Nhãn
- *Tổng-Quát (3)
- 1*Diễn-Đàn (22)
- 2*Thông-Báo (2)
- 3*Tin-Tức (120)
- 4*Hình-Ảnh (14)
- 5*Thơ-Văn (4)
- 6*Âm-Nhạc (20)
- 7*Video (66)
- 8*Powerpoint (14)
Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
TIN TỨC THẾ GIỚI TỔNG HỢP
|
Trang Thơ Nhạc đầu tháng 7-16
Con Rồng Cháu Tiên - Trúc Hồ & Việt Dzũng - Y Phương - Đoàn Phi - NK - Gs TranNangPhung - NNS
https://www.youtube.com/watch?v=WjY6TB9kp_U&list=PLmJhCxnWKaII2cmMCr6Z9dqgUhtzdOq0b&index=77
https://www.youtube.com/watch?v=WjY6TB9kp_U&list=PLmJhCxnWKaII2cmMCr6Z9dqgUhtzdOq0b&index=77
|
Sản phẩm CNTT Việt Nam giành giải vàng ở cuộc thi thế giới
- 28/06/2016 18:01 GMT+7
TTO - Ba sản phẩm Bankplus, Antispam, BCCS 2.0 của Viettel đã giành một giải vàng và hai giải đồng giải thưởng Công nghệ thông tin thế giới (IT World Awards) ngay lần đầu tiên tham dự.
Đại diện Tập đoàn Viettel nhận giải thưởng tại lễ trao giải |
Các sản phẩm này đã được vinh danh tại lễ trao giải IT World Awards lần thứ 11 tại San Francisco (Mỹ).
Ứng dụng chuyển tiền qua điện thoại di động (BankPlus) đã giành giải vàng tại hạng mục Sản phẩm triển khai thành công tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giải pháp tính cước và chăm sóc khách hàng thế hệ 2.0 (BCCS 2.0) cùng hệ thống chặn tin nhắn rác (Anti-spam) đều giành giải đồng tại hạng mục Sản phẩm và dịch vụ tốt nhất thuộc lĩnh vực viễn thông.
Các sản phẩm được giải của Viettel đều đã được triển khai tại Việt Nam và một số thị trường nước ngoài. Đến nay đã có gần 3 triệu khách hàng với khoảng 150 triệu USD giao dịch trên hệ thống BankPlus. Hiện tại, BankPlus đã kết nối với 16 ngân hàng chiếm 95% tổng số tài khoản cá nhân tại Việt Nam. Ứng dụng được triển khai tại thị trường Campuchia, Tanzania và Mozambique.
Còn hệ thống chặn tin rác Anti-spam đã được cung cấp miễn phí tới tất cả khách hàng và Viettel tạm tính đã chặn thành công hơn 93,5 triệu tin nhắn rác, tương đương khoảng 550.000 tin nhắn bị chặn mỗi ngày...
Giải thưởng IT World Awards nhằm tôn vinh những thành tựu tiêu biểu của ngành CNTT do Network Product Guide tổ chức. Giải thưởng năm nay có sự tham dự của một số tập đoàn công nghệ, phần mềm lớn như Samsung, Dell, Cisco, Ultimate Software, SAP…
|
CSVN công bố thủ phạm làm cá chết, Formosa đền $500 triệu
30-6-2016
Sau 3 tháng biển bị nhiễm độc, nhà cầm quyền CSVN mới công bố nguyên nhân làm cá chết. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng biển là kết luận của chính quyền Việt Nam tại cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 30 tháng 6, khi thảm họa này sắp tròn ba tháng.
Theo đó, nước do Formosa thải ra tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố như phenol, cyanide, chúng kết hợp với hydro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến tận Thừa Thiên-Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.
Formosa đã cam kết bồi thường $500 triệu để bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và phục hồi môi trường biển.
Có một số dấu hiệu cho thấy dường như chính quyền Việt Nam đã soạn và thực hiện một kịch bản để đối phó với dân chúng Việt Nam…
Formosa: Ưu đãi bất thường
Formosa là một tập đoàn đa ngành của Đài Loan. Sau khi Formosa trình dự án đầu tư xây dựng nhà máy gang thép Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư là $15 tỉ, chính quyền Việt Nam đã quyết định giao cho tập đoàn này 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước để làm cảng Sơn Dương.
Dự án của Formosa khiến 3,000 gia đình bị thu hồi đất, giải tỏa nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sinh kế của khoảng 20,000 người. Chưa kể có 15,000 ngôi mộ bị cải táng. 58 nhà thờ bị dỡ bỏ…
Chính quyền Việt Nam đã dành cho tập đoàn Formosa nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh: Cho thuê đất 70 năm nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế và tỉ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ. Chưa kể khi có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và trong 9 năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Dự án Formosa Hà Tĩnh khởi công vào cuối năm 2012 và ngay sau đó trở thành túi chứa công nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.
Trong vài năm gần đây, bộ phận điều hành Formosa Hà Tĩnh liên tục đòi thêm nhiều ưu đãi khác. Ví dụ đề nghị cho phép lập “Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” với Ban Quản Lý “trực thuộc văn phòng chính phủ.” Đề nghị thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép. Ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh. Trực tiếp vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn. Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… Chưa kể bộ phận điều hành Formosa Hà Tĩnh còn đề nghị “được cắt đất để bán cho khoảng 15,000 nhân viên mà nếu tính cả thân nhân thì khoảng 60,000 người nhằm xây dựng một thị trấn riêng ở Vũng Áng.”
Cần lưu ý rằng, việc cho phép Formosa đầu tư vào Vũng Áng đã từng được cảnh báo là nguy hại cho môi trường, tất cả những ưu đãi dành cho Formosa đã từng bị chỉ trích là bất thường, thậm chí là vi phạm luật pháp Việt Nam (ví dụ chính quyền các tỉnh chỉ có quyền cho thuê đất tối đa là 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giao đất cho Formosa đến 70 năm, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn gật đầu) nhưng không có ai cản được sự nâng đỡ mà hệ thống công quyền Việt Nam dành cho Formosa.
Các giới chức chính phủ CSVN trong cuộc họp báo. Từ trái qua phải: Bộ Trưởng Tài Nguyên- Môi Trường Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn, và Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng. (Hình: Getty Images)
Cho phép tạo thảm họa
Thảm họa cá chết trắng biển xảy ra ngay sau khi nhà máy thép của Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng chạy thử lò số 1 và mới thử xả khoảng 10,000 khối nước thải/ngày ra biển.
Hôm 25 tháng 6, Formosa đã hoãn khai trương lò số 1. Tuy nhiên trong tương lai, nếu Formosa chính thức hoạt động và xả tới 45,000 mét khối nước thải/ngày đúng như mức mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam cho phép thì tầm vóc của thảm họa kế tiếp sẽ lớn hơn rất nhiều.
Theo một số chuyên gia hải dương, do đặc điểm tự nhiên của bờ biển Việt Nam, do chênh lệnh nhiệt độ giữa Bắc Cực và Xích Đạo, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do bờ biển Trung Quốc khi xuống phía Nam thì lệch về hướng Tây nên trong 365 ngày/năm luôn có một dòng hải lưu ở tầng đáy chảy dọc bờ biển Việt Nam từ phía Bắc xuống phía Nam và chảy mạnh nhất ở đoạn từ Vũng Áng đến mũi Cà Mau (tốc độ trung bình khoảng 0.38 mét/giây). Ngoài ra, mỗi năm có chín tháng, do tác động của gió Đông Bắc, đoạn biển từ Vũng Áng đến Cà Mau còn chịu tác động của dòng chảy tầng mặt (tốc độ trung bình khoảng 0.75 mét/giây). Do vậy, nếu Formosa xả nước thải đúng mức đã được cấp phép và vì trục trặc nào đó không kiểm soát được độc chất trong nước thải, khi dòng hải lưu biển Đông đổi chiều vào mùa Hè, tình trạng cá chết trắng biển sẽ không chỉ xảy ra từ Hà Tĩnh tới Cà Mau mà còn lan ngược đến vịnh Bắc Bộ.
Nói cách khác, không bao giờ loại trừ được khả năng Formosa có thể tạo ra một thảm họa mới khiến cá chết trắng suốt 3,000 cây số bờ biển chạy dọc Việt Nam.
Tại cuộc họp báo hôm 30 tháng 6, song song với việc xác định Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam thừa nhận, Việt Nam có đặt ra tiêu chuẩn (Tiêu Chuẩn 52), Kiểm Soát 12 thông số của gang thép, đồng thời xác lập một số quy chuẩn, trong đó có Quy Chuẩn 40 về nước thải công nghiệp với yêu cầu cao hơn Tiêu Chuẩn 52. Tuy nhiên đối với nước do Formosa thải ra, Việt Nam chỉ áp dụng Tiêu Chuẩn 52 dù “Tiêu Chuẩn 52 không bao quát!”
Viên bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam thú nhận chính quyền Việt Nam “chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” và hệ thống quan trắc mà Việt Nam đòi hỏi ở Formosa “không quan trắc được phenol, cyanide” thành ra “pháp luật còn lỗ hổng,” kể cả lỗ hổng “không giám sát trong quá trình thử nghiệm.”
Kết luận Formosa là thủ phạm là “kịch bản?”
Ngày 16 tháng 6, ba dân biểu của Quốc Hội Đài Loan và đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có liên minh theo dõi và thực thi công ước về nhân quyền, Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường, văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo, đề nghị chính quyền Đài Loan phải điều tra xem Formosa có lên quan đến thảm họa cá chết tại Việt Nam hay không (?).
Sau đó khoảng một tuần, PTS, một đài truyền hình của Đài Loan công bố phóng sự, “Việt Nam – Cái chết của cá” do phóng viên của đài này đến Việt Nam thực hiện. Các tờ báo lớn nhất tại Việt Nam đồng loạt giới thiệu phóng sự đó. Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định thảm họa là do Formosa xả nước thải vào biển. Những người xem phóng sự của PTS và tin, bài giới thiệu phóng sự vừa kể trên các tờ báo lớn nhất Việt Nam đều cho rằng đây là điều đáng xấu hổ vì hệ thống truyền thông Việt Nam khước từ thực hiện trọng trách của mình.
Có lẽ nên lưu ý rằng, đối với những vấn đề “nhạy cảm” liên quan tới trị an như thảm họa cá chết, việc PTS có thể đi vào thực hiện một phóng sự truyền hình và đi ra là một “kỳ tích.” Thậm chí có thể xem là chưa từng có – chưa hãng truyền hình ngoại quốc nào thực hiện được điều này.
Cùng thời điểm này, một viên tướng là tổng cục Phó Tổng Cục Cảnh Sát Việt Nam tiết lộ, chính quyền Việt Nam dự kiến sẽ công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa cá chết vào ngày 29 tháng 6.
Kế đó, báo chí Việt Nam loan báo rộng rãi rằng, cả thủ tướng lẫn bộ trưởng Công An Việt Nam đã yêu cầu công an Việt Nam “ngăn chặn kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn,” chú ý “bảo đảm an ninh mạng Internet, an toàn thông tin, đấu tranh – phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” và “rà soát các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để bổ sung, chỉnh lý phù hợp với diễn biến của tình hình, đặc biệt là về môi trường.”
Ngày 29 tháng 6, song song với tin chính thức rằng cuộc họp báo công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm họa cá chết, sẽ được tổ chức vào chiều 30 tháng 6 là việc nhiều Facebooker công bố văn bản Formosa gửi thủ tướng Việt Nam, thừa nhận đã gây ra thảm họa cá chết trắng biển. Lý do: “Mất điện, hệ thống quản lý không kiểm soát được chất thải, ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền Trung.”
Trước đây, Formosa luôn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng họ vô can trong thảm họa cá chết. Một số người tin rằng, ngay cả khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy thảm họa cá chết trắng biển là vì các độc tố trong nước mà Formosa thải ra biển thì việc quy trách cho Formosa cũng không dễ dàng, bởi chắc chắn Formosa làm đúng theo các loại giấy phép mà chính quyền Việt Nam đã… cấp. Thẳng tay với Formosa sẽ mở ra con đường dẫn chính quyền Việt Nam đến trước các tổ chức tài phán quốc tế và gần như cầm chắc trách nhiệm phải bồi thường vì vi phạm những cam kết khi mời gọi đầu tư và mâu thuẫn với những giấy phép đã cấp cho Formosa, kể cả giấy phép cho xả nước thải ra biển. Song lúc này thì Formosa phải đối diện với cả “nội công” lẫn “ngoại kích.”
Cuộc họp báo công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng bờ biển bốn tỉnh phía Bắc miền Trung không đề cập đến trách nhiệm cá nhân của bất kỳ viên chức nào, kể cả những kẻ từng thẳng tay vứt các đề nghị giao Vũng Áng cho hải quân vì có núi cao che chắn, có độ sâu, độ rộng thích hợp để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng bảo vệ vịnh Bắc bộ, gia tăng khả năng kiểm soát hoạt động lưu thông cả trên bộ lẫn trên biển từ miền Nam và miền Trung ra miền Bắc Việt Nam, để đặt Vũng Áng vào tay Formosa, cho dù điều đó đã được cảnh báo liên tục là có khả năng tạo ra đủ thứ nguy cơ đối với cả quốc phòng lẫn kinh tế.
Chỉ có Formosa xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam kèm cam kết bồi thường $500 triệu. Sẽ không có truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ ai vì theo ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ thì Việt Nam chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.”
Trong cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân gây ra thảm họa cá chết, chính quyền Việt Nam chỉ xác định “Formosa đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,” chứ không xác định Formosa đã vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam hay xả nước có độc tố sai với giấy phép đã cấp. Trong thảm họa cá chết, khi “pháp luật còn lỗ hổng” trong việc tiên liệu – kiểm soát nước thải của Formosa thì Formosa sẽ trả $500 triệu bồi thường như thế nào? (G.Đ)
Dân làng Đông Yên: tấm gương về những anh hùng cảm tử vì dân tộc Việt Nam
Vì Dân (Danlambao) - Sau khi được tiếp xúc, được đãi ăn, được lo ngủ, được che chở và bảo vệ. Tôi viết những điều dưới đây, bằng tất cả sự cảm phục, biết ơn và kính trọng nhất đối với bà con Đông Yên - Vũng Áng. Mọi người đã khiến cho ngọn lửa đấu tranh dân chủ trong tôi bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Và tôi mong, sẽ truyền ngọn lửa ấy cho tất cả bạn bè, cho những người đọc được bài này!
*
Trước khi Formosa đến Vũng Áng, đây là vùng đất màu mỡ. Ngư dân ra biển chỉ cần quăng lưới là có cá tôm. Trên bờ thì sỏi đá cũng bán được tiền. Biển ở đây có một loại sỏi mà thương lái thua mua với giá 350đ/kg (xem hình 1,2). Nghĩa là nếu trẻ con không có tiền ăn quà vặt thì chỉ cần ra biển hốt 10 kí sỏi đem bán là có tiền mua kem, thanh niên không có tiền điện thoại thì ra biển hốt 100 kí sỏi là có 20 nghìn nghìn mua thẻ cào rồi còn dư 15 nghìn tiền ăn sáng.
Bờ biển ở đây rất đẹp, cát trắng trải dài nhiều cây số, nên đã có thế lực muốn qui hoạch toàn bộ khu vực này để làm khu du lịch nghĩ dưỡng (và có thể là mục đích khác)... Thế nhưng ngoài việc đền bù không thỏa đáng, cái cách mà chính quyền làm việc với dân, rồi nhất là việc chủ đầu tư mang rất nhiều nhân công Trung Quốc đến khiến cho người dân không đồng tình. Đã có máu đổ khi nhà thầu đem máy móc đến giải tỏa.
Bị quấy rối, đập phá liên tục, nhiều người không chịu nổi đã chuyển đi. Đến khu tái định cư cách đó rất xa (dưới chân đèo Ngang), nhưng vẫn phải đưa thuyền về đây đánh cá, do ở nhà mới không biết làm gì để sống. Còn 166 hộ dân với hơn 800 nhân khẩu vẫn ở lại. Con cái của họ 2 năm nay không được đi học.
Những người ở lại, càng bị quấy phá, gây rối càng khiến họ đoàn kết để bảo vệ nhau. Bây giờ, nếu công an, người lạ vào đây mà không có giấy tờ, không được giới thiệu rõ ràng thì "chắc chắn có chuyện". Vì đa số những người này xuất hiện là có mục đích xấu với dân làng.
Cuộc sống đang yên lành bỗng trở nên khó khăn bởi cái nhà máy kia, chưa nói tới vụ biển chết, hằng ngày chúng thải bao nhiêu khói độc ra không khí. Rồi sự tiếp tay của chính quyền khiến con cái họ không được học hành đàng hoàng (2 năm nay 155 em nhở không được tới trường). Vậy mà họ vẫn trụ lại!
Và khi cá chết, biển nhiễm độc, họ cũng biết mình đã và đang nhiễm độc, họ biết càng trụ lại càng mau chết. Vì nguồn nước sinh hoạt cũng chỉ lấy từ mạch nước ngầm tại địa phương. Nguồn nước này vẫn chưa có cơ quan nào đến kiểm tra, đánh giá suốt 3 tháng nay!
Nếu là chúng ta, chắc chắn sẽ có người nhận tiền đền bù rồi dọn đi. Nhưng không,HỌ VẪN Ở LẠI!
Họ ở lại vì ai các bạn biết không?
HỌ - Ở - LẠI - VÌ - TÔI, VÌ - BẠN, VÌ -DÂN - TỘC - NÀY đấy!
Từ trẻ sơ sinh đến cụ già, từ đứa bé đang học đánh vần đến anh thanh niên tới tuổi cập kê, cô nàng đang tuổi thanh xuân đến bà mẹ hằng ngày bán bưng, từ ông ngư dân đến người trí thức việc làm ổn định, TẤT CẢ ĐỀU CHỌN Ở LẠI.
Tất cả đã vứt bỏ tương lai của mình để bảo vệ tương lai của chúng ta!
Nhiều năm trước, qua truyền thông trong nước, tôi vẫn nghĩ họ không đi vì muốn có tiền, muốn nhận nhiều tiền đền bù hơn. Nhưng không, gặp họ, tôi hiểu rằng họ ở lại là do không muốn Trung Quốc thâu tóm toàn bộ vịnh Vũng Áng. Rồi bây giờ, kẻ ác xả độc muốn giết dân, lấy vịnh. Cái chết cận kề, họ vẫn chọn ở lại, phải ở lại để giữ lấy vị trí chiến lược mà bọn giặc muốn đầu tư làm cảng nước sâu.
Nếu có được cảng nước sâu theo ý đồ của chúng tại dãy đất hẹp nhất Việt Nam này thì đất nước ta sẽ ra sao?
Buổi tối, vẫn có người ngủ trước cổng vào làng để đề phòng "kẻ lạ" vào quấy phá dân. Đặc biệt là nhiều nam thanh niên ở đây ra bờ biển, trải tấm chiếu manh để ngủ (hình 3). Ngủ để giữ biển, khi có "tàu lạ" tiếp cận bờ biển ở đây, họ sẽ báo động và sẵn sàng tử thủ.
Bạn đã thấy họ yêu nước thế nào chưa?
Ý thức dân tộc, ý thức của những người ở đây là vậy, nhưng đổi lại, họ được gì?
Hãy nhìn những căn nhà bị đập bỏ vì chính quyền muốn giải phóng mặt bằng; những bức tường đã không còn nguyên vẹn do đập nhà này rồi phá luôn nhà bên; cột kèo liêu xiêu, có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Mà, cả gia đình vẫn ăn, vẫn ngủ ở đấy (hình 4,5). Hãy nhìn những lớp học hoang tàn do bị đập bỏ để giải tỏa, bàn ghế chỏng chơ mà vẫn có người lót giấy báo nằm ngủ (hình 6,7). Hãy nhìn đứa bé đang tuổi đến trường phải ngồi bơ vơ trước cửa nhà (hình 8).
Bạn đã thấy họ kiên cường chưa?
Tôi không muốn đề cập tới việc bất mãn, cũng chẳng nói tới cộng sản trong bài này, tôi chỉ nhắc tới nhà cầm quyền!
Chính quyền ơi, các ông đang làm gì dân tôi vậy?
Hãy nhìn những lá Quốc kỳ, Đảng kỳ (hình 9) mà ngư dân cắm lên trên tàu bè, trên tấm bạc che lưới đi! Ba tháng trước, dân cắm cờ là vì rất tin vào các ông, chết đến nơi mà dân vẫn cắm cờ để khẳng định chủ quyền bờ biển! Chết đến nơi họ vẫn muốn giữ nước, giữ Đảng cho các ông! Thế nhưng các ông im lặng, để 3 tháng nay, cờ đã rách, lòng dân đã hết! Các ông muốn giữ Đảng thì phải thương dân chứ!
Lòng tự tôn dân tộc của các ông ở đâu? Trái tim các ông ở đâu? Lí trí và tình yêu Tổ Quốc của các ông ở đâu?
Bây giờ Formosa gập đầu xin lỗi, gập đầu trước báo chí và truyền thông là xong hả?
Bồi thường 500 triệu đô, bao nhiêu trong đó sẽ tới tay dân khi mà ba tháng nay chưa hề có ai đến thăm hỏi, động viên người dân?
Xin lỗi mà huy động quân đội, công an làm gì?
Công an là bảo vệ dân, quân đội là bảo vệ Tổ quốc chứ không phải bảo vệ bất kỳ tập đoàn, thế lực hay chế độ nào cả!
Những kẻ đầu độc, những kẻ tiếp tay, những kẻ im lặng, tất cả các người phải quỳ xuống chân từng nạn nhân để xin lỗi họ! Tất cả các người phải đi tù vì tội diệt chủng!
Viết tới đây tự nhiên nước mắt chảy không ngừng, không thể tiếp được nữa, mời các bạn tự cảm nhận!
Đừng share bài này, hãy copy và đăng lại trên facebook của các bạn, giống như những gì tôi đang đăng. Như vậy sẽ có nhiều người đọc hơn!
Có thể ghi nguồn "Vì Dân" hoặc không ghi cũng được. Tôi không cần nổi tiếng, tôi viết là để đánh vào trái tim các bạn, thức tỉnh lương tri của các dư luận viên, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam!
Tin rằng làng Đông Yên sẽ có một chỗ thật trang trọng trong sách giáo khoa lịch sử Việt Nam sau này!
Người nhà mẹ con sản phụ tử vong bao vây bệnh viện ở TP HCM
Minh Toàn | 01/07/2016 07:19
Do quá bức xúc khi nghe tin 2 mẹ con sản phụ tử vong chưa rõ nguyên nhân, rất đông người nhà bệnh nhân đã đến tụ tập, bao vây bệnh viện, yêu cầu làm rõ vụ việc.
Đến rạng sáng ngày 1/7, Công an Q Thủ Đức, TP HCM vẫn đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của mẹ con sản phụ là chị Phạm Thị Hồng (29 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa).
Theo diễn biến sự việc, chị Hồng đang mang thai và đến giữa tháng 7 này sẽ sinh con. Hàng ngày chị Hồng đi làm cho một công ty may ở Q Thủ Đức.
Sáng ngày 30/6, chị Hồng đi làm như mọi ngày, làm đến giữa buổi, chị Hồng đau bụng nên gọi điện thoại cho chồng mình là anh Vũ Đức Dũng (29 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) đến chở tới bệnh viện Đa khoa khu vực Q Thủ Đức, đường Lê Văn Chí, P Linh Trung để khám.
Đến khoảng 10h cùng ngày, chị Hồng sau khi làm xét nghiệm máu và siêu âm, các bác sĩ tại khoa sản thông báo với gia đình là chị Hồng chuẩn bị sinh con.
Hơn 14h cùng ngày, các bác sĩ đã báo với gia đình chị Hồng sinh bé trai nặng 3,8kg, vừa chào đời nhưng đã tử vong vì ngộp thở, còn sản phụ thì bị hôn mê, đến 19h30 thì không qua khỏi.
Do bức xúc trước sự việc, rất đông người nhà nạn nhân đã đến bao vây, gây náo loạn bệnh viện, yêu cầu làm rõ vụ việc.
Người nhà của sản phụ có mặt rất đông tại bệnh viện.
Người nhà của nạn nhân cho rằng, các bác sĩ khoa sản đã thiếu trách nhiệm dẫn đến cái chết củamẹ con chị Hồng.
Người thân của mẹ con sản phụ
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng có mặt tiến hành khám nghiệm, lấy lời khai các bên liên quan.
Trao đổi với PV, bác sĩ Trịnh Đình Thắng (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức) cho biết, trước mắt, lãnh đạo bệnh viện yêu cầu kíp trực của khoa sản viết tường trình sự việc và sẽ chờ kết quả khám nghiệm pháp y từ cơ quan công an mới có hướng giải quyết tiếp theo.
Được biết, vợ chồng anh Dũng - chị Hồng thuê nhà trọ ở khu Đại học Quốc gia, P Linh Trung, Q Thủ Đức và có người con gái được 5 tuổi. Anh Dũng đang làm nhân viên lái tàu. Cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng này cũng khá khó khăn.
Dân mạng truy tìm cô gái "gợi cảm" nhất trong buổi làm thủ tục thi THPT tại Nghệ An
Văn Nguyễn | 01/07/2016 07:21
Chỉ sau một thời gian ngắn, hình ảnh một cô gái trẻ ăn mặc gợi cảm đưa một thí sinh đi làm thủ tục tại cụm thi 35 trường Đại học Vinh (Nghệ An) đã gây xôn xao cộng đồng mạng.
Sáng 30/6, hơn 34.000 thí sinh tại Nghệ An đã đến các địa điểm thi để làm thủ tục, chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia năm thứ 2.
Đồng hành cùng các thí sinh là phụ huynh và người thân, trong đó xuất hiện một cô gái trẻ ăn mặc gợi cảm đi cùng một nữ thí sinh đã thu hút mọi ánh nhìn của rất nhiều người.
Cô gái tầm 19 – 20 tuổi, dáng người ưa nhìn, mũi cao, da trắng, và điểm khiến cô gái này trở nên nổi bật, chính là chiếc váy bó sát gợi cảm màu tím nhạt mà cô lựa chọn khi đến làm thủ tục thi.
Phong thái và vóc dáng tự tin của cô nàng này càng dễ gây chú ý giữa các thí sinh mặc áo trắng trong khuôn viên trường Đại học Vinh.
Hình ảnh cô gái gợi cảm xuất hiện tại buổi làm thủ tục tại ĐH Vinh.
Vì thế, ngay sau đó, hình ảnh của cô gái này được đưa lên mạng xã hội Facebook với lời kêu gọi: "Truy tìm tung tích", rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh gợi cảm của cô gái nên đã cùng nhau tìm kiếm.
Chỉ trong một thời gian siêu ngắn, không khó để cư dân mạng tìm ra danh tính của cô gái này, cô nàng có tên là Phan Thị Ánh (SN 1996, trú tại xã Văn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).
Hiện tại, Ánh đang là sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương ở Hà Nội.
Cô gái có dáng khá ưa nhìn nên nhanh chóng được cộng đồng mạng truy lùng.
Trao đổi với chúng tôi, Ánh cho biết, đang trong thời gian nghỉ hè nên về quê đưa em gái út đi thi. Trước đó Ánh đã từng trải qua kỳ thi này nên hiểu được nỗi lo lắng của các thí sinh, vì thế Ánh muốn đồng hành cùng em gái vượt qua thời điểm quan trọng này.
"Thực ra, thời điểm này em cũng đang rất bận, tuy đang là sinh viên nhưng em cũng đang có một số sô biểu diễn ở Hà Nội.
Nhưng vì em gái nên em bỏ hết để về đưa em đi thi, điều này sẽ khiến em ấy an tâm hơn, cố gắng hơn trong kỳ thi sắp tới", Ánh chia sẻ.
Hình ảnh đời thường của cô gái gợi cảm đang khiến dân mạng xôn xao.
Theo đó, Ánh là người con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em gái, người chị gái đã lấy chồng, người em út là Phan Thị Mai (SN 1998) cũng đăng ký thi vào trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Ánh cho biết thêm, do sáng nay sau khi đưa em đi hoàn thành thủ tục thì có hẹn với bạn đi chơi nên mới mặc như vậy. Nhưng không ngờ cách ăn mặc và trang điểm đó lại thu hút sự quan tâm của mọi người.
Cô sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương thu hút mọi ánh nhìn của rất nhiều người.
"Em cũng hay đi biểu diễn nên có thói quen trang điểm khi đi ra ngoài. Không ngờ rằng việc đó đã khiến mọi người chú ý, em không phải cố ý đâu".
Ánh cho biết sau khi đọc một số bình luận cho rằng mình "làm màu", "điệu đà" thì rất buồn. Ánh cho rằng cách ăn mặc của mình là sở thích riêng và yêu thích với phong cách này.
Được biết, Phan Thị Ánh có giọng hát dân ca Ví Gặm khá mượt mà, vì thế cô gái này đang làm diễn viên cho một số đoàn văn công. Hiện, trang Facebook cá nhân của Ánh có gần 10.000 lượt người theo dõi.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của bác đảng - những điều trông thấy mà đau đớn lòng (*)
71 năm trước mặc dầu Việt Nam bị Pháp đô hộ nhưng Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, ải Nam Quan, thác Bản Giốc, đồi Lão Sơn, bãi Tục Lãm . . . là của Việt Nam.
71 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản Việt nam, Biển Đông là ao nhà của Trung cọng, Hoàng Sa (**), một phần Trường Sa, ải Nam Quan, 1/2 Bản Giốc, đồi Lão Sơn, 1/4 bãi Tục Lãm là của Tàu.
71 năm trước mặc đầu Việt Nam bị Pháp đô hộ nhưng không thua một nước nào trong vùng Đông Nam Châu Á.
71 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, Việt Nam thua cả hai nước láng giềng là Lào và Campuchia.
71 năm trước mặc dầu bị người Pháp cai trị nhưng Việt Nam không có dân oan.
71 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, Việt Nam có đầy rẫy dân oan trên khắp 63 tỉnh thành.
61 và 41 năm trước mặc đầu bị ‘Mỹ Ngụy kềm kẹp’, chính sách Người Cày Có Ruộng tại miền Nam Việt Nam dưới 2 đời Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955-1963) và Nguyễn Văn Thiệu (1970-1973) đã làm cho nông dân có ruộng vườn, đất đai để cày cấy canh tác, không có một người dân nào bị tù tội, bị đấu tố, bị mất mạng.
62 năm trước tại miền Bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (1954-1956) đã làm cho 172.008 dân lành bị hành quyết như thời Trung Cổ, gia đình, con cái, thân nhân của nạn nhân bị cách ly ra khỏi xã hội. Đảng CSVN trở thành chủ nhân ông của toàn bộ đất đai, ruộng vườn, dân trở thành nông nô được trả công bằng sản phẩm làm ra căn cứ vào công điểm mỗi ngày, mỗi mùa do cán bộ đảng chấm định.
41 năm trước mặc dầu bị ‘Mỹ Ngụy kềm kẹp’ 17 triệu dân miền Nam Việt Nam vẫn tự do ứng cử, bầu cử Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, thành phố, Quốc Hội Lập Hiến, Quốc Hội Lập Pháp và nguyên thủ quốc gia (Tổng Thống).
41 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, nhà nước CHXHCN/VN dân chủ hơn vạn lần các nước tư bản vẫn đảng cử dân bầu, ai không đi bầu thì bị trấn áp trù dập.
41 năm trước miền Nam Việt Nam dưới sự ‘kềm kẹp của Mỹ Ngụy’ người dân miền Nam Việt Nam tự do sinh hoạt chính trị, sinh hoạt xã hội qua các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội do tự mình lập ra như đảng phái, báo chí, công đoàn...
41 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, Việt Nam với trên 90 triệu dân trong cái gọi là nhà nước CHXHCNVN dân chủ hơn vạn lần các nước tư bản, chỉ có độc nhất đảng cọng sản và các tổ chức tay sai của đảng được quyền sinh hoạt chính trị, xã hội.
41 năm trước miền Nam Việt Nam dưới sự ‘kềm kẹp của Mỹ Ngụy’ người dân miền Nam từ mũi Cà Mâu đến cầu Bến Hải muốn đi đâu, ở đâu, ở với ai trên đất nước của mình thì tùy ý không cần xin phép, báo cáo ai cả.
41 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của "bác Hồ" và đảng cộng sản, trong cái gọi là nhà nước CHXHCNVN / Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc, người dân Việt Nam muốn đi đâu, ở đâu, ở với ai phải báo cáo, phải xin phép và phải được sự chấp thuận của nhà cầm quyền cộng sản.
41 năm trước miền Nam Việt Nam dưới sự ‘kềm kẹp của Mỹ Ngụy’ không hề có cái gọi là xuất khẩu lao động cũng như lấy chồng nước ngoài để giải quyết sinh nhai.
41 năm sau dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, thanh niên nam nữ Việt Nam đi lao động, lao nô cho nước ngoài, bán thân cho ngoại kiều để thoát cảnh nghèo khó.
36 năm trước vào ngày 23/07/1980 phi công Phạm Tuân của lực lượng không quân nước CHXHCNVN được Liên Sô cho bay vào vũ trụ trên chiếc phi thuyền Soyuz 37 tại sân bay vũ trụ Baikonur.
Cũng 36 năm trước vào năm 1980 mỗi ngày trai gái, già trẻ lớn bé thuộc thôn An Điềm quận Thượng Đức tỉnh Quảng Nam nước CHXHCNVN bám sát các tù nhân trại tù An Điềm đang thu hoạch hoa màu để mót khoai, mót sắn, mót lúa sống qua ngày.
2016 dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản, Việt Nam có tượng đài ‘Mẹ Việt Nam Anh Hùng Chống Mỹ Ngụy Cứu Nước’ với kinh phí 411 tỷ đồng là tượng đài lớn nhất trên cả nước và lớn nhất trong toàn vùng Đông Nam Á. Có tượng ‘bác Hồ’ vĩ đại với kinh phí 1400 tỷ đồng sắp được xây dựng ở Sơn La.
Cũng trong năm 2016 dưới chân tượng Bác, dưới chân tượng "Mẹ Anh Hùng, mỗi ngày người dân ở xã Hoà Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk phải ít nhất 4 lần đối diện với tử thần bằng cách đu dây cáp tự chế để qua sông. Các em nhỏ của xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi ngày ngày vẫn phải đu dây qua sông tìm con chữ. Các em nhỏ ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai phải đu dây qua sông để đến trường. Cô giáo và học trò ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải chui vào túi bóng bằng nhựa để qua sông... Trẻ em làng Phù Lưu, nay là phường Tràng Minh, quận Kiến An thành phố Hải Phòng mót rác kiếm ăn tại bải rác Tràng Cát. Trẻ em xóm Sở Thùng quận Bình Thạnh thành phố Sài Gòn gắn chặt cuộc đời với bải rác hẻm đường Phan Văn Trị. Trẻ em Trà Vinh với sống chết với bãi rác Sâm Bua... v.v... và v.v...
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta sau 71 năm sống dưới sự lãnh đạo tài tình của ‘bác Hồ’ và đảng cộng sản cũng đã chứng kiến rất nhiều, rất nhiều ‘những điều trông thấy mà đau đớn lòng’, do vậy người viết xin được dừng tại nơi đây để nhường lời lại cho các bạn.
- Với áp lực từ phía chính phủ Đài Loan, fosmosa đã thừa nhận xả thải gây ô nhiễm biển VN làm cá chết hàng loạt.
- Tuy nhiên, trong công văn gửi Thủ tướng CP Việt Nam, Fosmosa nói rằng chỉ bị sự cố một số ngày do mất điện (!) Điều này làm chúng ta, những người quan tâm có hiểu biết kỹ thuật, đặt ra nghi vấn:
Thứ hai, mất điện sao máy bơm hoạt động để bơm nước thải ra biển được? (nước thải được bơm từ bể chứa chứ không phải thải thẳng ra biển được)
- Qua đó, có thể thấy có kẻ nào đó mách nước cho Fosmosa đưa ra lý do về sự cố xả thải để đánh lừa dân ... nhưng dân trí VN bây giờ khác năm 1945 để bị dụ tham gia cái gọi là "cướp chính quyền" từ chính phủ hợp hiến Trần Trọng Kim !
- Hãy xem nhân dân chất vấn chính phủ về hướng giải quyết hệ lụy từ sự cố cá chết !
1. Vụ cá chết, ai đã giấu giếm và đánh lạc hướng dư luận ?
2. Ai ra lệnh đàn áp dân phản đối Fosmosa?
3. Ai chỉ đạo cổ súy dân ăn cá, tắm biển?
4. Ai đưa thông tin sai lạc về ngộ độc thức ăn từ cá biển?
5. Giải quyết thiệt hại cho ngư dân vùng biển như thế nào?
6. Công tác lọc nước biển trả lại môi trường sạch như thế nào?
Bình luận của cư dân mạng:
Gioan Nam Phong
Trước giờ "chú phỉnh" công bố nguyên nhân gây ra thảm họa - theo bộ coan là vào hôm nay 30/6, một bản sao công văn của tập đoàn Formosa nhận trách nhiệm về thảm họa môi trường?
Nếu đúng thì những khẳng định chắc như đinh đóng cột của Bộ Tài nguyên Môi trường rằng Formosa không liên quan tới thảm họa, phản ánh sự độc ác đã đến tận cùng của nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Quang Thạch
Điều mình mong muốn nhất là Việt Nam không còn bất cứ mảnh đất nào được thuê bởi Trung Quốc và Đài Loan.
Đây là văn bản của Formosa gửi Thủ tướng lan truyền trên mạng, bà con vào comment nhé.
Nguyễn Trọng Tạo
Sau 2 tháng được các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế nghiên cứu, FORMOSA tuyên bố nguyên nhân BIẾN CHẾT VÌ MẤT ĐIỆN MẤY NGÀY. Dối trá đến thế là cùng. Ha ha...
Trung Tran
FORMOSA THÚ NHẬN.
Nhưng cái cách thú nhận của Formosa hết sức ngây thơ, coi thường ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước CHXHCNVN.
"MẤT ĐIỆN MỘT THỜI GIAN nên không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền trung và là NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁ CHẾT".
Có bàn tay "ma thuật" nào đạo diễn chăng? quá kém!
Nguyễn Huy Tuấn
NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT LÀ DO MẤT ĐIỆN BÀ CON ƠI!
Trần Nguyên Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đưa ra trong văn thư gởi Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc, hôm 18/06/2016 vừa qua.
Trong một văn thư được đóng dấu Công văn đến của Bộ thông tin & truyền thông (4T), ghi ngày 20/06/2016, ông Trần Nguyên Thành cho biết do mất điện vào đầu tháng 4/2016 dẫn đến hệ thống kiểm soát nước thải không hoạt động, gây ảnh hưởng đến môi trường biển Miền Trung và là nguyên nhân cá chết.
Bọn khốn kiếp FORMOSA chúng mày quá coi thường trình độ hiểu biêt dân tao đó.
Một dự án trên 10 tỷ USA có cả một nhà máy điện riêng mà chúng mày lừa dân tao ah.
Dưới đây là lời thú tội của phía FORMOSA còn trong ngày nay chờ xem bên phía chính phủ Việt Nam trả lời trước dân như nào sau ba tháng điều tra.
Dũng Mai
Công văn này được lan toả trên mạng.
Trước giờ "chú phỉnh" công bố nguyên nhân gây ra thảm họa - theo bộ coan là vào hôm nay 30/6, một bản sao công văn của tập đoàn Formosa nhận trách nhiệm về thảm họa môi trường?
Nếu đúng thì những khẳng định chắc như đinh đóng cột của Bộ Tài nguyên Môi trường rằng Formosa không liên quan tới thảm họa, phản ánh sự độc ác đã đến tận cùng của nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Quang Thạch
Điều mình mong muốn nhất là Việt Nam không còn bất cứ mảnh đất nào được thuê bởi Trung Quốc và Đài Loan.
Đây là văn bản của Formosa gửi Thủ tướng lan truyền trên mạng, bà con vào comment nhé.
Nguyễn Trọng Tạo
Sau 2 tháng được các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế nghiên cứu, FORMOSA tuyên bố nguyên nhân BIẾN CHẾT VÌ MẤT ĐIỆN MẤY NGÀY. Dối trá đến thế là cùng. Ha ha...
Trung Tran
FORMOSA THÚ NHẬN.
Nhưng cái cách thú nhận của Formosa hết sức ngây thơ, coi thường ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước CHXHCNVN.
"MẤT ĐIỆN MỘT THỜI GIAN nên không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền trung và là NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁ CHẾT".
Có bàn tay "ma thuật" nào đạo diễn chăng? quá kém!
Nguyễn Huy Tuấn
NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT LÀ DO MẤT ĐIỆN BÀ CON ƠI!
Trần Nguyên Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đưa ra trong văn thư gởi Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc, hôm 18/06/2016 vừa qua.
Trong một văn thư được đóng dấu Công văn đến của Bộ thông tin & truyền thông (4T), ghi ngày 20/06/2016, ông Trần Nguyên Thành cho biết do mất điện vào đầu tháng 4/2016 dẫn đến hệ thống kiểm soát nước thải không hoạt động, gây ảnh hưởng đến môi trường biển Miền Trung và là nguyên nhân cá chết.
Bọn khốn kiếp FORMOSA chúng mày quá coi thường trình độ hiểu biêt dân tao đó.
Một dự án trên 10 tỷ USA có cả một nhà máy điện riêng mà chúng mày lừa dân tao ah.
Dưới đây là lời thú tội của phía FORMOSA còn trong ngày nay chờ xem bên phía chính phủ Việt Nam trả lời trước dân như nào sau ba tháng điều tra.
Dũng Mai
Công văn này được lan toả trên mạng.
Không rõ tính xác thực của nó đến đâu nhưng qua việc Quốc hội Đài Loan công bố những tài liệu liên quan đến Formosa những ngày vừa qua thì có vẻ như việc Formosa nhận tội và khẳng định họ gây ra tai họa cá chết là sự thật.
Nhưng sự "thành khẩn" và lý do "sự cố" mà họ đưa ra có vẻ như quá coi thường giới khoa học và người Việt nam.
Đây có thể là động thái của nhà nước dọn đường dư luận trước ngày 30/6 công bố nguyên nhân cá chết.
Những con tốt thí đã được lên danh sách để xoa dịu công luận nhân dân nhằm tránh bị dư luận vạch trần trách nhiệm nhà nước (rõ ràng là quá sai trái trong sự việc, nhất là tình trạng tham nhũng bất chấp tính mạng, quyền lợi của nhân dân). Mặt khác, đổi lại, Formosa sẽ có cơ hội tiếp tục tồn tại như một tiểu quốc tại Việt nam.
Đặng Bích Phượng
Mới lướt qia sơ sơ làng fb, đã thấy mấy điểm đáng lưu ý thế này:
Mặt trái của phát triển bằng mọi giá
Mặt trái của phát triển bằng mọi giá
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng gấp 30 lần sau gần 3 thập niên, từ mức chỉ có 6,3 tỷ USD năm 1989 ...
|
Mỹ vẫn giữ Việt Nam ở bậc 2 các nước có vấn đề buôn người
Việt Nam là nước có vấn đề buôn người
Tại Washington chỉ vài giờ đồng hồ trước đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho phổ biến bản phúc trình thường niên nói về tệ trạng buôn người đang xảy ra ở nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Liên quan đến Việt Nam, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam ở bậc 2 trên danh sách các nước có vấn đề buôn người trên thế giới.
Bất kể những nỗ lực đáng khích lệ, đặc biệt trong lãnh vực pháp lý, Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chuẩn mong đợi trong việc giảm thiểu tệ nạn buôn người tính đến lúc này.
Đó là nhận định của Bộ Ngoại Giao Mỹ khi giữ Việt Nam ở bậc 2 trong phúc trình buôn người thường niên 2016, cho thấy Việt Nam là điểm xuất phát mà cũng là điểm đến của những đối tượng bị buôn bán vào đường mãi dâm hoặc cưỡng bách lao động gồm nam, nữ và trẻ em.
Báo cáo nói rất nhiều thanh niên và phụ nữ Việt, tự nguyện hoặc qua các công ty nhà nước, đã ra nước ngoài làm việc mà không được bảo vệ, không được trả lương đúng mức, bị chủ sử dụng bóc lột sức lao động. Công nhân Việt Nam còn bị buộc làm việc nặng trong lãnh vực xây cất, đánh cá, nông nghiệp, hầm mỏ, khai thác cây hoặc trong những xí nghiệp ở Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Angola, Ả Rập và Nhật Bản.
Điểm đáng lưu ý mà phúc trình nêu ra năm nay là những kẻ buôn người đã tận dụng Internet để kêu gọi, lừa gạt nhằm đưa người nước ngoài ra làm việc mà hậu quả là nhiều nạn nhân, vì gặp hoàn cảnh bất ưng, phải nai lưng ra làm việc để trả những món nợ họ mắc trước khi ra đi.
Phúc trình còn đê cập đến tệ nạn buôn người mà trẻ em là đối tượng bị lạm dụng, trong số này nhiều nhất là trẻ đường phố và trẻ nghèo vùng quê. Việt Nam là nơi có nhiều trẻ em bị buôn vào đường mãi dâm và qua hình thức du lịch gọi là “sex tour” với những người lạm dụng chúng là khách du lịch đến từ Anh, Úc, Châu Âu, Canada và Mỹ.
Phúc trình thường niên về tệ trạng buôn người trên thế giới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam áp dụng mạnh mẽ hơn những điều luật đã được sửa đổi, nghiêm khắc trừng phạt những kẻ buôn người, nhất là những kẻ chuyên lợi dụng công nhân để đưa họ qua các nước làm việc như nô lệ.
Tưởng cần nhắc mức độ hơn kém trong xếp hạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì bậc 1 là những nước đạt thành quả tốt trong việc giảm thiểu tệ nạn buôn người, bậc 2 là những nước đang có vấn đề mà chưa giải quyết tới nơi tới chốn, bậc 3 là những quốc gia có tình trạng buôn người tồi tệ nhất.
|
Donald Trump tuyên bố sẽ "xé tan" TPP nếu trở thành Tổng thống Mỹ
Ngọc Anh | 01/07/2016 07:19
Phát biểu tại trung tâm "Vành đai gỉ sét" Rust Belt, ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nhấn mạnh quan điểm phản đối các hiệp định thương mại của Mỹ, trong đó có TPP.
Đứng tại một nhà máy tái chế rác thải ở thị trấn phía Nam thành phố Pittsburgh - nơi có ngành công nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi toàn cầu hóa - ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump dùng cụm từ "tất cả là một sự phản bội" để miêu tả việc bà Clinton và các chính trị gia khác đã làm đối với các công nhân Mỹ.
Trump thẳng thừng chỉ ra, việc đó là ủng hộ các hiệp định thương mại, khiến công ăn việc làm ở Mỹ bị đẩy ra nước ngoài.
"Những chính trị gia của chúng ta đang hăng hái theo đuổi một chính sách toàn cầu hóa – dịch chuyển công ăn việc làm của chúng ta, sự giàu có của chúng ta và các nhà máy của chúng ta đến Mexico và các nước khác.
Toàn cầu hóa đã khiến những người giàu – những người "cống nạp" cho các chính trị gia – trở nên rất rất giàu. Tôi từng là một trong số đó. Tôi không thích nói về điều này, nhưng tôi đã từng là một trong số họ".
Trong bài phát biểu có thể cho là chi tiết nhất về chính sách từ đầu chiến dịch tranh cử tới giờ, Trump tuyên bố sẽ "xé tan" các hiệp định thương mại – bao gồm Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA, một hiệp định mà ông ta nhắc đi nhắc lại rằng có sự can hệ rất lớn của vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton.
Trump dường như đang cố gắng để thu hút lá phiếu của những người ủng hộ Bernie Sanders cũng như những người theo phe cánh tả, chỉ trích lập trường của bà Clinton về thương mại: "Như Bernie Sanders nói, Hillary Clinton đã "ủng hộ hầu hết mọi hiệp định thương mại làm mất đi hàng triệu việc làm cho người lao động ở đất nước này"".
Donald Trump nói rằng nếu trở thành Tổng thống, nữ đối thủ Clinton có thể sẽ "phản bội" các công nhân lao động Mỹ một lần nữa.
Ứng viên Trump tố Clinton đang được hậu thuẫn bởi những "kẻ giở thủ đoạn gian lận", những kẻ đang tiến hành "chiến dịch tạo ra sợ hãi và hăm dọa" để "dọa ma" các cử tri Mỹ về cuộc vận động tranh cử của ông này.
Khi dự đoán mình sẽ bị đối thủ cáo buộc kích động cuộc chiến tranh thương mại, Trump phản biện: "Chúng ta đã có một cuộc chiến tranh thương mại rồi, và chúng ta đang thua thảm hại".
"Họ biết rằng, khi bà ta có được quyền lực, thì sẽ chẳng có thay đổi nào diễn ra. Các thành phố bên trong (Rust Belt) vẫn sẽ nghèo khó. Các nhà máy vẫn tiếp tục bị đóng cửa. Các lợi ích đặc biệt vẫn sẽ nằm chắc trong tầm kiểm soát.
Chúng ta có thể đầu hàng trước chiến dịch gây sợ hãi của Hillary Clinton, hoặc chúng ta chọn tin tưởng vào nước Mỹ một lần nữa", Trump tuyên bố, đồng thời hứa hẹn sẽ "Làm cho nước Mỹ giàu có trở lại".
Đáp trả lại luận điểm này, những người theo phe Dân chủ nhấn mạnh rằng bản thân Donald Trump đã cho sản xuất rất nhiều sản phẩm của mình tại nước ngoài, đồng thời cáo buộc ứng viên tỷ phú là một kẻ đạo đức giả khi nói về tự do thương mại.
Cũng trong bài phát biểu, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa cam kết phản ứng mạnh mẽ hơn với việc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ và vi phạm luật thương mại, đồng thời dùng "mọi quyền lực hợp pháp của Tổng thống" để ngăn chặn chúng.
Ông liên tục miêu tả chính phủ Trung Quốc là những "kẻ gian lận" chưa từng bao giờ gặp phải thách thức mạnh mẽ từ phía giới chức Mỹ - những người vì các lợi ích đặc biệt mà không ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, trong số đó, có cả đối thủ Clinton.
Bài phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh Trump đang muốn hành động một cách tích cực hơn, khi chiến dịch tranh cử của ứng viên này vài tuần nay rơi vào hỗn loạn vì một loạt các rắc rối tự mình gây ra, trong đó bao gồm một số nhận xét gây tranh cãi về sắc tộc liên quan tới vụ thảm sát ở Orlando.
Donald Trump thu hút cử tri nữ, Hillary dẫn điểm ở nhiều bang
Trong khi ứng viên đảng Dân chủ, Hillary Clinton chiếm ưu thế ở nhiều bang trọng yếu thì đối thủ của bà, tỷ phú Donald Trump lại quay sang kết nối với các cử tri nữ nhằm thu hút phiếu bầu từ lực lượng này.
Theo cuộc khảo sát của Fox News công bố hôm qua (29/6), ông Trump đang dẫn trước bà Clinton theo tỷ lệ 51% so với 32% về số cử tri nữ. Về khoản này, ứng viên đảng Cộng hòa cũng rất tự tin khi tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng mình đã làm rất tốt với phụ nữ. Hôm nay tôi đến Maine, hội trường đã chật kín người, cả hôm qua ở Ohio hay Pennsylvania và Tây Virginia cũng vậy, mọi người đều đến rất đông. Trong số đó, có đến một nửa là phụ nữ với những khẩu hiệu như “Phụ nữ vì ông Trump”, hay “Chúng tôi yêu Donald”.
Tỷ phú Donald Trump muốn lấy lòng các cử tri nữ. Nguồn: Fox News |
Tuy nhiên, khi được phóng viên hỏi thông điệp mà ông muốn gửi gắm đến phụ nữ là gì, tỷ phú Trump lại trả lời một cách “chẳng liên quan” như sau: “Tôi có thể nói cho bạn ngay bây giờ đó là gì. Đó là sức mạnh, đó là biên giới, đó là một quân đội mạnh. Chúng ta sẽ bảo vệ đất nước của mình. Đó là không để cho những kẻ muốn giết người dân chúng ta tới gần nước Mỹ. Đó là không để những người nhập cư, người Syria hay bất kỳ ai mà chúng ta không hiểu rõ có thể nhập cảnh vào Mỹ. Obama và Clinton đang để hàng nghìn người vào đất nước chúng ta nhưng tôi sẽ không làm vậy”.
Trước đó, chiến dịch tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã chỉ trích ông Trump vì chính sách nạo phá thai, trả lương chung và bà cũng khẳng định rằng “ông Trump không có một khái niệm gì về việc điều gì là tốt nhất cho phụ nữ”.
Tuy nhiên, bản thân bà Clinton cũng đang phải cố gắng để giành được thêm các phiếu bầu của cử tri nữ bởi lực lượng này khá quan trọng đối với cả hai ứng viên trong ngày bầu cử sắp tới.
Mặc dù vậy, ứng viên đảng Dân chủ vẫn đang dẫn trước tỷ phú Donald Trump ở nhiều bang quan trọng, theo một cuộc khảo sát mới nhất của CNN. Cụ thể, tại bang Florida, bà Clinton nhận được 51% ủng hộ trong khi ông Trump là 37%, tỷ lệ này là 45% so với 41% ở Iowa, 50% với 33% ở Michigan, 48% và 38% ở Bắc Carolina, 46% so với 37% ở Ohio, 49% và 35% ở Pennsylvania, 45% so với 38% ở Virginia.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Tuệ Minh (lược dịch)
Biển Đông : Mỹ sẽ triển khai thủy quân lục chiến từ 2019
Trọng ThànhĐăng ngày 30-06-2016 Sửa đổi ngày 30-06-2016 13:45
Hải quân Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế gần khu vực Biển Đông, ngày 08/07/2014.AFP PHOTO /US NAVY/ Amanda R. Gray/ HANDOUT
Theo Stars and Strips, một báo mạng của quân đội Mỹ, ngày 29/06/2016, kể từ năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ sẽ triển khai một đơn vị lính thủy đánh bộ thường trực ở nam Thái Bình Dương, sẵn sàng can thiệp tại Biển Đông.
Trong một cuộc nói chuyện tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Center for Strategic and International Studies/CSIS), ở Washington D.C., tư lệnh thủy quân lục chiến, tướng John Wissler, cho biết việc triển khai ở nam Thái Bình Dương cho phép quân đội Mỹ có thể hiện diện mạnh hơn tại khu vực rìa phía nam Biển Đông.
Hiện tại, đơn vị thủy quân lục chiến 31st của Hoa Kỳ, đồn trú tại đảo Okinawa, Nhật Bản, đảm trách các hoạt động tuần tra, diễn tập tại Thái Bình Dương, và sẵn sàng đối phó với các thiên tai, thảm họa. Nhờ bố trí thêm một đơn vị thủy quân lục chiến nói trên, lực lượng ở Okinawa sẽ tập trung vào khu vực bắc Thái Bình Dương. Lực lượng sắp được bố trí có khả năng tiến hành nhiều cuộc tuần tra 90 ngày tại Thái Bình Dương và các khu vực phụ cận.
Tư lệnh thủy quân lục chiến Wissler phát biểu tại CSIS, nhân dịp trung tâm này công bố một bản báo về dự án phát triển lực lượng tác chiến thủy-bộ của Mỹ tại Thái Bình Dương (“Land Together: Pacific Amphibious Development and Implications for the U.S. Fleet.”). Báo cáo khuyến nghị lãnh đạo Hạm đội 7 Thái Bình Dương thành lập một lực lượng đặc nhiệm cỡ nhỏ (Special Purpose Marine Air-Ground Task Force), có khả năng triển khai nhanh, nhằm đối phó với các bất trắc xảy ra trên một địa bàn rộng. Một lực lượng như vậy của Mỹ đang hoạt động tại châu Phi.
Sự hiện diện quân sự gia tăng của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bộc lộ rõ tham vọng kiểm soát Biển Đông, với việc xây dựng nhiều đảo nhân tạo và bố trí nhiều phương tiện quân sự hiện đại tại quần đảo Trường Sa, nơi nhiều quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Philippines, cũng đòi hỏi chủ quyền. Hoa Kỳ có kế hoạch tiến hành thường xuyên các cuộc tuần tra “ bảo vệ tự do hàng hải ” trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo, đá, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Theo Stars and Strips, một báo mạng của quân đội Mỹ, ngày 29/06/2016, kể từ năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ sẽ triển khai một đơn vị lính thủy đánh bộ thường trực ở nam Thái Bình Dương, sẵn sàng can thiệp tại Biển Đông.
Trong một cuộc nói chuyện tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Center for Strategic and International Studies/CSIS), ở Washington D.C., tư lệnh thủy quân lục chiến, tướng John Wissler, cho biết việc triển khai ở nam Thái Bình Dương cho phép quân đội Mỹ có thể hiện diện mạnh hơn tại khu vực rìa phía nam Biển Đông.
Hiện tại, đơn vị thủy quân lục chiến 31st của Hoa Kỳ, đồn trú tại đảo Okinawa, Nhật Bản, đảm trách các hoạt động tuần tra, diễn tập tại Thái Bình Dương, và sẵn sàng đối phó với các thiên tai, thảm họa. Nhờ bố trí thêm một đơn vị thủy quân lục chiến nói trên, lực lượng ở Okinawa sẽ tập trung vào khu vực bắc Thái Bình Dương. Lực lượng sắp được bố trí có khả năng tiến hành nhiều cuộc tuần tra 90 ngày tại Thái Bình Dương và các khu vực phụ cận.
Tư lệnh thủy quân lục chiến Wissler phát biểu tại CSIS, nhân dịp trung tâm này công bố một bản báo về dự án phát triển lực lượng tác chiến thủy-bộ của Mỹ tại Thái Bình Dương (“Land Together: Pacific Amphibious Development and Implications for the U.S. Fleet.”). Báo cáo khuyến nghị lãnh đạo Hạm đội 7 Thái Bình Dương thành lập một lực lượng đặc nhiệm cỡ nhỏ (Special Purpose Marine Air-Ground Task Force), có khả năng triển khai nhanh, nhằm đối phó với các bất trắc xảy ra trên một địa bàn rộng. Một lực lượng như vậy của Mỹ đang hoạt động tại châu Phi.
Sự hiện diện quân sự gia tăng của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bộc lộ rõ tham vọng kiểm soát Biển Đông, với việc xây dựng nhiều đảo nhân tạo và bố trí nhiều phương tiện quân sự hiện đại tại quần đảo Trường Sa, nơi nhiều quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Philippines, cũng đòi hỏi chủ quyền. Hoa Kỳ có kế hoạch tiến hành thường xuyên các cuộc tuần tra “ bảo vệ tự do hàng hải ” trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo, đá, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Căn cứ đỗ chuyên cơ của Tổng thống Obama bất ngờ phải sơ tán
Khoảng 8 giờ tối 30/6 (theo giờ Hà Nội), Căn cứ quân sự Andrews, nơi đỗ chuyên cơ Không lực 1 chở Tổng thống Mỹ Barack Obama ở ngoại ô thủ đô Washington, đã phải sơ tán khẩn cấp và bị phong tỏa sau khi xuất hiện thông tin về một đối tượng xả súng.
Tuy nhiên, thông tin này sau đó được xác nhận là nhầm lẫn vì trong khu vực căn cứ quân sựnày đang diễn ra cuộc tập bắn.
Một người dân đã gọi đến số điện thoại khẩn cấp 911 thông báo về việc có một tay súng xuất hiện trong căn cứ này. Các lực lượng ứng phó khẩn cấp đã được triển khai tới hiện trường.
Toàn bộ nhân viên đã được lệnh đi sơ tán. Tuy nhiên, giới chức tại căn cứ Andrews sau đó cho biết trong khu vực này đang có cuộc tập bắn và lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ.
Căn cứ không quân Andrews nằm ở bang Maryland, cách thủ đô Washington khoảng 24 km về phía Đông Nam và đây là sân bay chính được tổng thống, ngoại trưởng và nhiều quan chức cấp cao Mỹ sử dụng. Tại đây có hàng nghìn nhân viên quân sự cùng gia đình sinh sống./.
Tuy nhiên, thông tin này sau đó được xác nhận là nhầm lẫn vì trong khu vực căn cứ quân sựnày đang diễn ra cuộc tập bắn.
Một người dân đã gọi đến số điện thoại khẩn cấp 911 thông báo về việc có một tay súng xuất hiện trong căn cứ này. Các lực lượng ứng phó khẩn cấp đã được triển khai tới hiện trường.
Toàn bộ nhân viên đã được lệnh đi sơ tán. Tuy nhiên, giới chức tại căn cứ Andrews sau đó cho biết trong khu vực này đang có cuộc tập bắn và lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ.
Căn cứ không quân Andrews nằm ở bang Maryland, cách thủ đô Washington khoảng 24 km về phía Đông Nam và đây là sân bay chính được tổng thống, ngoại trưởng và nhiều quan chức cấp cao Mỹ sử dụng. Tại đây có hàng nghìn nhân viên quân sự cùng gia đình sinh sống./.
Anh : Bộ trưởng Nội Vụ Theresa May nhiều khả năng trở thành thủ tướng
Trọng ThànhĐăng ngày 30-06-2016 Sửa đổi ngày 30-06-2016 16:22
Bộ trưởng Nội Vụ Anh Theresa May trả lời phỏng vấn đài BBC, Luân Đôn, ngày 01/11/2015.REUTERS/Jeff Overs/BBC/Handout via Reuters
Hôm nay, 30/06/2016, là hạn chót đối với các ứng viên của đảng Bảo Thủ vào chức thủ tướng, thay cho ông David Cameron, người đã tuyên bố từ chức sau khi cử tri Anh bỏ phiếu thuận cho Brexit (ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu). Bà Theresa May, bộ trưởng Nội Vụ, được mệnh danh là “bà đầm thép mới”, có nhiều khả năng đắc cử. Vào phút chót, cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson tuyên bố bỏ cuộc.
Theo AFP, 150.000 đảng viên đảng Bảo Thủ sẽ bỏ phiếu chọn giữa hai ứng cử viên lọt vào "chung kết", được các nghị sĩ của đảng này bầu ra trước đó. Kết quả sẽ được công bố ngày 09/09/2016.
Cho đến nay, ngoài hai ứng cử viên nặng ký là bộ trưởng Nội Vụ Theresa May, 59 tuổi, người ủng hộ quan điểm Anh ở lại với Liên Hiệp Châu Âu và bộ trưởng Tư Pháp Michael Gove (một trong các thủ lĩnh phái Brexit), ra ứng cử vào giờ chót, còn có ba ứng viên chính thức khác là bộ trưởng Lao Động Stephen Crabb, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Liam Fox và bộ trưởng Năng Lượng Andrea Leadsom.
Bộ trưởng Nội Vụ Theresa May vốn là người hoài nghi châu Âu, nhưng trong cuộc vận động trưng cầu dân ý đầu năm nay, bà đã đứng về phía thủ tướng mãn nhiệm David Cameron, chống lại Brexit. Bộ trưởng Nội Vụ Anh có lập trường rất cứng rắn trong các vấn đề như nhập cư lậu, tội phạm hay tuyên truyền Hồi Giáo…
Theo báo Sunday Times, bộ trưởng Nội Vụ May “là nhân vật duy nhất có khả năng tập hợp được các phe phái xung khắc trong nội bộ đảng” Bảo Thủ.
Bộ trưởng Tư pháp bất ngờ ứng cử
Cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson, lãnh đạo phe Brexit, bất ngờ tuyên bố bỏ cuộc ngay trước khi hết hạn đăng ký, với lý do nhiệm vụ của thủ tướng tương lai không phù hợp với ông. Trước đó, cựu đô trưởng Luân Đôn vẫn được coi là người có nhiều khả năng kế nhiệm chức thủ tướng, sau khi phe Brexit giành thắng lợi.
Theo một thăm dò dư luận của viện YouGov cho báo Times, trước đăng ký chính thức hôm nay, 36% người theo quan điểm bảo thủ ủng hộ bộ trưởng Nội Vụ May, 27% ủng hộ cựu đô trưởng Johnson.
Việc bộ trưởng Tư Pháp Michael Gove, vốn là một đồng minh của cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson, ra ứng cử vào giờ chót đã gây khó khăn rất lớn cho cựu đô trưởng. Phe ủng hộ ông Boris Johnson gọi đây là một hành động "phản bội".
Trọng ThànhĐăng ngày 30-06-2016 Sửa đổi ngày 30-06-2016 16:22
Bộ trưởng Nội Vụ Anh Theresa May trả lời phỏng vấn đài BBC, Luân Đôn, ngày 01/11/2015.REUTERS/Jeff Overs/BBC/Handout via Reuters
Hôm nay, 30/06/2016, là hạn chót đối với các ứng viên của đảng Bảo Thủ vào chức thủ tướng, thay cho ông David Cameron, người đã tuyên bố từ chức sau khi cử tri Anh bỏ phiếu thuận cho Brexit (ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu). Bà Theresa May, bộ trưởng Nội Vụ, được mệnh danh là “bà đầm thép mới”, có nhiều khả năng đắc cử. Vào phút chót, cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson tuyên bố bỏ cuộc.
Theo AFP, 150.000 đảng viên đảng Bảo Thủ sẽ bỏ phiếu chọn giữa hai ứng cử viên lọt vào "chung kết", được các nghị sĩ của đảng này bầu ra trước đó. Kết quả sẽ được công bố ngày 09/09/2016.
Cho đến nay, ngoài hai ứng cử viên nặng ký là bộ trưởng Nội Vụ Theresa May, 59 tuổi, người ủng hộ quan điểm Anh ở lại với Liên Hiệp Châu Âu và bộ trưởng Tư Pháp Michael Gove (một trong các thủ lĩnh phái Brexit), ra ứng cử vào giờ chót, còn có ba ứng viên chính thức khác là bộ trưởng Lao Động Stephen Crabb, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Liam Fox và bộ trưởng Năng Lượng Andrea Leadsom.
Bộ trưởng Nội Vụ Theresa May vốn là người hoài nghi châu Âu, nhưng trong cuộc vận động trưng cầu dân ý đầu năm nay, bà đã đứng về phía thủ tướng mãn nhiệm David Cameron, chống lại Brexit. Bộ trưởng Nội Vụ Anh có lập trường rất cứng rắn trong các vấn đề như nhập cư lậu, tội phạm hay tuyên truyền Hồi Giáo…
Theo báo Sunday Times, bộ trưởng Nội Vụ May “là nhân vật duy nhất có khả năng tập hợp được các phe phái xung khắc trong nội bộ đảng” Bảo Thủ.
Bộ trưởng Tư pháp bất ngờ ứng cử
Cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson, lãnh đạo phe Brexit, bất ngờ tuyên bố bỏ cuộc ngay trước khi hết hạn đăng ký, với lý do nhiệm vụ của thủ tướng tương lai không phù hợp với ông. Trước đó, cựu đô trưởng Luân Đôn vẫn được coi là người có nhiều khả năng kế nhiệm chức thủ tướng, sau khi phe Brexit giành thắng lợi.
Theo một thăm dò dư luận của viện YouGov cho báo Times, trước đăng ký chính thức hôm nay, 36% người theo quan điểm bảo thủ ủng hộ bộ trưởng Nội Vụ May, 27% ủng hộ cựu đô trưởng Johnson.
Việc bộ trưởng Tư Pháp Michael Gove, vốn là một đồng minh của cựu đô trưởng Luân Đôn Boris Johnson, ra ứng cử vào giờ chót đã gây khó khăn rất lớn cho cựu đô trưởng. Phe ủng hộ ông Boris Johnson gọi đây là một hành động "phản bội".
Brexit: Kẻ khóc, người cười
Alina Dizik
- 6 giờ trước
Image copyrightGETTY IMAGES
Tháng này, khi trả nợ khoản vay từ hồi đi học, số tiền còn lại của Katie Sidell, một người Mỹ, sẽ bị giảm đi.
Năm nay 29 tuổi, hiện sống tại London, cô là một trong số rất nhiều người ngoại quốc đang phải chuẩn bị tinh thần đón hậu quả của cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi châu Âu của Anh quốc (Brexit) và đang trực tiếp chịu tác động của việc đồng bảng Anh trượt giá 10% so với đồng đôla.
"Đây là một thay đổi khổng lồ," cô nói. "Hầu hết tất cả chúng tôi đều gửi tiền về Mỹ."
Nếu chính phủ Anh thực thi kết quả cuộc trưng cầu dân ý và tách khỏi Liên hiệp Âu châu, đồng thời bãi bỏ các quy định về tự do di chuyển của khối này, các công dân EU sống tại Anh sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên.
Tuy nhiên, với hàng nghìn người ngoại quốc đến từ bên ngoài khối EU thì cuộc trưng cầu dân ý này cũng mang đến cho họ một tương lai bất định tại Anh.
Giá trị đồng lương của nhiều người đã bị giảm xuống vì họ được trả bằng đồng bảng Anh, trong khi phải trả tiền thế chấp nhà hoặc các khoản nợ khác bằng tiền ở nước mình.
Tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước ở bên ngoài EU, đồng nội tệ vẫn rất mạnh. Điều này khiến việc trả một hóa đơn trị giá 1.000 đôla nay sẽ tốn đến 750 bảng Anh so với chỉ 640 bảng Anh một năm trước.
Image copyrightREUTERS
Một số người ngoại quốc khác thì lo lắng về tính ổn định của công việc mình đang làm, hoặc giấy phép cư trú, và không biết liệu mình có đang được hoan nghênh đến làm việc tại Anh quốc hay không.
Nền kinh tế đi xuống có thể sẽ khiến họ mất việc và không thể ở lại làm việc tại Anh nữa.
Nhiều người ngoại quốc không đến từ EU hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng ở London. Một số công ty trong ngành này đã bắt đầu lên kế hoạch đưa nhân viên sang nơi khác ở châu Âu, trong khi một số công ty khác đã cảnh báo sẽ phải sa thải bớt lao động.
HSBC là một ví dụ. Ngân hàng này nói với BBC họ sẽ chuyển 1.000 nhân viên từ London sang Paris nếu Anh quốc tách khỏi EU.
Giám đốc điều hành của JP Morgan, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới với khoảng 16.000 nhân viên tại Anh, cảnh báo hồi tháng Sáu rằng họ sẽ không thể không sa thải bớt lao động tại Anh quốc để tìm kiếm nguồn nhân lực mới ở châu Âu.
Tuy nhiên các lao động nước ngoài bị ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ sẽ là những người đã đàm phán về thoả thuận đền bù ở nước mình và làm việc trong các tổ chức nơi họ được đối xử tương đương như bất kỳ một nhân viên người Anh nào, theo Kate Fitzpatrick, nhân viên tư vấn về nhân sự tại hãng Mercer.
"Những người ngoại quốc đang làm việc tại Anh nhưng lại có những thoả thuận về tài chính ở nước ngoài có lẽ sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất," bà nói.
Image copyrightAFPLên kế hoạch trước
Một số người ngoại quốc đang lên kế hoạch để bảo vệ mức lương mà họ đã được thỏa thuận từ khi còn ở trong nước.
Nếu đồng bảng tiếp tục tụt giá so với đồng đôla, Ben Weinberger, một người Mỹ sống tại Anh, muốn đàm phán để có được một khoản tiền thưởng từ chủ lao động ở Mỹ để bù vào khoản thâm hụt 10% mà ông phải gánh chịu do được trả bằng đồng bảng Anh.
"Vợ tôi nói, 'vì tôi tiết kiệm tiền cho công ty nên có lẽ tôi nên yêu cầu được thưởng'," ông nói.
Mặc dù ông vẫn chưa cảm nhận được tác động rõ rệt của Brexit, việc phải đi công cán ra khỏi nước Anh đang khiến ông tốn tiền hơn do đồng bảng rớt giá.
Image copyrightEPABảo trợ
Nhiều người nước ngoài làm việc tại Anh nhưng không được các công ty đa quốc gia bảo trợ cũng đang rất lo lắng về những diễn biến sắp tới.
Một lượng lớn người nước ngoài ở Anh có được thị thực làm việc nhờ có vợ hoặc chồng là công dân châu Âu, thay vì được chủ lao động bảo trợ, Sidell, một người Mỹ có chồng là người Đức, nói.
Giờ đây, khi chồng bà sắp mất tất cả những lợi ích của một công dân EU tại Anh, Sidell đang lo ngại về thị thực lao động của mình.
Một số người khác đang có những biện pháp để bảo vệ tài sản của mình.
Sau hai năm ở London, Jon Sterling, một môi giới bất động sản, đang tính chuyện quay trở về Los Angeles trong lúc tiếp tục kinh doanh ở cả Hoa Kỳ và Anh quốc.
Điều này sẽ giúp ông tránh được sự bất ổn trong lúc đồng bảng Anh ổn định trở lại, và vẫn duy trì được công việc kinh doanh bất động sản ông đã xây dựng ở London, ông nói.
"Tôi không muốn đợi mọi việc ổn định trở lại," Sterling, người đang muốn cho thuê căn hộ của mình và chuyển đi vào mùa hè này, nói.
"Tôi đã bán đồ đạc của mình hôm thứ Năm."
Image copyrightGETTYKhó khăn cho tuyển dụng
Những lao động sắp đến Anh thì đang lo chuyển chỗ làm việc vì sợ rằng công việc của mình sẽ bất ổn sau khi đến Anh. Điều này có thể khiến việc tuyển dụng trở nên rất khó khăn, Owen Darbishire, phó giáo sư tài Đại học Oxford, nói.
Là một người ngoại quốc, bạn cần xem xét liệu bạn có muốn đến London trong thời gian này và liệu công việc đó có còn tồn tại trong 2 hay 3 năm tới hay không, Darbishire nói.
"Các nhà tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì họ phải thu hút những người sẵn sàng chấp nhận các bất ổn về tài chính."
Nếu tình hình bất ổn tiếp diễn, ông cho rằng nhiều ứng viên có năng lực là người nước ngoài sẽ chọn các trung tâm tài chính ở gần đó, ví dụ như Dublin và Franfurt, nơi mà nhân viên không bị trả lương bằng đồng bảng Anh.
Trong khi đó, nhiều chủ lao động ở Anh đang phải trấn an các nhân viên người Anh của mình, vốn hiện đang làm việc ở nước ngoài, rằng họ sẽ có thể quay về một cách dễ dàng. "Một số người đang lo rằng thời gian công tác dài hạn có thể khiến họ khó trở về," Darbishire nói.
Sterling, một nhà môi giới bất động sản, đã tạm thời ngưng tuyển dụng tại Anh.
Thay vì thuê một lập trình viên phần mềm người nước ngoài từ San Francisco tới gia nhập nhóm nhân viên của ông ở Anh quốc, giờ đây ông đang muốn thuê những người ở ngoài nước Anh và trả thù lao cho họ bằng một loại tiền tệ ổn định hơn, ông nói. Bên cạnh đó, hai nhân viên khác cũng sẽ được chuyển đến làm việc ở ngoài nước Anh.
"Chúng tôi có thể đặt cửa hàng ở các nước châu Âu khác," ông nói.
Image copyrightAFP
Bất chấp những lo lắng và sự bất định, nhiều kinh tế gia cho rằng không cần phải lo ngại.
Các công ty đa quốc gia lớn đã quen với việc đối phó với những khủng hoảng tiền tệ và thường có chính sách để bảo vệ nhân viên, Mercer Fitzpatrick nói.
Chỉ trong năm ngoái, lần lượt Brazil, Nigeria, Nga đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tiền tệ thậm chí còn nghiêm trọng hơn, bà nói.
"Chúng tôi thường khuyên các công ty nên đợi và điều chỉnh ở mức khiêm tốn," Fitzpatrick nói. "Hiện giờ vẫn còn quá sớm để nói lên điều gì."
Sau cuộc trưng cầu dân ý, sẽ có nhiều nhân viên ngoại quốc làm việc tại các công ty đóng văn phòng ở Anh muốn được trả bằng tiền tệ ở nước mình, bà nói.
Tất nhiên, việc gì cũng có hai mặt: Đồng bảng Anh suy yếu sẽ giúp mang lại lợi ích cho những ai muốn đầu tư ngược trở về nước Anh.
Thay vì tiếp tục trả tiền thế chấp nhà tại Mỹ, Weinberger giờ đây đang tính chuyện bán nhà - vốn đã tăng giá trị trong thời gian qua - để đầu tư vào thị trường bất động sản đắt đỏ ở Anh trong lúc đồng bảng đang xuống giá.
"Bỗng nhiên sức mua của tôi tăng lên," ông nói.
Đài Loan phóng nhầm hỏa tiễn siêu thanh
-
2 giờ trước
Chia sẻ
Hải quân Đài Loan phóng nhầm một hỏa tiễn siêu thanh chống tàu từ một căn cứ hải quân, khiến một người thiệt mạng và ba người bị thương, giới chức nói.
Một tàu tuần duyên đang thanh tra hoạt động thao luyện tại Cao Hùng bấm nhầm nút khiến hỏa tiễn Hùng Phong III được phóng ra, hãng tin Central News Agency của Đài Loan (CNA) tường thuật.
Hỏa tiễn được phóng theo hướng về phía Trung Hoa lục địa, trúng vào một tàu cá ở ngoài khơi đảo Bành Hồ (Penghu), CNA nói thêm.
Thuyền trưởng của tàu này, người Đài Loan, thiệt mạng, các quan chức quốc phòng nói.
Hỏa tiễn có tầm hoạt động khoảng 300km.
- 2 giờ trước
Hải quân Đài Loan phóng nhầm một hỏa tiễn siêu thanh chống tàu từ một căn cứ hải quân, khiến một người thiệt mạng và ba người bị thương, giới chức nói.
Một tàu tuần duyên đang thanh tra hoạt động thao luyện tại Cao Hùng bấm nhầm nút khiến hỏa tiễn Hùng Phong III được phóng ra, hãng tin Central News Agency của Đài Loan (CNA) tường thuật.
Hỏa tiễn được phóng theo hướng về phía Trung Hoa lục địa, trúng vào một tàu cá ở ngoài khơi đảo Bành Hồ (Penghu), CNA nói thêm.
Thuyền trưởng của tàu này, người Đài Loan, thiệt mạng, các quan chức quốc phòng nói.
Hỏa tiễn có tầm hoạt động khoảng 300km.
Hàng trăm hỏa tiễn
Image copyrightCNAImage captionChữ ký mới của bà Thái Anh Văn nói bà là 'Tổng thống Đài Loan'
Vụ việc diễn ra vào lúc Trung Quốc đang kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi các phóng viên hỏi liệu vụ việc có làm ảnh hưởng tới quan hệ với Bắc Kinh không, Phó Đô đốc Mei Chia-hsu nói hải quân đã tường trình vụ việc với Bộ Quốc phòng của Đài Loan.
Bà nói giới chức hiện đang điều tra và sẽ xử lý "thích hợp". Hiện chưa rõ liệu Bắc Kinh đã được thông báo trực tiếp hay chưa.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, cần phải được hợp nhất với lục địa kể cả bằng vũ lực, nếu cần.
Trung Quốc có hàng trăm hỏa tiễn thường trực hướng về hòn đảo này.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đồng thời là người đứng đầu quân đội, hiện đang ở nước ngoài.
Trong một động thái được báo chí tiếng Trung gần đây bình luận, bà Thái Anh Văn ký tên nói bà là 'Tổng thống Đài Loan' và chỉ mở ngoặc là 'ROC-Trung Hoa Dân Quốc').
Vụ việc diễn ra vào lúc Trung Quốc đang kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi các phóng viên hỏi liệu vụ việc có làm ảnh hưởng tới quan hệ với Bắc Kinh không, Phó Đô đốc Mei Chia-hsu nói hải quân đã tường trình vụ việc với Bộ Quốc phòng của Đài Loan.
Bà nói giới chức hiện đang điều tra và sẽ xử lý "thích hợp". Hiện chưa rõ liệu Bắc Kinh đã được thông báo trực tiếp hay chưa.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, cần phải được hợp nhất với lục địa kể cả bằng vũ lực, nếu cần.
Trung Quốc có hàng trăm hỏa tiễn thường trực hướng về hòn đảo này.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đồng thời là người đứng đầu quân đội, hiện đang ở nước ngoài.
Trong một động thái được báo chí tiếng Trung gần đây bình luận, bà Thái Anh Văn ký tên nói bà là 'Tổng thống Đài Loan' và chỉ mở ngoặc là 'ROC-Trung Hoa Dân Quốc').
Biển Đông : Indonesia tăng nỗ lực bảo vệ chủ quyền
Thanh PhươngĐăng ngày 30-06-2016 Sửa đổi ngày 30-06-2016 13:52
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa) thăm chiến hạm KRI Imam Bonjol trong vùng biển Natuna ngày 23/06/2016.Antara Foto/REUTERS
Hôm qua, 29/06/2016, tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh mở rộng việc thăm dò dầu khí và đánh cá ở vùng biển chung quanh quần đảo Natuna, thể hiện một nỗ lực mới của Jakarta nhằm bảo vệ chủ quyền của Indonesia tại khu vực này ở Biển Đông.
Tuyên bố trước một cuộc họp của chính phủ bàn về việc phát triển khu vực quần đảo Natuna, tổng thống Widodo cho biết là trên 16 lô dầu nằm chung quanh Natuna, chỉ mới có 5 lô đang khai thác và ông muốn là các lô kia cũng nhanh chóng đi vào sản xuất.
Mỏ khí đốt Đông Natuna được xem là một trong nơi có trữ lượng khí đốt chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Bộ trưởng đặc trách các vấn đề trên biển của Indonesia Rizal Ramli cho biết là họ muốn biến vùng Natuna thành một trung tâm về chế biến khí đốt và các công nghiệp có liên quan.
Chính phủ Jakarta cũng muốn phát triển ngành ngư nghiệp ở Natuna, vùng biển mà các tàu cá từ Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các nước lân cận thường xuyên đến đánh bắt. Theo lời tổng thống Widodo, sản lượng ngư nghiệp ở vùng biển chung quanh Natuna chỉ mới chiếm khoảng 9% tiềm năng của vùng này.
Trong thời gian gần đây, hải quân Indonesia đã gia tăng các cuộc tuần tra chung quanh quần đảo Natuna sau một loạt vụ đối đầu giữa các tàu Indonesia với các tàu cá Trung Quốc, bị xem là đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Cho tới nay, Jakarta vẫn không thừa nhận bản đồ “ đường lưỡi bò ” của Trung Quốc, vì bản đồ này bao gồm cả một phần vùng biển phía Nam quần đảo Natuna. Bắc Kinh thì vẫn khẳng định là các tàu cá Trung Quốc hoạt động ở “ ngư trường truyền thống của Trung Quốc ” và cho rằng hai nước có chủ quyền “ chồng lấn ” tại vùng biển chung quanh Natuna.
Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, ngày 28/06 vừa qua, Hạ Viện Indonesia đã thông qua quyết định tăng 10% cho tổng ngân sách quốc phòng năm 2016. Một phần ngân sách bổ sung này sẽ được dùng để xây một căn cứ không quân lớn hơn và tối tân hơn trên quần đảo Natuna. Jakarta cũng dự trù đặt các chiến đấu cơ phản lực và tàu ngầm ở quần đảo này để góp phần nâng cao khả năng phòng thủ ở khu vực này.
Mặt khác, gần đây, các tàu của hải quân Philippines đã thay thế các tàu của bộ Ngư nghiệp và Hải dương để bảo vệ vùng biển chung quanh Natuna chống nạn đánh bắt cá trái phép ở vùng này. Đã hai lần, một lần vào tháng trước và một lần trong tháng này, tàu hải quân Indonesia đã nổ súng để bắt giữ các tàu cá Trung Quốc. Những vụ này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh với Jakarta.
Cách đây đúng một tuần, tổng thống Joko Widodo lần đầu tiên đã đến thăm quần đảo Natuna và đã chủ trì một cuộc họp của nội các trên một chiến hạm đậu ngoài khơi quần đảo này, nhằm khẳng định với Trung Quốc rằng đây là vùng biển này thuộc chủ quyền Indonesia, không có gì để thương lượng.
Hôm qua, 29/06/2016, tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh mở rộng việc thăm dò dầu khí và đánh cá ở vùng biển chung quanh quần đảo Natuna, thể hiện một nỗ lực mới của Jakarta nhằm bảo vệ chủ quyền của Indonesia tại khu vực này ở Biển Đông.
Tuyên bố trước một cuộc họp của chính phủ bàn về việc phát triển khu vực quần đảo Natuna, tổng thống Widodo cho biết là trên 16 lô dầu nằm chung quanh Natuna, chỉ mới có 5 lô đang khai thác và ông muốn là các lô kia cũng nhanh chóng đi vào sản xuất.
Mỏ khí đốt Đông Natuna được xem là một trong nơi có trữ lượng khí đốt chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Bộ trưởng đặc trách các vấn đề trên biển của Indonesia Rizal Ramli cho biết là họ muốn biến vùng Natuna thành một trung tâm về chế biến khí đốt và các công nghiệp có liên quan.
Chính phủ Jakarta cũng muốn phát triển ngành ngư nghiệp ở Natuna, vùng biển mà các tàu cá từ Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các nước lân cận thường xuyên đến đánh bắt. Theo lời tổng thống Widodo, sản lượng ngư nghiệp ở vùng biển chung quanh Natuna chỉ mới chiếm khoảng 9% tiềm năng của vùng này.
Trong thời gian gần đây, hải quân Indonesia đã gia tăng các cuộc tuần tra chung quanh quần đảo Natuna sau một loạt vụ đối đầu giữa các tàu Indonesia với các tàu cá Trung Quốc, bị xem là đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Cho tới nay, Jakarta vẫn không thừa nhận bản đồ “ đường lưỡi bò ” của Trung Quốc, vì bản đồ này bao gồm cả một phần vùng biển phía Nam quần đảo Natuna. Bắc Kinh thì vẫn khẳng định là các tàu cá Trung Quốc hoạt động ở “ ngư trường truyền thống của Trung Quốc ” và cho rằng hai nước có chủ quyền “ chồng lấn ” tại vùng biển chung quanh Natuna.
Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, ngày 28/06 vừa qua, Hạ Viện Indonesia đã thông qua quyết định tăng 10% cho tổng ngân sách quốc phòng năm 2016. Một phần ngân sách bổ sung này sẽ được dùng để xây một căn cứ không quân lớn hơn và tối tân hơn trên quần đảo Natuna. Jakarta cũng dự trù đặt các chiến đấu cơ phản lực và tàu ngầm ở quần đảo này để góp phần nâng cao khả năng phòng thủ ở khu vực này.
Mặt khác, gần đây, các tàu của hải quân Philippines đã thay thế các tàu của bộ Ngư nghiệp và Hải dương để bảo vệ vùng biển chung quanh Natuna chống nạn đánh bắt cá trái phép ở vùng này. Đã hai lần, một lần vào tháng trước và một lần trong tháng này, tàu hải quân Indonesia đã nổ súng để bắt giữ các tàu cá Trung Quốc. Những vụ này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh với Jakarta.
Cách đây đúng một tuần, tổng thống Joko Widodo lần đầu tiên đã đến thăm quần đảo Natuna và đã chủ trì một cuộc họp của nội các trên một chiến hạm đậu ngoài khơi quần đảo này, nhằm khẳng định với Trung Quốc rằng đây là vùng biển này thuộc chủ quyền Indonesia, không có gì để thương lượng.
Đài Loan lỡ bắn tên lửa khi TQ kỷ niệm thành lập đảng
Hải quân Đài Loan hôm nay đã "phóng nhầm" một tên lửa vào đúng dịp Trung Quốc đại lục tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản.
“(Tên lửa) bị phóng do lỗi vận hành. Chúng tôi đang điều tra sự việc”, SCMP dẫn lời Phó đô đốc Mei Chia-hsu nói.
Ông Mei cho biết, do không tuân thủ đúng quy trình vận hành tiêu chuẩn, các sĩ quan trên tàu tuần tra Chinchiang (PCG-610), tại căn cứ hải quân Zuoying, Cao Hùng đã phóng nhầm tên lửa chống hạm siêu âm Hsiung Feng III khi đang diễn tập.
“Vụ việc không làm ai bị thương”, ông Mei nói trong cuộc họp báo sau khi hải quân Đài Loankhẳng định vụ phóng là do vô tình.
Tuy nhiên, Kyodo dẫn thông tin mới nhất từ cơ quan quốc phòng Đài Loan cho hay, vụ phóng đã trúng một tàu đánh cá của hòn đảo này, khiến một người thiệt mạng và 3 người bị thương.
Theo ông Mei, tên lửa không đi quá đường ranh giới ở giữa eo biển Đài Loan, đồng nghĩa với việc nó không nhằm vào tỉnh Phúc Kiến, nằm ở phía bên kia eo biển. Tên lửa đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi quần đảo Bành Hồ.
Khi được hỏi liệu vụ phóng có gây ra hiểu lầm đối với Bắc Kinh hay không, ông Mei nói hải quân đã báo cáo lên cơ quan quốc phòng của chính quyền đảo Đài Loan để xử lý sự việc cho phù hợp.
“Vụ phóng nhầm” tên lửa xảy ra khi lãnh đạo Thái Anh Văn kiêm tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của vùng lãnh thổ Đài Loan, đang ở nước ngoài.
Hsiung Feng III với tầm phóng khoảng 300 km, có thể vươn tới Trung Quốc đại lục, là một trong những tên lửa của Đài Loan được chế tạo nhằm đối phó với Bắc Kinh.
Vụ "phóng tên lửa nhầm" từ đảo Đài Loan diễn ra khi Trung Quốc đại lục tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản.
Vài ngày trước đó, Bắc Kinh tuyên bố nước này đã ngưng cơ chế liên lạc với Đài Loan, do chính quyền mới của đảo này từ chối công nhận nguyên tắc "một Trung Quốc".
Trung Quốc đại lục luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu thấy cần thiết.
“(Tên lửa) bị phóng do lỗi vận hành. Chúng tôi đang điều tra sự việc”, SCMP dẫn lời Phó đô đốc Mei Chia-hsu nói.
Ông Mei cho biết, do không tuân thủ đúng quy trình vận hành tiêu chuẩn, các sĩ quan trên tàu tuần tra Chinchiang (PCG-610), tại căn cứ hải quân Zuoying, Cao Hùng đã phóng nhầm tên lửa chống hạm siêu âm Hsiung Feng III khi đang diễn tập.
“Vụ việc không làm ai bị thương”, ông Mei nói trong cuộc họp báo sau khi hải quân Đài Loankhẳng định vụ phóng là do vô tình.
Tuy nhiên, Kyodo dẫn thông tin mới nhất từ cơ quan quốc phòng Đài Loan cho hay, vụ phóng đã trúng một tàu đánh cá của hòn đảo này, khiến một người thiệt mạng và 3 người bị thương.
Theo ông Mei, tên lửa không đi quá đường ranh giới ở giữa eo biển Đài Loan, đồng nghĩa với việc nó không nhằm vào tỉnh Phúc Kiến, nằm ở phía bên kia eo biển. Tên lửa đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi quần đảo Bành Hồ.
Khi được hỏi liệu vụ phóng có gây ra hiểu lầm đối với Bắc Kinh hay không, ông Mei nói hải quân đã báo cáo lên cơ quan quốc phòng của chính quyền đảo Đài Loan để xử lý sự việc cho phù hợp.
“Vụ phóng nhầm” tên lửa xảy ra khi lãnh đạo Thái Anh Văn kiêm tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của vùng lãnh thổ Đài Loan, đang ở nước ngoài.
Hsiung Feng III với tầm phóng khoảng 300 km, có thể vươn tới Trung Quốc đại lục, là một trong những tên lửa của Đài Loan được chế tạo nhằm đối phó với Bắc Kinh.
Vụ "phóng tên lửa nhầm" từ đảo Đài Loan diễn ra khi Trung Quốc đại lục tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản.
Vài ngày trước đó, Bắc Kinh tuyên bố nước này đã ngưng cơ chế liên lạc với Đài Loan, do chính quyền mới của đảo này từ chối công nhận nguyên tắc "một Trung Quốc".
Trung Quốc đại lục luôn coi Đài Loan là vùng lãnh thổ cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu thấy cần thiết.
Ông Rodrigo Duterte nhậm chức tổng thống Philippines
Trọng ThànhĐăng ngày 30-06-2016 Sửa đổi ngày 30-06-2016 15:44
Ông Rodrigo Duterte (G) trong lễ nhậm chức tổng thống Philippines tại Manila ngày 30/06/2016Ảnh: Phủ tổng thống Philippines/ Reuters
Hôm nay, 30/06/2016, ông Rodrigo Duterte chính thức nhậm chức tổng thống Philippines. Hồi đầu tháng Năm, cựu luật sư 71 tuổi đã giành được chiến thắng áp đảo, sau một cuộc tranh cử được đánh giá là hết sức ầm ĩ và quá thái.
Theo AFP, trái với thông lệ, lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Philippines diễn ra tại phủ tổng thống Malacanang, chứ không phải là trước một biển người trên quảng trường như những người tiền nhiệm. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, ông Duterte tuyên bố nhiệm kỳ 6 năm của ông sẽ không êm đềm, mà là « một chuyến du hành đầy biến động ».
Trong cuộc tranh cử, cựu thị trưởng Davao Rodrigo Duterte đặc biệt đã hứa hẹn sẽ tiêu diệt hàng chục nghìn tội phạm, ngay trong những tháng cầm quyền đầu tiên. Kể từ khi đắc cử, ông không mảy may thay đổi lập trường, liên tục đưa ra những tuyên bố ồn ào khiến Liên Hiệp Quốc phải nổi giận.
Ông Duterte bị cáo buộc đã đứng đằng sau cái chết của hơn 1.000 người, bị quy là tội phạm, trong thời gian còn làm thị trưởng Davao, theo giới bảo vệ nhân quyền. Hôm thứ Hai, 27/06, ông Duterte tái khẳng định chủ trương đàn áp tội phạm sắp tới, khi phê phán các nhà bảo vệ nhân quyền là ngớ ngấn và nhấn mạnh rằng án tử hình là dùng để trả thù.
Dù sao, trong diễn văn nhậm chức, tân tổng thống Philippines cũng cam kết hành động trong khuôn khổ luật pháp, khi khẳng định « kiên định tinh thần thượng tôn pháp luật », « với tư cách một cựu luật sư và cựu công tố ».
Thông tín viên Marianne Dardard tường trình từ Manila:
Ông Duterte tuyên chiến với nạn buôn lậu ma túy, lĩnh vực mà ông cho là cần được ưu tiên. Theo tổng thống Philippines, cần phải lập lại án tử hình và khen thưởng cho những ai bắn hạ các tội phạm.
Quan điểm của ông Duterte không nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng. Người dân Philippines chờ đợi Rodirgo Duterte chấm dứt nạn tham nhũng và phân phối công bằng hơn các nguồn lợi.
Cho dù kinh tế tăng trưởng cao, một phần tư dân số Philippines vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Tân tổng thống cũng có sứ mạng củng cố hòa bình tại đảo Mindanao, miền nam Philippines, một trong những khu vực nghèo nhất, nơi hoành hành của các nhóm vũ trang cộng sản và Hồi Giáo cực đoan.
Chính quyền Duterte phải nối lại đàm phán với phe nổi dậy cộng sản. Nhiều tù binh sẽ phải được trả tự do. Tổng thống tân cử cũng sẵn sàng đối thoại với phong trào Abou Sayyaf, lực lượng có liên hệ với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (và bị Liên Hiệp Quốc coi là một tổ chức khủng bố).
Cuối cùng, ông Duterte chủ trương xây dựng một thể chế liên bang tại Philippines, điều cho phép phe nổi dậy Hồi Giáo miền nam được hưởng quyền tự trị trên thực tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải sửa đổi Hiến Pháp.
Trọng ThànhĐăng ngày 30-06-2016 Sửa đổi ngày 30-06-2016 15:44
Ông Rodrigo Duterte (G) trong lễ nhậm chức tổng thống Philippines tại Manila ngày 30/06/2016Ảnh: Phủ tổng thống Philippines/ Reuters
Hôm nay, 30/06/2016, ông Rodrigo Duterte chính thức nhậm chức tổng thống Philippines. Hồi đầu tháng Năm, cựu luật sư 71 tuổi đã giành được chiến thắng áp đảo, sau một cuộc tranh cử được đánh giá là hết sức ầm ĩ và quá thái.
Theo AFP, trái với thông lệ, lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Philippines diễn ra tại phủ tổng thống Malacanang, chứ không phải là trước một biển người trên quảng trường như những người tiền nhiệm. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, ông Duterte tuyên bố nhiệm kỳ 6 năm của ông sẽ không êm đềm, mà là « một chuyến du hành đầy biến động ».
Trong cuộc tranh cử, cựu thị trưởng Davao Rodrigo Duterte đặc biệt đã hứa hẹn sẽ tiêu diệt hàng chục nghìn tội phạm, ngay trong những tháng cầm quyền đầu tiên. Kể từ khi đắc cử, ông không mảy may thay đổi lập trường, liên tục đưa ra những tuyên bố ồn ào khiến Liên Hiệp Quốc phải nổi giận.
Ông Duterte bị cáo buộc đã đứng đằng sau cái chết của hơn 1.000 người, bị quy là tội phạm, trong thời gian còn làm thị trưởng Davao, theo giới bảo vệ nhân quyền. Hôm thứ Hai, 27/06, ông Duterte tái khẳng định chủ trương đàn áp tội phạm sắp tới, khi phê phán các nhà bảo vệ nhân quyền là ngớ ngấn và nhấn mạnh rằng án tử hình là dùng để trả thù.
Dù sao, trong diễn văn nhậm chức, tân tổng thống Philippines cũng cam kết hành động trong khuôn khổ luật pháp, khi khẳng định « kiên định tinh thần thượng tôn pháp luật », « với tư cách một cựu luật sư và cựu công tố ».
Thông tín viên Marianne Dardard tường trình từ Manila:
Ông Duterte tuyên chiến với nạn buôn lậu ma túy, lĩnh vực mà ông cho là cần được ưu tiên. Theo tổng thống Philippines, cần phải lập lại án tử hình và khen thưởng cho những ai bắn hạ các tội phạm.
Quan điểm của ông Duterte không nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng. Người dân Philippines chờ đợi Rodirgo Duterte chấm dứt nạn tham nhũng và phân phối công bằng hơn các nguồn lợi.
Cho dù kinh tế tăng trưởng cao, một phần tư dân số Philippines vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Tân tổng thống cũng có sứ mạng củng cố hòa bình tại đảo Mindanao, miền nam Philippines, một trong những khu vực nghèo nhất, nơi hoành hành của các nhóm vũ trang cộng sản và Hồi Giáo cực đoan.
Chính quyền Duterte phải nối lại đàm phán với phe nổi dậy cộng sản. Nhiều tù binh sẽ phải được trả tự do. Tổng thống tân cử cũng sẵn sàng đối thoại với phong trào Abou Sayyaf, lực lượng có liên hệ với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (và bị Liên Hiệp Quốc coi là một tổ chức khủng bố).
Cuối cùng, ông Duterte chủ trương xây dựng một thể chế liên bang tại Philippines, điều cho phép phe nổi dậy Hồi Giáo miền nam được hưởng quyền tự trị trên thực tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải sửa đổi Hiến Pháp.
Chủ nghĩa quân phiệt ‘mới phát hiện’ của Nhật Bản đã qua 70 năm để thành hình
Tác giả: Epoch Times Staff | Dịch giả: Phạm Duy
30 Tháng Sáu , 2016
Các tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản ra khơi trong đội hình trong lúc tập trận hải quân ngoài khơi Vịnh Sagami, Nhật Bản, vào ngày 22 tháng 10 năm 2006. (Koichi Kamoshida / Getty Images)
Các nguyên thủ quốc gia của các nước G7 đang nhóm họp [trong tháng 5] ở Ise-Shima, Nhật Bản cho hội nghị thượng đỉnh thường niên của mình. Trước đó, các bộ trưởng ngoại giao của họ đã có cuộc họp tại Hiroshima vào tháng 4, chuẩn bị một tuyên bố với những lời lẽ mạnh mẽ đối với những cuộc tập trận quân sự mang tính ‘dọa dẫm’ và ‘khiêu khích’ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông (tên quốc tế là South China Sea).
Căng thẳng trong khu vực Đông Á sẽ được thảo luận sâu rộng tại hội nghị – và đó cũng là phản ứng của nước chủ nhà [Nhật Bản] đối với [sự khiêu khích của Trung Quốc].
Hành vi của Trung Quốc đã thổi bùng những tranh luận gay gắt về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, được nung nấu kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Trong tháng 3 [năm 2016], một đạo luật [an ninh] mới gây tranh cãi được thông qua vào phút cuối bởi chính phủ của [thủ tướng] Shinzo Abe, đã có hiệu lực. Đạo luật này cho phép các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia vào “tự vệ tập thể” và trợ giúp một đồng minh đang bị tấn công, do đó đã gia tăng phạm vi cho các hành động quân sự của Nhật Bản ở nước ngoài.
Tác giả: Epoch Times Staff | Dịch giả: Phạm Duy
30 Tháng Sáu , 2016
Các tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản ra khơi trong đội hình trong lúc tập trận hải quân ngoài khơi Vịnh Sagami, Nhật Bản, vào ngày 22 tháng 10 năm 2006. (Koichi Kamoshida / Getty Images)
Các nguyên thủ quốc gia của các nước G7 đang nhóm họp [trong tháng 5] ở Ise-Shima, Nhật Bản cho hội nghị thượng đỉnh thường niên của mình. Trước đó, các bộ trưởng ngoại giao của họ đã có cuộc họp tại Hiroshima vào tháng 4, chuẩn bị một tuyên bố với những lời lẽ mạnh mẽ đối với những cuộc tập trận quân sự mang tính ‘dọa dẫm’ và ‘khiêu khích’ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông (tên quốc tế là South China Sea).
Căng thẳng trong khu vực Đông Á sẽ được thảo luận sâu rộng tại hội nghị – và đó cũng là phản ứng của nước chủ nhà [Nhật Bản] đối với [sự khiêu khích của Trung Quốc].
Hành vi của Trung Quốc đã thổi bùng những tranh luận gay gắt về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, được nung nấu kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Trong tháng 3 [năm 2016], một đạo luật [an ninh] mới gây tranh cãi được thông qua vào phút cuối bởi chính phủ của [thủ tướng] Shinzo Abe, đã có hiệu lực. Đạo luật này cho phép các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia vào “tự vệ tập thể” và trợ giúp một đồng minh đang bị tấn công, do đó đã gia tăng phạm vi cho các hành động quân sự của Nhật Bản ở nước ngoài.
Theo những người ủng hộ [đạo luật này], đạo luật đã giúp Nhật Bản phù hợp với các tiêu chuẩn thực tiễn [được áp dụng] trên phần còn lại của thế giới, và cho phép nước này thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, đặc biệt đối với các đồng minh của Nhật Bản. Ngược lại, những người chỉ trích đạo luật này lại cho rằng nó trực tiếp trái với Điều 9 của Hiến pháp thời hậu chiến của Nhật Bản: “Nhân dân Nhật Bản không thừa nhận chiến tranh như là một quyền tối cao của một quốc gia, và phản đối việc đe dọa hay sử dụng vũ lực như là một phương tiện để giải quyết các xung đột quốc tế”.
Trong bối cảnh Nhật Bản, nghĩa vụ tham gia “tự vệ tập thể” thường được hiểu là đề cập cụ thể đến Hoa Kỳ. Những người chỉ trích đạo luật mới của chính phủ Abe, lo ngại rằng Nhật Bản có thể bị bắt buộc phải tiếp tục giúp quân đội Mỹ nhiều hơn nữa, bao gồm cả việc tham gia trong các liên minh của Mỹ ở nước ngoài.
Quan hệ quốc tế sau chiến tranh của Nhật Bản đã được chủ yếu xác định bởi mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong khi chiếm đóng Nhật Bản trong giai đoạn 1945-1952, Mỹ đã cố gắng giải trừ quân bị hoàn toàn đối với Nhật Bản, quốc gia bại trận, khi phản ánh trong cái gọi là Hiến pháp hoà bình [của Nhật Bản] – một đầu đề nhiều bàn luận kể từ khi nó được ban hành vào năm 1947. Tuy nhiên, toàn bộ việc phi quân sự hóa đã sớm bị từ bỏ dưới một chính sách được biết đến như ‘diễn biến ngược’, tìm cách xây dựng lại và củng cố Nhật Bản như một bức tường thành chống lại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á.
Ngay cả sau khi kết thúc sự chiếm đóng, Nhật Bản đã là chỗ ở của hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ, và trở thành một bàn đạp và cơ sở hậu cần quan trọng cho các hoạt động của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc và Việt Nam. Giá trị chiến lược thời Chiến tranh Lạnh của Nhật Bản đối với Mỹ đã được thủ tướng Nhật Bản, Yasuhiro Nakasone, mô tả giống như một “tàu sân bay không thể chìm”.
Đội lính danh dự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang chuẩn bị cho một buổi lễ chào đón Bộ trưởng Quốc phòng mới Gen Nakatani tại Tokyo vào ngày 25 tháng 12 năm 2014. (Kazuhiro Nogi / AFP / Getty Images)
Đồng thời, chính phủ Mỹ đã liên minh với các chính trị gia bảo thủ của Nhật Bản để thực hiện việc tái vũ trang Nhật Bản, [sao cho] ban đầu Nhật Bản có thể đảm bảo an ninh nội bộ của chính mình. Điều này dẫn đến việc thành lập lực lượng Cảnh sát Dự bị Quốc gia trong năm 1950, tiền thân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, được thành lập vào năm 1954.
Cả hai tổ chức này được cho là trái với Hiến pháp. Nhưng đó chỉ là trong những năm cuối thập niên 1950, khi Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo bảo thủ đã đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng quân đội – bao gồm các vũ khí hạt nhân – thì sự phản kháng của công chúng đối với việc tái vũ trang đã lên đến đỉnh điểm thành những cuộc biểu tình với qui mô lớn.
Giai đoạn kịch tính là khi kéo dài và mở rộng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản trong những năm 1959-1960. Tại một trong những phong trào phản kháng quần chúng lớn nhất trong lịch sử [của Nhật Bản], khi có khoảng 20 triệu người, theo báo cáo, đã tham gia những cuộc biểu tình chống lại việc tái vũ trang và liên minh với Mỹ.
Mặc dù họ đã không ngăn chặn được những động thái bảo thủ theo hướng tái vũ trang, những cuộc biểu tình này đã tiếp tục cho thấy mối quan hệ phức tạp của Nhật Bản với các vấn đề quân sự. Cả ở Nhật Bản và ở nước ngoài, bóng ma của chủ nghĩa quân phiệt đế quốc cũ của Nhật Bản, vẫn còn hiện ra lù lù trong các cuộc thảo luận về các vấn đề quân sự ngày hôm nay.
Theo những người ủng hộ [đạo luật này], đạo luật đã giúp Nhật Bản phù hợp với các tiêu chuẩn thực tiễn [được áp dụng] trên phần còn lại của thế giới, và cho phép nước này thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, đặc biệt đối với các đồng minh của Nhật Bản. Ngược lại, những người chỉ trích đạo luật này lại cho rằng nó trực tiếp trái với Điều 9 của Hiến pháp thời hậu chiến của Nhật Bản: “Nhân dân Nhật Bản không thừa nhận chiến tranh như là một quyền tối cao của một quốc gia, và phản đối việc đe dọa hay sử dụng vũ lực như là một phương tiện để giải quyết các xung đột quốc tế”.
Trong bối cảnh Nhật Bản, nghĩa vụ tham gia “tự vệ tập thể” thường được hiểu là đề cập cụ thể đến Hoa Kỳ. Những người chỉ trích đạo luật mới của chính phủ Abe, lo ngại rằng Nhật Bản có thể bị bắt buộc phải tiếp tục giúp quân đội Mỹ nhiều hơn nữa, bao gồm cả việc tham gia trong các liên minh của Mỹ ở nước ngoài.
Quan hệ quốc tế sau chiến tranh của Nhật Bản đã được chủ yếu xác định bởi mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong khi chiếm đóng Nhật Bản trong giai đoạn 1945-1952, Mỹ đã cố gắng giải trừ quân bị hoàn toàn đối với Nhật Bản, quốc gia bại trận, khi phản ánh trong cái gọi là Hiến pháp hoà bình [của Nhật Bản] – một đầu đề nhiều bàn luận kể từ khi nó được ban hành vào năm 1947. Tuy nhiên, toàn bộ việc phi quân sự hóa đã sớm bị từ bỏ dưới một chính sách được biết đến như ‘diễn biến ngược’, tìm cách xây dựng lại và củng cố Nhật Bản như một bức tường thành chống lại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á.
Ngay cả sau khi kết thúc sự chiếm đóng, Nhật Bản đã là chỗ ở của hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ, và trở thành một bàn đạp và cơ sở hậu cần quan trọng cho các hoạt động của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc và Việt Nam. Giá trị chiến lược thời Chiến tranh Lạnh của Nhật Bản đối với Mỹ đã được thủ tướng Nhật Bản, Yasuhiro Nakasone, mô tả giống như một “tàu sân bay không thể chìm”.
Đội lính danh dự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang chuẩn bị cho một buổi lễ chào đón Bộ trưởng Quốc phòng mới Gen Nakatani tại Tokyo vào ngày 25 tháng 12 năm 2014. (Kazuhiro Nogi / AFP / Getty Images)
Đồng thời, chính phủ Mỹ đã liên minh với các chính trị gia bảo thủ của Nhật Bản để thực hiện việc tái vũ trang Nhật Bản, [sao cho] ban đầu Nhật Bản có thể đảm bảo an ninh nội bộ của chính mình. Điều này dẫn đến việc thành lập lực lượng Cảnh sát Dự bị Quốc gia trong năm 1950, tiền thân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, được thành lập vào năm 1954.
Cả hai tổ chức này được cho là trái với Hiến pháp. Nhưng đó chỉ là trong những năm cuối thập niên 1950, khi Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo bảo thủ đã đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng quân đội – bao gồm các vũ khí hạt nhân – thì sự phản kháng của công chúng đối với việc tái vũ trang đã lên đến đỉnh điểm thành những cuộc biểu tình với qui mô lớn.
Giai đoạn kịch tính là khi kéo dài và mở rộng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản trong những năm 1959-1960. Tại một trong những phong trào phản kháng quần chúng lớn nhất trong lịch sử [của Nhật Bản], khi có khoảng 20 triệu người, theo báo cáo, đã tham gia những cuộc biểu tình chống lại việc tái vũ trang và liên minh với Mỹ.
Mặc dù họ đã không ngăn chặn được những động thái bảo thủ theo hướng tái vũ trang, những cuộc biểu tình này đã tiếp tục cho thấy mối quan hệ phức tạp của Nhật Bản với các vấn đề quân sự. Cả ở Nhật Bản và ở nước ngoài, bóng ma của chủ nghĩa quân phiệt đế quốc cũ của Nhật Bản, vẫn còn hiện ra lù lù trong các cuộc thảo luận về các vấn đề quân sự ngày hôm nay.
Mặc dù họ đã không ngăn chặn được những động thái bảo thủ theo hướng tái vũ trang, những cuộc biểu tình này đã tiếp tục cho thấy mối quan hệ phức tạp của Nhật Bản với các vấn đề quân sự. Cả ở Nhật Bản và ở nước ngoài, bóng ma của chủ nghĩa quân phiệt đế quốc cũ của Nhật Bản, vẫn còn hiện ra lù lù trong các cuộc thảo luận về các vấn đề quân sự ngày hôm nay.
‘Khôi phục và tăng cường’
Kể từ những năm đầu sau chiến tranh, các tranh cãi đã được hai bên đưa ra. Một mặt là sự ác cảm phổ cập của công chúng đối với việc tái vũ trang và thay đổi Hiến pháp, mặt khác là một liên minh giữa chính phủ Mỹ và các chính trị gia Nhật Bản bảo thủ, với chương trình nghị sự dân tộc để “phục hồi” và “tăng cường” niềm tự hào của dân tộc.
Các quy định quân sự mới trong giai đoạn 2015-2016, cùng với các biện pháp quân sự khác, sau các vụ tấn công ngày 11/9 [tại New York], là một diễn biến mới trong cuộc tranh luận này. Những qui định này được áp đặt bởi một thiểu số chính trị gia bảo thủ quyền lực tập xung quanh [thủ tướng] Abe, bất chấp nguyện vọng của đa số người Nhật.
Mặc dù phần lớn người Nhật còn quá trẻ để có được những kỷ niệm cá nhân về chiến tranh và sự chiếm đóng [của quân đội Mỹ], các cuộc thăm dò cho thấy, hầu hết [người Nhật] nuôi dưỡng tình cảm chống chiến tranh mạnh mẽ. Ý thức về quan điểm của quần chúng, Lực lượng Phòng vệ [Nhật Bản] bề ngoài đã tránh có mối lên quan với quân đội Nhật hoàng trước đó, và có xu hướng công khai miêu tả bản thân mình như một tổ chức cứu trợ thảm họa, hơn là một lực lượng quân sự.
Mối quan hệ cố chấp với thời kỳ đế quốc, cũng ảnh hưởng đến văn hóa quần chúng. Một số truyện tranh thiếu nhi, phim hoạt họa và phim truyện có ảnh hưởng gần đây, đã tán thành một lịch sử theo chủ nghĩa xét lại, tạo sự liên hệ các hành động của Nhật Bản và miêu tả Chiến tranh thế giới II là một cuộc chiến tranh vị tha để “giải phóng” Châu Á khỏi chủ nghĩa thực dân Châu Âu. Đây là điều rất phổ biến trong nhóm thiểu số cánh hữu được tài trợ tốt, đặc biệt hoạt động rất tích cực trực tuyến.
Cuộc đụng độ giữa một bên là liên minh các nhóm cánh hữu, các chính trị gia bảo thủ, và lợi ích của Mỹ và bên kia là phần lớn người dân Nhật và các nước Đông Á khác, những người rất thận trọng và cảnh giác trước chủ nghĩa quân phiệt, cho thấy không có dấu hiệu giảm bớt.
Và với việc Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi vũ khí hạt nhân và Trung Quốc đang gây mối thù địch với các nước láng giềng của mình trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, chính phủ [của thủ tướng] Abe có mọi lý do để thúc giục chương trình quân sự của mình.
Oleg Benesch là một giảng viên về lịch sử Đông Á tại trường Đại học York ở Vương Quốc Anh. Bài viết này ban đầu được công bố trên [web-site] The Conversation .
Kể từ những năm đầu sau chiến tranh, các tranh cãi đã được hai bên đưa ra. Một mặt là sự ác cảm phổ cập của công chúng đối với việc tái vũ trang và thay đổi Hiến pháp, mặt khác là một liên minh giữa chính phủ Mỹ và các chính trị gia Nhật Bản bảo thủ, với chương trình nghị sự dân tộc để “phục hồi” và “tăng cường” niềm tự hào của dân tộc.
Các quy định quân sự mới trong giai đoạn 2015-2016, cùng với các biện pháp quân sự khác, sau các vụ tấn công ngày 11/9 [tại New York], là một diễn biến mới trong cuộc tranh luận này. Những qui định này được áp đặt bởi một thiểu số chính trị gia bảo thủ quyền lực tập xung quanh [thủ tướng] Abe, bất chấp nguyện vọng của đa số người Nhật.
Mặc dù phần lớn người Nhật còn quá trẻ để có được những kỷ niệm cá nhân về chiến tranh và sự chiếm đóng [của quân đội Mỹ], các cuộc thăm dò cho thấy, hầu hết [người Nhật] nuôi dưỡng tình cảm chống chiến tranh mạnh mẽ. Ý thức về quan điểm của quần chúng, Lực lượng Phòng vệ [Nhật Bản] bề ngoài đã tránh có mối lên quan với quân đội Nhật hoàng trước đó, và có xu hướng công khai miêu tả bản thân mình như một tổ chức cứu trợ thảm họa, hơn là một lực lượng quân sự.
Mối quan hệ cố chấp với thời kỳ đế quốc, cũng ảnh hưởng đến văn hóa quần chúng. Một số truyện tranh thiếu nhi, phim hoạt họa và phim truyện có ảnh hưởng gần đây, đã tán thành một lịch sử theo chủ nghĩa xét lại, tạo sự liên hệ các hành động của Nhật Bản và miêu tả Chiến tranh thế giới II là một cuộc chiến tranh vị tha để “giải phóng” Châu Á khỏi chủ nghĩa thực dân Châu Âu. Đây là điều rất phổ biến trong nhóm thiểu số cánh hữu được tài trợ tốt, đặc biệt hoạt động rất tích cực trực tuyến.
Cuộc đụng độ giữa một bên là liên minh các nhóm cánh hữu, các chính trị gia bảo thủ, và lợi ích của Mỹ và bên kia là phần lớn người dân Nhật và các nước Đông Á khác, những người rất thận trọng và cảnh giác trước chủ nghĩa quân phiệt, cho thấy không có dấu hiệu giảm bớt.
Và với việc Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi vũ khí hạt nhân và Trung Quốc đang gây mối thù địch với các nước láng giềng của mình trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, chính phủ [của thủ tướng] Abe có mọi lý do để thúc giục chương trình quân sự của mình.
Oleg Benesch là một giảng viên về lịch sử Đông Á tại trường Đại học York ở Vương Quốc Anh. Bài viết này ban đầu được công bố trên [web-site] The Conversation .
Mỹ sẽ không kích Syria theo kịch bản Nam Tư, Nga phản ứng ra sao?
Trong bức thư gửi giới lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, các nhân viên ngoại giao đã đề xuất thực hiện không kích vào lực lượng quân Chính phủ Syria theo kịch bản đã áp dụng với Nam Tư cũ.
Thông tin trên do tạp chí New York Times (NYT) đưa ra. Theo đó, trong tuần vừa qua đã có khoảng hơn 50 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã ký vào bức thư mang tính chất nội bộ kêu gọi lãnh đạo Bộ Ngoại giao bắt đầu các thủ tục để không kích quân Chính phủ Syria ở Damascus. Theo các nhân viên này, đây là biện pháp duy nhất để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống IS và lập lại hòa bình ở Syria.
Mỹ sẽ không kích Syria theo kịch bản Nam Tư? |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đã lên tiếng xác nhận có sự việc này nhưng không nói rõ chi tiết và chỉ khẳng định rằng lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ đang nghiên cứu nội dung này.
Không kích từ xa
“Chúng tôi nhận thấy cần tăng cường hơn nữa vai trò quân sự của Mỹ ở Syria trên nền tảng sử dụng một cách hợp lý các loại vũ khí tấn công từ xa và vũ khí tấn công từ trên không. Điều này sẽ giúp thúc đẩy việc thực hiện tiến trình ngoại giao hợp dưới sự chỉ đạo của Mỹ”, NYT trích dẫn nội dung bức thư nội bộ trên.
NYT cũng đưa ra lý giải về các loại “vũ khí tấn công tầm xa”. Đây là các loại tên lửa có cánh có thể phóng đi từ khoảng cách khá xa khiến các lực lượng quân Chính phủ Syria sẽ không thể đáp trả các đòn tấn công này. Đây chính là cách thức đã được NATO, đứng đầu là Mỹ, thực hiện trong chiến dịch không kích Nam Tư cũ năm 1999. Cách thức tấn công này khiến Nam Tư cũ phải bắt đầu tiến trình đối thoại chính trị và kết thúc bằng độc lập cho Kosovo.
“Một số chuyên gia nhận định rằng sự so sánh này là không hợp lý vì ở Syria có sự tham gia của Nga và Iran, đồng thời cho rằng Nga và Iran có thể sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ lực lượng quân sự Syria để vô hiệu hóa bất cứ cuộc tấn công nào của Mỹ”- Nhà báo Mark Fisher của NYT bình luận.
Không có nhiều giải pháp cụ thể
Được biết, trong nội dung bức thư trên có 10 điều khoản và mỗi một điều khoản đều viện ra các lý do giải thích cho sự cần thiết phải tấn công Chính phủ Syria để chấm dứt xung đột ở nước này, giải quyết các vấn đề nhân đạo, cũng như chống lại lực lượng IS.
Việc Mỹ tấn công vào quân Chính phủ Syria sẽ khiến lực lượng này không thể tấn công vào phe đối lập để phe đối lập Syria có thể tập trung nguồn lực trong cuộc chiến chống IS.
Nhà báo Mark Fisher cũng đưa ra những nhận định của mình về đề xuất thành lập vùng cấm bay tại Syria. “Bức thư trên không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu vùng cấm bay này có được áp dụng đối với các máy bay của Nga hay không và Washington sẽ duy trì vùng cấm bay này như thế nào để có thể tránh được đụng độ với Nga”- Mark Fisher đặt câu hỏi.
Về tổng thể, Mark Fisher cho rằng bức thư trên vẫn chưa đưa ra được các vấn đề quan trọng mà việc giải quyết các vấn đề này rất cần thiết để kết thúc cuộc xung đột Syria.
“Bức thư này không đề cập đến việc làm thế nào để loại bỏ các mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các đồng minh về việc hình thành thỏa thuận hòa bình”. Bức thư cũng không đưa ra cơ sở pháp luật cho cuộc chiến chống chính quyền Syria, điều mà chắc chắn Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ tại Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, bức thư cũng không đưa ra cách thức loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad mà không làm Chính phủ Syria sụp đổ. Ngược lại, bức thư này cho thấy mâu thuẫn và bực tức với chính sách hiện nay hơn là đưa ra các phương án thay thế cụ thể”- NYT viết.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama (bên phải). |
Phản ứng của Nga
Bức thư trên của các quan chức ngoại giao Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Moscow. Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitri Peskov tuyên bố rằng việc sử dụng sức mạnh để lật đổ Tổng thống Syria sẽ chỉ có thể làm nảy sinh bất ổn tại khu vực.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cũng bày tỏ hy vọng rằng Washington sẽ không lặp lại các sai lầm đã xảy ra ở Iraq trước đó và ở các quốc gia mà phương Tây đã sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề ở đó.
“Tất cả các hình thức hoạt động quốc tế được lập ra với sự tham gia của Mỹ theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các văn kiện được thông qua trong các cuộc họp cho thấy không có bất cứ kịch bản sử dụng sức mạnh nào để giải quyết tình hình Syria sẽ được xem xét. Chỉ có các giải pháp chính trị mới được xem xét” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố sau khi xuất hiện các thông tin về bức thư trên của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga cũng bày tỏ quan ngại về bức thư trên và cho rằng việc giải quyết các vấn đề quan trọng như trên cần phải “đưa ra biểu quyết ở tập thể”.
Nga đã nhiều lần lên tiếng khẳng định rằng tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải do chính người Syria quyết định và quan điểm này của Nga không bao giờ thay đổi.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí New York Times.
Đức Dũng (lược dịch)
Nga kêu gọi Mỹ ngừng "gây hấn" sau khi tàu chiến hai nước đối đầu nhau
Bộ Quốc phòng Nga đã kêu gọi phía Mỹ ngừng “các hoạt động nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp” trên biển, sau khi tàu USS Gravely và tàu Yaroslav Mudry đã tiếp cận nhau trên biển Địa Trung Hải.
“Chúng tôi đang yêu cầu Hoa Kỳ ngừng các hoạt động nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp trên biển, đồng thời tuân thủ luật pháp quốc tế để không lặp lại những sự việc như vậy trong tương lai”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga viết.
Tàu USS Gravely của Mỹ. |
Sau khi vụ việc tàu USS Gravely và tàu khu trục Yaroslav Mudry tiếp cận nhau, Hải quân Mỹ đã lên tiếng chỉ trích tàu Nga đã có hành vi gây hấn trên biển Địa Trung Hải.
“Chúng tôi tin rằng những phát ngôn của Hoa Kỳ về vụ việc, bao gồm cái gọi là “hiểm họa” từ một tàu quân sự của Nga đối với tàu sân bay Harry Truman, không phải là cớ để bao biển cho sự thiếu chuyên nghiệp của tàu USS Gravely và quy trách nhiệm cho các thủy thủ Nga”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Trái ngược với cáo buộc của Mỹ, Nga khẳng định chính tàu USS Gravely đã chủ động tiến gần vào tàu Yaroslav Mudry.
“Tất cả những cáo buộc rằng tàu Yaroslav Mudry đã có ý định cản trở hoạt động của tàu sân bay USS Harry Truman đều cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của Hoa Kỳ. Tàu của Nga ở cách các tàu Hoa Kỳ hơn 5 hải lý và nó không thể ảnh hưởng đến hoạt động của tàu sân bay Hoa Kỳ”, Bộ Quốc phòng Nga nói.
Bộ này cũng cho biết, theo luật pháp quốc tế tàu của Mỹ phải nhường đường cho tàu Nga khi tàu Yaroslav Mudry nằm ở bên phải tàu USS Gravely. Thêm vào đó, tàu Mỹ không được phép cản đường đi của tàu Nga. Do không chấp hành những điều kiện này, tàu USS Gravely tự đưa mình vào vị trí nguy hiểm.
“Trong tinh huốn đó, thủy thủ đoàn của tàu Yaroslav Mudry đã buộc phải có những hành động cần thiết để tránh va chạm”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Vụ việc giữa hai tàu chiến của Nga và Mỹ xảy ra ở phía Đông biển Địa Trung Hải vào ngày 17/6, song đến ngày 28/6 Nga mới công bố chi tiết sự việc. Theo đó, tàu USS Gravely đã đi ngang qua phía trước và vòng ra mạn trái của tàu Yaroslav Mudry và ở khoảng cách 60 - 70m. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định tàu Nga không hề có hành động nguy hiểm nào, song Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cáo buộc tàu Nga có hành động nguy hiểm.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.
Anh Tuấn (lược dịch)
Tập Cận Bình nổi cơn điên?
Bùi Tín
30-6-2016
Tình hình biển Đông đang nóng lên từng ngày. Tại Việt Nam, cá tôm chết trắng bờ biển, nhiều người chết vì lặn sâu tìm hiểu tình hình nước biển bị nhiễm độc, dân đau ốm hàng vạn vì ăn phải cá tôm nhiễm độc nặng. Rồi lại máy bay rơi đúng lúc phía Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trong vùng, máy bay tìm kiếm cũng rơi với 9 sỹ quan chỉ huy và chuyên viên chết oan trái.
Lãnh đạo đảng và Nhà nước hứa hẹn tháng 6 sẽ công khai kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt và sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật. Nay tháng 6 sắp hết, nhưng họ vẫn cứ im thin thít.
Nguyên nhân thực sự là ở đâu? Đã có rất nhiều phán đoán và đồn đãi. Có những phán đoán rất có cơ sở. Vì lãnh đạo của TQ đang lo sợ khi tình hình biển Đông đang xấu đi, âm mưu chiến lược độc chiếm biển Đông là mưu đồ lớn nhất hiện nay của họ đang bị ngăn chặn và lên án. Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc chuyển trục chiến lược sang Châu Á – Thái Bình Dương, liên minh quân sự toàn diện với Nhật Bản, Philippines, kết thân với Indonesia, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam… hình thành thế bao vây có hiệu quả, đẩy TQ vào thế cô lập và bị động cả về chính trị, quân sự và ngoại giao.
Trung Quốc có vẻ hoảng hốt khi Tòa Án Quốc tế ở la Haye cho biết ngày 7/7 này sẽ công bố kết luận Vụ án biển Đông do Philippines khởi kiện 2 năm nay, và tiết lộ cho biết Philippines thắng kiện vì cung cấp đầy đủ một hồ sơ có 7.000 trang tài liệu về chứng cứ lịch sử, trong khi phía TQ từ chối đến tòa để tranh tụng và cũng không cung cấp tài liệu gì có giá trị, ngoài những khẳng định mang tính chất vũ đoán vô căn cứ.
Chính quyền Tập Cận Bình rất lo sợ vì kết luận của Tòa Án Trọng tài Quốc tế là có giá trị pháp lý quốc tế rất cao, được Liên Hiệp Quốc thừa nhận, cả thế giới tôn trọng. Tập vốn là kẻ rất chăm lo đến tư thế quốc tế, đến danh dự quốc gia vốn đã cực thấp trên trường quốc tế. Tập cũng có thói tự ái rất nặng nề. Hai tháng trước, khi bị sách báo Hồng Kông tiết lộ về ‘’5 cuộc phiêu lưu tình ái’’ của mình, Tập đã cho bắt cóc nhà xuất bản sách về Trung Quốc để hạch tội. Sau đó Tập bị một vố nặng hơn nữa là Quốc Dân Đảng thân Trung Cộng ở Đài Loan thất bại lớn trước đảng Tân Dân chủ của bà Thái Anh Văn, người muốn xóa bỏ phương châm ‘’Một nước- hai chế độ’’. Phản ứng duy nhất của Tập là lại tập trận chĩa 3 ngàn tên lửa sang Đài Loan dọa dẫm.
Và nay là mối nhục tháng bảy/2016 sẽ tới, khi Tòa án Quốc tế kết luận là Philippines thắng kiện, nước TQ thua Kiện, cái lưỡi bò 9 đoạn trên biển Đông bị cắt đứt. Rất có thể Tòa án này sẽ kết luận thêm rằng đảo Scarborough cách Philippines 120 hải lý và cách xa TQ 500 hải lý là thuộc chủ quyền của Philippines.
Tập lên cơn điên là phải lắm. Cơn điên thường đi đôi với cơn liều. Do đó mà các đảo họ chiếm của Việt Nam và Philippines đã được gia cố vững chắc, thành hệ thống căn cứ quân sự ngày càng rộng lớn, với doanh trại, hầm ngầm, sân bay, trạm rađa, đèn biển, cảng sâu. Và sáng kiến mới nhất là Trung cộng xây dựng lực lượng dân quân trên biển, bao gồm hàng chục vạn ngư dân được huấn luyện quân sự, trang bị súng ống trên hàng ngàn thuyền đánh cá, đi kèm là hàng ngàn tàu quân sự cỡ nhỏ do bộ đội địa phương cấp huyện, cấp tỉnh chỉ huy, thành một lực lượng du kích trên biển vươn xa, vừa vơ vét tôm cá vừa khẳng định chủ quyền trên những vùng biển rộng lớn không giới hạn.
Và cuối cùng là thao diễn quân sự đi cùng là động viên hải quân tái ngũ, thao diễn quân sự, bắn đạn thật trên biển, và rất có thể là nhân đây áp dụng luôn cuộc chiến tranh điện tử đang ở thời kỳ thí nghiệm. Trên máy bay đâu cũng là máy móc điện tử, rađa đưa đường chỉ lối, điện tử thông báo, truyền tin, điện tử xác định tọa độ đường bay. Hai máy bay VN bị rơi có thể là do chiến tranh điện tử, còn gọi là chiến tranh của các con số.
Trong khi tình hình căng thẳng cực kỳ ở biển Đông thì chỉ có Hà Nội là bất động, nhưng lòng dân thì sôi sục. Lòng dân là gì? Là phải công bố tình trạng Tổ quốc lâm nguy. Phải khẩn cấp động viên quân sự, gọi quân trừ bị. Quân đội Công an phải được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Phải lập tức họp Hội đồng Quốc phòng – An ninh, họp Quốc hội khẩn cấp, quyết định liên minh với Hoa Kỳ và mọi nước ủng hộ VN chống bành trướng như Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Miến Điện, Liên Âu. Một cao trào yêu nước, cao trào bảo vệ Tổ quốc, cao trào đoàn kết dân tộc sẽ lập tức xuất hiện, buộc kẻ thù phải lo sợ, bị động đối phó hay phải nằm im nuốt hận để chờ thời.
Bài văn điểm 0 chấn động Tứ Xuyên, viết được cũng phơi ra trần trụi!
Tác giả: NTDTV | Dịch giả: Tiểu Thiện
1 Tháng Bảy , 2016
Ảnh: Theo Ntdtv
Bài văn “Sự công bằng kiểu Trung Quốc” nhận được điểm 0 của một sinh viên tại Tứ Xuyên khiến nhiều người chấn động tâm can, nó cũng được cư dân mạng xưng là “kỳ tác”. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc thử “tác phẩm đặc biệt” hiếm có ở Trung Quốc này!
Sự công bằng kiểu Trung Quốc
Khi nhìn thấy đề bài, tôi đột nhiên muốn cười phá lên. Vâng, đúng vậy, tôi muốn bật cười, như thể tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt dữ tợn xám xịt của vị giám khảo khi nhìn thấy bài thi này.
Báo chí nước nhà cho biết, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt gấp 20 lần trong thập niên vừa qua. Khi mà tất cả những thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu lên được vì bị giá nhà đè bẹp, vậy công bằng ở đâu?
Mức lương tháng của những người bình thường chỉ đủ để mua nửa mét vuông bất động sản mỗi tháng, trong khi bất cứ chiếc đồng hồ nào của “Đại ca Đồng hồ” (chỉ quan chức Dương Đạt Tài đeo đồng hồ hàng hiệu khi đi kiểm tra hiện trường một vụ tai nạn) cũng trị giá hàng chục ngàn tệ, và “Đại ca Đồng hồ” thậm chí còn tuyên bố rằng mình sở hữu hàng chục đồng hồ như thế.
Quảng cáo
Đại ca Đồng hồ còn nói rằng ông ấy có rất nhiều căn hộ ở Bắc Kinh. Thế nên mắt tôi gần như bật ra khỏi tròng khi đọc đề bài thi này. Thật may là sau đó xuất hiện một “Đại tẩu Nhà đất”, người mà bằng những hành động của mình đã nói với “Đại ca Đồng hồ” rằng: Ngươi chẳng là cái thá gì cả, đồ trẻ ranh!
Rốt cuộc trên báo chí tràn ngập tin tức cho biết “Đại tẩu Nhà đất” có hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, cộng thêm 4 cuốn sổ đăng ký nhà. Những cuốn sổ đó là thật, và bà ấy có 4 số chứng minh nhân dân khác nhau (4 nhân thân hợp lệ khác nhau).
Lần này, tròng mắt của tôi mới thật sự rơi ra, mò mẫm cả nửa ngày trời mới khảm lại được. Vậy mà, các bộ ngành liên quan lại im lặng không lên tiếng, không có ai phải gánh chịu trách nhiệm và cũng không có một ai bị dính líu trong chuyện này. Đột nhiên, tôi đã thấy được “sự công bằng”.
Khi “Phú nhị đại” (tức “thế hệ giàu có thứ hai” của Trung Quốc, bao gồm con cái của những ông chủ tập đoàn lớn hoặc quan chức chính phủ) chạy những chiếc xe đua hạng sang cầm theo những bó hoa tán gái ở công viên, khi tiếng xe đua vang ầm lên và những làn khói từ trong bô xe tạt mạnh vào mặt tôi, tôi đang nghĩ, sao bố tôi lại không phải là Lý Cương nhỉ? Loại tư tưởng tiêu cực này mặc sức tràn ra khiến tôi uể oải nhụt chí.
Nhưng ngay chính lúc này sự tích người bạn học tên Quách Mỹ Mỹ lại kịp thời nhắc nhở tôi, khi mà bố ruột không thể dựa dẫm được nữa, thật ra còn có một loại người gọi là “bố nuôi”, nhưng đáng tiếc là những ông bố nuôi ấy chỉ thu nhận con gái nuôi chứ không nhận con trai nuôi.
Khi hội chữ thập đỏ Trung Quốc mập mờ nói không rõ ràng về những khoản chi cho việc chăm sóc những người tàn tật, khi Quách Mỹ Mỹ khoe khoang những món đồ xa sỉ trên thân, khi có người chất vấn Quách Mỹ Mỹ, cô nói với mọi người rằng, cô còn có những món đồ xa xỉ hơn thế nữa.
Thế là, lãnh đạo hội chữ thập đỏ vội vàng bày tỏ thái độ: “Chẳng ai từng nói như vậy cả!”.Người bạn Quách Mỹ Mỹ đã dùng hành động thực tế để bảo vệ lợi ích của bản thân mình, phô bày phẩm chất cao quý của một thế hệ thanh niên mới. Cô ấy đã dùng đôi chân trắng muốt của mình một lần lại một lần nữa đứng trên bục nhận thưởng chí cao vô thượng của hội chữ Thập đỏ.
Công bằng ư? Tôi vẫn mãi luôn khao khát một cuộc đời “công bằng”, nơi mọi người đều bình đẳng, nơi luật pháp là tối thượng, nơi nhân viên quản lý đô thị không đánh đập dân thường, nơi hiệu trưởng không vào khách sạn với nữ sinh, nơi bác sĩ chỉ tập trung chữa trị cho bệnh nhân.
Nhưng tôi sinh ra trong xã hội này, hít thở bầu không khí ô nhiễm cao độ, ăn những loại thực phẩm có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào. Nhìn vị giám đốc công ty thuốc lá quốc doanh thu về bạc triệu, tôi đã thử hỏi rằng, bạn có thấy công bằng hay không?
Liệu bạn có tin rằng giấc mộng Trung Hoa sẽ trở thành hiện thực? Không kể bạn có tin hay không, dù sao đi nữa thì tôi tin rồi. Khi hơn mười ngàn con lợn chết bị vứt xuống sông Hoàng Phố, tôi nhận ra rằng nếu tôi không tin vào “sự công bằng” này, tôi rồi cũng sẽ có kết cục như chúng.
Tôi vẫn mong chờ một cuộc đời “công bằng”, nơi các quan chức trung thực và làm việc thật sự, nơi các doanh nhân kinh doanh có lương tâm, nơi giá nhà không cao ngất ngưởng đến lố bịch, nơi con người sống trong hạnh phúc và mãn nguyện.
Còn vài phút nữa thôi phải nộp bài thi này rồi, tôi biết rõ rằng bài viết của tôi sẽ động chạm đến trái tim nhỏ bé đó của vị giám khảo. Em xin cho thầy một đề nghị, thầy cứ cho em điểm 0 vậy.
Em không sợ đâu, sữa bột Tam Lộc có độc còn không giết chết em thì một điểm 0 nào có hề hấn gì. Xin đừng do dự, hãy ngoạc bút vào ô điểm, rồi giám khảo có thể đi đánh mạt chược…”.
Thổ Nhĩ Kỳ tố nhóm khủng bố sân bay Istanbul có người Nga
Vụ xả súng và đánh bom tại sân bay Istanbul Ataturk là vụ khủng bố nghiêm trọng nhất trong số hàng loạt những vụ đã xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay. Ba kẻ đánh bom liều chết ban đầu nổ súng vào đám đông để gây náo loạn ở bên ngoài, sau đó hai tên trong nhóm tiến vào bên trong rồi tự kích nổ bom trong người, trong khi tên còn lại thì nổ bom tự sát ở cửa vào.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ khủng bố tại sân bay Istanbul. |
Vị quan chức trên không đưa ra thêm bất kỳ thông tin nào khác ngoại trừ quốc tịch của những kẻ đã gây ra vụ việc.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Efkan Ala phát biểu trước quốc hội nước này rằng, những chứng cứ thu thập được đang ngày càng chứng tỏ rằng IS là tổ chức gây ra vụ khủng bố lần này và số người thiệt mạng đã tăng lên thành 43 người, trong đó có 19 người nước ngoài.
Theo tin tức của một số phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ, hung thủ đánh bom người Nga có tên là Osman Vadinov, từng có mặt tại Raqqa, nơi IS coi là “thủ đô” của chúng. Bộ Nội vụ Nga cho biết họ đang kiểm tra thông tin về Vadinov.
Hàng ngàn người từ nhiều quốc gia trên thế giới đã vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để gia nhập IS trong những năm gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt an ninh biên giới, song họ cho biết họ cần thêm thông tin từ các cơ quan tình báo nước ngoài.
Việc một trong số những kẻ đánh bom liều chết có mang quốc tịch Nga được tiết lộ trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn chưa hết rạn nứt kể từ khi Ankara bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga gần biên giới với Syria vào tháng 11 năm ngoái.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã viết thư gửi lãnh đạo Nga Vladimir Putin để bày tỏ sự hối tiếc về vụ bắn rơi máy bay trên, song các quan chức ở Ankara cho biết ông Erdogan vẫn chưa thực sự đưa ra lời xin lỗi mà Moscow đang muốn.
Sau khi vụ khủng bố xảy ra, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 13 người, trong đó có 4 người nước ngoài trong một truy quét lớn tại thành phố Istanbul. Một số quan chức chính phủ cho biết, 16 khu vực trên toàn thành phố đã bị lùng sục để truy tìm những kẻ khả nghi.
IS đã lập nên một nhà nước Hồi giáo tự xưng tại một vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc Syria và Iraq, đồng thời tuyên chiến với những người không theo đạo Hồi hoặc những tín đồ Hồi giáo không chấp nhận tư tưởng cực đoan của tổ chức này. Trong thời gian qua, các phần tử của tổ chức này đã gây ra những vụ khủng bố tương tự tại Bỉ và Pháp.
Hiện trường vụ khủng bố tại sân bay Istanbul Ataturk. |
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và là một trong những quốc gia cùng Mỹ chống lại IS đã liên tục chỉ trích những người Hồi giáo dòng Sunni có tư tưởng cứng rắn.
Một số quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, trong bối cảnh tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên nguy hiểm, Washington đang xem xét cấm thân nhân của các binh sĩ Mỹ được điều động ra nước ngoài đi cùng họ tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều chuyên gia chính trị cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể nhận ra hiểm họa do IS mang lại sớm hơn. Thay vào đó, họ chỉ tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad bằng những biện pháp như bí mật hậu thuẫn những nhóm vũ trang nổi dậy cứng rắn với lý do rằng Syria sẽ không bao giờ lập lại hòa bình khi ông Assad còn đương chức.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Anh Tuấn (lược dịch)
Thổ Nhĩ Kỳ bắt 20 nghi phạm liên quan vụ khủng bố sân bay Istanbul
Khủng bố tấn công sân bay Istanbul, ít nhất 41 người thiệt mạng và hơn 230 người bị thương, ảnh chụp hôm 29/6/2016.
AFP
Cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất 20 người tình nghi liên quan đến vụ khủng bố tấn công phi trường quốc tế Istanbul hồi khuya thứ Ba vừa rồi.
Các bản tin mới nhất chúng tôi thu thập được trước giờ phát thanh cho hay trong số những người bị bắt có cả người nước ngoài, và tin từ cơ quan điều tra nói rằng có những bằng chứng bọn khủng bố ra tay phá hoại theo chỉ thị của Nhà nước Hồi Giáo ISIS.
Bản tin mới nhất do nhật báo Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ loan tải còn cho hay cả 3 tên khủng bố thực hiện vụ tấn công phi trường Istanbul đều là người nước ngoài, một đến từ Kyrgyzstan, tên thứ nhì đến từ Uzbekistan và tên thứ ba là công dân Dagestan.
Trong cuộc họp báo cuối ngày, chính phủ Thổ cũng cho hay vụ khủng bố giết chết 42 người và 239 người bị thương.
Bí quyết 'không bao giờ ngủ' của người Nhật
Bài: Brigitte Steger - Ảnh: Adrian Storey
- 30 tháng 6 2016
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJINImage captionNgười Nhật có những giấc ngủ ngắn ở nơi công cộng. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Đường tình duyên.
Người Nhật không ngủ. Ai cũng nói thế, kể cả người Nhật.
Dĩ nhiên, điều này không đúng. Nhưng đây là một vấn đề rất thú vị nếu xét dưới góc độ logic xã hội và văn hóa.
Lần đầu tiên tôi biết đến độ thú vị của chuyện ngủ là trong lần đầu tiên tới Nhật, hồi thập niên 1980.
Khi đó, Nhật Bản đang ở đỉnh cao của thời kỳ Kinh tế Bong bóng nổi tiếng, một thời kỳ bùng nổ đầu tư bất thường. Vì thế, đời sống hàng ngày cũng rất bận rộn.
Lịch biểu của ai cũng chật cứng những cuộc hẹn làm việc và giải trí, vì thế họ có rất ít thời gian để ngủ. Lối sống ở thời này có thể tóm gọn lại trong một khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng khắp thời đó, ca ngợi tác dụng của một loại nước uống tăng lực: "Bạn có thể chiến suốt 24 giờ không?/ Doanh nhân! Hỡi doanh nhân! Hỡi doanh nhân Nhật Bản!"
‘Say mê làm việc quá mức’
Rất nhiều người phàn nàn: "Người Nhật chúng tôi say mê làm việc quá mức!"
Nhưng trong lời than phiền, người ta có thể cảm nhận được sự tự hào về đức chăm chỉ và có lẽ là đức tính ưu việt hơn so với phần còn lại của thế giới.
Vào thời đó, hàng ngày đi làm tôi đều nhìn thấy vô số người ngủ lơ mơ trên tàu điện ngầm. Một số người thậm chí ngủ ngay khi đang đứng, và chẳng ai tỏ ra ngạc nhiên trước chuyện đó.
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJINImage captionNhà Nhân chủng học Brigitte Steger phát hiện việc ngủ ở nơi công cộng được xã hội Nhật chấp nhận, và kiểu ngủ này tên là inemuri. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Tôi thấy quan điểm này thật mâu thuẫn!
Hình ảnh tích cực của những nhân viên mẫn cán vốn sẵn sàng cắt ngắn giấc ngủ đêm và cau mày khi thức trễ vào buổi sáng, lại đi kèm với hành vi phổ biến là họ tranh thủ chợp mắt mọi lúc có thể, trên phương tiện công cộng, giữa những cuộc họp công ty, trong lớp học hay giữa giờ giảng - thứ hành vi trong tiếng Nhật gọi là "inemuri".
Nếu ngủ trên giường bị coi là lười biếng thì tại sao ngủ trong một sự kiện nào đó hay ngủ ngay trong giờ làm việc lại không bị đánh giá là còn tệ hơn cả sự lười biếng?
Lý nào lại cho phép trẻ em thức khuya ban đêm học bài nếu ngày hôm sau chúng sẽ ngủ gật trong lớp học?
'Giấc ngủ phản ánh cấu trúc, giá trị xã hội'
Giấc ngủ có thể mang rất nhiều ý nghĩa và ý thức hệ bên trong.
Việc phân tích cách phân bố những giấc ngủ và các tài liệu về giấc ngủ cho ta biết về những thái độ, những giá trị xuất hiện trong bối cảnh xảy ra giấc ngủ đó, hoặc bối cảnh khiến người ta nói về những giấc ngủ đó.
Tôi nhận thấy những sự kiện hàng ngày diễn ra một cách tự nhiên, không ai để ý đến thực ra lại phản ánh cấu trúc quan trọng, phản ánh những giá trị của xã hội.
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJINImage captionChúng ta thường nghĩ con người sẽ ngủ khi mặt trời lặn và thức dậy khi mặt trời mọc, nhưng nhịp sống hàng ngày phức tạp hơn nhiều. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Chẳng hạn như chúng ta thường cho rằng tổ tiên chúng ta đi ngủ một cách "tự nhiên" khi trời tối và thức dậy khi Mặt Trời mọc.
Thậm chí trước khi phát minh ra đèn điện, con người ta thường bị mắng mỏ nếu thức khuya trò chuyện, uống rượu hay thư giãn.
Tuy nhiên, các học giả - thường là các võ sĩ samurai trẻ tuổi - thường được ca ngợi là có đức hạnh cao cả khi họ thức dậy lúc nửa đêm để dùi mài kinh sử, mặc dù thói quen này không hiệu quả lắm bởi nó thường khiến họ ngủ gục trong các giờ học ngày hôm sau, chưa kể lại còn tốn dầu thắp sáng vào ban đêm.
Việc chợp mắt chốc lát hiếm khi được ghi lại trong các tài liệu.
Thông thường, chuyện ai đó ngủ gật nơi công cộng chỉ được nhắc đến khi nó gây ra một tình huống hài hước, kỳ quặc nào đó, ví dụ như khi có người hát nhầm ở một buổi lễ kỷ niệm vì không để ý và đã thiếp đi trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ. Người ta có xu hướng thích thú trêu chọc bạn bè vô tình ngủ gật nơi công cộng.
Dậy sớm từ lâu đã được ca tụng là một điều tốt, ít nhất là trong Nho Giáo và Phật Giáo.
Từ thời cổ xưa đã có các tài liệu cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến giờ giấc làm việc của tầng lớp đầy tớ. Thế nhưng từ thời Trung cổ trở đi, thức giấc sớm là chuyện thường tình với mọi tầng lớp trong xã hội, và cụm từ "thức khuya dậy sớm" được dùng để nói về những người có đức hạnh.
Một khía cạnh thú vị khác là ngủ chung.
Ở Anh, cha mẹ thường được khuyên cho con cái, dù bé còn rất nhỏ, ngủ trong phòng riêng để học cách ngủ tự lập, và từ đó thiết lập lịch biểu ngủ cho bé.
Trái lại, ở Nhật, cha mẹ và bác sĩ vẫn dứt khoát cho rằng cần ngủ chung với trẻ ít nhất cho đến khi con đến tuổi đi học, và việc đó sẽ giúp trấn an trẻ, giúp trẻ phát triển thành những người lớn độc lập và dễ thích nghi với cộng đồng.
Image copyrightADRIAN STOREY UCHUJINImage captionKiểu ngủ inemuri hoàn toàn khác với giấc ngủ đêm và khác với cả giấc ngủ ngắn để lấy lại sức. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Có thể thói quen văn hóa này giúp người Nhật có thể ngủ thoải mái giữa nơi đông người, ngay cả khi đã trưởng thành. Rất nhiều người Nhật nói họ thấy ở công ty thoải mái hơn so với khi ngủ một mình.
Hiện tượng trên cũng được thấy vào mùa xuân năm 2011, sau thảm họa sóng thần khủng khiếp hủy diệt nhiều thị trấn ven biển của nước Nhật.
Những người sống sót phải trú trong các khu lều trại tạm, nơi hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm người phải sống và ngủ trong không gian chung.
Dù cũng có nhiều xung đột và vấn đề, nhưng người sống sót mô tả việc chia sẻ không gian ngủ chung với cộng đồng giúp họ an tâm, thư giãn hơn và lấy lại được giấc ngủ như thông thường.
Inemuri - Ngủ kiểu Nhật
Tuy nhiên, thói quen ngủ giữa người xung quanh từ khi là trẻ con chưa thể giải thích được sự lan rộng của hiện tượng ngủ ngắn inemuri, đặc biệt là ở trường học và công sở.
Sau vài năm nghiên cứu chủ đề này, cuối cùng tôi nhận ra ở mức độ nào đó, inemuri không hề được coi là ngủ.
Không những nó được coi là khác giấc ngủ đêm thông thường, nó còn khác cả giấc ngủ trưa hay giấc ngủ cho lại sức.
Vậy làm sao ta nhận ra được điều này? Điều này được thể hiện ngay trong tên gọi của giấc ngủ inemuri, vốn là từ xuất phát từ hai ký tự tiếng Hán. "I" nghĩa là "có mặt" trong một tình huống không ngủ và "nemuri" nghĩa là ngủ.
Ý tưởng của Erving Goffman về việc "có tham dự vào các tình huống xã hội" rất hữu ích trong việc giúp chúng ta hiểu được các đặc tính xã hội của giấc ngủ inemuri và các quy tắc xung quanh kiểu ngủ này.
Bình thường thì chúng ta hoà mình vào những gì diễn ra xung quanh thông qua ngôn ngữ cơ thể và thông qua cách chúng ta diễn đạt bằng lời nói.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phân tách sự chú tâm của mình đối với những thứ xung quanh thành sự tham dự chủ động và sự tham dự phụ thuộc.
Inemuri có thể được coi là sự tham dự phụ thuộc; nó được chấp nhận nếu như không làm phiền đến mọi thứ xung quanh - tương tự như hành vi mơ màng giữa ban ngày.
Thậm chí, dù tâm trí của người ngủ có "đi vắng", họ vẫn phải có khả năng quay trở lại thực tại ngay khi cần. Họ cũng phải tạo ra được ấn tượng với những người xung quanh rằng họ vẫn tham dự một cách chủ động với những gì đang diễn ra thông qua dáng người, qua ngôn ngữ cơ thể, cách ăn mặc và những thứ tương tự.
Image copyrightADRIAN STOREYUCHUJINImage captionNhững doanh nhân thường nói họ bị tấn công bởi 'con quỷ ngủ'. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Hãy xem xét giấc ngủ inemuri ở nơi làm việc.
Về nguyên tắc, người lao động được trông đợi là phải tỏ ra tập trung vào công việc và tích cực đóng góp vào những gì diễn ra nơi làm; chuyện buồn ngủ tạo khiến người ta có ấn tượng là nhân viên đó có vẻ lười biếng, trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, giấc ngủ này cũng có thể coi như là hệ quả của việc quá mỏi mệt vì công việc. Giấc ngủ inemuri có thể được tha thứ vì thực tế là nhiều cuộc họp kéo dài chỉ để ngồi nghe báo cáo của chủ tọa.
Nỗ lực tham dự thường được đánh giá cao hơn là hiệu quả thực sự của buổi họp. Có một người nói với tôi rằng: "Người Nhật chúng tôi có tinh thần Olympic - sự tham dự mới là đáng kể."
Ngủ để ‘thể hiện’ sự siêng năng?
Sự siêng năng, vốn được thể hiện qua chuyện làm việc nhiều giờ và cống hiến hết mức, được đánh giá rất cao như biểu hiện đạo đức tích cực ở Nhật Bản.
Một số người nỗ lực tham dự cuộc họp dù kiệt sức hay đang ốm bệnh, và điều này được đánh giá là thể hiện sự siêng năng, có trách nhiệm và tinh thần sẵn sàng hy sinh.
Bằng cách vượt qua nhu cầu nghỉ ngơi và tình trạng suy nhược cơ thể, người đó được cho là vững vàng về đạo đức và tinh thần, là người luôn tràn đầy năng lượng. Người như vậy được coi là đáng tin và sẽ được thăng tiến.
Nếu cuối cùng, họ không chịu nổi và thiếp đi vì kiệt sức, vì cảm lạnh hay bị bệnh tật gì đó thì họ có thể được tha thứ.
Hơn nữa, sự khiêm tốn cũng được coi là đức hạnh cao cả.
Vì không thể nào khoác lác về sự chăm chỉ của mình nên người ta có nhu cầu dùng những cách thức thích hợp để được xã hội công nhận là người chăm chỉ.
Biểu hiện mệt mỏi và bệnh tật thường được coi là hệ quả của nỗ lực làm việc siêng năng, nên giấc ngủ inemuri, hay thậm chí giả vờ ngủ bằng cách nhắm mắt, có thể được coi là chỉ dấu cho thấy người đó làm việc vất vả nhưng vẫn khỏe mạnh và có khả năng kiểm soát cảm xúc và kiểm soát chính họ.
Vì vậy, thói quen ngủ ngắn inemuri của người Nhật không phải là do lười biếng.
Thay vì vậy, nó là biểu hiện thuần túy của đời sống xã hội Nhật Bản để đảm bảo những nghĩa vụ thông thường, cho phép người ta có thể tạm thời "phiêu" ngay khi đang làm việc.
Và có một điều rõ ràng thế này: Người Nhật không ngủ. Họ không ngủ trưa. Họ chỉ ngủ inemuri. Điều đó cũng chẳng có gì khác biệt cả.
Tiến sĩ Brigitte Steger, là giảng viên cao cấp về Nhật Bản Hiện đại ở Khoa Nhật Bản học, Đại học Cambridge. Bài viết lần đầu được xuất bản trên tạp chí khoa học tên CAM của cựu sinh viên Đại học Cambridge.
Adrian Storey là nhiếp ảnh gia còn được biết với tên Uchujin. Adrian sinh ra ở Anh, hiện tại làm việc ở Tokyo. Ông là một nhà làm phim, biên tập viên và nhiếp ảnh gia tự do.
“Tội ác diệt chủng từ từ” – báo cáo mới về thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc
Tác giả: Matthew Robertson, Epoch Times | Dịch giả: HAnh
30 Tháng Sáu , 2016
David Matas trình bày một báo cáo mới về thu hoạch nội tạng số lượng lớn ở Trung Quốc tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia ở Washington, ngày 22 tháng 6 (Lisa Fan/ Epoch Times).
Thủ đô WASHINGTON – Các tác giả của một báo cáo mới về vấn đề mổ cướp nội tạng thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhà nước Trung Quốc đã trình bày phát hiện của mình tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào ngày 22 tháng 6, gọi đó là một “tội ác diệt chủng từ từ”, một thứ mà nhiều khả năng đã dẫn đến hơn 1 triệu cơ quan nội tạng bị lấy đi một cách cưỡng bức,
“Nó ăn khớp với mô hình của King Leopold và Congo, và tội ác giệt chủng ở Campuchia và Darfur,” David Kilgour một cựu nghị sĩ Canada và đồng tác giả của báo cáo cho biết.
Vua Leopold của Bỉ được nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ là tác giả của con số người chết hàng chục triệu khi ông ta vận hành việc buôn bán nô lệ ở Congo, trong khi ở Campuchia và Darfur, Sudan, chính phủ và lực lượng dân quân tham gia vào cuộc thảm sát thanh lọc sắc tộc và giai cấp với lượng người chết có con số khủng khiếp.
Nghiên cứu này được mang tên “Thu hoạch đẫm máu/Sự tàn sát: Thông tin mới nhất,” và xây dựng dựa trên công trình trước đó của các tác giả.
Bản báo cáo nói rằng các Bệnh viện trên khắp đất nước Trung Quốc đã thực hiện cấy ghép nội tạng khoảng từ 60.000 tới 100.000 ca mỗi năm kể từ năm 2000. Số người chết của tất cả các hoạt động này chưa được rõ ràng, mặc dù theo báo cáo của các bác sĩ Trung Quốc, có khả năng là trong phần lớn các trường hợp, một ca cấy ghép tương đương có một ca tử vong.
“Kết luận cuối cùng của bản cập nhật này, và thực tế cũng là công việc trước đây của chúng tôi, đó là Trung Quốc đã tham gia vào việc giết hại hàng loạt tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên của các môn thực hành tinh thần Pháp Luân Công và nhiều nhóm người khác … để có được nội tạng cho việc cấy ghép”, David Matas, một luật sư người Canada đã nghiên cứu vấn đề này trong một thập kỷ, và là đồng tác giả của báo cáo cho biết.
“Chúng tôi đang xem xét hơn 700 bệnh viện, một số trong số đó rất chi tiết,” ông Matas nói. “Chúng tôi ra được con số chính thức của Trung Quốc bằng cách nhìn vào khối lượng chỉ trong một vài bệnh viện. Chúng tôi đang làm việc với một bội số của nó ở đây. Nhiều trong số các bệnh viện là tương đối mới, hoặc mới có bộ phận ghép tạng hoặc giường bệnh mới . Điều đó sẽ không xảy ra nếu họ không tự tin với nguồn cung cấp liên tục.”
Ethan Gutmann (Lisa Fan/Epoch Times)
Ethan Gutmann, một nhà báo và là đồng tác giả thứ ba của báo cáo, lưu ý rằng số lượng bệnh viện này có khả năng thực hiện hàng ngàn ca cấy ghép một năm là “khiếp hãi”. “Những hình ảnh khiếp hãi. Họ cho thấy đội ngũ nhân viên y tế mà trông giống như đội bóng tiến ra sân. ”
Hoặc có lẽ giống như các đội quân.
Như lãnh đạo của Trung tâm ghép gan Bệnh viện Nhân Tế, ông Xia Qiang, cho biết trong năm 2005: “Việc quản lý đội ngũ của tôi là quân sự hóa. Mỗi nhân viên y tế phải giữ điện thoại di động của họ bật 24 giờ mỗi ngày, vì cấy ghép gan có thể yêu cầu đi ra ngoài mua sắm ghép tạng hoặc chuẩn bị cho phẫu thuật bất cứ lúc nào. Bác sĩ chúng tôi phải ở chế độ sẵn sàng mọi lúc.”
“Những gì chúng ta thấy là ngành công nghiệp cấy ghép đang mở rộng theo thời gian”, ông Matas nói. ” Nguồn cung cấp nội tạng chưa bao giờ là một vấn đề hạn chế – mà chỉ có hạn chế hệ thống là nằm ở chỗ các bác sĩ, bệnh viện, giường, y tá, đào tạo. Vì vậy, con số [ca mổ cướp] theo năm tháng cứ tăng lên bởi vì sự gia tăng của phần cứng [bệnh viện, giường bệnh] và khả năng xử lý, chứ không phải là bởi tính sẵn có của các cơ quan nội tạng [vì nguồn cung tạng vốn đã sẵn có].”
Khi các tác giả được hỏi liệu họ có coi những phát hiện của họ là tội ác diệt chủng hay không, Gutmann nói: “Tôi sử dụng từ ‘G’ . Diệt chủng (Genocide)… có một ý nghĩa xác định trong lĩnh vực nhân quyền. Nếu đó là một nỗ lực để giết chết một người, vâng, chúng tôi sẽ sử dụng từ này. Đó là một tội ác diệt chủng từ từ; nhỏ giọt, nhỏ giọt, nhỏ giọt, diệt chủng.”
David Kilgour (Epoch Times)
Ông Matas nói rằng rõ ràng các tài liệu của chính Đảng Cộng sản về Pháp Luân Công đã coi họ như một nhóm được nhắm mục tiêu giết chết. “Nếu bạn nhìn vào tất cả các tuyên truyền chống Pháp Luân Công, đó chính là kích động lòng căm thù với các thể loại nghiêm trọng nhất …trong bối cảnh Trung Quốc, nơi không có những báo cáo trái chiều… nó kích động hận thù, kích động diệt chủng.”
Ông tiếp tục, tại một thời điểm sau trong cuộc họp báo: “Kết luận cuối cùng của chúng tôi, bên cạnh thực tế là có một số lượng lớn các ca cấy ghép đang diễn ra, là Trung Quốc có trách nhiệm phải giải thích những gì đang xảy ra ở đây.”
Tập Cận Bình xây dựng hệ thống nhân sự đón "hội nghị Bắc Đới Hà"
Thủy Thu | 01/07/2016 19:46
Một cuộc "điều binh khiển tướng" được đánh giá lớn nhất trên chính trường Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo giới quan sát, một sự thay đổi quyền lực đang diễn ra trên diện rộng giữa các địa phương Trung Quốc trong thời điểm chuyển giao chính trị quan trọng và nhạy cảm (giai đoạn 2016 - 2017).
Đây được đánh giá là lần thay đổi nhân sự lớn nhất trên quan trường nước này ngay trước thềm hội nghị không chính thức Bắc Đới Hà trong mùa hè này, cũng như Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc khóa 19 vào năm 2017.
Con trai cựu Thủ tướng Trung Quốc được thuyên chuyển?
Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) ngày 30/6 dẫn một nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ, Chủ tịch tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc Lý Tiểu Bằng, con trai cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, sẽ được bổ nhiệm giữ chức vụ mới trong đảng Cộng sản Trung Quốc, phụ trách quản lý các doanh nghiệp hàng đầu của nước này.
Có phân tích cho rằng, ông Lý có khả năng tiếp nhận vị trí Bí thư đảng ủy của Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc (SASAC) từ tay Bí thư đương nhiệm Trương Nghị (sinh năm 1950) do ông Trương đã đến tuổi về hưu.
Tuy nhiên, việc Lý Tiểu Bằng được chuyển sang khối cơ quan đảng ủy không nhất định mang hàm ý "sức ảnh hưởng chính trị gia tộc Lý Bằng được hồi sinh" bởi thế lực của SASAC đã đến hồi suy giảm, SCMP nhận xét.
Ông Vương Nho Lâm và Lý Tiểu Bằng (phải) nói chuyện trong một cuộc họp. (Ảnh: VCG)
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm 29/9 thông báo, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hải Lạc Tuệ Ninh được điều sang giữ chức Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây thay cho ông Vương Nho Lâm.
SCMP nhận định, nếu thông tin thuyên chuyển ông Lý Tiểu Bằng được xác nhận thì việc trong cùng một thời điểm, hai nhân vật lãnh đạo chủ chốt của một tỉnh (Bí thư và Chủ tịch tỉnh) đều bị thay đổi là một hiện tượng "hiếm có".
Lý Tiểu Bằng sinh năm 1959, là con trai của cựu Thủ tướng Lý Bằng - người được biết đến như một trợ thủ đắc lực của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Lý Tiểu Bằng nhậm chức Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây vào năm 2010. Chỉ hai năm sau, ông này trở thành Ủy viên dự khuyết trung ương đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18.
Sơn Tây được đánh giá là một trong những "chảo lửa" tham nhũng nên đây được coi là khu vực trọng điểm cần mạnh tay thực thi các chính sách trong chiến dịch "đả hổ" của Tập Cận Bình.
Tỉnh này nổi tiếng bởi liên quan trực tiếp đến những "hổ lớn" tham nhũng như cựu Chánh văn phòng trung ương Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch hay cựu Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Nhiếp Xuân Ngọc.
Ngoài ra, Sơn Tây còn là quê của Giả Hiểu Diệp - người vợ hai mới bị kết án 9 năm tù vì tham nhũng của "hổ béo" Chu Vĩnh Khang.
Bên cạnh đó một nguồn tin tiết lộ, Phó bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Lâu Dương Sinh có thể sẽ được tiếp nhận vị trí Chủ tịch tỉnh của Lý Tiểu Bằng.
Lâu Dương Sinh vốn là trợ thủ cũ trong thời kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình công tác tại Chiết Giang.
Như vậy, việc hai trợ thủ đắc lực của nhà lãnh đạo Tập Cập Bình là Lạc Tuệ Ninh và Lâu Dương Sinh cùng kế nhiệm hai vị trí quan trong ở Sơn Tây sẽ giúp ông Tập tăng cường sức mạnh chính trị tại tỉnh này.
Cuộc "điều binh" trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà và Đại hội 19
Ông Tập là người có xu hướng cất nhắc những đồng nghiệp và trợ thủ thân tín cũ khi ông còn là lãnh đạo tại địa phương.
Có ý kiến cho rằng, những thân tín như vậy thường sẽ đáng tin cậy hơn những đồng minh theo phe phái với tham vọng hay mang "món nợ" chính trị với người khác, SCMP bình luận.
Do đó, trong lần điều động nhân sự chủ chốt lần này, hầu hết các thân tín cũ của ông Tập lại một lần nữa được trọng dụng.
Ngoài trường hợp của Lạc Tuệ Ninh, còn có thể kể đến một vài nhân vật nổi bật khác.
Nguyên Chủ tịch tỉnh Chiết Giang Lý Cường - thân tín của ông Tập, đã được chuyển sang giữ chức Bí thư tỉnh ủy Giang Tô.
Đa chiều cho rằng, Lý Cường sẽ giúp ông Tập xây dựng một "thành trì" vững chắc để đối phó tình trạng tham nhũng tại đây.
Bên cạnh đó, Bí thư tỉnh ủy Giang Tây Cường Vệ cũng vừa bị "bãi chức". Vị trí này hiện do Chủ tịch tỉnh Lộc Tâm Xã kiêm nhiệm.
Nguyên nhân La Chí Quân và Cường Vệ đột nhiên bị "bãi chức" được nhận định do hai ông này từng dính líu đến vụ "âm mưu hoạt động chính trị phi pháp" của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch.
Ngoài ra, một số thân tín khác của ông Tập cũng được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong các khối cơ quan kinh tế và an ninh.
Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng tiểu tổ lãnh đạo an ninh mạng và tin tức hóa Từ Lân vừa được thăng chức Chủ nhiệm trong tháng 6 vừa qua.
Từ Lân là cộng sự cũ trong thời gian Tập Cận Bình nắm quyền tại Thượng Hải.
Một số ý kiến cho rằng, từ sau khi lên nhậm chức và mạnh tay với kế hoạch "đả hổ" nên ông Tập đã "đắc tội" với nhiều nhóm lợi ích.
Để bảo đảm việc thâu tóm quyền lực đồng thời đề phòng các nhóm lợi ích bất ngờ "gây rối", ông Tập cần nhanh chóng thiết lập một đội ngũ thân tín trước Đại hội đảng lần thứ 19.
Giới quan sát cho rằng, cuộc cải tổ nhân sự lần này với việc kiện toàn nhân sự chắc chắn từ khối cơ quan đảng ủy đến mặt trận kinh tế và hệ thống an ninh cho thấy ông Tập đã gần như nắm chắc "phần thắng" tại Đại hội 19.
Các nhà quan sát còn nhận định, trong diễn biến tiếp theo của cuộc cải tổ này, thân tín của ông Tập sẽ còn lên nắm thêm nhiều chức vụ cao hơn nữa ở các cơ quan trọng yếu.
Bắc Đới Hà là khu nghỉ mát thuộc thành phố Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc.
Theo thông lệ, các nhà lãnh đạo cấp cao đương nhiệm và các lãnh đạo lão thành của đảng cộng sản Trung Quốc sẽ tới đây để tham dự một cuộc họp không chính thức và là một cuộc họp bí mật quan trọng để "bàn việc quốc gia đại sự".
Sự kiện này bắt đầu đi vào thường lệ từ những năm 1950 dưới thời cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Sẽ không thấy được thực chất nếu chỉ nhìn vào GDP của Trung Quốc
Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy
Một nhân viên bán hàng đang đợi khách hàng tại một cửa hàng tạp hóa ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 20 tháng 1 năm 2015. (Ảnh – Kevin Frayer/Getty Images).
Trong hai ngày cuối tuần trước, ngày 17 và 18 tháng 10, tin kinh tế tốt lành đầu tiên sau một thời gian dài ở Trung Quốc xuất hiện: Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng chính thức đạt 6,9% cho quý 3, cao hơn một chút so với dự kiến là 6,8%.
Còn tin xấu là: Con số này có lẽ đã được cường điệu hóa khoảng vài điểm %. Nguyên nhân lần này là do việc điều chỉnh thống kê, trong đó sử dụng giảm giá để thúc đẩy tăng trưởng. Nếu loại trừ việc điều chỉnh này, nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6,2%.
Thậm chí đó còn là nói một cách lạc quan khi số liệu không chính thức cho thấy mức tăng dự tính chỉ từ 2% đến 5%. Chỉ số tin cậy nhất, được đặt tên theo Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, phản ánh khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, tiêu thụ điện và giải ngân các khoản vay mới. Nó cho thấy tăng trưởng ở xung quanh mức 3%.
Sự thay đổi hàng tháng của chỉ số Credit Suisse Li Keqiang Index. (Credit Suisse)
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã dựa vào việc xây dựng, từ đường xá cho đến các khu phức hợp căn hộ, để tạo ra tăng trưởng. Việc đầu tư vào các tài sản cố định này tạo ra đến 46% GDP trong năm 2013, và hiện nay nó đang là nguyên nhân chính cho việc tăng trưởng bị chậm lại – chỉ tăng có 10,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2000.
Trung Quốc muốn duy trì sự kiểm soát đối với đồng tiền của họ, đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy sự thao túng.
— PD Shah, Hiệu trưởng, PDS Capital Management
“Vẫn còn quá nhiều sắt, thép, nhà cửa và đồng đang được sản xuất tại Trung Quốc. Điều thú vị trong tất cả những thứ kể trên là bạn có thể tăng GDP bằng cách cấp tín dụng cho việc xây dựng một tòa nhà, ngay cả khi bạn không bao giờ bán nó”, Richard Vague, tác giả của “Thảm họa kinh tế tiếp theo” nói.
Mặc dù ngành dịch vụ và tiêu dùng (chiếm trên 8,4% GDP) đang làm ăn được, đây có lẽ là giai đoạn cuối cùng của sự bùng nổ xây dựng, chứ không phải là một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế Trung Quốc. Theo khảo sát của China Beige Book, nơi thu thập số liệu trực tiếp từ hàng nghìn công ty Trung Quốc mỗi quý, ngành dịch vụ đang thực sự giảm sút.
“Trung Quốc đang cải cách và họ đang chuyển đổi sang… nền kinh tế tiêu dùng. Tôi đã và đang nghe về điều này trong 5 năm”, ông Jim Chanos, giám đốc của Quỹ đầu cơ Kynikos Associates, nói. Ông Chanos là người đã tiên đoán chính xác Trung Quốc sẽ phát triển chậm lại trong một khoảng thời gian. “Họ chỉ nói vậy chứ không có nghĩa là nó sẽ xảy ra”, ông Chanos bổ sung trong một buổi tọa đàm tại Học viện Trung Quốc ở New York vào ngày 22 tháng 9.
Theo dấu luồng tiền
Nhưng ngay cả khi số liệu là đúng, sự tăng trưởng GDP cũng không có nhiều ý nghĩa đối với tương lai tài chính trước mắt của Trung Quốc. Trái lại, luồng vốn đang vẽ nên một bức tranh chân thật.
Theo một ước tính sơ bộ, từ đầu năm 2015 cho đến cuối tháng 9 vừa qua, tổng dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc có thể đạt 850 tỷ Đô La Mỹ.
Đồ thị tổng nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (Bloomberg)
Đánh giá này cho thấy, cho đến cuối tháng 9, Trung Quốc đã bán dự trữ ngoại hối của mình (329 tỷ Đô La Mỹ, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ Mỹ) để duy trì tỷ giá ngoại hối ổn định. Thậm chí một dòng ngoại hối chảy vào khá lớn (426 tỷ Đô La Mỹ thông qua thương mại và 94 tỷ Đô La Mỹ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài), vẫn không đủ để cân bằng lại dòng tiền ra, và điều này đã tạo áp lực lên tiền tệ.
Đánh giá đã bỏ qua những số liệu lỗi thời (Trung Quốc không cập nhật số liệu của cán cân thanh toán từ quý 1) hoặc khó diễn giải, như số liệu về đầu tư khác vào Trung Quốc cũng như những sai số thống kê.
Điều này cũng không phản ánh vào sự biến động tiền tệ vốn không thể đo lường được, bởi vì Trung Quốc không tiết lộ chính xác về những khoản dự trữ của mình. Do vậy, con số cuối cùng có thể thấp hơn, nhưng cũng có thể cao hơn. Tuy nhiên cho dù con số đó như thế nào, nó vẫn cao chưa từng thấy, và quá cao trong bối cảnh khi mà Trung Quốc đang chuyển đổi thành một nền kinh tế tiêu dùng.
Rủi ro cao
Nếu như nền kinh tế tăng trưởng xung quanh mức 7%, các nhà đầu tư Trung Quốc giống như các nhà đầu tư quốc tế, sẽ tìm kiếm nhiều cách để có lợi nhuận cao hơn nhiều so với đầu tư tương ứng ở các nước Phương Tây.
Thay vào đó, thậm chí họ đang thấy nhiều rủi ro hơn và đang quyết định rút vốn ra khỏi Trung Quốc. Trước đây, các nhà đầu tư có thể dễ dàng có được 10% lợi nhuận cho khoản đầu tư thu nhập cố định mà không có rủi ro thực tế nào. Sự vỡ nợ hầu như không xảy ra và tỷ giá ngoại hối được cố định.
Thậm chí trước khi phá giá đồng tiền trong tháng 8, mà việc phá giá này đã làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài, sự vỡ nợ trong các lĩnh vực khác nhau đã bắt đầu làm nhà đầu tư kinh hãi. Ví dụ như, trong tháng 5, tập đoàn bất động sản Kaisa Group Holdings, đã không trả cổ tức cho 2 loại trái phiếu bằng đồng Đô La Mỹ.
Điều thực sự có thể làm được trong nước là giới hạn.
— Evan Lorenz, Nhà phân tích của trang tin Grant’s Interest Obsever .
Vấn đề cơ bản, được che đậy bởi các số liệu GDP đã bị thao túng và bị đưa ra ánh sáng bởi luồng vốn chảy ra ngày càng tăng, đó là quá nhiều nợ. Các khoản lãi không thể trả được cũng ngày càng tăng, chưa nói đến trả nợ gốc.
“Họ đang vay đảo nợ để trả lãi. Nhu cầu và sử dụng chính cho các khoản tín dụng mới của tư nhân là để thanh toán lãi vay”, Richard Vague nói.
Tập đoàn Macquarie Group đã phân tích các trái phiếu trị giá 3,47 nghìn tỷ Đô La Mỹ, và phát hiện rằng 20% các công ty có liên quan không thể thanh toán lãi cho các khoản nợ của họ với thu nhập từ hoạt động của mình, do đó họ đã phải vay nhiều hơn để có thể tiếp tục hoạt động.
Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư đang rút vốn và Trung Quốc không thể làm gì nhiều trước vấn đề này
Phân tích thống kê các khoản nợ trái phiếu của Trung Quốc tại lĩnh vực hàng hóa. Các công ty nằm ở phía trên dòng màu đen, không thể trả lãi vay từ thu nhập của mình.
Ba vấn đề đau đầu về tiền tệ
Trung Quốc đang phải chịu đựng từ cái gọi là “ba vấn đề tiền tệ”, đó là khi đất nước không thể có một đồng tiền ổn định, một chính sách tiền tệ độc lập và sự tự do chu chuyển dòng vốn.
Trung Quốc mong muốn có được đồng tiền ổn định và chính sách tiền tệ độc lập trong khi từ từ mở ra tài khoản vốn của mình.
“Điều thực sự có thể làm được trong nước là giới hạn. Nếu như ngày mai họ nới lỏng định lượng [tiến hành in thêm tiền], thì nó sẽ tăng áp lực đột ngột để phá giá đồng tiền, điều đó có nghĩa là họ phải bán trái phiếu chính phủ, để thực sự đưa đồng Nhân dân tệ ra khỏi hệ thống tiền tệ. Điều này cũng giống như tự chuốc lấy thất bại”, Evan Lorenz, một nhà phân tích của Grant’s Interest Rate Observer, nói.
Ông Lorenz cho rằng Trung Quốc có thể thực hiện một vài quy định để ngăn chặn luồng vốn ra trái phép và thực hiện bơm tiền ngắn hạn (giúp thanh khoản), nhưng đó là tất cả để giữ mọi thứ ổn định trong lúc này.
Áp lực của đồng Đô La Mỹ [đôi với Nhân dân tệ]chưa bao giờ được giải quyết triệt để.
— Jeffrey Snider, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đầu tư Toàn cầu – Alhambra Investment Partners
“Cuối cùng thì Trung Quốc có thể quyết định nếu sự việc đã trở nên quá khốc liệt để từ bỏ ‘neo Nhân dân tệ’ [vào Đô La Mỹ], và làm dịu lại đáng kể nền kinh tế trong nước,” ông Snider nói, nhưng chúng ta vẫn chưa làm được điều đó.
Các can thiệp phái sinh
Ngược lại, nhà cầm quyền Trung Quốc đang sử dụng từng đòn bẩy để thuyết phục thị trường vốn chính thức.
Ví dụ như, Trung Quốc chỉ phải bán 43 tỷ Đô la Mỹ từ quỹ dự trữ ngoại hối của mình trong tháng 9 để giữ cho tỷ giá ngoại hối ổn định, so với việc bán đi 94 tỷ Đô La Mỹ trong tháng 8. Nhưng, đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng trôi.
“Ngay sau khi số liệu tháng 9 được công bố ra ngoài, mọi người nói mọi việc bây giờ đã ổn. Sẽ không thể nói chắc chắn như vậy. Tôi tự hỏi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã thao túng các chứng khoán phái sinh như thế nào để có được các số liệu đó. Có phải họ đã đẩy một phần dòng vốn vào tương lai hay không?”, ông Jeffrey Snider của Alhambra Investment Partners, đặt ra câu hỏi.
Ông cũng nghĩ rằng PBOC đang trì hoãn vấn đề bằng việc sử dụng các ngân hàng để lấy vị thế chứng khoán phái sinh nhằm giảm giá trị của đồng Đô la Mỹ. Ông nói Brasil đã sử dụng một chiến lược tương tự, nhưng đã thất bại.
“Áp lực của đồng Đô la chưa khi nào được giải quyết triệt để. Điều mà Brasil đã làm vào mùa hè năm 2013, chỉ làm chậm lại tác động của nó. Họ chỉ làm cho nó tồi hơn”, ông Snider nói.
Theo Goldman Sachs, trong tháng 9, toàn bộ hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã bán 120 tỷ Đô La Mỹ dự trữ (bao gồm chứng khoán phái sinh), nhiều hơn nhiều so với 43 tỷ Đô La Mỹ – là số liệu chính thức về lượng ngoại hối bán ra.
“Có vẻ như các công ty và các hộ gia đình đã chuyển đổi một lượng lớn tiền tiết kiệm Nhân dân tệ của họ sang ngoại tệ. Nói chung, số liệu hiện nay đã cho thấy luồng tiền ra là có thể được cải thiện rất khiêm tốn từ tháng 8″, nhà phân tích của Goldman viết.
PD Shah, giám đốc quỹ đầu cơ PDS Capital Management, cho rằng đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá.
“Họ muốn duy trì sự kiểm soát đối với tiền tệ của họ, đó là lý do tại sao bạn trông thấy sự thao túng”, ông Shah nói. Ông đưa ra mục tiêu dự đoán cho đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài, theo sát với đồng tiền của Đại lục, và có thể được mua bán tích cực [tỷ giá hiện nay 6,37]. “Các bạn sẽ thấy nó sẽ tăng lên 6,5 vào cuối năm nay.”
Lựa chọn "người yêu để cưới" lý tưởng chỉ qua chỉ tay!
Hải Nguyễn | 01/07/2016 15:05
Nếu muốn biết chuyện tình cảm và hôn nhân của mình như thế nào, hãy xem đường chỉ tay tình duyên của mình thuộc kiểu nào rồi “thầy” sẽ “phán” tiếp nhé!
- Nhân tướng học: Người có trán hình chữ này sẽ vô cùng giàu sang!
- Xem vận mệnh giàu - nghèo với tướng khuôn mặt theo kiểu "Anh"
- Đọc vị tính cách và trí thông minh qua cách "xem tướng" khuôn mặt
Đúng vậy, tình yêu và duyên số luôn là thứ hấp dẫn và đầy bí ẩn với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Có rất nhiều người gần như trở thành một con người khác khi yêu, và khi yêu người ta thường lúc nào cũng nghĩ đến "người ấy" của mình.
Tuy nhiên, tình cảm và cảm xúc là thứ chúng ta không thể kiểm soát được, nó là của chúng ta nhưng dường như nằm ngoài chúng ta. Và cuộc sống hôn nhân thì lại càng là một ẩn số đối với mỗi người chúng ta.
Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn là bí mật bởi chúng ta đã có "Thuật xem chỉ tay". Bây giờ, bạn chỉ cần mở bàn tay thuận của mình ra và xem đường tình duyên của mình như thế nào và xem kết quả.
Các kiểu đường tình duyên
Đường tình duyên của bạn giống với hình nào?
Trước hết, chúng ta hãy đi tìm hiểu: Đường tình duyên là đường nào?
Đường tình duyên.
Đường tình duyên có điểm bắt đầu từ cạnh của bàn tay phía dưới ngón út, chạy trên lòng bàn tay và lý tưởng nhất là kết thúc giữa ngón trỏ và ngón giữa.
Đường tình duyên chạy về chân ngón giữa
Người sở hữu đường tình duyên kiểu này là người quyết đoán, độc lập, thông minh, có tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Trong công việc, người này luôn nhìn nhận và hành động một cách logic; trong cuộc sống thì là người vô cùng thực tế.
Và những tính cách ấy cũng ảnh hưởng đến quan niệm về tình cảm của người này. Họ sẽ không bao giờ để tình cảm tri phối lý trí hay nói cách khác là chẳng bao giờ để mình phải chịu thiệt trong chuyện tình cảm.
Những người này luôn ý thức được chân lý: "Trước khi yêu thương người khác, phải biết yêu thương bản thân mình".
Đường tình duyên chạy về phần nằm giữa ngón giữa và ngón trỏ
Nếu sở hữu đường chỉ tay này thì bạn là người giàu tình cảm, luôn đối xử tốt với tất cả mọi người. Chính vì điều này khiến người khác hiểu nhầm về tình cảm của bạn dành cho họ, và rất có thể bạn sẽ trở thành người đào hoa trong mắt mọi người.
Luôn quan tâm đến người khác khiến bạn có rất nhiều "vệ tinh" vây xung quanh, nhưng câu "ngày lắm mối, tối nằm không" sẽ rất thích hợp để nói về tình trạng của bạn.
Bạn thiếu sự quyết đoán, không rõ ràng, luôn lưỡng lự trong mọi quyết định nên khiến người đối diện đôi khi cảm thấy mệt mỏi.
Điều đó cũng đủ thấy, chuyện tình cảm của bạn nói là trắc trở thì cũng không phải nhưng cũng không phải là "thuận buồm xuôi gió".
Đường tình duyên chạy về chân ngón trỏ
Bạn là người không thích tranh giành, và hướng đến một cuộc sống êm đềm, yên ả. Vì thế, mẫu người bạn thích cũng chẳng cần quá nổi bật và hoàn hảo, chỉ cần bạn cảm thấy người đó thích hợp với mình là được.
Trong tình yêu, bạn cũng khá giống với kiểu người có đường tình duyên hướng về chân ngón giữa (kiểu đầu tiên) thường không muốn bản thân mình phải chịu bất cứ tổn thương nào, bạn thích sự an toàn và luôn tạo ra một vỏ bọc để bảo vệ chính mình.
Đường tình duyên uốn cong, chạy về phần giữa ngón trỏ và ngón cái
Sở hữu đường chỉ tay này, bạn là một người rất nhẫn nại, ấm áp, biết quan tâm người khác và kiềm chế cảm xúc rất tốt. Có lẽ, việc bạn "nổi đóa" là cực kỳ hiếm.
Thích giúp đỡ mọi người mà không cần đáp trả nên bạn được mọi người xunh quanh yêu mến. Bạn cũng có rất nhiều "trai xinh, gái đẹp" vây quanh nhưng hầu như bạn chỉ quan tâm đến mục tiêu của mình mà thôi.
Trong tình yêu, bạn là người đáng tin cậy và cực kỳ chung tình. Một khi bạn yêu ai thì bạn luôn yêu hết mình, sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng chờ đợi. Bạn luôn kiên nhẫn với mục tiêu của mình, một khi bạn đã quyết định yêu ai thì sẽ không dễ dàng từ bỏ.
Xem đường tình duyên trên 2 bàn tay
Vì cả 2 bàn tay đều có đường tình duyên nên bây giờ, bạn hãy ngửa 2 bàn tay, đặt cạnh nhau sau cho hai bên cân đối và kiểm tra xem đường tình duyên của 2 bàn tay cao thấp thế nào nhé!
Check ngay xem đường tình duyên ở 2 bàn tay bạn thuộc kiểu nào!
Đường tình duyên 2 bàn tay ngang hàng, liền một mạch với nhau
Theo khảo sát thì có đến 80% người Nhật sở hữu đặc điểm này. Những người này là kiểu người lý tưởng không chỉ để yêu mà còn để cưới. Bạn là người điềm đạm và biết quan tâm, chăm sóc cho người khác.
Không bị tác động bởi ngoại cảnh, luôn biết cách bảo vệ tình yêu hạnh phúc của mình, vì thế, gia đình bạn lúc nào cũng êm ấm, bình an.
Hơn nữa, biết cách chăm sóc gia đình và lấy đó làm niềm vui chính là điểm cộng cho bạn khi trở thành những ông bố, bà mẹ đấy!
Đường tình duyên tay phải cao hơn tay trái
Người có đôi tay này là người điềm đạm, chín chắn, sâu sắc và có những suy nghĩ già dặn hơn tuổi của mình, vì thế, những người này thường bị thu hút bởi những người nhiều tuổi hơn.
Trong tình yêu, bạn luôn hết lòng và rất kiên định. Bạn vốn là người trầm tính, nội tâm nên chuyện tình cảm của bạn cũng đôi phần êm đềm, bình lặng. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến "người ấy" cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, chán nản.
Nhưng không sao, sau tất cả, cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ là một "Happy ending" thôi!
Đường tình duyên bàn tay trái cao hơn tay phải
Đây là đôi bàn tay của người độc lập, quyết đoán và ưa thích cuộc sống có nhiều thử thách thăng trầm. Những người này thích đi lên bằng chính đôi chân của mình, không thích dựa dẫm vào người khác và biết tự tạo niềm vui cho mình.
Trong chuyện tình cảm, người này luôn mong muốn một tình yêu cuồng nhiệt và dữ dội, nhưng họ lại thiếu đi sự chủ động trong các mối quan hệ.
Thích cuồng nhiệt nhưng không chủ động, chắc chỉ có người nước ngoài mới "trị" được bạn. May thay, trong tương lai, rất nhiều khả năng bạn sẽ kết hôn với người nước ngoài và có cuộc sống hôn nhân cũng tự do thoải mái.
"Sát thủ" thầm lặng gây bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp
Vân Hồng | 01/07/2016 11:09
Bệnh tăng huyết áp được xem là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Rất nhiều người không biết mình đang bị bệnh.
Ngày 17/5 hàng năm được xem là "Ngày phòng chống tăng huyết áp thế giới". Theo báo cáo vềbệnh tim mạch huyết quản của Trung Quốc năm 2015, Trung Quốc có đến 290 triệu người mắc bệnh về huyết áp, đứng đầu trong nhóm bệnh có số lượng và tỉ lệ người tử vong cao nhất.
Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 17 triệu người mắc bệnh huyết áp chưa kiểm soát đầy đủ. Đáng báo động là có đến gần 50% người Việt trưởng thành bị bệnh tăng huyết áp.
(Ảnh minh họa)
Trong số các bệnh không lây nhiễm, thì bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường là một trong những nhóm nguyên nhân có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.
Mỗi năm có 17,5 triệu người trên thế giới chết vì các bệnh tim mạch, trong đó tăng huyết áp là bệnh tim mạch nhiều nhất.
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm, nhiều trường hợp tử vong, chiếm ít nhất 45% ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% ca tử vong do đột quỵ.
Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có triệu chứng cụ thể, khiến nhiều bệnh nhân không biết họ có bệnh nếu không đi khám.
Đặc biệt, tỉ lệ hiểu biết về tình trạng bệnh ở bệnh nhân rất thấp. Trong 3500 người được khảo sát ở Trung Quốc, có đến 60% người được hỏi không biết cholesterol là nguyên nhân hàng đầu của bệnh nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Có đến 49% số người được hỏi không biết "cholesterol xấu" là cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL -c), 37% số người được hỏi tin rằng cholesterol cao là do nguyên nhân từ việc ăn uống, chỉ cần điều chỉnh ăn uống là được.
Rất tiếc là chỉ có khoảng 39% số người được hỏi xác định 70% cholesterol xấu là do cơ thể tự tạo ra, cần chú ý đến việc quản lý tốt cholesterol.
Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não
(Ảnh: Internet)
Ở Trung Quốc, tỉ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não càng ngày càng gia tăng, đồng thời tỉ lệ tử vong cũng tăng, trong đó có tới 77% bệnh nhân là do cholesterol cao gây ra.
Trong số các yếu tố nguy cơ cao, bất thường thì cholesterol là yếu tố độc lập và quan trọng đối với bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột tử do tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não.
Cholesterol có thể được chia thành hai loại gọi tắt là cholesterol tốt và cholesterol xấu, tức là được chia thành hai loại mật độ cao lipoprotein cholesterol (HDL-c) và mật độ thấp lipoprotein cholesterol (LDL-c).
Các chuyên gia chỉ ra rằng "cholesterol xấu" gây hại rất lớn, khi lượng "cholesterol xấu" gia tăng, sẽ làm cho máu đặc lại, tạo thành những mảng nhỏ trong thành mạch máu, dần dần làm tắc nghẽn các mạch máu, khiến máu chảy chậm, gây ra bệnh tim mạch vành và đột quỵ cũng như các bệnh khác.
Điều này còn dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng. Cholesterol xấu được xem như kẻ giết người thầm lặng, tiếp tục làm suy yếu sức khỏe của các mạch máu, nhưng không có triệu chứng rõ ràng, khi xuất hiện hiện tượng nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim thì đã quá muộn.
Chuyên gia tim mạch nổi tiếng chỉ ra rằng bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa, kiểm soát, đó là chìa khóa để kiểm soát cholesterol, phòng bệnh tim mạch và các biện pháp kiểm soát.
Chúng ta nên nói với nhau nhiều hơn về bệnh nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, không nên tiếp tục im lặng trong sợ hãi, cần phải có hành động tích cực để phòng ngừa.
6 kiến nghị cần ghi nhớ để chống nhồi máu cơ tim, nhồi máu não
(Ảnh minh họa)
Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia tim mạch mà bất kỳ ai cũng nên hiểu để kiểm soát sức khỏe chủ động.
1. Cholesterol là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Hãy nhớ rằng: 70% cholesterol là do cơ thể tự tổng hợp mà thành, không hoàn toàn là do chế độ ăn uống.
2.Cần thường xuyên khám định kỳ để đo mỡ máu (lipit), xác định tỉ lệ cholesterol xấu (LDL-c) trong cơ thể của bạn.
Những bệnh nhân có bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ và các nhóm có nguy cơ cao khác, nên kiểm tra mỡ máu mỗi 6 tháng/lần.
3. Những nhóm người có bệnh khác nhau (người khỏe mạnh, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bị bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim…) sẽ có tỉ lệ cholesterol xấu (LDL-c) tương ứng khách nhau. Nên mục tiêu kiểm soát cũng không giống nhau.
4. Những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol bất thường, cần phải được bác sĩ khám để điều trị tích cực.
5. Những bệnh nhân có bệnh tim mạch vành, đột quỵ, thiếu máu cục bộ, cần phải tham vấn bác sĩ, tuân thủ chữa trị lâu dài, sử dụng đầy đủ các liệu pháp statins để ngăn chặn sự tái phát của nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
6. Những bệnh nhân rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp thường là "bạn" với những người bị bệnh tiểu đường.
Để ngăn chặn sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, nên tích cực quản lý cholesterol để can thiệp và điều trị kịp thời.
Thức uống giúp ổn định huyết áp cao
Hoàng Hương | 17/05/2016 17:06
Tỏi, giàu chất allicin, được kết hợp với sữa, vốn chứa nhiều canxi và có đặc tính chống khuẩn, sẽ mang lại hiệu quả kinh ngạc trong việc điều trị bệnh huyết áp cao.
Trong những năm gần đây, số lượng người bị huyết áp cao tăng lên đáng kể, nếu không muốn nói là đang ở mức báo động.
Thủ phạm phổ biến chịu trách nhiệm về căn bệnh này là thiếu hoạt động thể chất, căng thẳng, thừa cân…
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim, suy thận và các chứng bệnh gây tử vong khác.
May mắn thay, có một số phương pháp tự nhiên giúp kiểm soát huyết áp. Và một trong số đó là một thức uống lâu đời, được áp dụng trong nhiều thập kỳ, được làm từ 2 thành phần chính, sữa và tỏi.
Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời cho việc giảm huyết áp cao nhờ giàu chứa allicin. Chất này có tác dụng kỳ diệu trong việc làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.
Đặc biệt, khi tỏi được kết hợp với sữa, vốn chứa nhiều canxi và có đặc tính chống khuẩn, hiệu quả mang lại còn đáng kinh ngạc hơn.
Vì vậy, những người bị mắc bệnh cao huyết áp nhất định phải biết thức uống đặc biệt này.
Thành phần:
1 thìa cà phê tỏi nghiền.
1 cốc sữa.
1 thìa cà phê mật ong (tùy chọn).
Thực hiện:
Nghiền nát củ tỏi, sau đó cho vào 1 cốc sữa ấm. Bạn có thể thêm mật ong nếu bạn không thể "chịu nổi" mùi vị của tỏi.
Uống thức uống này 2-3 lần/tuần sẽ giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện các chức năng khác trong cơ thể.
* Theo Boldsky
"Biệt dược" chữa viêm tuyến tiền liệt và các bệnh nam giới
Vân Hồng | 01/07/2016 21:05
Viêm tuyến tiền liệt, tiểu máu, xuất tinh sớm, di tinh...là những căn bệnh phổ biến nhưng không dễ chữa dứt điểm. Chuyên gia Đông y chia sẻ 9 bài thuốc hữu ích ai cũng có thể dùng.
Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng 9 bài thuốc đơn giản, dễ tìm và hiệu quả của Đông y
Viêm tuyến tiền liệt là một căn bệnh xảy ra rất phổ biến ở nam giới, đồng thời cũng là một căn bệnh vô cùng đau đớn và gây phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày.
Các chuyên gia Đông y cho rằng, bệnh này dù phổ biến rộng rãi như vậy nhưng việc chữa trị lại chưa được nhiều người quan tâm đúng mức.
Trong Đông y có nhiều bài thuốc có thể khắc phục được bệnh viêm tuyến tiền liệt một cách hiệu quả, làm giảm đau đớn và hạn chế phát sinh nặng thêm.
Sự đa dạng về những vị thuốc đông y đặc trị này giúp nhiều người có thể tự chữa bệnh ngay tại nhà bằng những thảo dược quanh vườn. Kiên trì là bí quyết thành công.
1. Nước ép bí xanh
Dùng phần thịt quả bí xanh ép lấy nước. Mỗi lần uống khoảng 1 cốc trà, có tác dụng giải khát, giảm buồn phiền, lợi tiểu.
Nước ép bí xanh có hiệu quả tốt và thích hợp hơn với các bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính.
Nước ép bí xanh (Ảnh: Internet)
2. Ốc đồng nấu rượu
Chuẩn bị một bát ốc đã luộc chín, cho vào nồi sạch, đổ vào 3 bát rượu trắng, tiếp tục đun đến khi còn lại một bát. Gỡ thịt ốc để ăn, uống luôn nước rượu ốc còn lại.
Ăn liên tục món này 2-3 lần cho một đợt điều trị. Bài thuốc này thích hợp cho những bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
3. Nước ép hỗn hợp củ quả
Nước ép nho, nước ép ngó sen, nước ép củ sinh địa hoàng, mật ong 50g, cho hỗn hợp vào nồi nấu nấu sôi. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
Bài thuốc này có tác dụng điều trị cho người viêm tuyến tiền liệt cấp tính ở dạng viêm tuyến tiền liệt thiểu niệu, đau đớn, đi tiểu ra máu.
Cây và củ sinh địa hoàng (Ảnh minh họa)
4. Nước ép nho, rễ bạch mao
Nước ép nho và nước ép rễ cây bạch mao (một loại cỏ tranh) với số lượng vừa đủ, nấu chín lên để uống.
Vị thuốc này có tác dụng lợi tiểu, thông mồ hôi, thích hợp cho bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt cấp tính.
Rễ của cây bạch mao, còn gọi là cây cỏ tranh (Ảnh minh họa)
5. Nước rễ nho, đường trắng
Rễ cây nho, đường trắng, mỗi loại 30g, cho vào nồi nước đun chín làm nước uống. Có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, điều trị bệnh đi tiểu ra máu.
Bài thuốc này rất tốt cho người bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính, xuất tinh ra máu, bệnh di tinh và xuất tinh sớm.
6. Nước râu ngô, hoa cải
Râu ngô 50g, hoa cải 25g, rễ bạch mao 30g, cho hỗn hợp này vào nồi đun với nước sắc chín rồi vớt bỏ bã cặn.
Mỗi ngày uống 2 lần. Có tác dụng tốt trong điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính, sỏi đường tiết niệu.
Râu ngô (Ảnh minh họa)
7. Nước râu ngô, lá sen
Nấu nước râu ngô và lá sen để uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc này có tác dụng lợi tiểu, ngừng đi tiểu ra máu, đi tiểu cặn.
8. Đậu tương cam thảo
Dùng một ít đậu tương vừa đủ, bột hoạt thạch 3g, cam thảo 0.5g. Nấu nhừ đậu tương, cho thêm hai vị trên vào nấu tiếp thành thuốc và uống.
Bài thuốc hỗn hợp này có tác dụng thanh nhiệt, thông tiểu. Phù hợp để điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính.
9. Nước ép kiwi
Nước ép trái cây kiwi (Ảnh minh họa)
Dùng 100g quả kiwi rửa sạch, ép lấy nước để uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi đợt phải uống liên tục 3-5 ngày.
Món đồ uống thơm ngon tuyệt vời này có tác dụng điều trị thích hợp cho bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính.
*Theo Health/TT
Bóp 10 đầu ngón tay: Tuyệt chiêu trong Đông y bạn nên làm theo
Vân Hồng | 21/06/2016 23:57
Ngón tay được xem là "trái tim thứ 2" của con người, nếu chăm sóc tốt các ngón tay theo cách này, nhiều bệnh nan y của bạn có thể sẽ bị "đánh bật". Hãy thử tập luyện ngay bây giờ.
- Muốn bổ thận tráng dương, chỉ cần ấn vào 2 chỗ này là đủ
- Ấn vị trí này trên ngón tay: Giải độc gan, giải rượu, chống say cực tốt mà không cần thuốc
- Bổ thận ích tinh chỉ nhờ làm việc đơn giản này hàng ngày
Trong xã hội hiện đại, cuộc sống bận rộn bao nhiêu thì thời gian dành cho việc chăm sóc sức khỏe lại càng bó hẹp bấy nhiêu.
Không những thế, nếu chẳng may bị bệnh, đa phần mọi người đều chọn cách đơn giản nhất là dùng thuốc Tây điều trị. Ít người có thời gian quan tâm hay thực hành các phương pháp phòng và chữa bệnh bằng Đông y.
Ở nhiều quốc gia châu Á lân cận chúng ta, người dân có xu hướng thích nghiên cứu và thực hành các phương pháp phòng và chữa bệnh theo cách cổ truyền cha ông xưa để lại càng ngày càng nhiều.
Đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, đất nước có lịch sử phát triển ngành y truyền thống rất đa dạng và phổ biến sâu rộng trong đời sống nhân dân, truyền từ đời này qua đời khác.
Đây là cách chăm sóc cơ thể được các chuyên gia Đông y khuyên mọi người tập luyện thường xuyên bởi nó không gây tốn kém, không mất nhiều thời gian, thực hiện được ở tất cả mọi nơi và đặc biệt, chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, ngón tay chính là "trái tim thứ 2" của con người. Việc chăm sóc ngón tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Kiên trì chăm sóc thì sức khỏe của bạn sẽ tốt lên trông thấy.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm lấy một ngón tay của bàn tay bên kia sao cho sát vào phần đầu ngón tay ở hai bên móng tay (xem hình minh họa ở dưới).
Bạn bóp day như vậy trong khoảng 10 giây. Làm lặp lại với từng ngón tay, hoặc ưu tiên ngón nào đó tương ứng với mục tiêu chữa bệnh của từng huyệt vị mà ngón tay đó sở hữu.
Công dụng chữa bệnh cụ thể của từng ngón tay:
1. Ngón cái: Đại diện tương ứng cho khí quản và cơ quan hô hấp. Day ngón trỏ có tác dụng cải thiện hệ hô hấp, giảm ho, giảm đau khớp và một số bệnh lý khác.
2. Ngón trỏ: Đại diện tương ứng cho hệ tiêu hóa. Thực hiện day bấm ngón trỏ giúp cải thiện bệnh viêm đường ruột, đại tràng, dạ dày.
3. Ngón giữa: Đại diện cho tai và thính giác, day bóp ngón giữa giúp cải thiện chứng ù tai, các bệnh lý liên quan đến tai khác.
4. Ngón đeo nhẫn: Đại diện cho cơ quan thần kinh, day bóp có tác dụng kích thích các dây thần kinh giao cảm, cải thiện khả năng miễn dịch.
5. Ngón út: Đại diện tương ứng với các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn, tim, thận… có tác dụng chữa các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, đau mắt và một số chứng bệnh khác của hệ tuần hoàn.
Lưu ý khi thực hiện:
Bạn cần thực hiện bài tập một cách kiên trì, đều đặn. Mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi ngón tay tối thiểu 10 giây. Nếu cần hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn thì thực hiện trong 20 giây.
Dùng lực khi day cũng cần phải chính xác. Bạn day bóp từ nhẹ đến nặng, cảm thấy hơi đau thì dừng lại.
Các chuyên gia Đông y cho biết, bài tập này đã được nhiều người thực hành và chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác cùng biết vì cách làm đơn giản, hiệu quả có thể nhìn thấy sau 1-2 tháng, cũng có người đỡ bệnh sớm hơn.
Chuyên gia nhấn mạnh, kể cả khi bạn không có bệnh tật gì, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì vẫn có thể thực hiện các bài tập này khi rảnh rỗi để phòng bệnh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
*Theo Health/SN
Kết nối Internet chậm do sửa cáp quang AAG
- 08/03/2016 16:06 GMT+7
TTO - Theo đơn vị vận hành tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway), thời gian bảo trì kéo dài đến 18-3 mới hoàn thành, hơn gần hai tuần so với thời điểm 6-3 công bố trước đó.
Tuyến cáp quang biển AAG. Ảnh: internet |
Trước đó, tuyến cáp quang biển này bị rò rỉ nguồn điện nên đơn vị vận hành phải tiến hành bảo trì trong khoảng thời gian dự kiến ban đầu là từ 3-3 đến 6-3-2016.
Tuy nhiên trong thông báo mới nhất, đơn vị vận hành cho biết dự kiến ngày 12-3, tàu sửa cáp mới tiếp cận vị trí bị sự cố trên phân đoạn cập bờ S1B - Singapore. Công tác hàn cáp dự kiến sẽ hoàn thành trong chiều ngày 14-3.
Sau đó, bộ phận kỹ thuật xử lý sự cố phải tiến hành chôn cáp xong thì quá trình xử lý sự cố, bảo trì mới hoàn tất. Thời điểm này được dự kiến vào lúc 18g ngày 18-3.
Trước đó, do sự cố rò rỉ nguồn điện đã xảy ra trên nhánh rẽ đi Singapore nên tốc độ truy cập các dịch vụ chiều đi quốc tế kết nối qua Singapore từ Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng mặc dù các nhà mạng tại Việt Nam đều đã có sẵn phương án dự phòng.
Theo thông báo từ SPT, trong thời gian bảo trì, khách hàng của nhà mạng này có thể bị giảm tốc độ đường truyền khi truy cập vào các dịch vụ như Google, Facebook hay trang tin tức có máy chủ đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trong khi đó, đại diện FPT Telecom cho biết do AAG liên tục gặp sự cố trong năm 2015 nên nhà mạng này đã chuyển hầu hết lưu lưu lượng truy cập đi quốc tế qua các tuyến cáp khác. Vì vậy sự cố lần này ảnh hưởng rất ít đến khách hàng của mình.
Trong năm 2015, tuyến cáp quang biển AAG đã nhiều lần gặp sự cố gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc truy cập internet đi quốc tế của người dùng Việt Nam. Mỗi lần tuyến cáp AAG gặp sự cố đều phải mất khá nhiều thời gian (thường khoảng 2 - 3 tuần) để tiến hành bảo trì. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Nâng tốc độ Wi-Fi 802.11ac lên mức chóng mặt
01/07/2016 10:01 GMT+7
Hiệp hội Wi-Fi Alliance vừa bổ sung thêm kênh kết nối mới cho chuẩn Wi-Fi nhanh nhất hiện nay - 802.11ac. Kết quả là sự tăng rõ rệt tốc độ kết nối mà người dùng có thể hưởng thụ.
Cụ thể, các kênh 160 megahertz - mà Wi-Fi Alliance gọi chúng với cái tên "wave 2" - hiện đã trở thành một phần của chuẩn 802.11ac. Tính năng nổi bật nhất của "wave 2" là MU-MIMO cho phép router có thể giao tiếp hiệu quả hơn với nhiều thiết bị khác nhau bằng cách tạo kết nối trực tiếp giữa router và từng thiết bị riêng lẻ.
Trước khi có công nghệ này, router thường phải chuyển đổi liên tiếp giữa các thiết bị. Chẳng hạn nếu bạn đang xem một bộ phim trên tablet, đồng thời chơi game chơi laptop thì tín hiệu kết nối sẽ phải chia sẻ cho cả hai. Nhưng với MU-MIMO thì không. Công nghệ này cho phép router giao tiếp thẳng với từng thiết bị - đồng nghĩa với việc đảm bảo kết nối luôn ở mức cao nhất.
Hiện tính năng MU-MIMO đang có mặt trên một số dòng router cao cấp, chẳng hạn mẫu sản phẩm Linksys EA9500. Tuy nhiên, phải đến bây giờ MU-MIMO mới chính thức trở thành một phần của chuẩn Wi-Fi 802.11ac.
Một tính năng mới nữa của "wave 2" là tăng gấp đôi băng tần kênh tối đa, từ 80MHz lên 160MHz, giúp đẩy băng thông lên tới 866Mbps – có nghĩa là siêu nhanh với kết nối Wi-Fi. Điều này có nghĩa bất cứ router nào cũng có thể cung cấp hai băng tần với tốc độ vượt qua mốc gigabit.
"Wave 2" sử dụng nhiều kênh hơn trên dài tần 5GHz giúp hạn chế những vấn đề phát sinh về kết nối tại những khu vực người dùng đông đúc, nơi thường đặt quá nhiều router có thể gây ra hiện tượng can nhiễu làm giảm đáng kể tốc độ kết nối.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
Mỹ công bố bằng chứng đáng kinh ngạc về giác quan thứ 6
29/06/2016 11:23 GMT+7
Khám phá của chuyên gia khoa học dưới đây đã góp phần tạo ra một bước tiến cách mạng trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến giác quan kỳ bí này của con người.
Một nghiên cứu tại Mỹ đã đưa ra kết luận, thông tin sửng sốt trong cộng đồng khoa học, về việc ông đã khám phá ra bằng chứng liên quan đến “giác quan thứ sáu” của con người - một khả năng vượt xa những khái niệm thường thấy, cho phép chúng ta nhận biết được những hiện tượng sự vật xung quanh, thậm chí cả chưa xảy ra, chỉ dựa vào tiềm thức sâu thẳm bên trong.
Ở đây, ông cho rằng con người bước đầu đã có thể cảm nhận được từ trường của Trái Đất.
Thực tế, khả năng này không còn là một điều quá xa lạ đối với các loài chim, côn trùng hay ngay cả một số loài động vật khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng định hướng và tuân theo thói quen di cư. Còn hiện tại, nhà địa vật lý Joe Kirschvink đến từ Học viện Công nghệ California lại khẳng định con người, lần đầu tiên trong lịch sử, đã có một bước tiến đáng kể tương tự trong chính sự phát triển và tiến hóa của mình.
Trên hết, Kirschvink cũng nhấn mạnh rằng kết quả nghiên cứu của ông hoàn toàn có thể được tái diễn và kiểm định lại một cách xác thực nhất thông qua những thí nghiệm - điều mà hàng loạt những công bố được cho là cũng phát hiện ra năng lực cảm nhận từ trường ở con người trước đó chưa thể làm được.
“Buổi thuyết trình của tôi diễn ra khá suôn sẻ,” Kirschvink trao đổi với Eric Hand đến từ thời báo Khoa học, sau khi đứng lên phát biểu trước Học viện Hàng hải Hoàng gia vào tháng 4 vừa qua tại Vương quốc Anh. “Chắc chắn rồi. Nhân loại thật sự đã đạt đến một tầm cao mới.”
Làm rõ hơn cho điều này, Kirschvink cho biết ông mới chỉ trải qua quá trình nghiên cứu trong một thời gian ngắn cùng với 24 thành viên khác cũng tham gia mà đã thu được thành quả đáng kinh ngạc như vậy. Dù sao công trình luận án của ông vẫn đang còn dang dở và chưa đến công đoạn hoàn thành, vì vậy vẫn chưa có những đánh giá chi tiết chính thức từ giới chuyên gia trên thế giới.
Tóm lại, tạm thời chúng ta có thể công nhận những kết quả ban đầu đến từ dự án nghiên cứu của ông là vậy. Nhưng hãy nhìn về một tương lai xán lạn, tươi sáng hơn khi Kirschvink vừa nhận được một khoản tài trợ lên đến 900.000 USD, đồng thời được mời đến hợp tác và làm việc tại Nhật Bản và New Zealand để giúp hoàn thành những nỗ lực, cố gắng của mình. Điều này cũng giúp cho giới khoa học nói chung thêm tin tưởng vào sự xác thực của khả năng này bên trong mỗi con người.
“Joe là một người rất tài giỏi, dày dạn kinh nghiệm cũng như chu đáo, cẩn thận trong mọi việc mình làm,” Peter Hore, nhà hóa lý học từ Đại học Oxford đồng thời là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cảm biến từ trường, nhận xét. “Anh ấy đã không đề cập đến nghiên cứu của mình trong buổi gặp mặt nếu chưa thực sự cảm thấy chắc chắn rằng mình đang đi đúng con đường. Và đó là một trong những đức tính mà rất ít người trên thế giới có được.”
Vậy làm cách nào con người có thể tự nhận biết được từ trường trong khi không thể thấy được bằng mắt thường? Chắc hẳn chúng ta cũng từng nghe đến việc không chỉ loài chim hay bướm, mà cả những động vật như chó cũng sử dụng khả năng này để đánh dấu lãnh thổ theo một trục dọc theo hướng bắc-nam, cũng như cách mà chuột rừng và chuột chù xây dựng hệ thống đường ngầm trong tổ của mình. Tuy nhiên, đã có nhiều quan điểm trái chiều được đưa ra dựa trên những bằng chứng khoa học này.
Hiện tại, hai giả thuyết được cho là hợp lý nhất được đặt ra để giải thích cho nền tảng sinh học cơ sở của quy trình cảm nhận được từ trường: Điều thứ nhất liên quan tới nhận định rằng từ trường của Trái Đất có thể kích thích những phản ứng lượng tử trong một loại protein có tên cryptochrome. Protein này được tìm thấy ở võng mạc của chim, chó, và thậm chí cả con người, nhưng còn khía cạnh làm thế nào chúng truyền thông tin, dữ liệu liên quan đến từ trường để não nhận biết thì vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.
Giả thuyết còn lại liên quan tới những tế bào thụ giác trong cơ thể có chứa một thành phần như “kim chỉ nam”, được cấu tạo từ những khoáng chất sắt từ (magnetite), giúp chủ thể nhận biết được từ trường Trái Đất. Những khoáng chất trên cũng được tìm thấy ở các tế bào tạo nên mỏ chim hay mũi cá hồi, nhưng đáng buồn thay, cách thức hoạt động và vận hành chi tiết vẫn không được giải thích cặn kẽ.
Về phần Kirschvink, ông đứng về phía nhận định thứ hai nhiều hơn, nhưng mục đích từ sâu thẳm bên trong của mình không phải là tiếp tục đi tìm câu trả lời cho thắc mắc còn dang dở, mà là chứng tỏ rằng khả năng trên ở con người hoàn toàn đã xuất hiện ngay từ thuở ban đầu. Thách thức ngăn cản nhiều nỗ lực trước đó của giới khoa học là những thí nghiệm trong quá khứ không thể được tái diễn để chứng minh kết quả.
Do đó, để khắc phục điểm yếu này, Kirschvink đã áp dụng thiết kế “Lồng Faraday” - một khung nhôm mỏng có thể lọc từ trường ở bên ngoài bằng những vòng dây xoắn ốc - và đặt nó tại tầng thứ 2 bên dưới lòng đất tại Caltech. Bên trong chiếc lồng, ta có thể ngồi ở điểm mốc, chỉ chịu ảnh hưởng của duy nhất những từ trường “thuần túy”, không có bất kỳ một sự quấy rầy hay kích thích, tác động nào hết.
Lồng Faraday (ảnh minh họa)
|
Những người đồng ý tham gia cuộc thử nghiệm này sẽ được kết nối với một máy đo điện tâm đồ (EEG) của não bộ, sau đó Kirschvink sẽ phát ra một từ trường xoay hai chiều giống như Trái Đất, để theo dõi xem có biến chuyển, phản ứng gì đến từ bộ não của con người hay không.
Cuối cùng, kết quả đã khiến toàn bộ đội ngũ phải bất ngờ: Khi từ trường phát ra được xoay theo chiều kim đồng hồ, đường biểu thị sóng não alpha của họ có một sự giảm nhẹ.
“Hiện tượng của sóng alpha đo được tại máy EEG đã chỉ ra rằng một nhóm các neuron thần kinh thực sự phản ứng lại với ảnh hưởng của từ trường,” trích lời của Eric Hand trên báo Khoa học.
Nhưng hơn cả như vậy, đã có một sự trì hoãn “ngập ngừng” nhẹ, chỉ khoảng vài mili giây, trước khi phản hồi của neuron được thực hiện, mà theo Kirschvink, điều đó chứng tỏ đây là một tín hiệu chủ động của não bộ con người.
Cũng theo Kirschvink, những kết quả tương tự cũng thu được khi từ trường tạo ra được xoay theo chiều hướng xuống mặt sàn, nhưng lại không phản ứng khi hướng lên trên hay ngược chiều kim đồng hồ - vốn là chiều cố hữu của hệ thống “kim chỉ nam” bên trong cơ thể chúng ta như đã đề cập phía trên.
Vẫn còn rất nhiều công việc và thử thách đang chờ đợi phía trước. Một nhóm các nhà khoa học ở Nhật Bản đang thử mô phỏng lại thí nghiệm trên, đồng thời một phòng nghiên cứu tại New Zealand cũng nỗ lực áp dụng phương thức này vào công cuộc khám phá và phát triển khoa học. Dù sao thì mọi thành tựu cuối cùng cũng cần đến những phân tích, đánh giá kỹ lưỡng từ toàn thể cộng đồng chuyên gia trước khi có thể được công nhận chính thức.
Còn cả một chặng đường dài đang chờ đợi phía trước, nhưng nhờ những phát kiến và bước ngoặt đột phá trên mà chúng ta mới nhận ra một điều thú vị rằng giác quan thứ sáu ở con người là hoàn toàn có cơ sở. “Nền móng của khả năng này vốn đã là một phần trong lịch sử tiến hóa của nhân loại,” chia sẻ bởi Kirschvink.
Theo Trí thức trẻ/ScienceAlert
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)