nhau đẩy lùi những kẻ khủng bố và các phần tử cực đoan khỏi xã hội, chặn đứng nguồn hỗ trợ về tài chính, lãnh thổ và tư tưởng của chúng. Chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để có một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta nói đến ngày hôm nay đều có thể được giải quyết. Mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua.
Nếu chúng ta thành công trong nỗ lực này, nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội ngay trước mắt và đặt sự hợp tác làm nền tảng vững chắc vì lợi ích của người dân, chúng ta sẽ đạt được mọi thứ chúng ta ước mơ cho các quốc gia và cho con cái.
Chúng ta sẽ có được một thế giới của các quốc gia mạnh mẽ, chủ quyền và độc lập, phát triển trong hòa bình và thương mại với nhau. Đó sẽ là nơi chúng ta có thể xây dựng nhà cửa và nơi các gia đình, doanh nghiệp và con người có thể phát triển.
Nếu chúng ta làm được điều này, khi nhìn thế giới vào nửa thế kỷ tới, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước chòm sao xinh đẹp của các quốc gia – mỗi nước đều khác biệt, có nét độc đáo riêng và tất cả đều tỏa sáng đầy tự hào trong khu vực này. Cũng giống như khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao trên bầu trời đêm, khoảng cách thời gian sẽ làm cho hầu hết những thách thức chúng ta phải đối mặt và nhắc đến ngày hôm nay trở nên rất nhỏ bé.
Nhưng điều không nhỏ sẽ là những lựa chọn lớn mà tất cả các quốc gia sẽ phải đưa ra để giữ cho các ngôi sao luôn tỏa sáng rực rỡ.
Ở Mỹ - cũng giống như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng không có gì quý giá như quyền lợi đương nhiên của công dân, sự độc lập quý giá và sự tự do.
Lý tưởng đó đã dẫn dắt chúng tôi trong lịch sử nước Mỹ. Lý tưởng đó đã thôi thúc chúng tôi hy sinh và đổi mới. Và đó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng của chúng tôi trong Cách mạng Mỹ, chúng ta vẫn nhớ đến lời của lời nhà lập quốc và là Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams. Trước khi từ giã cõi đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu đưa ra suy nghĩ trong dịp kỷ niệm 50 năm tự do của Mỹ. Câu trả lời của ông là "độc lập vĩnh viễn".
Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.
Ngày nay, những người yêu nước, anh hùng trong lịch sử nắm giữ những câu trả lời cho những câu hỏi lớn về tương lai và thời đại của chúng ta. Họ nhắc nhở chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì.
Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để nâng người dân và thế giới lên những tầm cao mới chưa từng có.
Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, niềm tự hào.
Hãy chọn thịnh vượng và tự do chứ không phải nghèo đói và sự tôi tớ.
Hãy chọn một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều giấc mơ, và nhiều con đường, nhưng không có nơi nào như nhà mình. 
Vì vậy, vì gia đình, vì đất nước, tự do, lịch sử và vì Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau.
Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ khu vực Thái Bình Dương. Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn nhiều. Cảm ơn các bạn.Song Phương -  Ngọc Thành - Hạnh Tâm

Vì sao ông Trump dùng khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" thay vì "châu Á-Thái Bình Dương"?

Đại sứ Trần Đức Mậu |  11/11/2017 07:40
Vì sao ông Trump dùng khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" thay vì "châu Á-Thái Bình Dương"?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh VOA

Phát biểu tại APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến sáng kiến về "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" và đây không phải lần đầu tiên ông nói về ý tưởng này.

Tạo dựng sân chơi mới
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du nước ngoài dài ngày nhất kể từ khi lên cầm quyền đến nay tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước chuyến đi này của ông Trump, cộng sự và bản thân ông Trump đã nhiều lần đề cập đến khái niệm "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Cộng sự của ông Trump úp mở khả năng tại một điểm dừng chân ở đâu đó trong chuyến đi này, ông Trump sẽ tuyên cáo chiến lược mới của Mỹ cho khu vực rộng lớn hơn cả châu Á - Thái Bình Dương là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Cho tới nay, liên kết châu lục về chính trị, kinh tế và thương mại đã được khởi xướng và thực hiện, nhưng liên kết đại dương với nội hàm là bao trùm cả châu lục và đại dương thì mới chỉ được đề cập lẻ tẻ chứ chưa được thực hiện.
Trong thế kỷ 19, Mỹ đã từng nỗ lực thành lập liên minh liên kết Mỹ - Anh - Nhật Bản - Đức để bảo vệ lợi ích trước những đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên thế giới nhưng không thành. Ý tưởng về "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" cũng không hẳn hoàn toàn mới mẻ.
Năm 2013, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia khi đó là Marty Natalegawa và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã đề cập đến ý tưởng này. Rồi Australia cũng đã sử dụng khái niệm đó trong Sách trắng quốc phòng. Các thời chính quyền Nhà Trắng trước ông Trump gần như hoàn toàn không đả động gì đến nó.
Vì sao ông Trump dùng khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương thay vì châu Á-Thái Bình Dương? - Ảnh 1.
Tổng thống Trump đề cập đến ý tưởng "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" tại APEC 2017. Ảnh BBC
Nâng tầm ảnh hưởng
Những người hoài nghi về "tầm nhìn chiến lược" này của ông Trump và cộng sự viện dẫn ra 2 lý do. Thứ nhất là triết lý và khẩu hiệu cầm quyền "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump. Thứ hai là việc ông Trump đã quyết định rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và yêu cầu đàm phán lại với Hàn Quốc về thoả thuận đã có hiệu lực về khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước. Cả hai điều này đều trái ngược với mục đích của ý tưởng "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Sự trái ngược này không thể bị phủ nhận. Tuy nhiên, không phải vô cớ và ngẫu hứng mà ông Trump cùng cộng sự lại đưa ra ý tưởng ấy vào thời điểm hiện tại trong bối cảnh tình hình hiện tại ở khu vực này.
Ở Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe và cộng sự còn khởi xướng "Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương" với cốt lõi là "Chiến lược kim cương", ý chỉ liên kết bốn nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Ông Abe đã trao đổi với ông Trump về chiến lược này khi ông Trump thăm Nhật Bản. Ấn Độ và Australia hưởng ứng rất nhiệt tình.
Cách tiếp cận ở ý tưởng này đơn giản là phạm vi khu vực rộng lớn hơn thì trung tâm khu vực sẽ dịch chuyển và định hướng chiến lược cũng như ưu tiên chiến lược cũng sẽ khác. Sâu xa ở phía sau là chủ ý tạo dựng cuộc chơi địa chính trị mới để bảo toàn và thực hiện tốt hơn những lợi ích chiến lược cơ bản cũ cũng như mới.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc được coi là trung tâm và cho tới nay, Trung Quốc cũng đã làm gần như tất cả những gì có thể làm được để mọi chuyện ở khu vực hay liên quan đến khu vực luôn xoay quanh Trung Quốc. Vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc hiện rất lớn.
Vì sao ông Trump dùng khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương thay vì châu Á-Thái Bình Dương? - Ảnh 2.
Nhưng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không còn ảnh hưởng lớn như thế nữa. Trong khu vực ấy, bộ tứ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cả trên đất liền cũng như trên đại dương sẽ không chỉ là đối trọng mà còn là đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều đối với những lợi ích chiến lược về mọi phương diện của Trung Quốc.
Đặc biệt ở đó, khía cạnh cường quốc biển và dự án "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc cũng không thể còn có được tầm vóc như trước nữa. Khu vực mới trở thành nơi "đa cực và nhiều trung tâm quyền lực".
Một chiến lược cho khu vực được xác định lại phạm vi này giúp ông Trump vừa không phải chịu tiếng kế thừa ý tưởng của người tiền nhiệm lại vừa mở rộng lợi ích chiến lược cơ bản của Mỹ ở khu vực. Về quân sự và an ninh, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vốn đã được Mỹ hợp nhất khi chỉ thành lập một bộ chỉ huy quân đội duy nhất cho cả hai vùng châu lục và đại dương.
Mỹ không chỉ có sân chơi mới mà còn có cuộc chơi chính trị quyền lực thế giới mới mà ở đó Mỹ dễ dàng tập hợp được lực lượng, liên kết đồng minh và đối tác để đối phó hay ganh đua, thậm chí cả kiềm chế Trung Quốc khi cần thiết.
Nhìn như thế sẽ thấy cơ hội hiện tại cho Mỹ làm nên chuyện lớn này rất thuận lợi bởi Trung Quốc với những gì đã làm và thể hiện khiến cả ba nước kia trong bộ tứ không thể không lo ngại và không thể không tìm cách xích lại gần Mỹ và liên thủ với nhau.
Xem ra, một thời mới rất có thể sắp được mở ra cho vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.


Tillerson: Mỹ Trung trao đổi "thẳng thắn" về Biển Đông

Đăng ngày 09-11-2017  Sửa đổi ngày 09-11-2017 13:42
mediaTổng thống Trump và chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017.Reuters
Về Biển Đông, ngoại trưởng Rex Tillerson hôm nay, 09/11/2017, thông báo là nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã trao đổi “thẳng thắn" với Trung Quốc và Washington "giữ nguyên lập trường" về an ninh hàng hải, về quyền tự do lưu thông trên biển.
Hãng tin Reuters ngày 09/11/2017 trích lời ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết, tại Bắc Kinh, Mỹ đã "nhấn mạnh đến tự do hàng hải, yêu cầu là mọi đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cho rằng các bên liên quan cần "ngưng xây dựng và quân sự hóa" các đảo trong các khu vực tranh chấp, để các nỗ lực ngoại giao đạt hiệu quả.
Về phía Bắc Kinh, thông cáo của bộ Ngoại Giao, được công bố sau cuộc họp báo chung của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhấn mạnh : nguyên thủ hai nước đồng ý về mục đích "bảo vệ hòa bình và ổn định" tại Biển Đông.
Một hồ sơ nhạy cảm khác trong quan hệ Mỹ Trung là Đài Loan. Vẫn hãng tin Anh Reuters, trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết chính ông Tập Cận Bình hôm nay đã nhấn mạnh Đài Loan là "hồ sơ quan trọng nhất, nhạy cảm nhất" được Bắc Kinh đề cập đến với tổng thống Hoa Kỳ, bởi vì vấn đề này "liên quan đến nền tảng chính trị trong bang giao hai nước". Trung Quốc hy vọng là Mỹ sẽ "tôn trọng nghiêm chỉnh nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất".
Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ Trung theo đuổi cùng một mục đích
Trở lại với một trong hai trọng tâm chuyến công du Trung Quốc lần này của tổng thống Trump là hạt nhân Bắc Triều Tiên, trong buổi họp báo chung sáng nay, lãnh đạo Nhà Trắng đã tuyên bố ông và chủ tịch Tập Cận Bình có "cùng tần số" trên hồ sơ này, đồng thời ông kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc nhanh chóng hành động, vì thời gian có hạn. Theo ông, nếu như Bắc Kinh "nỗ lực" trên hồ sơ này, thì các bên sẽ "dễ dàng" tìm được giải pháp cho bán đảo Triều Tiên. Đáp lời tổng thống Trump, ông Tập nói tới một giải pháp "trong khuôn khổ các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc".

Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là "Nhà Trắng bọc thép di động"?

LazyLynx |  10/11/2017 22:26

Hình minh họa.

Đoàn hộ tống có thể được xem như một "Nhà Trắng bọc thép di động" với đầy đủ lực lượng từ phản ứng nhanh, truyền thông, báo chí và y tế.

Đội hình hộ tống được thành lập bởi nhiều thành phần, đôi khi có cả xe thuê. Số lượng xe nằm trong khoảng 16 đến 20 chiếc. Tất cả được tính toán kỹ lưỡng tùy thuộc môi trường hoạt động cũng như các mối nguy hiện hữu.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 1.
Cặp đôi "The Beast" giống hệt nhau nhằm giấu chiếc sẽ chở tống thống.
Tất cả đoàn xe được chuyên chở đến nơi sử dụng bằng những chiếc máy bay C17s hoặc C5 Galaxy. Ngoài đoàn xe, hiện nay đoàn hộ tống còn có hai trực thăng "Marine One" VH-3D Sea Kings hoặc VH-60N Black Hawks.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 2.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 3.
Tất cả được máy bay vận tải chở đến địa điểm tập kết
Trong trường hợp đoàn xe bị tấn công, trực thăng "Marine One" sẽ làm nhiệm vụ giải cứu tổng thống khỏi khu vực nguy hiểm.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 4.
Đội hình xe và trực thăng được lên kế hoạch một cách chi tiết. Vị trí các xe được sắp xếp và lái xe phải đảm bảo giữ đội hình theo kế hoạch.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 5.
Đi đầu là xe dò đường có nhiệm vụ kiểm tra hệ thống giao thông trước khi đoàn xe đi qua. Khi đoàn xe chính đi theo, một nhóm cảnh sát trên moto có nhiệm vụ mở đường và che chắn cho đoàn xe đi qua. Trong ảnh: xe moto được đánh dấu tròn.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 6.
Dẫn đầu đoàn xe chính là xe của mật vụ đóng vai trò đệm cho xe chở tổng thống ngay phía sau. Sẽ có hai chiếc xe giống hệt nhau nhằm che giấu vị trí cụ thể của tổng thống.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 7.
Ngay phía sau xe chở tổng thống là chiếc SUV mật danh "Halfback". Đây là chiếc xe chở nhóm an ninh có nhiệm vụ phản ứng nhanh với các tình huống phát sinh trên đường. Cửa sau của xe luôn để mở với một tay súng sẵn sàng.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 8.
Tiếp đến là xe phá sóng mật danh "Watchtower". Nó có nhiệm vụ ngăn chặn các vụ kích nổ bằng sóng di động thậm chí phát hiện tên lửa tấn công nhờ rada đi kèm. Chiếc xe còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ phòng thủ trong trường hợp đoàn xe bị tấn công.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 9.
Đi sau xe phá sóng là những chiếc xe hỗ trợ chở nhân viên tháp tùng tổng thống. Tiếp đến là xe chở đội bảo vệ mật danh "Hawkeye Renegade". Điểm dễ nhận biết là các nhân viên an ninh được trang bị vũ khí tự động.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 10.
Nhóm bảo vệ này quy tụ những mật vụ dày dạn kinh nghiệm chiến đấu. Tất cả được đào tạo bài bản sử dụng nhiều loại thiết bị và vũ khí khác nhau. Họ thường được biết đến với tên gọi CAT.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 11.
Tiếp sau là đơn vị tình báo ngắn hạn. Họ có nhiệm vụ duy trì thông tin liên lạc, phát hiện các nguy hiểm có thể phát sinh. Đơn vị dò tìm vật liệu nguy hiểm đi trên một chiếc xe với nhiều loại cảm ứng khác nhau. Nhiệm vụ của xe là phát hiện và xử lý các mối nguy hạt nhân, sinh học và hóa học.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 12.
Xe truyền thông đi tiếp sau chở đoàn báo chí của Nhà trắng. Nhiệm vụ của xe là đảm bảo thông tin giữa Nhà trắng và thế giới, mã hóa thông tin qua vệ tinh thậm chí làm cầu nối cho tấn công hạt nhân. Cuối đoàn xe luôn luôn có một chiếc xe cứu thương với nhiệm vụ chính là đảm bảo sức khỏe cho tổng thống.
Đội hình xe hộ tống Tổng thống Mỹ: Vì sao được gọi là Nhà Trắng bọc thép di động? - Ảnh 13.
Chốt phía sau đoàn xe là một nhóm cảnh sát đi xe moto với nhiệm vụ hộ tống. Trên không có thể sẽ có một chiếc trực thăng với nhiệm vụ cảnh giới và theo dõi từ xa. Nếu đoàn xe phải đi xa thì sẽ luôn có một chiếc xe hậu cần. Nó có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc cho đoàn xe, bổ sung thiết bị cho những chiếc xe khác trong đoàn.
* Theo TheDrive





Báo Anh nói gì về APEC 2017 và Trump?

APEC Đà Nẵng 2017Bản quyền hình ảnhAFP/GETTYImage captionTổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cùng phu nhân tại Thượng đỉnh APEC Đà Nẵng 2017.
Thượng đỉnh APEC 2017 ở Đà Nẵng Việt Nam tiếp tục được truyền thông quốc tế đưa tin, trong đó truyền thông Anh hôm 10/11 có một số bài vở đưa ra những góc nhìn về sự kiện này qua sự hiện diện, lời ăn, tiếng nói của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhật báo Anh, The Guardian, trong bài viết với tựa đề "Trump tấn công các quốc gia đã 'lừa' đảo Mỹ tại APEC, bình luận:
"Donald Trump đột ngột chấm dứt 'đường lối ngoại giao' mà ông đã thể hiện trong chuyến đi vòng quanh châu Á 12 ngày bằng cách tung ra một bài diễn văn chống lại hành động "vi phạm, gian lận hoặc gây hấn kinh tế" trong khu vực, chỉ vài giờ sau khi đã khen ngợi Trung Quốc."

'Tước đi việc làm'

"Phát biểu tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, Việt Nam, vào thứ Sáu, lời lẽ của Tổng thống Hoa Kỳ đã có giọng dữ dội. Phát biểu rõ ràng, đôi khi khá thẳng, được cho là tập trung vào Trung Quốc và các quốc gia khác mà ông đổ lỗi cho các chính sách kinh tế ở các quốc gia mà ông cáo buộc đã "tước đi" việc làm, nhà máy và các ngành công nghiệp ra khỏi Hoa Kỳ," vẫn theo The Guardian.
"Chúng ta không còn có thể chịu đựng được những vi phạm thương mại lâu dài này và chúng tôi sẽ không dung thứ cho họ," ông nói, với loa âm thanh trong hội trường lớn đôi lúc như "rống" khi Trump lên tiếng.
"Mặc dù nhiều năm trời thất hứa, chúng tôi được cho biết rằng một ngày nào đó mọi người sẽ hành xử một cách công bằng và có trách nhiệm. Người dân ở Mỹ và khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đã chờ đợi ngày đó đến nhưng nó chưa bao giờ có và đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay, "ông nói.
Tổng thống Nga PutinBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTổng thống Nga Putin có một lịch trình khá 'bận rộn' trong ngày 10/11, ông đeo cà vạt màu tím trong một cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản.

'Trang phục gia đình'

Tờ Independent quan tâm tới trang phục của các nhà lãnh đạo khi họ chụp tấm hình 'gia đình' APEC mà Việt Nam đã lựa chọn cho các quan khách trong dịp Thượng đỉnh này.
"Donald Trump đã rời bỏ chiếc cà vạt đỏ và bộ vest đen sẫm quen thuộc trong một đêm để mặc một chiếc áo sơ mi vải lụa màu xanh da trời tại một sự kiện ở Việt Nam," tờ báo của Anh viết.
"Các nhà lãnh đạo thế giới khác, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng làm như vậy, theo truyền thống của những người tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC mỗi năm để mặc trang phục phù hợp cho một "bức ảnh gia đình" qui tụ một số chính trị gia nổi bật nhất trên thế giới.
"Các tổng thống và thủ tướng tham dự sự kiện Đà Nẵng đều theo 'luật chơi' này.
"Và ngoại trừ ông Putin, tất cả các nhà lãnh đạo đều quyết định để cổ áo trần."

Truyền thống hàng năm

APEC Đà Nẵng 2017Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười dân Đà Nẵng vẫy chào khi đoàn xe của Tổng thống Trump tới tham dự APEC 2017
Theo tờ Daily Mail, chiếc áo sơ mi và cà vạt của nhà lãnh đạo Nga đã được nhìn thấy dưới chiếc áo 'truyền thống' mà ông đã khoác ra ngoài.
"Ông Trump hiếm khi chụp ảnh mặc những thứ khác ngoài một bộ đồ com-lê, cà vạt hoặc bộ đồ áo chơi golf.
"Ban tổ chức sự kiện dưới quyền của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã lựa chọn trang phục.
"Cựu Tổng thống Bill Clinton đã bắt đầu truyền thống nay được giữ hàng năm vào năm 1993, khi ông chủ trì một hội nghị thượng đỉnh ở Seattle," tờ báo Anh bình luận.



Thủ tướng Canada thăm trường đại học ở Việt Nam

Bảo An |  11/11/2017 06:45

Nông dân phơi thóc sau vụ thu hoạch mùa thu, Thủ tướng Canada thăm trường đại học ở Việt Nam… là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua.





Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản: Canada đã có sự đồng thuận với TPP từ cấp cao nhất
Hải Võ |  11/11/2017 08:02

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tham dự các sự kiện tại Tuần lễ Cấp cao APEC Đà Nẵng, chiều 10/11/2017 (Ảnh: Trí thức trẻ)

Thông tin chi tiết hơn sẽ được cung cấp trong cuộc họp báo ngày hôm nay, 11/11 - Bộ trưởng Chính sách kinh tế tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi phát biểu với báo giới.

Các bộ trưởng của 11 thành viên còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tái xác nhận rằng các bên đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc nhằm thúc đẩy thỏa thuận có hiệu lực.
"Chúng tôi tái xác nhận rằng không có vấn đề gì với những đồng thuận mà chúng tôi đã đạt được từ hôm thứ Năm (9/11), kể cả trong những cách diễn đạt nhỏ nhất," Bộ trưởng Motegi thông báo sau khi các bộ trưởng kinh tế của TPP-11 ngồi lại trong phiên thảo luận kéo dài tới đêm ngày thứ Sáu, 10/11.
Trong khi đó, CBC News (Canada) dẫn lời một đại diện của đoàn đàm phán Canada cho biết TPP-11 đã đạt được những thỏa thuận về "các yếu tốt cốt lõi" sau chuỗi ngày đàm phán căng thẳng ở Đà Nẵng.
Trước đó cùng ngày mùng 10, đàm phán về TPP bị cho là có khả năng bị hoãn vô thời hạn sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng Bộ trưởng thương mại nước này không tham gia cuộc họp của lãnh đạo các thành viên Hiệp định.
Tuy nhiên, ông Motegi xác nhận sau hội nghị bộ trưởng mới nhất: "Đúng vậy, Canada đã đồng thuận. Và họ nói rằng họ có sự đồng ý từ cấp cao nhất (tức Thủ tướng Trudeau)."
Bộ trưởng Motegi cũng tiết lộ, thỏa thuận đạt được tối thứ Sáu không phải thay đổi quá nhiều so với những gì mà các bên đã đồng thuận vào hôm 9/11.
"Chúng tôi đã thông qua từng từ một, bao gồm tuyên bố của các bộ trưởng, và đạt được nhận thức chung về từ ngữ, câu văn cho đến các cụm diễn đạt," ông nói.
Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh sẽ chủ trì cuộc họp báo chung ngày hôm nay để công bố các thông tin chi tiết về thỏa thuận đạt được.

Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Bài: Phương Ánh - Ảnh: Hoàng Anh - Thiết kế: Hương Xuân |  07/11/2017 14:35



Là một diễn giả tại Vietnam Business Summit 2017 sáng nay (7/11), Tổng giám đốc PricewaterhouseCoopers (PwC) Đinh Thị Quỳnh Vân đem tới tin tốt lành cho các nhà đầu tư. Các nghiên cứu, đánh giá gần đây của PwC đều cho thấy Việt Nam là thị trường mới nổi hàng đầu.

Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 1.
Tham dự Vietnam Business Summit 2017, bà Đinh Thị Quỳnh Vân mang đến báo cáo Spotlight on Vietnam (Tiêu điểm Việt Nam) với nhiều thông tin tích cực. Trong phần trình bày của mình, bà Vân nhấn mạnh những nhân tố tiềm năng của đất nước hình chữ S.
Trao đổi với báo Trí Thức Trẻ, TGĐ PwC cho biết trong tương lai sẽ có sự dịch chuyển quyền lực kinh tế từ các nước đã phát triển sang các nền kinh tế mới nổi và các khu vực khác. Nhóm E7 gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng trưởng trung bình 3,5% trong 34 năm tới, cao hơn mức 1,6% của nhóm G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh và Mỹ).
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 2.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 3.
Tuy không nằm trong nhóm E7 nhưng theo bà Vân, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm có tăng trưởng lớn mà theo đánh giá của PwC Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2050.
Cụ thể, vào năm 2050, PwC dự báo Việt Nam có thể lọt vào danh sách 20 nền kinh tế đứng đầu trên thế giới và 10 nền kinh tế đứng đầu châu Á (Thứ hạng dựa trên GDP tính theo sức mua tương đương – PPP).
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 4.
Lãnh đạo của PwC cũng cho biết có ba động cơ tăng trưởng chính thúc đẩy chính cho sự tăng trưởng này của Việt Nam.
Thứ nhất là lực lượng lao động. Tại Việt Nam, lực lượng lao động có trình độ đang gia tăng và hiện ở cấu trúc dân số tốt nhất với 45% dưới 30 tuổi.
Thứ hai, Việt Nam là nền kinh tế cạnh tranh, không chỉ vì chi phí thấp. Lực lượng lao động tại Việt Nam không những có chi phí cạnh tranh mà còn có trình độ chuyên môn và kỹ năng ngày càng tăng cao. Điều này khiến Việt Nam trở thành một cơ sở sản xuất lý tưởng cho các công ty đang có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi các nền kinh tế lớn hơn như Trung Quốc.
Thứ ba, Việt Nam có môi trường chính trị-xã hội ổn đinh, và các chính sách về kinh doanh và thương mại là có thể dự đoán được. Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm của chính phủ đã mang đến những cải thiện trong môi trường cạnh tranh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 60 trong 138 nền kinh tế trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2016- 2017, một sự cải thiện ấn tượng, tăng 15 hạng so với giai đoạn 2012-2013.
"Tăng trưởng tại Việt Nam chủ yếu dựa trên nền tảng tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người. Điều này cho thấy rằng đầu tư vốn và sự tiến bộ về công nghệ sẽ mang đến hiệu suất lao động hữu hình, làm tăng lợi ích", bà Vân cho biết.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 5.
"Nhìn từ góc độ các nhà đầu tư thì Việt Nam thực sự hấp dẫn", bà Quỳnh Vân chia sẻ. Bởi lẽ các thị trường phát triển đã rơi vào điểm bão hoà; trong khi đó, Việt Nam mới chỉ manh nha, tiềm năng, dư địa còn rất lớn.
"Mọi người hay nói rằng Việt Nam khó khăn, nhưng phải hiểu khó khăn mới chính là cơ hội với nhà đầu tư. Đứng ở khía cạnh người làm kinh doanh sẽ có con mắt khác hẳn", bà Vân nhấn mạnh. Nhà đầu tư nhìn nhận nơi nào nhu cầu vượt cung thì đó là cơ hội, còn trong trường hợp cung vượt cầu thì dư địa sẽ không còn bao nhiêu.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 6.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân cho rằng Việt Nam đang sở hữu năm lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng lớn nhất hiện nay.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 7.
Một là lĩnh vực thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO), với tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 35% hàng năm trong thập niên qua. Ngành BPO có sự thuận lợi về nhân lực khi có 40.000 cử nhân công nghệ thông tin gia nhập thị trường lao động hàng năm. Về dài hạn, triển vọng ngành này còn rất lớn do vẫn khá non trẻ và quy mô thị trường mới hơn 2 tỷ USD. Trong khi đó, ở Ấn Độ đây là thị trường 143 tỷ USD.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 8.
Hai là là ngành năng lượng mặt trời và năng lượng gió hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu điện gia tăng. Hiện nay, nguồn thủy điện trong nước đã gần như khai thác tối đa trong khi các nhà máy điện sử dụng tua bin khí và than đang dựa vào nguồn nguyên liệu đắt đỏ và giới hạn.
Ba là khách sạn cao cấp. Số liệu của JLL cho thấy số phòng khách sạn mới năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt là 1.000 và 843 trong khi con số này ở Manila hay Jakarta là hơn 3.100 phòng.
Tổng giám đốc PwC nhận định số lượng khách nước ngoài đến du lịch ngày càng tăng và sự tăng trưởng về chi tiêu của tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với tiềm năng đầu tư lớn vào ngành khách sạn cao cấp.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 9.
Bốn là ngành nông nghiệp hiện đại và công nghiệp thực phẩm. Chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng vào vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nông nghiệp và giúp nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại nhiều hơn. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng chuộng các loại thực phẩm đóng gói và đã qua chế biến với chất lượng và tính tiện dụng cao.
Năm là lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. PwC cho rằng sự rút lui của ANZ khỏi lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam không có nghĩa tiềm năng của ngành này đang kém. Thậm chí, mảng ngân hàng bán lẻ của ANZ đang rất tốt nên được một công ty tài chính Hàn Quốc mua lại. Nhu cầu của hàng loạt sản phẩm ngân hàng bán lẻ được dự báo sẽ tăng cao như bảo hiểm qua ngân hàng hay quản lý tài sản. Điều này là nhờ tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh.
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 10.
"Các nhà đầu tư cần hiểu được các tiềm năng, cơ hội, thách thức cũng như mức độ phức tạp của thị trường để có thể thành công tại Việt Nam. Tư duy ‘Một giải pháp áp dụng cho mọi hoàn cảnh’ sẽ không hiệu quả nếu các nhà đầu tư mong muốn tăng trưởng bền vững ở đất nước năng động này. Vì vậy, việc hiểu những điểm khác biệt của Việt Nam so với các nền kinh tế khác sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được chiến lược tiếp cận thị trường khả thi và thành công", bà Quỳnh Vân nhận xét.
Nhiều lần nhấn mạnh đến tiềm lực, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, tuy nhiên Tổng giám đốc PwC cũng nói thẳng "các tiềm năng này chưa được khai thác hiệu quả".
Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 11.
Bức tranh 2050 theo cách vẽ của PwC là rất đẹp và rực rỡ nhưng nó phụ thuộc vào việc Việt Nam có chính sách tốt, đầu tư nguồn lực tốt vào những tiềm năng đang sẵn có hay không. Nếu không thực hiện được là một sự đáng tiếc rất lớn bởi theo bà Vân, không phải quốc gia nào cũng có được những lợi thế mà Việt Nam đang có.
Xét ở tầm vi mô, nếu doanh nghiệp Việt không nhìn nhận, nắm bắt được cơ hội, thị trường trong nước sẽ là cuộc chơi của các doanh nghiệp ngoại vì cánh cửa hội nhập đã mở toang. Còn nếu xét ở tầm vĩ mô, nếu Việt Nam không nhanh chóng cải thiện thì sẽ thua cuộc trước các quốc gia khác.




























































































































































Xã làm cổng làng bằng gỗ quý hơn 4 tỷ: Dân không phải đóng một đồng, còn được hỗ trợ tiền



Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất?

Bảo Lam |  10/11/2017 19:31
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất?
Vũ khí hạt nhân có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp. Ảnh minh họa.

Nếu Chiến tranh Thế giới 3 xảy ra, có 10 quốc gia mà nhiều khả năng bạn muốn tới đó để tránh trú với xác suất an toàn cao hơn.

Mặc dù tính chất của cuộc Chiến tranh Thế giới này (hạt nhân, kinh tế, thông tin) chưa rõ nét, nhưng mọi thứ đều dẫn tới việc nó sẽ là một cuộc chiến tranh triệt hạ lẫn nhau khủng khiếp nhất.
Trong bối cảnh những dự cảm đáng báo động này, chúng tôi xin gửi tới độc giả danh sách 10 quốc gia mà nhiều khả năng bạn muốn tới đó nếu thực sự một cuộc Chiến tranh Thế giới như trên sẽ nổ ra.
Danh sách được xây dựng trên cơ sở "Chỉ số yêu hòa bình toàn cầu năm 2017" mà mô tả lòng yêu chuộng hòa bình của các quốc gia trên thế giới bằng việc đo mức độ bạo lực bên trong và mức động hung hăng trong chính sách đối ngoại của quốc gia đó.
1. Cộng hòa Ai-len
Ai-len vẫn đang tuân thủ đường lối trung lập về quân sự từ năm 1930. Nếu Thế chiến thứ Ba nổ ra, nhiều khả năng quốc gia này sẽ giữ vững sự trung lập của mình.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 1.
Cộng hòa Ai-len.
2. Thụy Sĩ
Thụy Sĩ, theo truyền thống, đang tuân thủ sự trung lập về chính trị và quân sự từ thời kỳ ký kết Hiệp ước Paris và năm 1815. Từ đó cho tới nay quốc gia này không tham gia vào bất cứ một cuộc chiến tranh nào. Các ngọn núi bảo vệ đất nước trước bất cứ một cuộc xâm lược nào từ bên ngoài, điều biến Thụy Sĩ thành nơi lý tưởng để có thể ẩn náu trong trường hợp thế chiến nổ ra.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 2.
Thụy Sĩ.
3. Cộng hòa Slovenia
Liên quan tới khả năng tự cung tự cấp, thì Slovenia chắc chắc sẽ không chịu sự phụ thuộc về năng lượng vào các nước khác nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô toàn cầu. Ở đây người ta tích cực phát triển các nguồn năng lượng nhiệt, mặt trời và nước.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 3.
Cộng hòa Slovenia.
Căn cứ thêm vào việc Slovenia đã không tham gia vào Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai thì có thể dự đoán rằng quốc gia này cũng sẽ tiếp tục chính sách độc lập và tránh các cuộc xung đột toàn cầu.
4. Cộng hòa Fiji
Là hòn đảo nằm ở phía nam Thái Bình Dương, Fiji hoàn toàn độc lập về mặt địa lý và vì thế nó được coi là một nơi khá an toàn. Nó nằm giữa đại dương mênh mông, cách xa đất liền, và chính phủ của quốc gia này theo truyền thống không can thiệp vào các cuộc xung đột thế giới.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 4.
Cộng hòa Fiji.
5. Đan Mạch
Liên quan tới Đan Mạch, thì quốc gia này tất nhiên có thể bị kéo vào cuộc chiến tranh do đang là thành viên của NATO, nhưng họ có "con át chủ bài": Greenland – khu vực trung lập về chính trị và khá hẻo lánh về địa lý.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 5.
Đan Mạch.
6. Áo
Áo xếp vị trí thứ 4 trong tổng số 163 quốc gia trong bảng xếp hạng những nước yêu hòa bình nhất trên thế giới. Cũng cần phải lưu ý rằng trong lĩnh vực xung đột, quân sự hóa và mối đe dọa an ninh xã hội, đất nước này chỉ có số điểm 1,5/5.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 6.
Áo.
7. Bồ Đào Nha
Xếp vị trí thứ ba trong "Chỉ số yêu hòa bình toàn cầu", Bồ Đào Nha đã biến thành một "ốc đảo của sự ổn định". Chủ nghĩa cực đoan dân túy mà đang được phát tán khắp Châu Âu vẫn không nhận được sự ủng hộ ở đất nước từng không tham gia vào bất cứ cuộc xung đột nào từ thời Thế chiến thứ Hai.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 7.
Bồ Đào Nha.
8. New Zealand
Một trong những ưu thế của đất nước này đó là nỗ lực tự chủ: Nhờ vào các thủy điện của mình, New Zealand tự sản xuất được hơn một nửa điện năng tiêu thụ trong nước và có nhiều vùng đất chứa tài nguyên khoáng sản. Cho nên, trong trường hợp tự cô lập với phần còn lại của thế giới, người dân New Zealand có thể tự nuôi sống được bản thân.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 8.
New Zealand.
Nằm ở vị trí địa lý xa xôi, quốc đảo này cũng cho thấy lợi thế - nó có thể trở thành nơi cư trú an toàn trong trường hợp xảy ra thế chiến.
9. Canada
Canada đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nước yêu hòa bình nhất theo "Chỉ số yêu hòa bình toàn cầu". Quốc gia này chỉ đạt số điểm 1,1/5 trong tiêu chí rủi ro bị kéo vào các cuộc xung đột bên ngoài và quy mô quốc tế. Điều này biến nos thành một trong những quốc gia an toàn nhất để ẩn náu khỏi một cuộc chiến tranh.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 9.
Canada.
10. Cộng hòa Iceland
Iceland đứng đầu tiên trong "Chỉ số yêu hòa bình toàn cầu", và vì thế đây là quốc gia yêu hòa bình nhất trên thế giới.
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? - Ảnh 10.
Cộng hòa Iceland.
Ngoài ra, đất nước này có vị trí địa lý cách xa các cường quốc có thể mang tới những hiểm họa của một cuộc xung đột toàn cầu như Mỹ, Bắc Triều Tiên, Nga và Iran. Điều này biến Iceland trở thành nơi sinh sống tốt nhất và an toàn nhất.

Trump-Tập: Khi 'Trung Hoa mộng' gặp 'Nước Mỹ vĩ đại'

Carrie GracieBiên tập viên chuyên về Trung QuốctrumpBản quyền hình ảnhXINHUAImage captionChuyên cơ của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ cánh xuống sân bay ở Bắc Kinh
Donald Trump là kiểu người đôi khi mắc kẹt trong các vấn đề về Trung Quốc của Tập Cận Bình. Một tỷ phú mạnh miệng, người luôn cho rằng ông ta vĩ đại hơn Đảng Cộng sản, vĩ đại hơn sự nghiệp quốc gia.
Một người như vậy có thể bị các nhân viên thực thi luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biến mất im hơi lặng tiếng một thời gian, rồi sau xuất hiện trở lại, lẩm bẩm những bài diễn văn cảm ơn về những gì Đảng Cộng sản đã làm cho mình.
Tập Cận Bình, Donald Trump, gặp gỡ, giấc mộng trung hoa, nước Mỹ vĩ đạiBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionÔng Tập Cận Bình có tính cách hoàn toàn trái ngược so với Donald Trump
Khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập chuẩn bị gặp nhau ở Bắc Kinh, sự tương phản giữa hai lãnh đạo của hai siêu cường về kinh tế càng rõ nét.
Trong khi cố vấn cấp cao thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump biến Nhà Trắng thành một "trung tâm nuôi dạy người lớn", thì các nhân viên thân cận trong Đảng Cộng sản của ông Tập lại mô tả chủ tịch của họ như một nhà lãnh đạo vĩ đại và khôn ngoan, "vị cứu tinh của chủ nghĩa xã hội".
Ông Trump không thể dựa vào các nhà tư bản Mỹ. Những người khổng lồ của giới công nghệ Mỹ không đến châu Á với đội ngũ thân cận của Trump. Thay vào đó là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook của Apple và Satya Nadella của Microsoft vai kề vai chụp ảnh chung cùng ông Tập tại Bắc Kinh tuần trước trong sự kiện ra mắt hội đồng cố vấn cho một trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
Tập Cận Bình, Donald Trump, gặp gỡ, giấc mộng trung hoa, nước Mỹ vĩ đạiBản quyền hình ảnhCHINA NEWSImage captionÔng Tập (hàng đầu bên trái) chụp ảnh cùng Mark Zuckerberg (thứ ba phải qua)
Sự thiên lệch trong sùng kính tập thể giờ được nhìn thấy trong sùng kính giữa các cá nhân với nhau. Trump đã nhắc lại nhiều lần rằng ông ngưỡng mộ ông Tập và "sự phi thường" của ông, mô tả ông Tập như một người đàn ông quyền lực và một người bạn tốt.
Cựu chiến lược gia Stephen Bannon nói "không có nhà lãnh đạo nào được Trump ngưỡng mộ hơn thế".
Thế nhưng trước công chúng, ông Tập chưa bao giờ gọi ông Trump là ai đó vĩ đại chứ đừng nói coi ông Trump là một người bạn tuyệt vời.
Ông Tập tuyên bố đã đọc nhiều tác giả Mỹ từ Walt Whitman đến Mark Twain và Ernest Hemingway nhưng ông không liệt kê Donald Trump trong số đó. "Nghệ thuật đàm phán" của Trump có thể là cuốn bán chạy nhất ở Mỹ nhưng cuốn sách đưa ra những định hướng đáng tin cậy hơn cho sự nghiệp trị quốc của ông Tập là cuốn "Binh pháp Tôn Tử".
Ông Trump khuyên: "Bạn không thể có óc tưởng tượng hoặc óc kinh doanh nếu bạn suy nghĩ quá phức tạp. Tôi thích đi làm mỗi ngày và chỉ tập trung vào những gì đang phát triển."
Nhưng tài liệu quân sự cổ đại mà tất cả chiến lược gia Trung Quốc buộc phải đọc lại kêu gọi "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng".
Sự đối lập giữa Tập và Trump là sự tương phản của một đời người. Ông Tập đã trải qua 7 năm làm nông dân, sống trong hang đá trước khi bắt đầu leo lên các vị trí quyền lực của hệ thống chính trị Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ qua.
Tập Cận Bình, Donald Trump, gặp gỡ, giấc mộng trung hoa, nước Mỹ vĩ đạiBản quyền hình ảnhREUTERSImage captionĐại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây đã đưa Tập Cận Bình lên vị trí quyền lực ngang với Mao Trach Đông trước đây
Để đạt tới vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc với 89 triệu Đảng viên trung thành, người ta cần phải có một ý‎ chí mạnh mẽ và kỷ luật thép, cùng sự kiên nhẫn chiến lược. Những phẩm chất này không được dùng để phác họa ông Donald Trump.
Không có gì ngạc nhiên khi có sự khác biệt về phong cách giữa hai ông. Ông Tập hiếm khi bắt đầu một câu bằng từ "Tôi", hàm ý ‎phẩm giá quốc gia bao trùm vai trò lãnh đạo của ông. Ông muốn thể hiện điều gì đó thiêng liêng, như "Giấc mộng Trung Hoa". Vì vậy ông Tập luôn luôn xuất hiện với phong thái tỉnh táo, ổn định, bất khả chiến bại.
Trong trường hợp ông có sự sùng bái cá nhân, đó là do bắt buộc phải thế. Các trường học, văn phòng hội đồng quản trị các công ty và cơ quan chính phủ trên khắp Trung Quốc hiện bắt đầu học và nghiên cứu "Tư tưởng Tập Cận Bình".
Ngược lại, ông Trump luôn mở miệng với đại từ nhân xưng "tôi". Khi ông công du châu Á, ông bỏ lại đằng sau một nước Mỹ mà truyền thông Trung Quốc gọi là "khủng hoảng và hỗn loạn."

Cặp đôi kỳ quặc

Nhưng vượt trên mọi sự tương phản, nhân vật suốt đời theo cộng sản và ông trùm bất động sản vẫn có hai điểm chung. Cả hai đều phô trương quyền lực và đều vô cùng tự mãn. Cả hai coi mình như những người cứu rỗi quốc gia và coi đất nước mình là ngoại lệ trên thế giới. "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình ra đời trước khi ông Trump muốn "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Tuy thế hai ông đều có chung hứa hẹn: Khôi phục lại thời kỳ vàng son của quyền lực tối cao và không cho phép can thiệp bên ngoài nào cản trở đường lối này.
Khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tuần này trong sự kiện mà Trung Quốc mô tả như một "chuyến thăm cấp nhà nước", câu hỏi lớn nhất là liệu họ có thể tìm ra cách để hai quốc gia "trở nên vĩ đại cùng nhau" hay đây chỉ là một trò chơi "Tổng bằng không", nơi mà sự vĩ đại của một quốc gia này này đòi hỏi sự xuống nước của quốc gia kia.
Tất nhiên đây không chỉ là câu hỏi cho cặp đôi kỳ quặc tuần này mà là câu hỏi đeo đuổi chúng ta cả đời. Chúng ta rồi có thể nhìn lại chuyến đi châu Á của ông Trump như cơ hội tái hiệu chỉnh quyền lực ngầm của Hoa Kỳ, hoặc như một mốc quan trọng trong việc Mỹ hoán đổi vị trí quyền lực cho Trung Quốc.
Tập Cận Bình, Donald Trump, gặp gỡ, giấc mộng trung hoa, nước Mỹ vĩ đạiBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage captionTrump coi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe như một đồng minh thân cận
Có lẽ lịch sử sẽ không mô tả cuộc gặp gỡ trong những bài tường thuật khô khan như thế này mà trong khung cảnh một tuần lễ với những nghi thức kỳ quặc cuối cùng của một thế giới đang tàn lụi, như việc sắp xếp lại ghế ngồi trên boong tàu Titanic, yên bình trước khi có bão.

Kiềm chế

Chúng ta hãy xem lần lượt các kịch bản này.
Vào ngay hôm trước chuyến đi của ông Trump, chính quyền của ông đột nhiên bắt đầu sử dụng một khẩu hiệu chiến lược mới, nói về "một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy nhiên cho tới khi chiến lược này được phác họa đầy đủ hơn, thật khó để biết chính xác nó gì so với tầm nhìn của chính quyền Hoa Kỳ trước đây.
Nhưng mục đích của chiến lược này hẳn phải là để trấn an các đồng minh và bạn bè quốc tế, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với Hoa Kỳ sau khi ông Trump bị chỉ trích về thâm hụt thương mại, chi tiêu quốc phòng và việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được thúc đẩy đàm phán trong thời ông Obama.
Thông điệp được nêu ra ở đây là các cố vấn cao cấp của ông Trump, những người được gọi là "người lớn trong Nhà Trắng", đã kiềm chế được bản năng gây rối của tổng thống và khôi phục lại chính sách từng có của Mỹ ở châu Á. Nếu "Ấn Độ -Thái Bình Dương" cho thấy nó không chỉ là khẩu hiệu, lịch sử có thể mô tả chuyến đi này như là thời điểm mà cường quốc Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh với châu Á, với các đồng minh và bạn bè thế giới hân hoan sát cánh bảo vệ Hoa Kỳ chống lại một Trung Quốc gai góc và quyết liệt.
Tập Cận Bình, Donald Trump, gặp gỡ, giấc mộng trung hoa, nước Mỹ vĩ đạiBản quyền hình ảnhAFPImage captionTập và Trump đều hứa hẹn khôi phục lại triều đại vàng son
Kịch bản thứ hai là lịch sử có thể mô tả chuyến đi châu Á của ông Trump như một điểm giao thoa giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy tàn của Mỹ. Với tất cả nỗ lực lịch thiệp không mệt mỏi dành cho vị khách của mình, đây là phiên bản lịch sử mà Tập Cận Bình đang cố gắng viết. Ông Tập dự định thúc đẩy một chiến lược chặt chẽ từ nay đến giữa thế kỷ dựa trên quyền lực cứng và mềm đang gia tăng.
Ông Trump có thể tập trung vào châu Á trong tuần này, nhưng các tuần khác ông đều bị nhấn chìm bởi các vấn đề quốc nội, trong khi hình ảnh Trung Quốc xuất hiện trong khu vực mỗi ngày. Với năng lượng dồi dào và tham vọng lớn, Trung Quốc đổ tiền vào phát triển khu vực, ngoại giao, quan hệ quân sự và truyền thông, tiến hành những cuộc "tấn công hấp dẫn" đầy tính toán vào những quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ trong 7 thập kỷ.
Các nước châu Á đều chứng kiến ông Tập nổi lên từ Đại hội Đảng Cộng sản với quyền lực tăng lên nhanh chóng, và ít nhất là nếu nhìn bề ngoài Trung Quốc không có sự chia rẽ và không thống nhất như ở Hoa Kỳ.
trung quốcBản quyền hình ảnhEPAImage captionMỹ rút khỏi TPP mang lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc

Vũ khí chiến thắng

Tuy nhiên, không một tổng thống Mỹ nào có thể tự nguyện trở thành một phần của câu chuyện lịch sử này. Trong cuộc vận động tranh cử năm ngoái, ông Trump giận dữ nói về việc Trung Quốc "cướp đoạt" kinh tế Mỹ và "trộm cắp công việc của người Mỹ". Ông hứa nếu được bầu, ông giải quyết vấn đề mà những người tiền nhiệm thất bại ... ; rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc "láu cá" sẽ không thể "thông minh, mưu kế và giỏi đàm phán hơn" các nhà lãnh đạo của Mỹ.
Sự thất vọng tiếp diễn trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Hoa Kỳ, nơi nhiều người cảm thấy Trung Quốc đang giành chiến thắng trong cuộc chạy đua siêu vũ khí.
Cứ tổng thống Hoa Kỳ nào của thế kỷ 21 từng nói về dự định sẽ vượt qua thách thức chiến lược của Trung Quốc đều bị nốc ao bởi các sự kiện lịch sử. Đối với George W Bush, đó là vụ tấn công tòa tháp đôi ngày 9/11 và các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Đối với Barack Obama, đó là cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng quân sự tại Trung Đông.
Trung Quốc năm 2017 mạnh hơn và tự tin hơn nhiều so với năm 2001 hay năm 2009. Dưới thời ông Tập, Trung Quốc cam kết đấu tranh chống lại các giá trị và lý tưởng về tự do và dân chủ của Mỹ.
Tuần trước, ông Tập dẫn đầu đội ngũ đảng viên thân cận trong lễ nhậm chức, tay nắm chặt, tuyên thệ trung thành với lá cờ Đảng cộng sản. Trong khi đó, với tất cả hình ảnh về chuyến thăm dài ngày tới châu Á và những từ ngữ đẹp đẽ về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ", Tổng thống Hoa Kỳ Trump chỉ đặt Trung Quốc vào một vị trí ít chiến lược hơn.
Ông Tập cần một thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.
Thực tế là kể từ khi nhậm chức, các lãnh đạo Trung Quốc đã thở phào khi thấy tin về chuyến thăm Trung Quốc của Trump trên Twitter. Trump đã cảnh báo về trao đổi thương mại giữa Bắc Kinh và Bắc Hàn, đồng thời ra lệnh điều tra các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy nhiên không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại những nỗ lực làm tiêu tan khát vọng của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Điều này có thể thay đổi trong những tháng tới. Nếu Hoa Kỳ chuyển từ sự hợp tác đầy hậm hực với Trung Quốc sang cạnh tranh quyết liệt hơn, những tác động tới châu Á và thế giới sẽ vừa mạnh mẽ, vừa khó lường.
Ông Tập thì quyết tâm tránh né điều đó. Ông cần một thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.
Cơ hội đánh bóng hình ảnh là cái mà Trung Quốc làm tốt hơn cả, lại rẻ hơn nhiều so với mở các thị trường trọng điểm hoặc kiềm chế kinh tế Bắc Hàn. Vì vậy, chủ nhà sẽ đặt vị khác ưa hào nhoáng của mình trong một quang cảnh tiếp đón lộng lẫy.
Ông Tập sẽ động viên ông Trump tưởng tượng rằng đây là một chương trong Nghệ thuật của đám phán chứ không phải là Binh Pháp Tôn Tử của Tôn Vũ.
Rốt cuộc, như Tôn Vũ đã chỉ ra trong cuốn sách cổ của ông, binh pháp, xảo quyệt, ngoại giao và chia rẽ là tất cả những vũ khí chiến thắng cho một chỉ huy vĩ đại.
"Chiến thắng đỉnh cao là đánh bại các kẻ thù mà không phải chiến đấu với chúng."

Thiên đường thuế: Rò rỉ bí mật tài chính giới siêu giàu

Nhóm điều tra Hồ sơ Thiên đườngBBC Panorama
Rò rỉ cho thấy 10 triệu bảng tiền của Nữ hoàng được đầu tư ở hải ngoạiBản quyền hình ảnhEPAImage captionRò rỉ cho thấy 10 triệu bảng tiền của Nữ hoàng được đầu tư ở hải ngoại
Bộ hồ sơ tài chính mới bị rò rỉ đã cho thấy cách tầng lớp siêu giàu và đầy quyền lực, gồm cả công ty đầu tư của Nữ hoàng Anh, đã đầu tư tiền vào các "thiên đường thuế".
Bộ trưởng Thương mại trong chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bị phát hiện có cổ phần trong một công ty làm ăn với chính những người Nga bị Mỹ trừng phạt.
Vụ rò rỉ, được đặt tên Hồ sơ Thiên đường, gồm tới 13,4 triệu văn bản, đa số là của một công ty hàng đầu về tài chính bình phong hải ngoại.
Chương trình BBC Panorama tham gia cùng gần 100 cơ quan truyền thông điều tra kho tài liệu này.
Giống như vụ Hồ sơ Panama năm 2016, các văn bản lần này cũng do tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung thu thập.
Tờ báo này đã nhờ tới Hiệp hội Phóng viên điều tra Quốc tế (ICIJ) phụ trách cuộc điều tra.
Các tiết lộ mới nhất hôm Chủ nhật 5/11 chỉ mới là một phần nhỏ, và những tuần tới, các báo sẽ còn công bố chi tiết hồ sơ tài chính và thuế của nhiều cá nhân và công ty bị nêu trong kho dữ liệu.
Chúng cho thấy nhiều chính trị gia, công ty đa quốc gia, người nổi tiếng, người giàu có đã dùng mạng lưới phức tạp của các quỹ, công ty bình phong để giấu tiền khỏi sở thuế hoặc che giấu các thương vụ của họ.
Đa số các thương vụ này không phạm luật.
Hình minh họa Bất động sản của Nữ hoàng Anh có khoản đầu tư nhỏ ở BrightHouseBản quyền hình ảnhALAMYImage captionBất động sản của Nữ hoàng Anh có khoản đầu tư nhỏ ở BrightHouse

Vì sao dính líu Nữ hoàng Anh?

Hồ sơ Thiên đường cho thấy khoảng 10 triệu bảng tiền của Nữ hoàng Anh từng được đầu tư tại lãnh thổ ưu đãi hoặc không đánh thuế.
Tiền được Duchy of Lancaster cho vào các quỹ ở Quần đảo Cayman và Bermuda.
Duchy of Lancaster là nơi cung cấp thu nhập cho Nữ hoàng, và quản lý các khoản đầu tư cho bất động sản 500 triệu bảng của Nữ hoàng.
Các khoản đầu tư này đều hợp pháp, và không có bằng chứng là Nữ hoàng không đóng thuế. Nhưng có thể có câu hỏi liệu Hoàng gia Anh có nên đầu tư ở các "thiên đường thuế" hay không.
Có những khoản đầu tư nhỏ vào nhà bán lẻ BrightHouse, từng bị tố cáo bóc lột người nghèo, và chuỗi cửa hàng Threshers, sau này phá sản và nợ 17,5 triệu bảng tiền thuế.
Duchy of Lancaster nói họ không dính líu các quyết định của các quỹ, và không có bằng chứng là Nữ hoàng biết về các khoản đầu tư cụ thể nhân danh bà.

Khó xử cho Ross và Trump?

Ông Wilbur Ross từng giúp ông Donald Trump thoát khỏi phá sản hồi thập niên 1990 và được bổ nhiệm làm bộ trưởng thương mại dưới thời Tổng thống Trump.
Tài liệu cho biết ông Ross vẫn có lợi ích trong một công ty tàu biển thu hàng triệu đôla mỗi năm nhờ vận chuẩn dầu khí cho một công ty năng lượng Nga. Cổ đông công ty này có con rể Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai người bị Mỹ trừng phạt.
Sẽ lại có câu hỏi về mối liên hệ giữa Nga và nhóm cố vấn của ông Donald Trump.
Chính quyền của ông Trump đã dính cáo buộc rằng Nga đồng lõa để tác động cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Ông Trump đã gọi cáo buộc là "tin giả".
Hình minh họaHình minh họaPresentational white space

Rò rỉ tài liệu từ đâu?

Đa phần dữ liệu là từ một công ty pháp lý đặt ở Bermuda, Appleby. Họ giúp khách hàng ở các khu vực có mức thuế thấp hoặc bằng không.
Tờ báo Süddeutsche Zeitung lấy được tài liệu của công ty này, và các công ty chủ yếu ở khu vực Caribê. Tờ báo không cho biết nguồn cung cấp.
Các cơ quan truyền thông tham gia điều tra nói việc này có lợi cho công chúng vì tài liệu rò rỉ từ các thiên đường thuế thường bộc lộ những sai phạm.
Công ty Appleby phản hồi rằng "không có bằng chứng sai phạm về chúng tôi hay khách hàng".
Paradise Papers explainer box

Một số tin liên quan công bố hôm 5/11

  • Một cố vấn của Thủ tướng Canada Justin Trudeau dính líu các khoản đầu tư hải ngoại, có thể khiến Canada thiệt hàng triệu đôla tiền thuế.
Rò rỉ đặt câu hỏi về Stephen Bronfman, người gây quỹ cho đảng của ông Trudeau, và cũng là bạn thân của ông.
  • Nhà tài trợ của đảng Bảo thủ Anh, Lord Ashcroft, đã bỏ qua các quy định về việc quản lý đầu tư hải ngoại, theo tài liệu rò rỉ. Ông đã cho Quỹ Punta Gorda ở Bermuda các tài sản trị giá hàng trăm triệu đôla năm 2000. Hồ sơ Thiên đường cho thấy ông thỉnh thoảng ra quyết định mà không hỏi viên chức của quỹ.
  • Hồ sơ Thiên đường cũng đặt câu hỏi ai kiểm soát câu lạc bộ bóng đá Everton FC và liệu quy định của Premier League có bị phá vỡ không.
Farhard Moshiri bán cổ phần Arsenal năm 2016 để mua gần 50% Everton. Nhưng rò rỉ cho thấy cổ phần gốc của ông ở Arsenal là "quà" của đại gia Alisher Usmanov, người kiểm soát 30,4% Arsenal.
Điều này đặt câu hỏi phải chăng tiền của ông Usmanov nay ở trong Everton. Ông Moshiri đã bác bỏ cáo buộc tiền này là quà.

Thuật ngữ "tài chính hải ngoại" là gì?

Tóm gọn lại, đó là nơi nằm ngoài kiểm soát một quốc gia, để công ty hay cá nhân có thể chuyển tiền, tài sản, lợi nhuận nhằm tranh thủ thuế thấp.
Chúng thường được gọi là "thiên đường thuế" hay trong ngành thì gọi là "trung tâm tài chính hải ngoại". Đó thường là các hòn đảo nhỏ, ổn định, bí mật, có những mức độ kiểm tra sai phạm khác nhau.
Vương quốc Anh có vai trò lớn, một phần vì nhiều lãnh thổ hải ngoại của Anh chính là "trung tâm tài chính hải ngoại". Và còn vì nhiều luật sư, kế toán, ngân hàng ngồi ở London và làm cho ngành công nghiệp này.
Brooke Harrington, tác giả cuốn Capital Without Borders: Wealth Managers and the One Percent, cho rằng tài chính hải ngoại chỉ dính líu tới .001% người giàu toàn thế giới. Những tài sản khoảng 500.000 đôla cũng là quá nhỏ, không đủ để đóng các khoản phí.

Chia sẻ tin này What is the Share This service?



Thế giới lo lắng khi băng tan ở Mỹ

Sara Goudarzi
AlamyBản quyền hình ảnhALAMY
Một trong những hiệu ứng nổi bật nhất khi trái đất nóng lên đang xảy ra dưới mặt đất ở Hoa Kỳ - tác động này sẽ buộc hàng ngàn người phải tái định cư, đi kèm với những hệ quả toàn cầu không lường được. Sara Goudarzi tường thuật từ Alaska.
Vladimir Romanovsky đi qua khu rừng vân sam đen dày đặc một cách dễ dàng. Ông không phải dừng lại một thoáng nào để giữ thăng bằng nền đất đầy rêu trơn trượt cách ly với nền băng vĩnh cửu bên dưới.
Đó là một ngày trời ấm áp vào tháng Bảy, nhà khoa học này đang tìm chiếc hộp mà ông và nhóm nghiên cứu đã lắp đặt dưới lòng đất. Nó được đặt ở nơi cách 10km về phía bắc so với Viện Địa Chất Đại học Alaska ở Fairbanks, nơi ông giảng dạy môn địa chất và là lãnh đạo Phòng thí nghiệm Băng vĩnh cửu.
Chiếc hộp được che phủ sau tàng cây, chứa một bộ thu thập dữ liệu kết nối với nhiệt kế đặt bên dưới lòng đất để đo nhiệt độ băng vĩnh cửu tại các độ sâu khác nhau. Băng vĩnh cửu là tên gọi cho bất cứ loại vật chất trái đất nào có nhiệt độ dưới 0 độ C liên tiếp trong hai năm.
Romanovsky kết nối máy tính với bộ thu dữ liệu để chuyển dữ liệu nhiệt độ từ địa điểm này - được gọi là Goldstream III - và sau đó ông sẽ đổ dữ liệu này vào kho dữ liệu trên mạng giúp các nhà khoa học và những người thích tìm hiểu vấn đề này truy cập.
Anthony RhoadesBản quyền hình ảnhANTHONY RHOADESImage captionVladimir Romanovsky kiểm tra số đo nhiệt độ bên dưới nền đất rừng
"Băng vĩnh cửu được xác định dựa trên nhiệt độ, tham số này thể hiện tính ổn định của nó," Romanovsky cho biết.
Khi nhiệt độ băng vĩnh cửu dưới 0 độ C, chẳng hạn ở -6 độ C, nó được coi là ổn định và mất nhiều thời gian mới tan chảy hoặc biến động. Tuy nhiên nếu nhiệt độ gần đến 0 độ C, vật chất này dễ bị biến đổi.
Mỗi mùa hè, lượng đất trên nền băng vĩnh cửu, còn được gọi là lớp đang hoạt động, sẽ tan ra, trước khi đóng băng trở lại vào mùa đông kế tiếp. Tại Goldstream III, vào ngày tháng Bảy năm nay, mùa hè đã làm tan băng sâu đến 50cm.
Khi Trái Đất ấm dần lên và nhiệt độ vào mùa hè lên cao, hiện tượng tan băng càng sâu hơn và lan rộng hơn, khiến nền băng vĩnh cửu bên dưới càng bất ổn định hơn.
Nếu hiện tượng băng tan tiếp diễn, hệ quả sẽ rất lớn với Alaska và cả thế giới. Gần 90% diện tích bang này nằm trên nền băng vĩnh cửu, điều này có nghĩa tất cả làng mạc sẽ phải tái định cư, cũng như các cấu trúc nhà cửa và đường sá sẽ bị phá hủy. Và nếu trữ lượng băng này làm tan chảy và giải phóng trữ lượng carbon từ hàng thiên niên kỷ qua, nó sẽ đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu, vượt quá khả năng kiểm soát của con người.

Tình trạng bất ổn

Khi băng vĩnh cửu tan, nhà cửa, đường sá, sân bay và cơ sở hạ tầng xây dựng trên nền đất đóng băng sẽ bị nứt và thậm chí sụp đổ.
"Chúng ta đang thấy ngày càng nhiều đợt bảo trì đường sá trên nền băng vĩnh cửu," Jeff Currey, kỹ sư vật liệu từ Cơ quan quản lý Cơ sở Vật chất Vận tải Công Khu vực Bắc Alaska cho biết. "Một trong những quản lý bảo trì vừa cho tôi biết nhân viên của ông đã phải gia cố các khu vực đang dần ổn định trên đường cao tốc thường xuyên hơn rất nhiều so với 10 - 20 năm trước họ phải làm."
Anthony RhoadesBản quyền hình ảnhANTHONY RHOADES
Tương tự, cơ sở vật chất dưới mặt đất, như các cơ sở hạ tầng ngầm - cũng phải chịu hệ quả vì nhiệt độ tăng.
"Ở Point Lay - bên bờ biển tây bắc Alaska chẳng hạn, họ gặp đủ các kiểu rắc rối với hệ thống đường dẫn nước và nước thải chôn bên dưới nền băng vĩnh cửu," William Schnabel, giám đốc Viện nghiên cứu Nước và Môi trường Đại học Alaska Fairbanks cho biết. "Nền băng vĩnh cửu đã tan và đường ống dẫn nước của chúng tôi bị bể vì đất nền chuyển động."
Quan ngại này ngày càng rõ ràng hơn với những người sống ở vùng nông thôn không có đủ tiền để chống lại hệ quả của băng tan. Với người dân, đây không chỉ là vấn đề sập nhà, dù chuyện này giờ đây khá phổ biến, mà còn là thiếu nước sinh hoạt.
Thường khi xảy ra băng tan ở một bên hồ mà ngôi làng thường dùng làm nước sinh hoạt, sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ nước một bên. "Cần có cơ sở vật chất khá đắt tiền để có thể lấy nước từ hồ, chuyển nó tới làng và dự trữ, trong khi tất cả các thành phần này của cơ sở vật chất đều dễ dàng bị bất ổn vì băng tan," Romanovsky nói.
Nếu một ngôi làng phụ thuộc vào nguồn nước từ một hồ bị ảnh hưởng, các thành viên trong cộng đồng sẽ phải di chuyển cơ sở hạ tầng của họ và đôi khi di chuyển cả làng đến một hồ khác, và việc này rất tốn kém.
Theo một nghiên cứu do Cục Khảo sát Địa lý Hoa Kỳ, những ngôi làng như làng Kivalina ở tây bắc Alaska sẽ phải chuyển đi trong 10 năm tới, Romanovsky giải thích. "Nhưng ước tính chi phí tái định cư sẽ khoảng 200 triệu đô la Mỹ cho mỗi ngôi làng có 300 dân."
Anthony RhoadesBản quyền hình ảnhANTHONY RHOADES
Chi phí như vậy chỉ có thể có được từ quỹ của chính phủ liên bang - nhưng không có gì đảm bảo một địa điểm mới cuối cùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi băng tan.
"Tôi nghĩ tới giờ có khoảng 70 làng thực sự phải chuyển đi vì băng tan," Romanovsky cho biết. "Nhưng di chuyển một làng đến địa điểm khác trên nền băng tan rất khó đảm bảo được gì trong 30 năm tới hoặc xa hơn nữa, và chính phủ liên bang không muốn chi tiền cho một thứ mà họ sẽ phải tiếp tục chi thêm sau đó."
Xây dựng các khu định cư cho người Alaska trên nền băng vĩnh cửu có thể khiến vấn đề ngày càng xấu đi. "Nói đến nước và hệ thống thoát thải, bạn phải giữ chúng ở trên mức đóng băng, nhưng khi bạn có băng vĩnh cửu bạn lại phải giữ chúng dưới mức đóng băng," Schnabel nói. "Vì thế bạn phải để nước ấm chảy qua nền băng vĩnh cửu và sẽ gây ra hiện tượng nhiệt lãng phí bên dưới."
Tương tự, khi xây dựng một con đường, rất nhiều loại thực vật cách nhiệt với nền băng vĩnh cửu sẽ bị dọn sạch để dành chỗ cho nhựa đường phủ khiến tăng nhiệt lượng. Vì thế mặc dù gánh nặng bảo trì ngày càng gia tăng với những người làm công việc như ông Currey, không phải mọi áp lực đến từ cơ sở hạ tầng thuần túy là do biến đổi khí hậu.

Rã đông một chiếc tủ lạnh đầy carbon

Không nghi ngờ gì, Alaska là một trong những tiền tuyến của biến đổi khí hậu, nhưng hệ quả liên quan đến băng vĩnh cửu không chỉ xảy ra riêng với Thành trì Cuối cùng. Những gì xảy ra với vật chất đóng băng ở bang thứ 49 này của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến 48 bang còn lại, cũng như ảnh hưởng đến toàn cầu.
Theo Romanovsky, một nửa diện tích bang và 90% băng vĩnh cửu trong bang Alaska sẽ tan nếu nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu tăng 2 độ C.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì một lượng khổng lồ khí carbon hữu cơ giờ đang bị cô lập trong băng vĩnh cửu và lớp hoạt động trên bề mặt. Vì không có đủ nhiệt lượng trong đất đóng băng để giúp các loại vi sinh phân hủy thực vật chết, các vật thể hữu cơ tích tụ qua hàng ngàn năm đã được nén vào băng vĩnh cửu. Một số ước tính cho biết lượng carbon trong băng vĩnh cửu nhiều gấp hai lần lượng carbon trong khí carbon dioxide trong khí quyển.
Anthony RhoadesBản quyền hình ảnhANTHONY RHOADES
"Nếu chúng ta tiếp tục duy trì hoạt động như hiện thời, hay còn gọi là kinh doanh như cách ta nói, thì gần như chắc chắn đến năm 2100, một phần đáng kể lượng băng vĩnh cửu ở độ sâu 5m kể từ bề mặt sẽ tan chảy với tất cả những vật chất hữu cơ đang đóng băng trong đó," Kevin Schaefer, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia tại Đại học Colorado cho biết "Điều này có thể cho thấy một lượng phát thải khí carbon dioxide và methane, vốn có thể tăng cường hiện lượng nóng lên do đốt các nguyên liệu hóa thạch."
Trong thực tế, theo một báo cáo năm 2012 do Tạp chí Nature xuất bản, Schaefer và các đồng tác giả chỉ ra các sự kiện nóng lên bất thường trong quá khứ thường được kích hoạt bởi hiện tượng trào khí carbon dioxide và khí methane từ băng vĩnh cửu khoảng 50 triệu năm trước tại Nam Cực.
Và các con số dự đoán không có gì đáng hứa hẹn lắm. "Theo lý thuyết nếu khí carbon này thoát vào bầu khí quyển, lượng CO2 sẽ tăng gấp ba lần hiện thời [trong khí quyển]," Romanovsky cho biết.
Vì thế đây thực sự là một vòng lặp phản hồi vì nó tăng cường hiện tượng nóng lên do đốt các loại nguyên liệu hóa thạch. Và mặc dù trong thực tế hiện tượng nóng lên được tăng cường, thì hiệu ứng phản hồi cũng sẽ chậm chạp, cần thời gian để thấy rõ hơn. "Đó là một phản ứng rất chậm," Schaefer cho biết. "Hãy tưởng tượng ta cố gắng đẩy một con tàu hơi nước đi bằng một chiếc ván chèo, đó là kiểu phản ứng mà chúng tôi đang nói tới."
Thật không may, một khi băng bắt đầu tan, rất khó để có thể khiến chúng đóng băng lại, ít nhất là trong thời đại của ta. Xa hơn nữa, một khi sự phân rã xảy ra trên mặt đất và vào bầu khí quyển, không có cách nào dễ dàng để đưa khí carbon quay trở lại lòng đất.
"Cách duy nhất để làm việc đó là giảm nhiệt độ toàn cầu và đóng băng lại băng vĩnh cửu, nghĩa là bạn phải loại bỏ khí carbon dioxide khỏi bầu khí quyển," Schaefer nói.
Các mô hình khí hậu cho thấy cam kết của các tổ chức liên chính phủ làm giảm độ nóng lên - theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu- có lẽ vẫn là chưa đủ, Romanovsky giải thích.
Anthony RhoadesBản quyền hình ảnhANTHONY RHOADES
Trong báo cáo năm 2016 đăng trên trang Nature Climate Change, nhà nghiên cứu Sarah Chadburn cùng các đồng nghiệp ước tính thậm chí nếu khí hậu có thể được ổn định theo thỏa thuận từ 196 bên vào năm 2015, "các khu vực băng tan có thể cuối cùng sẽ giảm đến 40%".
Tuy nhiên, với tuyên bố từ tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đòi rút khỏi Hiệp đinh Paris về biến đổi khí hậu hồi tháng Sáu, nguy cơ mất băng vĩnh cửu giờ đây gần hơn bao giờ hết.

Trò chơi đổ lỗi

Alaska là một bang bảo thủ về chính trị, vì thế người ngoài có thể nghĩ rằng cư dân từ chối ý tưởng cho rằng cả hành tinh đang nóng lên ngoài khả năng kiểm soát của con người. Sự thực còn phức tạp hơn thế nhiều.
Theo một khảo sát 750 người tham dự được tiến hành đầu năm nay bởi tờ báo Alaska Dispatch News, hơn 70% dân Alaska quan ngại trước những hiệu ứng của biến đổi khí hậu.
"Ở Alaska, bất cứ ai bạn hỏi cũng sẽ đáp 'đúng, đang có sự nóng lên,'" Romanovsky nói. "Bạn càng đi xa về phía bắc, đặc biệt là phía Tây Bắc, cảm giác đó càng rõ ràng hơn. Bởi vì nó thực sự đang xảy ra, bạn thấy nó. Tất nhiên, câu hỏi là ai sẽ chịu trách nhiệm sẽ tùy theo niềm tin chính trị."
Tại Khu Bảo tồn và Công viên Quốc gia Denali, nhân viên kiểm lâm Anna Moore tại khu bảo tồn đã chứng kiến hiệu ứng nóng lên toàn cầu tác động đến động vật hoang dã chỉ trong vài năm gần đây. Bà nhận thấy thỏ Bắc cực, thường chuyển màu lông từ nâu sang trắng theo mùa có vẻ như không thích nghi kịp vì những biến đổi do nhiệt độ tăng lên, và điều này đặc biệt khiến chúng gặp nguy cơ.
"Trong mùa đông, chúng có màu lông trắng ở đầu sợi lông," Moore nói. "Khi thời tiết ấm hơn, tuyết tan nhanh hơn, nhưng cơ thể chúng chưa thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đủ nhanh và vì thế dù tuyết đã tan, chúng vẫn có màu trắng và dễ gặp nguy hiểm trước những con thú săn mồi hơn."
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Moore nói dù bà tin có hiện tượng biến đổi khí hậu và đang quan sát ảnh hưởng đến các loài thực vật và động vật tại công viên, bà cho rằng đây là hệ quả của cả hoạt động của con người lẫn quy trình tự nhiên.
Đồng nghiệp Ashley Tench của bà cũng nhắc lại cảm xúc này: "Tôi đồng ý với bà ấy khi cho rằng một phần là do con người và một phần do tự nhiên." Với ảnh hưởng đó, Tench không tin hành động của Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Paris sẽ có tác động gì khác biệt với khí hậu.
Nhưng không phải ai ở Alaska cũng đồng tình với ý kiến này. Với Bill Beaudoin, một thủy thủ tàu ngầm và giảng viên giờ đang làm chủ một nhà nghỉ nhỏ ở Fairbanks, ông cho rằng quá rõ ràng đây là lỗi của con người và chúng ta cần phải hành động để đảo ngược những hệ quả ta gây ra.
"Tôi nghĩ Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu là cần thiết," ông nói. "Trong thực tế, tôi không nghĩ thế là đủ. Chỉ có một quốc gia, Nicaragua, không ký vào hiệp định vì họ không nghĩ nó không đủ mạnh. Tôi có lẽ đồng tình với Nicaragua về ý kiến này."
Dù cho ai là kẻ gây ra hiện tượng nóng lên dẫn đến băng tan, người Alaska là những người lo lắng nhất về tương lai.
Anthony RhoadesBản quyền hình ảnhANTHONY RHOADES
"Mọi người đều lo lắng, vì dĩ nhiên không có bảo hiểm băng tan," Romanovsky nói. "Bảo hiểm không chi trả cho những thiệt hại do băng tan gây ra như họ vẫn làm ở California khi xảy ra động đất."
Quay trở lại với Goldstream III, Romanovsky ghi chú rằng tại độ sâu 50cm, nhiệt độ của đất là -0.04 độ C. Tại độ sâu 1 mét nhiệt độ là -0.23 độ C. Lần cuối cùng ông kiểm tra dữ liệu vào tháng Ba, tại vị trí độ sâu một mét, nhiệt độ của đất đo được là -1.1 độ C.
Ông lấy xẻng và đào một lỗ trên mặt đất để xem xét đất và kiểm tra lượng carbon bên trong. Lớp đất sậm màu hơn cho thấy lượng carbon hữu cơ trong đó nhiều hơn. Ông càng đào sâu xuống, đất càng lạnh hơn. Romanovsky đào cho tới khi xẻng chạm vào lớp băng vĩnh cửu và có vẻ như không thể xuống sâu hơn nữa.
Ông đào dấn sâu xuống một chút và lấy được một chút băng vĩnh cửu - nhỏ bằng cỡ một đồng xu. Chỉ vài giây sau khi ông giữ lớp đất đóng băng giữa các ngón tay, nó tan chảy như một viên đá lạnh. Ông lấp đất trong hố lại, ngắt kết nối máy tính với thiết bị thu thập dữ liệu, đóng chiếc hộp và phủ nó lại bằng cành cây, dọn dẹp và rời khỏi hiện trường. Trong một tuần tới ông sẽ đi về phía Bắc và thu thập nhiệt độ từ các nơi khác để thêm dữ liệu vào một trong những cơ sở dữ liệu toàn diện nhất về băng vĩnh cửu trên thế giới.
Trong khi đó, từng chút một, miền bắc đóng băng của Châu Mỹ đang tan dần và điều gì xảy ra tiếp theo vẫn chưa ai biết được. Điều chắc chắn là khi hiện tượng băng tan khổng lồ xảy ra nó sẽ thay đổi vĩnh viễn cảnh quan quen thuộc một thời, và có lẽ sẽ thay đổi cả hành tinh cùng những sinh vật sống trên đó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.